Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 12 có đáp án_ đề 7

  • 3386 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thủy phân este X có công thức C3H6O2 trong dung dịch NaOH thu được 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối so với H2 là 16. X có công thức là :

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Sản phẩm phản ứng có MY = 16.2 = 32 → Y chỉ có thể là ancol CH3OH

Este là C3H6O2 → CTCT của este là CH3COOCH3


Câu 2:

Ở điều kiện thường, mỡ động vật ở trạng thái rắn vì :

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về chất béo

Giải chi tiết:

 Ở điều kiện thường, mỡ động vật ở trạng thái rắn vì chứa chủ yếu các gốc axit béo no.


Câu 3:

Công thức chung của amino axit no mạch hở có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH là :

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Công thức chung của amino axit no mạch hở có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH là CnH2n+1NO2 (n ≥ 2)


Câu 4:

Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozo :
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về glucozo

Giải chi tiết:

Ứng dụng của glucozo là :

- Nguyên liệu sản xuất ancol etylic

- Làm thực phẩm dinh dưỡng, thuốc tăng lực

- Tráng gương, tráng ruột phích


Câu 5:

Số đồng phân amin bậc 1 ứng với công thức phân tử C3H9N là :

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Bậc amin = số gốc hiđrocacbon gắn với nguyên tử N

Giải chi tiết:

Các đồng phân amin bậc 1 ứng với công thức phân tử C3H9N là :

CH3CH2CH2NH2 ; (CH3)2CHNH2

=> Vậy có 2 CTCT thỏa mãn


Câu 6:

Cho các loại tơ sau : bông, tơ capron, tơ xenlulozo, tơ tằm, tơ nitron, tơ nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là :

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

 Lý thuyết về các loại tơ (polime)

Giải chi tiết:

- Tơ tổng hợp : tơ capron, tơ nitron, tơ nilon-6,6

- Tơ nhân tạo : tơ xenlulozo

- Tơ thiên nhiên : bông, tơ tằm


Câu 7:

Chất thuộc loại disaccarit là
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về cacbohidrat

disaccarit tạo thành bởi 2 gốc monosaccarit

Giải chi tiết:

Disaccarit : Saccarozo (Glucozo-Fructozo)

Monosaccarit : Glucozo ; Fructozo

Polisaccarit : Xenlulozo


Câu 8:

Chất nào sau đây vừa tác dụng với H2NCH2COOH vừa tác dụng với CH3NH2
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Tính chất hóa học của amin, amino axit

Giải chi tiết:

Cả amin CH3NHvà amino axit H2NCH2COOH  đều có thể phản ứng với axit (HCl)

CH3NH2 + HCl  CH3NH3Cl

H2NCH2COOH + HCl  ClH3NCH2COOH


Câu 9:

Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng thu được chất X. Cho X phản ứng với khí H2 (Ni, t0) thu được hợp chất hữu cơ Y. Các chất X, Y là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Tính chất hóa học của cacbohiđrat

Giải chi tiết:

Tinh bột thủy phân hoàn toàn thu được glucozo (X)

Glucozo + H2 → Sobitol (Y)


Câu 10:

Chất lỏng hòa tan được xenlulozo là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Tính chất hóa học của cacbohiđrat

Giải chi tiết:

Nước svayde có thể hòa tan được xenlulozo.


Câu 11:

Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Tính chất hóa học của cacbohiđrat

Giải chi tiết:

Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có nhóm chức ancol (-OH)

Câu 12:

Thủy phân hoàn toàn chất A có công thức phân tử C4H6O2 bằng dung dịch NaOH thu được sản phẩm hữu cơ B và C. Biết B, C đều có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra Ag. Công thức cấu tạo của A là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Thủy phân este đơn chức: 

RCOOR’ + KOH → RCOOK + R’OH

Dựa vào phản ứng thủy phân este tổng quát → Biện luận CT của các chất sản phẩm và este ban đầu

Giải chi tiết:

A + NaOH → B + C

A có CTPT C4H6O2 → A là este

Vì B và C đều có phản ứng tráng bạc → Sản phẩm thủy phân este sẽ có: muối của axit fomic và 1 andehit

→ A là HCOOCH=CH-CH3

→ B và C là: HCOONa và CH3CH2CHO (đều có phản ứng tráng gương)


Câu 13:

Trieste được tạo thành từ glixerol và axit stearic, axit panmitic (tỉ lệ mol 1 : 2). Số đồng phân cấu tạo có thể có là:
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Thủy phân chất béo: 

(RCOO)3C3H5 + 3MOH → 3RCOOM + C3H5(OH)3

Giải chi tiết:

