Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 12 có đáp án_ đề 4
-
3377 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chất X khi tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm là CH3COONa và C2H5OH (ngoài ra không còn sản phẩm nào khác). Chất X có công thức phân tử là
Đáp án A
Phương pháp giải:
X tác dụng với NaOH thu được muối và ancol nên X là este. Viết CTCT của X thỏa mãn => CTPT
Giải chi tiết:
X tác dụng với NaOH thu được muối và ancol nên X là este.
CTCT của X là: CH3COOC2H5 => CTPT: C4H8O2
Câu 2:
Cho 11,9 gam hỗn hợp Zn, Al phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được m gam muối trung hòa và 8,96 lít H2 (đktc). Giá trị của m là
Đáp án C
BTNT “H”: nH2SO4 = nH2 = 0,4 mol
BTKL: m muối = mKL + mH2SO4 – mH2 = 11,9 + 0,4.98 – 0,4.2 = 50,3 gam
Câu 3:
Cho 8,96 gam Fe vào 440 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam kim loại. Khối lượng muối Fe(NO3)2 có trong dung dịch là
nFe = 8,96 : 56 = 0,16 mol; nAgNO3 = 0,44 mol
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
0,16 → 0,32dư 0,12 → 0,16 → 0,32 (mol)
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
0,12dư 0,04 ← 0,12 → 0,12 (mol)
Vậy mFe(NO3)2 = 0,04.180 = 7,2 gam
Câu 4:
CH3CH2COOCH3 có tên gọi là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào cách gọi tên este RCOOR’: Tên este = Tên gốc R’ + Tên gốc axit RCOOH (đuôi “at”)
Giải chi tiết:
CH3CH2COOCH3 có tên gọi là: Metyl propionat
Câu 5:
Trong số các poilime sau: polietilen; poli(vinyl clorua) ; poli(vinyl axetat); tinh bột. Số polime mà trong thành phần hóa học chỉ có 2 nguyên tố C và H là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Xác định monome tương ứng với từng este => Thành phần của polime.
Giải chi tiết:
Polietilen được trùng hợp từ CH2=CH2 => chứa C, H
Poli(vinyl clorua) được trùng hợp từ CH2=CHCl => chứa C, H, Cl
Poli(vinyl axetat) được trùng hợp từ CH3COOCH=CH2 => chứa C, H, O
Tinh bột có công thức (C6H10O5)n => chứa C, H, O
Vậy chỉ có polietilen có chứa 2 nguyên tố C, H
Câu 6:
Ion Na+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Nguyên tố Na trong bảng hệ thống tuần hoàn có vị trí là
Đáp án B
Phương pháp giải:
1. Từ cấu hình e của Na+ ta suy ra cấu hình e của Na.
2. Xác định vị trí của Na dựa vào cấu hình e:
+ Số thứ tự chu kì = số lớp e
+ Số thứ tự nhóm (đối với nhóm A) = số e lớp ngoài cùng
Giải chi tiết:
Cấu hình e của Na+ 1s22s22p6 => Cấu hình e của Na là: 1s22s22p63s1
Vị trí của Na trong bảng tuần hoàn là:
+ Chu kì 3 (vì có 3 lớp e)
+ Nhóm IA (vì có 1e lớp ngoài cùng)
Câu 7:
Trong số các chất: glyxin, alanin, valin, lysin, axit glutamic số chất mà dung dịch của nó có thể làm đổi màu quỳ tím là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Những chất có khả năng làm đổi màu quỳ tím là:
+ Quỳ tím chuyển xanh: lysin
+ Quỳ tím chuyển đỏ: axit glutamic
Câu 8:
Đốt cháy 13,2 gam este X với oxi vừa đủ thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam nước. Công thức phân tử của este X là
Đáp án B
Phương pháp giải:
nCO2 = nH2O => X là este no đơn chức mạch hở có công thức chung là CnH2nO2 (n≥2)
Giải chi tiết:
nCO2 = 13,44 : 22,4 = 0,6 mol; nH2O = 10,8 : 18 = 0,6 mol
nCO2 = nH2O => X là este no đơn chức mạch hở có công thức chung là CnH2nO2 (n≥2)
BTKL: mO(X) = mX – mC – mH = 13,2 – 0,6.12 – 1,2.1 = 4,8 gam
=> nO(X) = 4,8 : 16 = 0,3 mol => nX = nO(X) : 2 = 0,15 mol
=> MX = 13,2 : 0,15 = 88 (C4H8O2)
Câu 9:
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 89,1 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Tính theo PTHH: C6H7O2(OH)3 + 3HO-NO2 → C6H7O2(O-NO2)3 + 3H2O
Giải chi tiết:
PTHH: C6H7O2(OH)3 + 3HO-NO2 → C6H7O2(O-NO2)3 + 3H2O
3.63 (kg) 297 kg
56,7 kg ← 89,1 kg
Do hiệu suất đạt 90% nên lượng HNO3 đã dùng là: 56,7.100/90 = 63 kg
Câu 10:
Để phân biệt glucozơ và anđehit axetic có thể dùng hóa chất nào sau đây?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Nắm được đặc điểm cấu tạo của mỗi chất:
+ Glucozo: có chứa nhóm –CHO và có chứa các nhóm –OH gắn với những C liền kề.
