Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 12 có đáp án_ đề 5
-
3381 lượt thi
-
34 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
A. Saccarozo làm mất màu nước Brom
→ Sai. Saccarozo không có nhóm CHO nên không làm mất màu nước brom
B. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh
→ Đúng
C. Poli acrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
→ Sai. Poli acrilonitrin (-CH2-CHCN-)n được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN
D. Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol
→ Sai. Các este của phenol hoặc gốc ancol có liên kết kép gắn trực tiếp vào C liên kết với COO
(VD: RCOOCH=CH-R1) sẽ không tạo ra ancol mà sẽ tạo ra muối của phenol; andehit/xeton)
Câu 2:
Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng dư sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Bảo toàn electron.
Giải chi tiết:
Quá trình trao đổi e:
Cu0 → Cu+2 + 2e
N+5 + 3e → N+2
Bảo toàn electron: 2nCu = 3nNO
→ nNO = 2/3.nCu = 2/3.7,68/64 = 0,08 mol
→ VNO = 0,08.22,4 = 1,792 lít
Câu 3:
Một a-amino axit X trong phân tử có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 26,70 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Tính toán theo PTHH
(Chú ý: trong -amino axit NH2 gắn vào cacbon )
Giải chi tiết:
Dựa vào đề bài, gọi CT của X là H2NRCOOH
H2NRCOOH + HCl → ClH3NRCOOH
(R + 61) (R + 97,5) (gam)
26,70 37,65 (gam)
→ 37,65(R + 61) = 26,7(R + 97,5) → R = 28 (C2H4)
Vì X là -amino axit (NH2 gắn vào cacbon )
→ CTCT của X là H2NCH(CH3)COOH
Câu 4:
Phản ứng nào sau đây dùng để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Ở điều kiện thường:
- Chất béo không no có trạng thái lỏng
- Chất béo no có trạng thái rắn
Giải chi tiết:
Ở điều kiện thường:
- Chất béo không no có trạng thái lỏng
- Chất béo no có trạng thái rắn
Để chuyển chất béo lỏng (không no) thành chất béo rắn (no) thì ta dùng phản ứng cộng hidro (hidro hóa).
Câu 5:
Hòa tan 2,40 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg và Fe bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được 1,344 lít H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
2 kim loại đều hóa trị 2 nên có thể viết PTHH tổng quát như sau:
M + H2SO4 → MSO4 + H2
Tính toán theo PTHH
Giải chi tiết:
2 kim loại đều hóa trị 2 nên có thể viết PTHH tổng quát như sau:
M + H2SO4 → MSO4 + H2
→ nSO4 = nH2 = 1,344 : 22,4 = 0,06 mol
mmuối = mKL + mSO4 = 2,4 + 0,06.96 = 8,16 gam
Câu 6:
Este X có công thức cấu tạo CH2=CH(CH3)COOCH3. Tên gọi của X là:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Tên gọi của este RCOOR' = Tên gốc R' + tên gốc axit (đuôi "at")
Giải chi tiết:
CH2=CH(CH3)COOCH3 tên gọi là metyl metacrylat
Câu 7:
Thủy phân este X trong môi trường axit thu được C2H5COOH và CH3OH. Công thức cấu tạo của X là:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Phản ứng thủy phân este trong MT axit:
RCOOR’ + HOH RCOOH + R’OH (H+)
Giải chi tiết:
C2H5COOCH3 + H2O C2H5COOH + CH3OH (H+)
Câu 8:
Cho các phát biểu sau:
(1) Để phân biệt Gly-Gly-Ala với albumin có thể dùng Cu(OH)2
(2) Tính bazo của anilin thể hiện qua phản ứng của anilin với nước Brom
(3) Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit
(4) Các este đều không tham gia phản ứng tráng bạc
(5) Xenlulozo trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói
(6) Glucozo có vị ngọt hơn Fructozo
(7) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết a-1,4-glicozit
(8) Axit glutamic là hợp chất lưỡng tính
Số phát biểu sai là:Đáp án C
(1) Để phân biệt Gly-Gly-Ala với albumin có thể dùng Cu(OH)2
→ Sai. Vì cả 2 chất đều có từ 2 liên kết peptit, có phản ứng màu biure với CuOH)2 tạo màu tím
(2) Tính bazo của anilin thể hiện qua phản ứng của anilin với nước brom
→ Sai. Tính bazo của anilin thể hiện qua phản ứng với chất có tính axit
(3) Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit
→ Sai. Tetrapeptit có 4 mắt xích và 3 liên kết peptit