Axit stearic, axit panmitic (tỉ lệ mol 1 : 2) → số đồng phân trieste có thể là:

Ste - Pan - Pan; Pan - Ste - Pan


Câu 14:

Chọn phát biểu đúng:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Tính chất hóa học của este

Giải chi tiết:

A. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm đều tạo ra sản phẩm cuối cùng là muối và ancol  

→ Sai. Các este của phenol hoặc gốc ancol có liên kết kép gắn trực tiếp vào C liên kết với COO (VD: RCOOCH=CH-R1) sẽ không tạo ra ancol mà sẽ tạo ra muối của phenol; anđehit/xeton

B. Phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol khi có H2SO4 đặc xúc tác là phản ứng 1 chiều

→ Sai. Phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol khi có H2SO4 đặc xúc tác là phản ứng thuận nghịch

C. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2         

→ Sai. Khi thủy phân chất béo không thu được C2H4(OH)2

D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch

→ Đúng


Câu 15:

Hòa tan hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. Biết X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag và hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam. Vậy X là chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về cacbohiđrat

Giải chi tiết:

X có phản ứng tráng bạc → X có chứa CHO hoặc có thể chuyển hóa thành chất có chứa CHO

Trong các đáp án ta thấy chỉ có glucozo thỏa mãn.


Câu 16:

Chất nào sau đây tác dụng với nước brom sinh ra kết tủa trắng ?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

(Anilin) C6H5NH2 + 3Br2 → H2NC6H2Br3↓ + 3HBr

                                                  (trắng)


Câu 17:

Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozo thu được 43,2 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozo rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa thu được là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Tính toán theo tỉ lệ của PTHH:

Glucozo → 2Ag

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

Giải chi tiết:

Glucozo → 2Ag

nAg = 43,2 : 18 = 0,4 mol  → nGlucozo = ½ nAg = 0,2 mol

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

→ nCO2 = 2nGlucozo = 0,4 mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

→ nCaCO3 = nCO2 = 0,4 mol

→ mkết tủa = 0,4.100 = 40 gam


Câu 18:

Khối lượng của 1 đoạn mạch tơ nitron là 80560 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch tơ nitron là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Tơ nitron là (-CH2-CHCN-)→ MNitron = 53n = 80560 → n = 1520


Câu 19:

Dãy kim loại tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Các kim loại kiềm, kiềm thổ (trừ Be, Mg) phản ứng với nước ở nhiệt độ thường

Câu 20:

Tên gọi của hợp chất CH3CH2COOCH3 là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Cách gọi tên este: Tên gọi của este RCOOR' = Tên gốc R' + tên gốc axit (đuôi "at")

Giải chi tiết:

Tên gọi của hợp chất CH3CH2COOCH3 là metyl propionat


Câu 21:

Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 amin no đơn chức mạch hở người ta thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc); 9,45 gam H2O và 1,68 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là:
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Bảo toàn nguyên tố O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nO2

Bảo toàn khối lượng: mamin + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2 → m amin

Giải chi tiết:

nCO2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol; nH2O = 9,45 : 18 = 0,525 mol; nN2 = 1,68 : 22,4 = 0,075 mol

Amin no đơn chức mạch hở có dạng CnH2n+3N

Bảo toàn nguyên tố O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nO2 = 0,5625 mol

Bảo toàn khối lượng: mamin + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2

→ mamin = 44.0,3 + 18.0,525 + 28.0,075 - 0,5625.32 = 6,75 gam


Câu 22:

Đun nóng este HCOOCH3 với 1 lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Thủy phân este đơn chức thường trong MT kiềm: 

RCOOR’ + KOH → RCOOK + R’OH

Giải chi tiết:

HCOOCH3 + NaOH → HCOONa + CH3OH


Câu 23:

Hiđro hóa hoàn toàn 26,52 gam triolein cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Tính toán theo PTHH: (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5

Giải chi tiết:

(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5

→ nH2 = 3ntriolein = 3.26,52 : 884 = 0,09 mol → VH2 = 0,09.22,4 = 2,016 lít


Câu 24:

Đun 24 gam axit axetic với lượng dư ancol etylic (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi lượng este không đổi thì thu được 24,64 gam este. Hiệu suất phản ứng là
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Tính toán theo PTHH: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O

Giải chi tiết:

Phản ứng: CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5 + H2O

nCH3COOH bđ = 24 : 60 = 0,4 mol

nCH3COOC2H5 = 24,64 : 88 = 0,28 mol = n CH3COOH pứ

→ H%theo axit = (nCH3COOH pư/nCH3COOH bđ).100% = (0,28/0,4).100% = 70%


Câu 25:

Tripeptit là hợp chất:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Tripeptit là hợp chất có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc a-amino axit.