+ Anđehit axetic: có chứa nhóm –CHO.
Giải chi tiết:
- Do phân tử cả hai chất đều chứa –CHO nên không thể dùng Br2 và AgNO3/NH3.
- Do cả 2 chất đều không tác dụng HCl => không dùng được HCl
- Dùng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường:
+ Kết tủa bị hòa tan tạo dung dịch xanh lam có màu đặc trưng: glucozo
+ Không phản ứng: anđehit axetic
Câu 11:
Cho hỗn hợp gồm 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư được m gam muối. Giá trị của m là
Đáp án A
Phương pháp giải:
nHCl = nKOH + 2nLys + nGly = ?
nH2O = nKOH = ?
BTKL: m muối = mLys + mGly + mKOH + mHCl – mH2O = ?
Giải chi tiết:
nLys = 7,3 : 146 = 0,05 mol và nGly = 15 : 75 = 0,2 mol
nHCl = nKOH + 2nLys + nGly = 0,3 + 2.0,05 + 0,2 = 0,6 mol
nH2O = nKOH = 0,3 mol
BTKL: m muối = mLys + mGly + mKOH + mHCl – mH2O = 7,3 + 15 + 0,3.56 0,6.36,5 – 0,3.18 = 55,6 gam
Câu 12:
Để điều chế 27,3 kg sobitol từ glucozơ với hiệu suất phản ứng đạt 100% thì cần dùng m kg glucozơ. Giá trị của m là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Tính theo PTHH: C6H12O6 + H2 → C6H14O6
Giải chi tiết:
PTHH: C6H12O6 + H2 → C6H14O6
Theo PTHH: nglucozo = nsobitol = 27,3 : 182 = 0,15 mol
=> m = 0,15.180 = 27 gam
Câu 13:
Trong số các chất sau: metyl axetat, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Các chất có phản ứng ứng thủy phân trong môi trường kiềm là: metyl axetat.
Chú ý: Đisaccarit và polisaccarit chỉ có phản ứng trong môi trường axit. Monosaccarit không có phản ứng thủy phân.
Câu 14:
Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào định nghĩa về aminoaxit.
Giải chi tiết:
Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.
Câu 15:
Saccarozơ có công thức phân tử là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Saccarozơ có công thức phân tử là C12H22O11
Câu 16:
Bậc của amin là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Dựa vào định nghĩa về bậc của amin.
Giải chi tiết:
Bậc của amin là số nguyên tử hiđro của NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.
Câu 17:
Trong số các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất có vị ngọt là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của các chất.
Giải chi tiết:
Những chất có vị ngọt là: glucozơ, fructozơ, saccarozơ.
Câu 18:
Tiến hành lên men 486 kg tinh bột để điều chế ancol etylic với hiệu suất chung của cả quá trình là 65%. Khối lượng ancol etylic thu được sẽ là
Đáp án D
Phương pháp giải:
C6H10O5 → 2C2H5OH
Giải chi tiết:
C6H10O5 → 2C2H5OH
162 kg … 2.46 = 92 kg
486 kg → 276 kg
Do hiệu suất đạt 65% nên lượng ancol etylic thực tế thu được là 276.65/100 = 179,4 kg
Câu 19:
Cho 6,75 gam etylamin tác dụng với lượng HCl dư. Khối lượng muối thu được khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Khi amin đơn chức tác dụng với HCl ta luôn có: nHCl = namin
BTKL: m muối = mamin + mHCl
Giải chi tiết:
Etylamin là C2H7N
Khi amin đơn chức tác dụng với HCl ta luôn có: nHCl = namin = 6,75 : 45 = 0,15 mol
BTKL: m muối = mamin + mHCl = 6,75 + 0,15.36,5 = 12,225 gam
Câu 20:
Số chất đơn chức có công thức phân tử C3H6O2 có thể tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không làm đổi màu quỳ tím là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Những chất tác dụng với NaOH không làm đổi màu quỳ tím => Este
Giải chi tiết:
Những chất tác dụng với NaOH không làm đổi màu quỳ tím => Este
Các este có công thức phân tử C3H6O2 là: HCOOCH2CH3 và CH3COOCH3
Câu 21:
CH3CH2COOCH2CH3 có thể điều chế trực tiếp từ axit và ancol nào sau đây ?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Este no, đơn chức, mạch hở được điều chế từ axit và ancol tương ứng.