(4) Các este đều không tham gia phản ứng tráng bạc
→ Sai. Các este HCOOR có phản ứng tráng bạc vì có nhóm CHO (trong HCOO-)
(5) Xenlulozo trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói
→ Đúng
(6) Glucozo có vị ngọt hơn Fructozo
→ Sai. Fructozo có vị ngọt hơn
(7) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết a-1,4-glicozit
→ Sai. Amilopectin có liên kết a-1,4-glicozit và a-1,6-glicozit
(8) Axit glutamic là hợp chất lưỡng tính
→ Đúng. Vì có thể phản ứng với cả axit và bazo HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH
Vậy có 6 ý sai
Câu 9:
Cho các phát biểu sau:
(1) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước
(2) Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 loãng
(3) Dùng khí CO dư khử CuO nung nóng thu được kim loại Cu
(4) Dùng dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu
(5) Kim loại cứng nhất là Cr
Số phát biểu đúng là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Lý thuyết về kim loại
Giải chi tiết:
(1) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước
→ Đúng. Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước ngay ở nhiệt độ thường
(2) Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 loãng
→ Đúng. Phản ứng sẽ là: Cu + H+ + NO3- → Cu2+ + sản phẩm khử + H2O
(3) Dùng khí CO dư khử CuO nung nóng thu được kim loại Cu
→ Đúng. CuO + CO Cu + CO2
(4) Dùng dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu
→ Đúng. Vì 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+ còn Ag không phản ứng
(5) Kim loại cứng nhất là Cr
→ Đúng
Vậy có 5 ý đúng
Câu 10:
Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh, được gọi chung là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh, được gọi chung là sự ăn mòn kim loại
Câu 11:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng nguội
(2) Cho Na vào dung dịch CuSO4
(3) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng (không có oxi không khí)
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
(a) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng nguội
→ Có phản ứng. Al chỉ bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. Còn dung dịch HNO3 loãng nguội thì Al vẫn phản ứng
(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4
→ Có phản ứng. Na phản ứng với H2O trước, sau đó NaOH phản ứng với CuSO4
(c) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng (không có oxi không khí)
→ Không phản ứng. Ag đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không phản ứng với axit thông thường (HCl, H2SO4 loãng)
(d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3
→ Có phản ứng. Fe + 2Fe3 → 3Fe2+
Vậy có 3 thí nghiệm có phản ứng xảy ra
Câu 12:
Cho các nhận định sau:
(1) Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước
(2) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure
(3) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit vô cơ loãng hoặc enzim
(4) Các amino axit đều có tính chất lưỡng tính
(5) Anilin tác dụng với nước Br2 tạo kết tủa trắng
(6) Tripanmitin và tristearin đều là những chất béo rắn ở điều kiện thường
(7) Amilozo thuộc loại polisaccarit
Số nhận định đúng là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
(1) Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước
→ Đúng
(2) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure
→ Đúng. Vì protein bản chất là polipeptit cao phân tử → có nhiều liên kết peptit → có phản ứng màu biure
(3) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit vô cơ loãng hoặc enzim
→ Đúng
(4) Các amino axit đều có tính chất lưỡng tính
→ Đúng. Vì các amino axit luôn có nhóm NH2 và nhóm COOH
(5) Anilin tác dụng với nước Br2 tạo kết tủa trắng
→ Đúng. H2NC6H5 + 3Br2 → H2NC6H2Br3 + 3HBr
(6) Tripanmitin và tristearin đều là những chất béo rắn
→ Đúng. Vì chúng đều là các chất béo no nên điều kiện thường ở thể rắn
(7) Amilozo thuộc loại polisaccarit
→ Đúng.