Câu 26:

Phát biểu nào sau đây là đúng?
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

A. H2NCH2CH2CO-NHCH2COOH là 1 đipeptit

→ Sai. Vì peptit được tạo bởi các α-amino axit mà H2NCH2CH2COOH là b-amino axit

B. Muối phenylamoniclorua không tan trong nước

→ Sai. Phenylamoniclorua C6H5NH3Cl là muối tan tốt trong nước

C. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure

→ Sai. Chỉ có tripeptit trở lên mới có phản ứng màu biure

D. Ở điều kiện thường, đimetylamin là khí có mùi khai

→ Đúng.


Câu 27:

Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Cu(OH)2 có thể phản ứng với poliancol (các nhóm OH kề nhau) và axit

Giải chi tiết:

A sai vì natri axetat không phản ứng

B đúng

C sai vì kali axetat không phản ứng

D sai vì ancol etylic không phản ứng


Câu 28:

Poime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

+) Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

nHO-CH2CH2-OH + nHOOC-[CH2]4-COOH → [-O-CH2CH2-O-CO-[CH2]4-CO-]n + 2nH2O

+) 3 polime còn lại đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp


Câu 29:

Glucozo không có tính chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Tính chất của glucozo:

- Tính chất của nhóm andehit (có nhóm CHO)

- Tính chất của ancol đa chức (nhiều nhóm OH kề nhau)

- Lên men tạo ancol etylic

Vì là monosaccarit nên không có phản ứng thủy phân


Câu 30:

X là a-amino axit no chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 3,51 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,605 gam muối. Công thức cấu tạo của X là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

 Tính toán theo PTHH: H2NRCOOH + HCl → ClH3NRCOOH

Giải chi tiết:

X là a-amino axit no chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH → CTTQ là: H2NRCOOH

Phản ứng:

H2NRCOOH + HCl → ClH3NRCOOH

(R + 61)                           (R + 97,5)      (gam)

   3,51                                   4,605         (gam)

→ 4,605(R + 61) = 3,51(R + 97,5) → R = 56 (C4H8)

X là a-amino axit (NH2 gắn với Ca) nên CTCT của X là: CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH 


Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozo được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín

(b) Chất béo là đieste của glixerol và axit béo

(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh

(d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn

(e) Trong mật ong chứa nhiều fructozo

(f) Tinh bột là 1 trong những lương thực cơ bản của con người

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về các hợp chất hữu cơ

Giải chi tiết:

(a) Glucozo được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín

→ Đúng

(b) Chất béo là dieste của glixerol và axit béo

→ Sai. Chất béo là trieste của glixerol và axit béo

(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh

→ Đúng

(d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn

→ Sai. Ở nhiệt độ thường, triolein là chất béo không no ở trạng thái lỏng

(e) Trong mật ong chứa nhiều fructozo

→ Đúng

(f) Tinh bột là 1 trong những lương thực cơ bản của con người

→ Đúng

Vậy có 4 phát biểu đúng


Câu 32:

Cation M+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tử M là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

 Từ cấu hình e của R+ → cấu hình e của R → Biện luận tên của M

Giải chi tiết:

M+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6

Mà M+ + 1e → M

Cấu hình e của M là: 1s22s22p63s23p64s1

→ M là Kali


Câu 33:

Kim loại nào dẻo nhất trong tất cả các kim loại?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Tính chất vật lí chung của KL.

Giải chi tiết:

Kim loại dẻo nhất trong tất cả các kim loại là Vàng (Au)


Câu 34:

Cho các hợp chất sau: glyxin, lysin, axit glutamic, propylamin, anilin, phenol, alanin. Số chất làm đổi màu quỳ tím là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Sự đổi màu của quỳ tím:

*Amin:

- Amin có nguyên tử N gắn trực tiếp với vòng benzen có tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.

- Các amin khác làm quỳ tím chuyển xanh.

*Amino axit:

- Số nhóm NH2 = số nhóm COOH → Không làm đổi màu quỳ tím

- Số nhóm NH2 > số nhóm COOH → Làm quỳ tím hóa xanh (VD: Lysin)

- Số nhóm NH2 < số nhóm COOH → Làm quỳ tím hóa đỏ (VD: Axit glutamic)

Giải chi tiết:

- Glyxin và alanin có số nhóm NH2 = số nhóm COOH → Không làm đổi màu quỳ tím

- Anilin có tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím

- Phenol có tính axit rất yếu không làm đổi màu quỳ tím

Vậy có 3 chất làm đổi màu quỳ tím là: lysin, axit glutamic, propylamin


Câu 35:

Tơ capron và nilon-6,6 thuộc loại tơ:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Tơ capron và nilon-6,6 thuộc loại tơ poliamit do chúng có chứa liên kết CO-NH trong phân tử.