Giải chi tiết:
CH3CH2COOCH2CH3 được điều chế từ axit tương ứng là CH3CH2COOH và ancol tương ứng là CH3CH2OH.
Câu 22:
Thủy phân không hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Mặt khác thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly; Gly-Ala và Gly-Gly-Val. Cấu tạo của X là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Dựa vào sản phẩm của phản ứng thủy phân hoàn toàn và không hoàn toàn X để suy ra cấu tạo phù hợp với X.
Giải chi tiết:
Cấu tạo của X thỏa mãn đề bài là: Gly-Ala-Gly-Gly-Val.
Câu 23:
Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X và 2 este Y và Z (đều no, mạch hở, MY < MZ), thu được 0,7 mol CO2. Biết E phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ chỉ thu được hỗn hợp hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon) và hỗn hợp hai muối. Phân tử khối của Z là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
MX = 3,125.32 = 100 => X: C5H8O2 C. trung bình = nCO2 : n hh = 0,7 : 0,2 = 3,5
=> Y có số C < 3,5 => Y là HCOOCH2CH3 (Y không thể là HCOOCH3 và CH3COOCH3 vì ancol CH3OH chỉ có 1 đồng phân mà E phản ứng với dung dịch KOH thu được 2 ancol có số C bằng nhau)
Ancol có 2C còn lại là HO-CH2-CH2-OH
Thủy phân Y thu được: HCOOK và CH3CH2OH
=> X là CH2=CH-COOCH2CH3
Do Z là este no, mạch hở => Z là (HCOO)2C2H4
Vậy MZ = 118
Câu 24:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Tơ thiên nhiên là tơ có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên.
Giải chi tiết:
Tơ tằm là một loại tơ thiên nhiên.
Câu 25:
Cho 18 gam glucozơ tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Glucozo → 2Ag
Giải chi tiết:
Glucozo → 2Ag
nglucozo = 18 : 180 = 0,1 mol
nAg = 2nglucozo = 0,2 mol => mAg = 0,2.108 = 21,6 gam
Câu 26:
Amino axit nào sau đây có hai nhóm cacboxyl (-COOH) ?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Ghi nhớ cấu tạo của các aminoaxit thường gặp:
+ Lysin: 2 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH
+ Axit glutamic: 1 nhóm –NH2, 2 nhóm –COOH
+ Các aminoaxit thường gặp còn lại: 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH
Giải chi tiết:
Phân tử axit glutamic có chứa 2 nhóm –COOH
Câu 27:
Đáp án D
Este X mạch hở được tạo thành từ axit no, đơn chức và ancol no, đơn chức => X là este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2nO2 (n≥2)
Vậy CTPT của X là C3H6O2
Câu 28:
Cho thứ tự một số cặp oxi hóa khử trong dãy điện hóa như sau:
Trong số các kim loại Al, Fe, Zn, Cu, Ag thì số kim loại có phản ứng trong dung dịch Fe(NO3)3 là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Dựa vào quy tắc α.
Giải chi tiết:
Các kim loại phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)3 là: Al, Fe, Zn, Cu.
Câu 29:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2 (n≥2)
Giải chi tiết:
Công thức phân tử phù hợp với este no, đơn chức, mạch hở là C2H4O2
Câu 30:
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Ghi nhớ:
+ Nhiệt độ nóng chảy: Cao nhất W >< Thấp nhất Hg
+ Dẫn điện, dẫn nhiệt: Ag > Cu > Au > Al > Fe …
+ Khối lượng riêng: Lớn nhất Os >< Nhỏ nhất Li
+ Dễ dát mỏng nhất: Au
+ Cứng nhất Cr >< Mềm nhất Cs
+ Kim loại duy nhất ở thể lỏng: Hg
Giải chi tiết:
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W. Nhờ tính khó nóng chảy này, W được ứng dụng làm dây tóc bóng đèn.