Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 17)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 17)
-
215 lượt thi
-
58 câu hỏi
-
150 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phần tư duy đọc hiểu
Mục đích chính của bài viết là gì?
Đọc nội dung nhan đề và phần Sapo đoạn [0], xác định các từ khóa quan trọng để xác định nội dung chính của văn bản: “Khai thác và phát triển nguồn gen”, “thực hiện nhờ ứng dụng khoa học công nghệ”, “bảo tồn đa dạng sinh học” nên Từ khóa đúng là C.
Có thể sử dụng phương pháp loại trừ để tìm ra được Từ khóa đúng: Bài viết không nhắc tới một/nhiều ứng dụng nổi bật nên loại B, “khoa học công nghệ” chỉ là một khía cạnh trong việc bảo tồn nguồn gen nên loại A, bài viết không nhắc tới nguyên nhân bảo tồn gen quý nên loại D, chọn Từ khóa C.
Chọn C
Câu 2:
Các mẫu giống được cung cấp tại Việt Nam trong thời gian gần đây ngày một gia tăng và đem lại hiệu quả nhất định cho công tác nghiên cứu và khai thác nguồn gen. Đúng hay sai?
Căn cứ vào từ khóa “mẫu giống được cung cấp” xác định nội dung cần tìm nằm trong đoạn [1]: trình bày về thực trạng cấp phát nguồn gen tại nước ta trong 5 năm trở lại đây. Các mẫu giống phát triển về cả chất lượng, số lượng và đem lại hiệu quả cho việc nghiên cứu, khai thác nguồn gen. Vậy nhận định trên là chính xác.
Chọn A
Câu 3:
khai thác, chọn lọc, thử nghiệm, bảo tồn
Với những yêu cầu đặt ra trong quá trình _______ nguồn gen quý hiếm để đảm bảo tính đa dạng sinh học, các đơn vị cần _______ những giống có năng suất cao trước để tiến hành _______ các ứng dụng khoa học mới, vượt qua nhiều lần kiểm duyệt.
Đáp án
Với những yêu cầu đặt ra trong quá trình bảo tồn nguồn gen quý hiếm để đảm bảo tính đa dạng sinh học, các đơn vị cần chọn lọc những giống có năng suất cao trước để tiến hành thử nghiệm các ứng dụng khoa học mới, vượt qua nhiều lần kiểm duyệt.
Giải thích
Đọc lại đoạn [2], xác định được mục đích của các đơn vị là bảo vệtồn nguồn gen quý hiếm bằng cách chọn lọc, phục hồi và phát triển các giống có năng suất cao, chất lượng và khả năng chống chịu tốt qua quá trình thử nghiệm. Từ đó suy luận, xác định được các từ khóa quan trọng.
Câu văn đầy đủ là: “Với những yêu cầu đặt ra trong quá trình [bảo vệtồn] nguồn gen quý hiếm để đảm bảo tính đa dạng sinh học, các đơn vị cần [chọn lọc] những giống có năng suất cao trước để tiến hành [thử nghiệm] các ứng dụng khoa học mới, vượt qua nhiều lần kiểm duyệt.”
Câu 4:
Đâu KHÔNG phải mục tiêu của dự án sản xuất các giống lan tại Bắc Trung Bộ?
Căn cứ vào cụm từ “giống lan” và “Bắc Trung Bộ” xác định nội dung cần tìm nằm trong đoạn [4], mục tiêu của dự án là: “phục vụ công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các loài này một cách bền vững và hiệu quả, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của tự nhiên” nên Từ khóa đúng là B, D.
Chọn B, D
Câu 5:
Nhận thức được vai trò của Vinasoy đã đầu tư phát triển nguồn nhân lực, Vinasoy đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau hướng tới mục tiêu thu hút nhân tài chất lượng cao, phát triển kĩ thuật, xây dựng đội ngũ nghiên cứu nhằm tìm rachọn tạo một giống đậu nành có thể cải thiện về (1) ______ nhưng không gây hậu quả về việc biến đổi gen.
Đáp án
Nhận thức được vai trò của Vinasoy đã đầu tư phát triển nguồn nhân lực, Vinasoy đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau hướng tới mục tiêu thu hút nhân tài chất lượng cao, phát triển kĩ thuật, xây dựng đội ngũ nghiên cứu nhằm tìm rachọn tạo một giống đậu nành có thể cải thiện về (1) năng suất nhưng không gây hậu quả về việc biến đổi gen.
Giải thích
Căn cứ vào các từ “Vinasoy”, “kĩ thuật” và “nghiên cứu” xác định nội dung cần tìm nằm trong đoạn [6], xác định từ cần điền là “năng suất” vì có thông tin “Vinasoy đã đầu tư phát triển đội ngũ kĩ sư, nhà khoa học giỏi nhất và công nghệ nghiên cứu tiên tiến nhất trong lĩnh vực đậu nành. Qua đó, chọn tạo thành công giống đậu nành không biến đổi gen VINASOY 02 - NS, có năng suất cao,…”.
Câu 6:
Hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí:
bảo tồn, ứng dụng, phát triển, nghiên cứu
Việc _______ công nghệ trong _______ nguồn gen quý của vật nuôi không chỉ tạo ra những hiệu quả về _______ gen mà còn xây dựng được những tiêu chuẩn, quy trình trong việc chăm sóc động, thực vật.