Vậy có 7 nhận định đúng
Câu 13:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Fe không phản ứng được với NaNO3
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Câu 14:
Cho các chất có công thức cấu tạo sau: (1) CH3OOC-COOC2H5; (2) CH3CH2COOCH3; (3) HCOOC2H5; (4) CH3COOH; (5) CH3OCOC2H5; (6) HOCH2CH2COOH. Những chất thuộc loại este là:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Este các hợp chất hữu cơ chứa nhóm -COOR nhưng không phải axit (không phải R ≠ H)
Giải chi tiết:
Các chất thuộc loại este là: (1) CH3OOC-COOC2H5; (2) CH3CH2COOCH3; (3) HCOOC2H5; (5) CH3OCOC2H5
Câu 15:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Polipeptit (-HN-CH2-CO-)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng glyxin H2N-CH2-COOH
PTHH: nH2N-CH2-COOH → (-HN-CH2-CO-)n + nH2O
Câu 16:
Cho dãy các chất: glucozo, xenlulozo, saccarozo, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Các chất tham gia phản ứng tráng gương khi có nhóm CHO trong phân tử
Giải chi tiết:
Chỉ 1 chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là glucozo
Câu 17:
Đáp án C
- X + NaOH chỉ có Al phản ứng:
Bảo toàn e: nAl = 2/3nH2 = 2/3.(6,72/22,4) = 0,2 mol
- X + HCl thì 2 kim loại đều phản ứng:
Bảo toàn e: 2nMg + 3nAl = 2nH2 = 2.(8,96/22,4) = 0,8 mol → nMg = 0,1 mol
m = mMg + mAl = 24.0,1 + 27.0,2 = 7,8 gam
Câu 18:
Cho các phát biểu sau:
(1) Anilin có tính bazo, tính bazo yếu hơn amoniac
(2) Ở điều kiện thường, metylamin và dimetylamin là những chất khí có mùi khai
(3) Trimetylamin là 1 amin bậc 3
(4) Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím
(5) Glucozo bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng
(6) Tinh bột thuộc polisaccarit
(7) Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa 2 đơn vị a-amino axit
(8) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
Số phát biểu đúng là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Lý thuyết về các chất hữu cơ
Giải chi tiết:
(1) Anilin có tính bazo, tính bazo yếu hơn amoniac
→ Đúng. Vì anilin có nhóm C6H5 gắn trực tiếp với N → mật độ điện tích âm trên nguyên tử N của nhóm NH2 giảm → giảm lực bazo
(2) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai
→ Đúng
(3) Trimetylamin là 1 amin bậc 3
→ Đúng. Trimetylamin (CH3)3N có 3 nhóm CH3 gắn vào N → Trimetylamin là amin bậc 3
(4) Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím
→ Sai. Những amino axit có số COOH khác số NH2 sẽ làm đổi màu quỳ tím (VD: Lysin có 2 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH sẽ làm quỳ tím chuyển xanh)
(5) Glucozo bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng
→ Đúng
(6) Tinh bột thuộc polisaccarit
→ Đúng
(7) Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa 2 đơn vị a-amino axit
→ Đúng
(8) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
→ Sai. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH2
Vậy có 6 ý đúng
Câu 19:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Thứ tự các phản ứng:
Na + H2O → NaOH + ½ H2
3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3NaCl
→ Có 2 phản ứng xảy ra
Câu 20:
Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Al có thể phản ứng với dung dịch NaOH: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2
Câu 21:
Cho các chất sau: Fructozo, glucozo, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Tính chất hóa học các chất hữu cơ
Giải chi tiết:
- Fructozo, glucozo phản ứng với Cu(OH)2 vì có nhiều nhóm OH kề nhau tạo dung dịch màu xanh lam
- Val-Gly-Ala phản ứng với Cu(OH)2 vì có 2 liên kết peptit (phản ứng màu biure) nhưng tạo sản phẩm màu tím
- Etyl axetat CH3COOC2H5 không phản ứng với Cu(OH)2
Vậy có 2 chất phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam
Câu 22:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozo, tinh bột, glucozo và saccarozo cần 2,52 lít O2 (đktc) thu được 1,80 gam nước. Giá trị của m là:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Quy hỗn hợp về dạng Cn(H2O)m
Khi đốt cháy: Cn(H2O)m + nO2 → nCO2 + mH2O
→ nO2 = nCO2
Sau đó áp dụng BTKL để tìm giá trị của m.