Câu 36:

Hỗn hợp X gồm glucozo, fructozo, metylfomat và 2 amin (mạch hở) thuộc cùng 1 dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 14,42 gam X cần a mol O2. Sản phẩm cháy thu được gồm CO2, H2O và N2 cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 58 gam kết tủa đồng thời khối lượng bình tăng thêm 36,86 gam (N2 hoàn toàn không bị hấp thụ). Giá trị lớn nhất của a có thể là:
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Hỗn hợp X: C6H12O6; metyl fomat (HCOOCH3 - C2H4O2); 2 amin

Quy về hỗn hợp: CH2O (x mol); RN (y mol)

- Biện luận CTTQ của amin dựa vào số mol các sản phẩm cháy

Dựa vào phản ứng cháy → Tìm biểu thức liên quan đến số mol O2

→ Biện luận để tìm giá trị lớn nhất

Giải chi tiết:

Hỗn hợp X: C6H12O6; metyl fomat (HCOOCH3 - C2H4O2); 2 amin

Quy về hỗn hợp: CH2O (x mol); RN (y mol)

Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

→ nCaCO3 = nCO2 = 58 : 100 = 0,58 mol

mbình tăng = mCO2 + mH2O = 36,86 gam → nH2O = 0,63 mol

Vì nH2O > nCO2. Mà khi đốt cháy CH2O thì tạo nCO2 = nH2O

→ Chứng tỏ 2 amin mạch hở thuộc dãy đồng đẳng no

Gọi CT chung của 2 amin là CnH2n+2+mNm

CnH2n+2+mNm + (1,5n+0,25m+0,5) O2 → nCO2 + (n+1+0,5m) H2O + 0,5m N2

CH2O + O2 → CO2 + H2O

Bảo toàn khối lượng: mX + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2 → mO2 = 22,44 + mN2

Vậy để mO2 max thì mN2 phải đạt giá trị tối đa

Xét phản ứng cháy: namin = nH2O - nCO2 - nN2 = 0,63 - 0,58 - nN2 = 0,05 - nN2

→ nN2 = 0,05 - namin

Vậy số mol N2 lớn nhất khi đạt giá trị tiệm cận với 0,05 mol (Vì namin không thể = 0)

→ mO2(max) » 22,44 + 28.0,05

→ nO2(max) = amax » 0,745 mol


Câu 37:

Hỗn hợp E gồm 3 peptit mạch hở: dipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Cho 1 lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được 0,06 mol muối của glyxin; 0,1 mol muối của alanin và 0,1 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam E thu được tổng khối lượng CO2, H2O là 112,28 gam. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Quy về thủy phân E trong môi trường axit thì:

E + H2O → Gly + Ala + Val

Trong đó:

X + H2O → sp

Y + 2H2O → sp

Z + 3H2O → sp

Bảo toàn khối lượng: → mE

Bảo toàn nguyên tố C và H → mCO2 + H2O

So sánh giữa 2 thí nghiệm → m

Giải chi tiết:

Đặt nX = a; nY = a; nZ = 2a (có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 1: 2)

nGlyNa = 0,06; nAla-Na = 0,1; nVal-Na = 0,1 mol

→ å naa = 2nX + 3nY + 4nZ = nGlyNa + nAla-Na + nVal-Na

→  2a + 3a + 4.2a = 0,06 + 0,1 + 0,1 → a = 0,02 mol

→ ånE = 4a = 0,08 mol

Như vậy nếu giả sử thủy phân E trong môi trường axit thì:

E + H2O → Gly + Ala + Val

Trong đó:

X + H2O → sp

Y + 2H2O → sp

Z + 3H2O → sp

→ nH2O pứ = a + 2.a + 3.2a = 9a = 0,18 mol

Bảo toàn khối lượng: mE + mH2O = mGly + mAla + mVal

→ mE = 75.0,06 + 89.0,1 + 117.0,1 - 0,18.18 = 21,86 gam

- Đốt E thu được:

nCO2 = nC(E) = 2nGly + 3nAla + 5nVal = 2.0,06 + 3.0,1 + 5.0,1 = 0,92 mol;

nH2O = ½ nH(E) = ½ (5nGly + 7nAla + 11nVal - 2nH2O) = ½ (5.0,06 + 7.0,1 + 11.0,1 - 2.0,18) = 0,87 mol