Đáp án
Việc ứng dụng công nghệ trong bảo tồn nguồn gen quý của vật nuôi không chỉ tạo ra những hiệu quả về phát triển gen mà còn xây dựng được những tiêu chuẩn, quy trình trong việc chăm sóc động, thực vật.
Giải thích
Căn cứ vào từ “vật nuôi” xác định được nội dung cần tìm nằm trong đoạn [8], có thông tin tương đương: “các đề tài nghiên cứu không những […] mà còn xây dựng được một số quy trình chăn nuôi...”. Cần xác định “các đề tài nghiên cứu” ở đây là gì, dựa vào tiêu đề và nội dung các đoạn trên. Đó là đề tài về ứng dụng khoa học công nghệ vào bảo tồn và phát triển nguồn gen.
Câu văn đầy đủ là: “Việc [ứng dụng] công nghệ trong [bảo tồn] nguồn gen quý của vật nuôi không chỉ tạo ra những hiệu quả về [phát triển] gen mà còn xây dựng được những tiêu chuẩn, quy trình trong việc chăm sóc động, thực vật.”
Câu 7:
Căn cứ vào cụm từ “đàn hạt nhân” xác định nội dung cần tìm nằm ở đoạn [8]: “các đề tài nghiên cứu không những đã chọn lọc được đàn hạt nhân mang các đặc trưng của giống dựa trên các tiêu chuẩn cơ sở…”. Từ đó suy luận được đàn hạt nhân là những đối tượng đã được nghiên cứu, chọn lọc kĩ càng dựa trên các tiêu chuẩn đảm bảo yêu cầu. Chọn Từ khóa B.
Chọn B
Câu 8:
Dựa vào đoạn [9], hãy điền một cụm từ không quá ba tiếng để hoàn thành câu văn sau:
Bên cạnh những thành quả đã đạt được thì công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen còn gặp một số khó khăn trong việc xây dựng và khai thác (1) ________ nguồn gen.
Đáp án
Dựa vào đoạn [9], hãy điền một cụm từ không quá ba tiếng để hoàn thành câu văn sau:
Bên cạnh những thành quả đã đạt được thì công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen còn gặp một số khó khăn trong việc xây dựng và khai thác (1) mạng lưới nguồn gen.
Giải thích
Đọc lại đoạn [9] xác định từ cần điền là “mạng lưới” dựa vào thông tin: “tuy nhiên chưa xây dựng được mạng lưới nguồn gen […] nên việc giới thiệu, quảng bá, khai thác sử dụng nguồn gen còn hạn chế”. Cụm từ “một số khó khăn” tương đương với vế câu “tuy nhiên…” vì từ “tuy nhiên” mang ý nghĩa trái chiều.
Câu 9:
Nguyên nhân chính của việc hạn chế khai thác nguồn gen tại Việt Nam là gì?
Đọc lại nội dung đoạn [9], xác định thông tin cần tìm kiếm: “cơ sở dữ liệu nguồn gen bước đầu đã được xây dựng, tuy nhiên chưa xây dựng được mạng lưới nguồn gen trong cả nước tham gia vào mạng lưới nguồn gen nói chung”, chú ý sự khác biệt giữa “cơ sở dữ liệu” và “mạng lưới”.
Chọn A
Câu 10:
Căn cứ vào từ khóa “đối tượng yếu tố quan trọng trong việc ”, “khai thác và sử dụng phát triển nguồn gen””, để xác định nội dung cần tìm ở đoạn [10] trình bày về giải pháp cho hạn chế khai thác nguồn gen hiện nay. Đoạn [10] có thông tin: “Vì vậy, cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cấp và trang thiết bị bảo tồn, đánh giá nguồn gen, hệ thống bảo quản, nhà lưới; gia tăng nguồn lực khoa học - công nghệ trong lĩnh vực bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen…” từ đó xác định được đối tượng quan trọng cho việc khai thác, sử dụng nguồn gen hiệu quả là các trang thiết bị khoa học, công nghệ cao.
Chọn B
Câu 11:
Đọc và xác định thông tin trong phần sapo của văn bản: “Pin sạc Li-ion được kỳ vọng là nguồn điện chủ yếu cho các loại phương tiện giao thông điện cũng như giải quyết bài toán lưu trữ năng lượng tái tạo.”
Chọn B
Câu 12:
Đọc thông tin trong đoạn [1] và hoàn thành nhận định sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí.
sản xuất, cấp bách, cần thiết, lưu trữ, tái tạo
Điện được sản xuất tại các nhà máy và truyền tải tới người sử dụng, việc không thể _______ nguồn năng lượng này đặt ra vấn đề khá _______ về vấn đề bảo vệ tài nguyên, vì vậy, các nhà khoa học kì vọng tìm ra được một phương án nhằm tối ưu nhất nguồn năng lượng _______.
Đáp án
Điện được sản xuất tại các nhà máy và truyền tải tới người sử dụng, việc không thể lưu trữ nguồn năng lượng này đặt ra vấn đề khá cấp thiết về vấn đề bảo vệ tài nguyên, vì vậy, các nhà khoa học kì vọng tìm ra được một phương án nhằm tối ưu nhất nguồn năng lượng tái tạo.
Giải thích
Đọc đoạn [1] và tiến hành tổng hợp thông tin, xác định nội dung chính: điện được sản xuất tạo các nhà máy xảy ra bất cập về việc dự trữ và tái tạo năng lượng, vì vậy các nhà khoa học cần tìm ra một giải pháp thay thế và pin sạc Li-ion được kì vọng sẽ giải quyết được vấn đề về "lưu trữ năng lượng tái tạo".
Câu 13:
Theo PGS.TS Trần Văn Mẫn, việc tạo ra pin sạc Li-ion và đưa vào ứng dụng sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề liên quan đến năng lượng và việc sử dụng điện là đúng hay sai?
Xác định thông tin nằm trong đoạn [1] của văn bản: Pin sạc Li-ion được nghiên cứu ứng dụng nhằm giúp giải quyết 3 bài toán lớn là nguồn cho các thiết bị di động, nguồn cho các phương tiện giao thông điện và lưu trữ năng lượng tái tạo. Từ đó cho thấy, pin sạc chỉ giải quyết được ba vấn đề lớn chứ không phải tất cả.
Chọn B
Câu 14:
Căn cứ vào từ khóa Viettel, đọc và xác nhận thông tin trong đoạn [2] của văn bản: "Tại Việt Nam, một trong những vấn đề lớn hiện nay là hệ thống trạm sạc pin cho xe ô tô điện và bài toán về các hệ thống lưu trữ năng lượng cho trạm."; mục tiêu của Viettel là "công nghệ lưu trữ".
Chọn B
Câu 15:
Điền từ thích hợp (không quá hai tiếng) để hoàn thành nhận định sau:
“Pin Li-ion được sản xuất với vật liệu cực dương xoay quanh bốn loại, vật liệu điện cực âm chủ yếu là: graphite, silic, SiO2; các dạng (1) _______ phổ biến nhất là pin cúc áo, pin túi, pin dạng hình trụ và pin dạng lăng trụ.”
Đáp án
Điền từ thích hợp (không quá hai tiếng) để hoàn thành nhận định sau:
“Pin Li-ion được sản xuất với vật liệu cực dương xoay quanh bốn loại, vật liệu điện cực âm chủ yếu là: graphite, silic, SiO2; các dạng (1) thiết kế phổ biến nhất là pin cúc áo, pin túi, pin dạng hình trụ và pin dạng lăng trụ.”
Giải thích
Căn cứ vào nội dung: "vật liệu điện cực âm chủ yếu là: graphite, silic, SiO2" xác định thông tin nằm trong đoạn [2] của văn bản: 'Các dạng thiết kế phổ biến của pin Li-ion hiện có pin dạng cúc áo (sản phẩm dự trữ năng lượng chuyên dụng cho các thiết bị điện tử nhỏ gọn như điều khiển thiết bị từ xa, đồng hồ, tay cầm máy tính, tai phone); pin túi (pouch-cell) thông dụng trong các thiết bị di động; pin dạng hình trụ; pin dạng lăng trụ."
Câu 16:
Trong hoạt động nghiên cứu và sản xuất pin sạc Li-ion, các nhóm nghiên cứu có kì vọng sử dụng vỏ trấu thay thế graphite thương mại nhằm hướng tới một sản phẩm mang giá trị và thương hiệu Việt là đúng hay sai?
Căn cứ vào từ khóa "graphite thương mại" xác định thông tin nằm trong đoạn [3] của văn bản: nhóm nghiên cứu "đã nghiên cứu công nghệ pin sạc Li-ion sử dụng vật liệu silica/carbon có triển vọng thay thế một phần vật liệu graphite thương mại." Từ đó có thể thấy, vỏ trấu là cơ sở để tạo ra vật liệu silica/carbon chứ không phải thay cho vật liệu graphite thương mại.
Chọn B
Câu 17:
Đọc và xác định thông tin trong đoạn [4]: "công nghệ khí hydro xanh, dùng phương pháp điện phân nước sinh hydro, sản xuất khí hydro sử dụng để thay thế nhiên liệu hóa thạch"; từ đó cho thấy, hai công nghệ này (pin sạc Li-ion và hydro xanh) đề hướng tới ứng dụng lưu trữ và chuyển hóa năng lượng, giải quyết các vấn đề liên quan tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Chọn C
Câu 18:
Đọc và xác định thông tin trong đoạn [5] của văn bản, chú ý nội dung cần tìm liên quan tới việc "sản xuất hydro xanh": "Sản xuất hydro tại Việt Nam hiện nay chủ yếu gắn với các nhà máy sản xuất phân đạm. Các công nghệ sản xuất hydro phổ biến gồm: Reforming khí metan, khí hóa than, điện phân, quang - điện - hóa tách nước…"
Chọn C
Câu 19:
Đọc và xác định thông tin trong đoạn [6] của văn bản: ứng dụng pin nhiên liệu hydro trên xe hơi với nguyên lý chung là sử dụng lõi pin hydro công suất từ nhỏ đến rất lớn, tùy vào ứng dụng cho xe tải, tàu hỏa hay tàu thuyền; từ đó có thể thấy, việc nghiên cứu hydro xanh là hoạt động trong quá trình chế tạo pin sạc Li-ion.
Chọn B
Câu 20:
Hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí.
ảnh hưởng, tầm nhìn, nghiên cứu, ứng dụng, chiến lược
Không chỉ dừng lại ở việc _______ công nghệ mới mà cần phát triển và _______ trong thực tiễn với những _______ cụ thể về phát triển trạm nạp nhiên liệu.
Đáp án
Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu công nghệ mới mà cần phát triển và ứng dụng trong thực tiễn với những chiến lược cụ thể về phát triển trạm nạp nhiên liệu.
Giải thích
Đọc và xác định thông trong đoạn [7] của văn bản: "để ứng dụng hydro, cần có chiến lược phát triển các trạm nạp loại nhiên liệu này. Trong quá trình sản xuất, con đường tốt nhất là dùng phương pháp điện phân nước sử dụng năng lượng Mặt trời/năng lượng gió, bởi đây là dạng green hydrogen (hydro xanh)."
Câu 21:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
Phát biểu sau đúng hay sai?
Theo kết quả của Thí nghiệm 1, đối với bất kỳ chất xúc tác nào, khi nhiệt độ tăng lên thì số chu kỳ để hoàn thành phản ứng tăng sau đó giảm.
Dựa vào Hình 2, ta thấy đối với bất kì chất xúc tác nào, khi nhiệt độ tăng lên thì số chu kỳ để hoàn thành phản ứng cũng tăng.
Chọn B
Câu 22:
Các phát biểu sau đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Nếu một thử nghiệm khác trong Thí nghiệm 2 được thực hiện ở 425°C và 225 atm thì khối lượng NH3 được sản xuất có giá trị nằm trong khoảng 230 kg đến 340 kg. |
||
Trong Thí nghiệm 1, cần 15 chu kì để hoàn thành phản ứng ở 500°C, sử dụng chất xúc tác Y và cần 10 chu kì để hoàn thành phản ứng ở 400°C, sử dụng chất xúc tác Z. |
||
Để sản xuất được 270 kg NH3, số chu kì cần thiết để hoàn thành phản ứng có giá trị xấp xỉ 12. |
Đáp án
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Nếu một thử nghiệm khác trong Thí nghiệm 2 được thực hiện ở 425°C và 225 atm thì khối lượng NH3 được sản xuất có giá trị nằm trong khoảng 230 kg đến 340 kg. |
X | |
Trong Thí nghiệm 1, cần 15 chu kì để hoàn thành phản ứng ở 500°C, sử dụng chất xúc tác Y và cần 10 chu kì để hoàn thành phản ứng ở 400°C, sử dụng chất xúc tác Z. |
X | |
Để sản xuất được 270 kg NH3, số chu kì cần thiết để hoàn thành phản ứng có giá trị xấp xỉ 12. |
X |
Giải thích
1. Đúng, vì: Dựa vào Hình 3, ta thấy thử nghiệm được thực hiện ở 400°C và 225 atm thì khối lượng NH3 được sản xuất có giá trị khoảng 340 kg. Thử nghiệm được thực hiện ở 450°C và 225 atm thì khối lượng NH3 được sản xuất có giá trị khoảng 230 kg.
Do đó, thử nghiệm được thực hiện ở 425°C và 225 atm sẽ thu được khối lượng NH3 nằm giữa 2 giá trị 230 kg và 340 kg.
2. Sai, vì: Dựa vào Hình 2, ở giá trị 15 chu kì ở trục tung, ta tìm được nhiệt độ tương ứng là 500°C và chất xúc tác được sử dụng là chất xúc tác Z.
Dựa vào Hình 2, ở giá trị 10 chu kì ở trục tung, ta tìm được nhiệt độ tương ứng là 400°C và chất xúc tác được sử dụng là chất xúc tác Y.
3. Sai, vì: Dựa vào Hình 3, thử nghiệm sản xuất được 270 kg NH3 được tiến hành với chất xúc tác Z, ở 400°C và 150 atm.
Theo đó, dựa vào Hình 2, ta tìm thử nghiệm tương ứng đối với chất xúc tác Z, ở 400°C và 150 atm sẽ ra số chu kì cần thiết xấp xỉ 7.
Câu 23:
Hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả ô vuông vào đúng vị trí:
Y, Z, W; X, Y, Z; X, Z, W; X, Y, W
Xem xét kết quả của Thí nghiệm 1, ở 375°C, tất cả H2 và N2 phản ứng hết trong chưa đầy 20 chu kỳ khi chất xúc tác _______ được sử dụng.
Đáp án
Xem xét kết quả của Thí nghiệm 1, ở 375°C, tất cả H2 và N2 phản ứng hết trong chưa đầy 20 chu kỳ khi chất xúc tác X, Y, Z được sử dụng.
Giải thích
Dựa vào Hình 2, ở giá trị 375°C trên trục hoành, ta thấy khi sử dụng chất xúc tác W, X, Y và Z thì số chu kì cần thiết để hoàn thành phản ứng lần lượt là: 22, 11, 8 và 5.
Do đó, ở 375°C, tất cả H2 và N2 phản ứng hết trong chưa đầy 20 chu kỳ khi chất xúc tác X, Y và Z được sử dụng.
Câu 24:
ống a, ống b, lò phản ứng, thiết bị ngưng tụ
Dựa vào hình 1, quá trình di chuyển của các chất khí H2 và N2 trong thiết bị được thể hiện rõ nhất qua quá trình sau: _______ → _______ → _______ → _______.
Đáp án
Dựa vào hình 1, quá trình di chuyển của các chất khí H2 và N2 trong thiết bị được thể hiện rõ nhất qua quá trình sau: lò phản ứng → ống a → thiết bị ngưng tụ → ống b.
Giải thích
Dựa vào các bước tiến hành từ bước 1 đến bước 4, dễ dàng thấy được quá trình di chuyển của các chất khí H2 và N2 trong thiết bị theo thứ tự: lò phản ứng → ống a → thiết bị ngưng tụ → ống B.
Câu 25:
Trong Thí nghiệm 1, cần 26 chu kì để hoàn thành phản ứng ở nhiệt độ nào và sử dụng chất xúc tác nào?
Dựa vào Hình 2, ở giá trị 26 chu kì ở trục tung, ta tìm được nhiệt độ tương ứng là 450°C và chất xúc tác được sử dụng là chất xúc tác X.
Chọn B
Câu 26:
Ở áp suất 1 atm, nhiệt độ nóng chảy của NH3 là −77°C và nhiệt độ sôi của NH3 là −33°C. Dựa trên thông tin này và mô tả của sơ đồ thiết bị, khi NH3 thoát ra khỏi thiết bị ngưng tụ thì NH3 ở trạng thái
Nhiệt độ của thiết bị ngưng tụ là −50°C, khi NH3 thoát ra từ thiết bị ngưng tụ thì NH3 tồn tại ở thể lỏng, vì nhiệt độ của thiết bị ngưng tụ nằm giữa nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của NH3.
Chọn D
Câu 27:
Xem xét một thử nghiệm trong Thí nghiệm 2 sản xuất được 550 kg NH3. Số chu kì cần thiết để hoàn thành phản ứng trong thử nghiệm này có giá trị
Dựa vào Hình 3, thử nghiệm sản xuất được 550 kg NH3 được tiến hành với chất xúc tác Z, ở 300°C và 150 atm.
Theo đó, dựa vào Hình 2, ta tìm thử nghiệm tương ứng đối với chất xúc tác Z, ở 300°C và 150 atm sẽ ra số chu kì cần thiết để hoàn thành phản ứng là 2 (nhỏ hơn 5).
Chọn A
Câu 28:
Phát biểu sau đúng hay sai?
Dopamine có tên thay thế là 4-(2-aminoethyl)benzene-1,4-diol có công thức cấu tạo như sau:Theo đoạn văn: “Dopamine có công thức phân tử là C8H11NO2 (3,4-dihydroxyphenethylamine)” nên dopamine còn có tên gọi là 4-(2-aminoethyl)benzene-1,2-diol và công thức cấu tạo:
Câu 29:
thiếu intropin, nhiệt độ cao, thiếu nước, không ủ nhiệt
Trong Thí nghiệm 1, ở điều kiện _______ sẽ thu được lượng lớn kết tủa trong ống nghiệm 1.
Đáp án
Trong Thí nghiệm 1, ở điều kiện không ủ nhiệt sẽ thu được lượng lớn kết tủa trong ống nghiệm 1.
Giải thích
Theo Bảng 1, khối lượng kết tủa trong ống nghiệm 1 là 4,3 mg, cao hơn so với các ống nghiệm khác ở cùng một nhiệt độ. Sự khác biệt này là do nó không được ủ nhiệt (thời gian ủ nhiệt là 0 phút).
Câu 30:
Thiết kế của Thí nghiệm 1 và Thí nghiệm 2 khác nhau ở điểm nào sau đây?
Trong Thí nghiệm 1, “mỗi ống nghiệm chứa 7 ml dung dịch peptide (chất dẫn truyền thần kinh)”.
Trong Thí nghiệm 2, “mỗi ống nghiệm được thêm vào 8 ml dung dịch peptide”.
Do đó, điểm khác biệt giữa hai thí nghiệm là lượng dung dịch peptide được sử dụng, trong đó, thể tích dung dịch peptide được sử dụng trong Thí nghiệm 2 cao hơn so với Thí nghiệm 1.
Các phương án còn lại sai, vì:
Nhiệt độ được giữ không đổi trong Thí nghiệm 2 (10℃) và thay đổi trong Thí nghiệm 2.
NaCl đều được thêm vào các ống nghiệm ở cả 2 thí nghiệm.
Thể tích chất lỏng còn lại đều không được đo trong cả 2 thí nghiệm.
Chọn A
Câu 31:
Dựa trên kết quả của Thí nghiệm 1, nếu dung dịch NaCl được thêm vào ống nghiệm 5 mà không có thời gian ủ thì dự đoán đúng nhất về khối lượng kết tủa thu được là
Giải thích
Theo Bảng 1, khi ủ ở 25℃, khối lượng kết tủa của ống nghiệm 1 (thời gian ủ 0 phút) và ống nghiệm 2 (thời gian ủ 5 phút) lần lượt là 4,3 mg và 3,9 mg.
Khi ủ ở 30℃, ống nghiệm 5 (thời gian ủ 5 phút) có khối lượng kết tủa là 3,6 mg (thấp hơn khối lượng của ống nghiệm 2 trong cùng thời gian ủ).
Do đó, có thể dự đoán rằng nếu ống nghiệm 5 không được ủ (thời gian ủ 0 phút), khối lượng kết tủa thu được sẽ có giá trị cao hơn 3,6 mg và thấp hơn khối lượng của ống nghiệm 1 có cùng thời gian ủ.
→ Dự đoán đúng nhất về khối lượng kết tủa thu được là 4,1 mg.
Chọn A
Câu 32:
Theo kết quả của cả hai thí nghiệm, người ta có thể dự đoán rằng: khi thêm intropin thì lượng kết tủa thu được là ít nhất nếu các ống nghiệm được ủ trong 15 phút ở điều kiện nào sau đây?
Theo Bảng 1, xét các ống nghiệm được thêm intropin có thời gian ủ 15 phút, khối lượng kết tủa nhỏ nhất đối với ống nghiệm 7 (ở nhiệt độ ủ 30°C).
Theo Bảng 2, khối lượng kết tủa nhỏ nhất đối với ống nghiệm 11 (có pH = 2,0).
Do đó, kết hợp hai điều kiện này, khối lượng kết tủa thu được là ít nhất nếu các ống nghiệm được thêm intropin ủ ở 30°C trong 15 phút và môi trường có pH = 2,0.
Chọn C
Câu 33:
Điền số thích hợp vào chỗ trống
Theo Bảng 1, để tạo ra lượng kết tủa ít nhất, ống nghiệm cần được đặt trong bể nước có nhiệt độ là (1) ________ ℃, thể tích intropin là (2) _______ ml và thời gian ủ là (3) ________ phút.
Đáp án
Điền số thích hợp vào chỗ trống
Theo Bảng 1, để tạo ra lượng kết tủa ít nhất, ống nghiệm cần được đặt trong bể nước có nhiệt độ là (1) __35__ ℃, thể tích intropin là (2) __0__ ml và thời gian ủ là (3) __15__ phút.
Giải thích
Theo Bảng 1, ống nghiệm 10 thu được lượng kết tủa ít nhất (0,2 mg) ở nhiệt độ 35°C sau 15 phút ủ, với thể tích intropin được thêm vào là 0 ml.
Câu 34:
Theo bài đọc: “Dưới tác dụng của một số enzyme, tinh bột trong nông sản sẽ bị thủy phân tạo thành đường glucose.”
Chọn C
Câu 35:
Theo bài đọc, sự biến đổi hàm lượng tinh bột và đường trong nông sản phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
Theo bài đọc: “Sự biến đổi hàm lượng tinh bột và đường trong nông sản còn phụ thuộc vào phương pháp bảo quản cũng như độ chín thu hoạch của nông sản.” Còn lại, giống nông sản cũng như điều kiện chăm sóc ảnh hưởng đến tỉ lệ amylose và amylopectin.
Chọn A, D
Câu 36:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Trái cây chín chứa nhiều đường hơn trái cây chưa chín do một số carbohydrate phức hợp đã biến thành đường trong quá trình chín.
Trong quá trình chín của quả, sự chuyển hóa tinh bột thành đường mang đến vị ngọt và góp phần tạo hương thơm đặc trưng cho quả.
Chọn A
Câu 37:
Chuối xanh khó tiêu hóa hơn do chứa hàm lượng tinh bột và hàm lượng chất xơ lớn.
Chọn A
Câu 38:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
(1) _______ là quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ thành carbon dioxide và nước.
Đáp án
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
(1) Hô hấp là quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ thành carbon dioxide và nước.
Giải thích
Hô hấp là quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ tạo thành carbon dioxide và nước.
Câu 39:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Vai trò quan trọng nhất của tinh bột là dự trữ (1) __________. Khi đi vào cơ thể, (2)_______ sẽ được chuyển hóa thành (3) _______ rồi đi vào hệ tuần hoàn cung cấp năng lượng cho tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Đáp án
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Vai trò quan trọng nhất của tinh bột là dự trữ (1) năng lượng. Khi đi vào cơ thể, (2) tinh bột sẽ được chuyển hóa thành (3) glucose rồi đi vào hệ tuần hoàn cung cấp năng lượng cho tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Giải thích
Tinh bột được xem là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nhất cho cơ thể. Khi đi vào cơ thể, tinh bột sẽ được chuyển hóa thành glucose và cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
Câu 40:
Trong thí nghiệm 2, khi sử dụng tổ hợp ba bóng đèn A, B và C sáng thì giá trị của L khi các khối parafin sáng như nhau là (1) ________ m.
Đáp án
Trong thí nghiệm 2, khi sử dụng tổ hợp ba bóng đèn A, B và C sáng thì giá trị của L khi các khối parafin sáng như nhau là (1) _0,347_ m.
Giải thích
Xem bảng 2:
Câu 41:
Điều nào sau đây giải thích đúng nhất lí do học sinh tắt tất cả đèn trong phòng trước khi tiến hành thí nghiệm?
Câu hỏi: tại sao học sinh phải tắt đèn trong phòng trước khi thực hiện các phép đo L.
Hãy nhớ lại rằng học sinh đã so sánh độ sáng của đèn do Khung đèn 1 tạo ra với độ sáng của đèn chiếu sáng do Khung đèn 2 tạo ra trong nhiều điều kiện khác nhau. Sự hiện diện của các nguồn sáng bên ngoài có thể sẽ gây ra sai số trong phép đo L bằng cách làm cho một hoặc nhiều đèn chiếu sáng có vẻ sáng hơn so với thực tế. Đèn trong phòng cần được tắt để tất cả ánh sáng chiếu tới các khối parafin đều từ các bóng đèn trong hệ đèn 1 và 2. Vì vậy, A là câu trả lời đúng nhất.
Chọn A
Câu 42:
Trong thí nghiệm 2, giả sử học sinh thay thế khung đèn 1 bằng một khung đèn mới chứa 6 bóng đèn, mỗi bóng giống hệt với bóng đèn F. Khi tất cả 6 bóng đèn trong khung đèn mới được thắp sáng và các khối parafin sáng như nhau, L có thể nhận giá trị nào sau đây?
Câu hỏi đề nghị thay thế Khung đèn 1 (gồm 5 đèn) bằng Khung đèn mới chứa 6 bóng đèn thay vì 5. Mỗi bóng đèn trong khung đèn mới giống hệt với Bóng đèn F. Câu hỏi yêu cầu bạn ước tính L cho trường hợp tất cả 6 các bóng đèn (bóng giống đèn F) trong khung đèn mới được thắp sáng.
Theo Bảng 2, khi số lượng bóng đèn thắp sáng trong Khung đèn 1 tăng từ 2 lên 5, L tăng lên. Vì vậy, nếu sử dụng khung đèn mới, tăng số lượng bóng đèn thắp sáng từ 5 lên 6, thì L sẽ lớn hơn giá trị của L cho trong Bảng 2 đối với 5 bóng đèn thắp sáng trong Khung đèn 1 là 0,446 m. Như vậy chỉ phương án D chứa giá trị của L vượt quá 0,446 m, vì vậy D phải là câu trả lời đúng nhất.
Chọn D
Câu 43:
Câu hỏi yêu cầu bạn xác định mục đích chính của thí nghiệm 1.
Trong thí nghiệm 1, mỗi lần một bóng đèn được thắp sáng trong khung đèn 1, nhưng vị trí của bóng đèn sáng trong khung đèn 1 đã thay đổi. Do đó, mục đích chính của thí nghiệm 1 phải là xác định ảnh hưởng, nếu có, của vị trí của bóng đèn sáng đối với giá trị của L. Chỉ C nói rằng mục đích của Thí nghiệm 1 là xác định xem vị trí của bóng đèn trong khung đèn 1 ảnh hưởng đến L, vì vậy C phải là câu trả lời đúng nhất.
Chọn C
Câu 44:
Giả sử rằng tất cả các bóng đèn trong khung đèn 1 được thay thế bằng một bóng đèn duy nhất. Để 2 khối parafin sáng như nhau khi khung đèn 2 cách tấm nhôm 0,200 m và L = 0,446 m thì độ sáng của bóng đèn mới có thể là
Câu hỏi đề nghị thay 5 bóng đèn trong khung đèn 1 bằng một bóng đèn duy nhất để khi bóng đèn mới và bóng đèn F được thắp sáng thì 2 khối parafin sáng như nhau và L phải bằng 0,446 m. Vì vậy cần so sánh độ sáng của bóng đèn mới với độ sáng của 1 trong số các bóng đèn ban đầu trong khung đèn 1.
Theo bảng 2, 2 khối parafin sáng như nhau khi cả 5 bóng đèn trong khung đèn 1 đều sáng và L là 0,446 m, giống như L thu được với bóng đèn mới. Như vậy, độ sáng của bóng đèn mới sẽ phải bằng tổng độ sáng của 5 bóng đèn ban đầu. Vì 5 bóng đèn ban đầu có cùng độ sáng nên bóng đèn mới sẽ phải sáng gấp 5 lần mỗi bóng đèn ban đầu. Chỉ C phù hợp với kết luận này.
Chọn C
Câu 45:
Trong Thí nghiệm 2, giả sử học sinh đã thay bóng đèn F bằng bóng đèn G có độ sáng lớn hơn. So với khi sử dụng bóng đèn F, giá trị L khi sử dụng bóng đèn G sẽ
Vì Bóng đèn G sáng hơn Bóng đèn F và cách lá nhôm một khoảng (0,200 m) giống như Bóng đèn F, nên khối parafin ở gần Bóng đèn G sẽ sáng hơn so với khi sử dụng Bóng đèn F. Do đó, đối với mỗi tổ hợp các bóng đèn sáng trong Khung đèn 1, để làm cho 2 khối phát sáng với độ sáng bằng nhau, thì Khung đèn 1 sẽ phải ở gần các khối hơn so với khi sử dụng Bóng đèn F. Nghĩa là, khi sử dụng Bóng đèn G, giá trị L cho mỗi tổ hợp bóng đèn sáng trong Khung đèn 1 sẽ phải nhỏ hơn so với khi sử dụng Bóng đèn F để 2 khối sáng như nhau. Chỉ có B phù hợp với kết luận này.
Chọn B
Câu 46:
Theo thông tin bài: “...Tuy nhiên, đối với người không hút thuốc, hay gọi là hút thuốc thụ động, hít phải khói thuốc từ điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra.”
Chọn C
Câu 47:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Tại Việt Nam, số lượng người chịu ảnh hưởng bởi khói thuốc lá từ tình trạng hút thuốc thụ động lớn hơn nhiều so với số người trực tiếp hút thuốc lá.
Theo đoạn thông tin. “Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít phải khói thuốc một cách thụ động.”
Chọn A
Câu 48:
Nicotin có trong thành phần thuốc lá là chất gây nghiện, làm kích thích sản sinh hormone adrenaline nên hút thuốc lá làm tim đập nhanh, dẫn tới huyết áp tăng cao.
Chọn C
Câu 49:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Nicotin là nguyên nhân gây ung thư phổi.
Nicotin chỉ đơn thuần là chất gây nghiện, gây nên tình trạng nghiện thuốc lá. Nhưng các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất do thuốc lá gây ra, chẳng hạn như ung thư phổi, các bệnh tim mạch là do một số hóa chất độc hại khác có trong thuốc lá và khói thuốc gây nên như formaldehyde, xyanua, amoniac và hắc ín.
Chọn B
Câu 50:
Carbon monoxide (CO) là chất điển hình có trong khói thuốc lá, có khả năng liên kết chặt chẽ với hemoglobine trong hồng cầu, làm giảm khả năng vận chuyển O2, giảm nồng độ O2 trong máu, gây nên các bệnh lý như xơ vữa động mạch, đột quỵ,...
Chọn B
Câu 51:
lông mao, tăng, khí quản, nicotine, giảm, tuyến thượng thận
Khói thuốc xuống tới _______, làm giảm hoạt động của các _______ vốn có nhiệm vụ quét dọn bụi bẩn hay vi khuẩn xâm nhập. Trong lúc đó, _______ thâm nhập vào máu thông qua các mao mạch trong phổi. Chất này nhanh chóng kích thích _______, làm cơ thể tiết ra hormone adrenaline, hệ quả là gây _______ huyết áp và nhịp tim.
Đáp án
Khói thuốc xuống tới khí quản, làm giảm hoạt động của các lông mao vốn có nhiệm vụ quét dọn bụi bẩn hay vi khuẩn xâm nhập. Trong lúc đó, nicotine thâm nhập vào máu thông qua các mao mạch trong phổi. Chất này nhanh chóng kích thích tuyến thượng thận, làm cơ thể tiết ra hormone adrenaline, hệ quả là gây tăng huyết áp và nhịp tim.
Giải thích
Khói thuốc xuống tới khí quản, làm giảm hoạt động của các lông mao - vốn có nhiệm vụ quét dọn bụi bẩn hay vi khuẩn xâm nhập. Trong lúc đó, nicotine thâm nhập vào máu thông qua các mao mạch trong phổi. Chất này nhanh chóng kích thích tuyến thượng thận, làm cơ thể tiết ra hormone adrenaline, hệ quả là gây tăng huyết áp và nhịp tim.
Câu 52:
Trong Hình 1, để tìm điểm nóng chảy thì cần chú ý vào đường nét đứt – màu vàng.
Từ đồ thị, ta thấy nhiệt độ nóng chảy của silicon có giá trị nằm ở khoảng giữa 1500 K và 2000 K.
Vậy nhiệt độ nóng chảy của silicon có giá trị khoảng 1700 K. Chọn C
Câu 53:
Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa số proton trong hạt nhân và lực hút giữa các phân tử?
Theo Bảng 1, số proton của các nguyên tố trong Bảng 1 tăng dần
Theo Hình 1, đường biểu diễn điểm nóng chảy và điểm sôi của các nguyên tố tăng dần rồi lại giảm xuống.
Đoạn văn cung cấp thông tin là điểm nóng chảy và điểm sôi đều có xu hướng tăng khi lực liên phân tử tăng.
→ Không có mối quan hệ nào giữa số lượng proton với lực liên phân tử.
Chọn D
Câu 54:
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Nguyên tố chuyển từ pha lỏng sang pha khí ở nhiệt độ 520 K là (1) ______ (kí hiệu hóa học).
Đáp án
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Nguyên tố chuyển từ pha lỏng sang pha khí ở nhiệt độ 520 K là (1) __P__ (kí hiệu hóa học).
Giải thích
Nguyên tố chuyển pha từ pha lỏng sang pha khí có nghĩa là xảy ra quá trình sôi nên sẽ có điểm sôi. Theo đường liền nét – màu xanh trong Hình 1, nguyên tố sôi ở 520 K là phosphorus với kí hiệu hóa học là P.
Câu 55:
Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa điểm nóng chảy (MP) và điểm sôi (BP)?
Dựa vào Hình 1, ta thấy đối với kim loại và phi kim thì khi nhiệt độ nóng chảy tăng thì nhiệt độ sôi cũng tăng. Nhưng các đường thẳng không song song với nhau nên không có hằng số nào có thể biểu diễn mối liên hệ giữa chúng.
Chọn D
Câu 56:
Phát biểu sau đây là đúng hoặc sai?
Dựa trên các dữ liệu trong đoạn văn có thể luận rằng phi kim có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi gần nhau hơn so với kim loại.
Từ đồ thị trong Hình 1, ta thấy phi kim có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi gần nhau hơn so với kim loại. Chọn A
Câu 57:
Biết nhiệt dung riêng của aluminum là 896 J/(Kg.K) và nhiệt nóng chảy riêng là 3,9.105J/K.Nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng aluminum khối lượng 100 g ở nhiệt độ 200C để nó hóa lỏng hoàn toàn gần nhất với giá trị nào sau đây?
Từ Hình 1, ta thấy: aluminum nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 930K = 657∘C
Để aluminum có thể hóa lỏng hoàn toàn thì cần phải trải qua 2 giai đoạn:
+ Nóng lên tới nhiệt độ 657∘C
+ Chuyển pha từ thể rắn sang lỏng.
Nhiệt độ cần cung cấp để đưa nhôm nóng lên đến nhiệt độ 658∘C là:
Q1 = mcΔt = 0,1.896.(657−20) = 57075,2 J.
Nhiệt lượng cần để hóa lỏng aluminum là Q2 = Lm = 3,9.105.0,01=39000 J.
Tổng nhiệt lượng cần cung cấp là: Q = Q1 + Q2 = 96075,2 J ≈ 96,1 kJ.
Chọn C
Câu 58:
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Nóng chảy là quá trình (1) ________ trong đó một chất chuyển pha từ pha (2) ______ sang pha (3) _______.
Đáp án
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Nóng chảy là quá trình (1) chuyển pha loại 1 trong đó một chất chuyển pha từ pha (2) rắn sang pha (3) lỏng.
Giải thích
(1) – chuyển pha loại 1
(2) – rắn
(3) – lỏng