Giải chi tiết:
Ta thấy: Tất cả các cacbohiđrat đều có thể viết thành dạng: Cn(H2O)m
Khi đốt cháy: Cn(H2O)m + nO2 → nCO2 + mH2O
Từ PTHH ta thấy: nCO2 = nO2 = 2,52 : 22,4 = 0,1125 mol
BTKL: m = mCO2 + mH2O - mO2 = 0,1125.44 + 1,8 - 0,1125.32 = 3,15 (g)
Câu 23:
Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HCl lấy dư thu được 20,16 lít H2 (đktc). Giá trị của m là:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Bảo toàn electron: 3nAl = 2nH2
Giải chi tiết:
Bảo toàn e ta có: 3nAl = 2nH2
→ nAl = 2/3.nH2 = 2/3.(20,16/22,4) = 0,6 mol
→ mAl = 27.0,6 = 16,2 gam
Câu 24:
Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm 2 este etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Etyl axetat (CH3COOC2H5) và metyl propionat (C2H5COOCH3) đều có CTPT là C4H8O2 (RCOOR')
Tính toán theo PTHH: RCOOR' + NaOH → RCOONa + R'OH
Giải chi tiết:
Etyl axetat (CH3COOC2H5) và metyl propionat (C2H5COOCH3) đều có CTPT là C4H8O2 (RCOOR')
→ neste = 17,6 : 88 = 0,2 mol
RCOOR' + NaOH → RCOONa + R'OH
→ neste = nNaOH = 0,2 mol
→ Vdd NaOH = 0,2 : 0,5 = 0,4 lít = 400 ml
Câu 25:
Hỗn hợp E gồm 3 peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 24,25 gam muối của glyxin; 22,20 gam muối của alanin và 13,90 gam muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 39,14 gam. Giá trị của m là:
Đáp án D
Đặt nX = 2a; nY = a; nZ = a (có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1)
nGlyNa = 24,25 : 97 = 0,25; nAla-Na = 22,20 : 111 = 0,2; nVal-Na = 13,9 : 139 = 0,1 mol
→ ∑ naa = 2nX + 3nY + 4nZ = nGlyNa + nAla-Na + nVal-Na
→ 2.2a + 3a + 4a = 0,25 + 0,2 + 0,1 → a = 0,05 mol
→ ∑nE = 4a = 0,2 mol
Như vậy nếu giả sử thủy phân E trong môi trường axit thì: E + H2O → Gly + Ala + Val
Trong đó:
X + H2O → sp
Y + 2H2O → sp
Z + 3H2O → sp
→ nH2O pứ = 2a + 2.a + 3.a = 7a = 0,35 mol
Bảo toàn khối lượng: mE + mH2O = mGly + mAla + mVal
→ mE = 75.0,25 + 89.0,2 + 117.0,1 - 0,35.18 = 41,95 gam
- Đốt E thu được:
nCO2 = nC(E) = 2nGly + 3nAla + 5nVal = 2.0,25 + 3.0,2 + 5.0,2 = 1,6 mol;
nH2O = ½ nH(E) = ½ (5nGly + 7nAla + 11nVal - 2nH2O) = ½ (5.0,25 + 7.0,2 + 11.0,2 - 2.0,35) = 1,525 mol
→ ∑(mCO2 + H2O ) = 97,85 gam
Mà TN2 đốt cháy chỉ tạo 39,14 gam tổng khối lượng CO2 và H2O
→ lượng chất trong TN1 gấp (97,85 : 39,14 = 2,5) lần TN2
→ m = 41,95 : 2,5 = 16,78 gam
Câu 26:
Fructozo là một monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fructozơ là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Công thức phân tử của fructozơ là C6H12O6 (đây là đồng phân của glucozơCâu 27:
Cho các phát biểu sau:
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử
Trong các hợp chất, các kim loại đều chỉ có 1 mức oxi hóa cao nhất
Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại ở trạng thái rắn
Tính chất vật lí chung của kim loại đều có các electron tự do gây ra
Các kim loại Na, K và Al đều có thể tan tốt trong dung dịch KOH ở điều kiện thường
Kim loại Cu khử được Fe2+ trong dung dịch
Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì thanh kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học
Số phát biểu sai là:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Lý thuyết về kim loại
Giải chi tiết:
(1) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử
→ Đúng
(2) Trong các hợp chất, các kim loại đều chỉ có 1 mức oxi hóa cao nhất
→ Sai. Có kim loại có nhiều số oxi hóa khác nhau trong hợp chất (VD: Fe có số oxi hóa +2, +3)
(3) Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại ở trạng thái rắn
→ Sai. Hg là kim loại có trạng thái lỏng ở điều kiện thường
(4) Tính chất vật lí chung của kim loại đều có các electron tự do gây ra
→ Đúng
(5) Các kim loại Na, K và Al đều có thể tan tốt trong dung dịch KOH ở điều kiện thường
→ Đúng. Na, K phản ứng với H2O, Al phản ứng với KOH
(6) Kim loại Cu khử được Fe2+ trong dung dịch
→ Sai. Vì Cu có tính khử yếu hơn Fe nên không thể đẩy Fe ra khỏi muối của nó
(7) Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì thanh kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học
→ Sai. Có xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa tuy nhiên Fe là cực âm nên bị ăn mòn.
Vậy có 4 ý sai
Câu 28:
Este A được điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với oxi bằng 2,3125. Công thức cấu tạo của A là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
CTTQ của este là R(COO)nR1
Giải chi tiết:
CT của este tạo từ ancol metylic (CH3OH) là: R(COO)nCH3
dA/O2 = 2,3125 → MA = 2,3125.32 = 74
→ A là este đơn chức vì nếu là este 2 chức → MCOO = 44.2 = 88 > 74 → loại
→ 74 = R + 44.1 + 15
→ R = 15 (CH3) và n = 1 thỏa mãn
Vậy A là CH3COOCH3
Câu 29:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Tính chất vật lí của kim loại
Giải chi tiết:
Hg có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất (trạng thái lỏng ngay ở nhiệt độ thường)
Câu 30:
Cho các phát biểu sau:
(1) Phản ứng thủy phân este trong môi trường bazo là phản ứng thuận nghịch
(2) Xà phòng hóa chất béo luôn thu được glixerol và xà phòng
(3) Benzyl axetat là este có mùi chuối chín
(4) Tơ nilon-6,6; tơ visco và tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp
(5) Saccarozo được cấu tạo từ 2 gốc a-glucozo và b-fructozo
(6) Tinh bột và xenlulozo là 2 đồng phân cấu tạo của nhau
Số phát biểu sai là:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Lý thuyết về các chất hữu cơ
Giải chi tiết:
(1) Phản ứng thủy phân este trong môi trường bazo là phản ứng thuận nghịch
→ Sai. Phản ứng thủy phân este trong môi trường bazo là phản ứng 1 chiều
(2) Xà phòng hóa chất béo luôn thu được glixerol và xà phòng
→ Đúng
(3) Benzyl axetat là este có mùi chuối chín
→ Sai. Benzyl axetat là este có mùi hoa nhài, isoamyl axetat có mùi chuối chín
(4) Tơ nilon-6,6; tơ visco và tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp
→ Sai. Tơ nilon-6,6 là tơ tổng hợp
(5) Saccarozo được cấu tạo từ 2 gốc a-glucozo và b-fructozo
→ Đúng
(6) Tinh bột và xenlulozo là 2 đồng phân cấu tạo của nhau
→ Sai. Vì 2 chất này có M khác nhau nên không được gọi là đồng phân của nhau
Vậy có 4 ý sai
Câu 31:
Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH đun nóng, thu được 9,20 gam glixerol và 91,80 gam muối. Giá trị của m là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
(RCOO)3C3H5 + 3MOH → 3RCOOM + C3H5(OH)3
Từ lượng glixerol ta tính được số mol của NaOH.
Áp dụng bảo toàn khối lượng tính được khối lượng của chất béo.
Giải chi tiết:
Phản ứng tổng quát: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
nGlixerol = 9,2 : 92 = 0,1 mol → nNaOH = 3nGlixerol = 0,3 mol
Bảo toàn khối lượng: m + mNaOH = mmuối + mglixerol
→ m = 91,8 + 9,2 - 0,3.40 = 89 gam
Câu 32:
Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa HCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,2M. Lắc đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng bằng 0,75m gam và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đktc). Giá trị của m và V lần lượt là:
Đáp án D
Phương pháp giải:
Sau phản ứng thu được chất rắn là hỗn hợp kim loại → Fe dư, Cu2+ phản ứng hết.
Vậy phản ứng chỉ tạo Fe2+
Khí chỉ gồm NO → NO3- dư hơn so với H+
Tính toán theo PTHH
Giải chi tiết:
Sau phản ứng thu được chất rắn là hỗn hợp kim loại → Fe dư, Cu2+ phản ứng hết.
Vậy phản ứng chỉ tạo Fe2+
Khí chỉ gồm NO → NO3 dư hơn so với H+
3Fe + 8H+ + 2NO3- → 3Fe2+ + 2NO + 4H2O
0,03 ← 0,08 → 0,02 → 0,02
Fe + Cu2+→ Fe2+ + Cu
0,04 ← 0,04 → 0,04
→ nFe pứ = 0,03 + 0,04 = 0,07 mol
Mà m KL sau pư = mFe dư + mCu → 0,75m = m - 0,07.56 + 0,04.64 → m = 5,44 gam
Mặt khác: VNO = 0,02.22,4 = 0,448 lít
Câu 33:
Cho 7,80 gam Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng. Sau phản ứng thu được V lít khí N2 (spk duy nhất, đktc). Hãy tính V?
Tính theo PTHH
Ta có: nMg = 7,8 : 24 = 0,325 mol
Phản ứng: 5Mg + 12HNO3 → 5Mg(NO3)2 + N2 + 6H2O
→ nN2 = 1/5.nMg = 0,065 mol
→ VN2 = 0,065.22,4 = 1,456 lít
Câu 34:
Cho 6,75 gam một amin X đơn chức bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 12,225 gam muối khan. Xác định công thức cấu tạo của X.
Gọi CT của amin đơn chức bậc là RNH2
Phản ứng: RNH2 + HCl → RNH3Cl
(R + 16) (R + 52,5) gam
6,75 12,225 gam
→ 12,225(R+16) = 6,75(R + 52,5) → R = 29 (C2H5)
Vậy CTCT của X là CH3CH2NH2