→ åmCO2 + H2O = 56,14 gam

Mà TN2 đốt cháy tạo 112,28 g tổng khối lượng CO2 và H2O

→ Lượng chất trong TN1 gấp (56,14 : 112,28 = 1 : 2) lần TN2

→ m = 21,86.2 = 43,72 gam


Câu 38:

Cho các phát biểu sau:

(1) Tính bazo của các amin đều mạnh hơn dung dịch amoniac

(2) Xenlulozo là nguyên liệu để sản xuất tơ xenlulozo axetat

(3) Trùng ngưng caprolactam tạo ra capron

(4) Fructozo là chất rắn kết tinh không tan trong nước

(5) Glucozo và fructozo là đồng phân của nhau

(6) Fructozo không làm mất màu nước brom

(7) Phân tử xenlulozo có cấu trúc mạch phân nhánh

(8) Số nguyên tử N có trong phân tử peptit Lys-Gly-Ala-Val là 5

(9) Isoamyl axetat là este không no

(10) Cao su lưu hóa thuộc polime nhân tạo

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

(1) Tính bazo của các amin đều mạnh hơn dung dịch amoniac

→ Sai. Nếu Nito gắn với gốc hiđrocacbon hút e (C6H5, CH2=CH-,…) sẽ làm giảm mật độ e ở N → giảm lực bazo

(2) Xenlulozo là nguyên liệu để sản xuất tơ xenlulozo axetat

→ Đúng

(3) Trùng ngưng caprolactam tạo ra capron

→ SaiTrùng hợp caprolactam tạo ra capron

(4) Fructozo là chất rắn kết tinh không tan trong nước

→ Sai. Fructozo tan trong nước

(5) Glucozo và fructozo là đồng phân của nhau

→ Đúng

(6) Fructozo không làm mất màu nước brom

→ Đúng. Vì fructozo không có nhóm CHO như glucozo

(7) Phân tử xenlulozo có cấu trúc mạch phân nhánh

→ Sai. Xenlulozo không phân nhánh

(8) Số nguyên tử N có trong phân tử peptit Lys-Gly-Ala-Val là 5

→ Đúng. Lysin có 2 N; Gly, Ala, Val đều có 1 N

(9) Isoamyl axetat là este không no

→ Sai. Isoamyl axetat là este no CH3COO-CH2CH2CH(CH3)2

(10) Cao su lưu hóa thu được từ cao su thiên nhiên thuộc polime nhân tạo

→ Đúng

Vậy có 5 phát biểu đúng


Câu 39:

Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:   X, Y, Z, T lần lượt là:  (ảnh 1)

X, Y, Z, T lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

X có phản ứng tráng bạc nhưng không phản ứng với Cu(OH)2 → X là Etyl fomat HCOOC2H5 (có nhóm CHO)

Y làm quỳ tím chuyển xanh → Y là lysin H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH

Z có phản ứng tráng bạc và phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam → Z là glucozo (có nhóm CHO và nhiều nhóm OH kề nhau)

T + Br2 tạo kết tủa trắng → T là Anilin

Vậy chỉ có đáp án B thỏa mãn


Câu 40:

Hỗn hợp R gồm 1 ancol no đơn chức mạch hở X và 1 axit cacboxylic đơn chức, mạch hở Y. Biết X, Y có cùng số nguyên tử C trong phân tử và tổng số mol của 2 chất là 0,15 mol trong đó số mol của Y lớn hơn số mol của X. Nếu đốt cháy hoàn toàn R thì thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc) và 7,56 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng R với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa với hiệu suất 75%. Khối lượng este thu được là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Từ số C, H trung bình → Biện luận CTPT của các chất

Giải chi tiết:

nCO2 = 10,08 : 22,4 = 0,45; nH2O = 7,56 : 18 = 0,42

→ Số C trung bình = 0,45 : 0,15 = 3; số H trung bình = 2.0,42 : 0,15 = 5,6

X là C3H8O; Y là C3H4O2 hoặc C3H2O2

Vì nY > nX → Số H trung bình gần Y hơn (Nếu Y là C3H4Othì < 6 còn nếu Y là C3H2O2 thì < 5)

→ X là C3H8O (a mol); Y là C3H4O2 (b mol)

Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 3a + 3b = 0,45

Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = 4a + 2b = 0,42

→ a = 0,06; b = 0,09 mol

C3H7OH + CH2=CHCOOH  CH2=CHCOOC3H7 + H2O

neste = 0,06.75% = 0,045 mol (tính số mol theo ancol vì axit dư hơn)

→ meste = 0,045.114 = 5,13 gam


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương