Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có đáp án (Đề số 2)

  • 6833 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh?

Xem đáp án

Đáp án C.

Bệnh Đao là hội chứng tế bào có 3 NST số 21 trong tế bào.

=> Bệnh có hiện thông qua phương pháp phân tích bộ NST của tế bào phôi.

Không phân tích protein hay ADN hay NST giới tính X


Câu 2:

Trình tự các thành phần của một Opêron gồm:

Xem đáp án

Đáp án C.

Một operon gồm: Promoter (vùng khởi động).

=> Operator (vùng vận hành).

=> Nhóm gen cấu trúc.


Câu 3:

Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để:

Xem đáp án

Đáp án B.

Thể truyền có chứa các gen dấu chuẩn như gen kháng kháng sinh. Khi đi vào tế bào nhận, chúng giúp cho các tế bào đó cũng có khả năng kháng loại kháng sinh này. Sau khi đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận, sau đó đưa chúng vào môi trường có chứa kháng sinh phù hợp, những tế đã chứa ADN tái tổ hợp vẫn có khả năng sống sót và sinh trưởng, còn những tế bào chưa nhận được ADN tái tổ hợp sẽ chết.

=> Chọn lọc dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.


Câu 4:

Phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là:

Xem đáp án

Đáp án D.

Tạo ưu thế lai cao nhất khi con sinh ra dị hợp nhiều cặp gen nhất, bố mẹ thuần chủng.

So sánh các đáp án thì thấy đáp án D thỏa mãn.


Câu 5:

Cho các bệnh và hội chứng sau:

1. Bệnh ung thư máu.

2. Hội chứng Đao.

3. Hội chứng Patau.

4. Bệnh máu khó đông.

5. Hội chứng tiếng kêu như mèo.

6. Hội chứng Claiphentơ.

7. Hội chứng Etuot.

8. Hội chứng Macphan.

Bệnh và hội chứng nào là hậu quả của đột biến số lượng nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Đáp án D.

1. Bệnh ung thư máu.

=> Đột biến mất đoạn NST số 21.       

2. Hội chứng Đao.

=> 3 NST số 21.                      

3. Hội chứng Patau.

=> 3 NST số 13.                      

4. Bệnh máu khó đông.

=> Đột biến gen lặn trên NST giới tính X.

5. Hội chứng tiếng kêu như mèo.   

=> Mất đoạn NST số 5.       

6. Hội chứng Claiphentơ.   

=> 3 NST giới tính XXY.

7. Hội chứng Etuot.

=> 3 NST số 18.

8. Hội chứng Macphan.

=> Gen trội đa hiệu trên NST thường.


Câu 6:

Ở người loại tế bào không chứa NST giới tính là:

Xem đáp án

Đáp án D.

Tế bào hồng cầu là tế bào không có nhân.

=> Không chứa NST trong nhân.

=> Không chứa NST giới tính.


Câu 7:

Nếu mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit xảy ra ở codon đầu tiên trong đoạn mã hoá thì:

Xem đáp án

Đáp án B.

Nếu mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit ở codon đầu tiên trong đoạn mã hóa thì sẽ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các bộ ba trong đoạn mã hóa.

=> Thay đổi thành phần, trật tự sắp xếp của các axit amin  trong chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp hợp.


Câu 8:

Cho P: ♂ AaBb x ♀ AaBB. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử của cơ thể đực có 1 số cặp NST mang Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường. Cơ thể cái có 1 số cặp BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I bình thường. Quá trình giao phối sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu gen đột biến?

Xem đáp án

Đáp án A.

Xét từng cặp gen:Aa

Đực bình thường.

=> 2 loại giao tử A và a.

Đực bất thường sinh ra 2 loại giao tử Aa và O.

Cái bình thường cho 2 loại giao tử.

=> Số kiểu gen ở cặp này :

2 x 4 - C22= 8 – 1 = 7 ( kiểu gen )

=> Số kiểu gen bình thường là: 3 kiểu gen.

Xét cặp Bb:

Đực bình thường sinh ra 2 loại giao tử.

Cái bình thường sinh ra 1 loại giao tử.

Cái bất thường sinh ra hai giao tử BB và O.

=> Số kiểu gen dược tạo ra là: 

3 x 2 = 6

=> Số kiểu gen bình thường là:

2 x 1  = 2 kiểu gen

=> Có 2 kiểu gen về cặp này.

=> Số kiểu gen đột biến xét chung là:

6 x 7 – ( 3 x 2) = 36 kiểu gen


Câu 9:

Vì sao người ta không phát hiện được bệnh nhân có thừa nhiễm sắc thể số 1 hoặc số 2?

Xem đáp án

Đáp án A.

NST số 1 và số 2 đều là những NST có kích thước lớn, chứa lượng gen lớn.

=> Thừa nhiễm sắc thể số 1 hoặc số 2 gây mất cân bằng gen nghiêm trọng.

=> Chết khi còn là hợp tử.


Câu 10:

Bộ ba đối mã (anticođon) của tARN vận chuyển axit amin metiônin là:

Xem đáp án

Đáp án A.

Trên mARN : 5'AUG3'

=> Trên tARN : 3'UAX5'


Câu 11:

Một loài cây hoa đơn tính khác gốc, cây đực có kiểu gen XY, cây cái có kiểu gen XX. Qua thụ phấn, một hạt phấn đã nảy mầm và xảy ra thụ tinh kép. Kiểu gen của tế bào phôi và nội nhũ sẽ như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án B.

Thụ tinh kép: Quá trình thụ tinh kép diễn ra khi ống phấn sinh trưởng xuyên qua vòi nhụy, vào túi phôi và giải phóng 2 nhân (2 giao tử), một nhân hợp nhất với tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), nhân còn lại kết hợp với nhân lưỡng bội (2n) ở trung tâm tạo thành nhân tam bội (3n) phát triển thành nội nhũ để cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển sau này.

Noãn sẽ có 1 nhân đơn bội để tạo hợp tử chứa X và 1 nhân lưỡng bội tạo nội nhũ là XX.

Hạt phấn chứa 2 giao tử giống hệt nhau, 2 giao tử X hoặc 2 giao tử Y.

Nếu noãn nhận giao tử đực mang X.

=> Phôi XX và nội nhũ XXX.

Nếu noãn nhận giao tử đực mang Y.

=> Phôi XY và nội nhũ XXY.


Câu 12:

Mẹ có kiểu gen 44A + XBXb, bố có kiểu gen 44A + XBY, con gái có kiểu gen 44A + XBXbXb. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.

Con gái XBXbXb chỉ có thể nhận từ bố XB do bố không có Xb .

=> Nhận từ mẹ  XbXb

=> Mẹ rối loạn giảm phân II làm 2 NST XbXb không phân ly, bố giảm phân bình thường.


Câu 13:

Nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, tính trạng không phân đều ở hai giới, tính trạng lặn phổ biến ở giới dị giao tử (XY) thì kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A.

Lai thuận lai nghịch khác nhau, tính trạng không phân đều ở hai giới.

=> Gen liên kết giới tính.

Tính trạng lặn phổ biến ở giới dị giao tử (XY).

=> Gen liên kết X vùng không tương đồng XY do chỉ cần 1 gen đã được biểu hiện.

Nếu gen liên kết Y thì tính trạng chỉ biểu hiện ở giới dị giao tử.

Gen nằm trong tế bào chất thì di truyền theo dòng mẹ.

Gen nằm trên NST thường thì lai thuận lai nghịch kết quả không thay đổi.


Câu 14:

Có thể thực hiện bao nhiêu kiểu phép lai khác nhau về kiểu gen nếu chỉ xét một gen có 2 alen (A, a) tồn tại trên cả NST giới tính X và Y?

Xem đáp án

Đáp án B.

Số kiểu gen ở giới đồng giao tử XX:

2 x 3 : 2 = 3

Số kiểu gen ở giới dị giao tử XY:

2 2  = 4

=> Số phép lai khác nhau thực hiện được:

3 x 4 = 12


Câu 16:

Hình dưới mô tả một giai đoạn phân bào của một tế bào nhân thực lưỡng bội. Biết rằng, 4 nhiễm sắc thể đơn trong mỗi nhóm có hình dạng, kích thước khác nhau. 

Dưới đây là các kết luận rút ra từ hình trên:

(a) Bộ NST của loài 2n = 4.

(b) Hình trên biểu diễn một giai đoạn của giảm phân II.

(c) Hình trên biểu diễn một tế bào đang ở kì sau của nguyên phân.

(d) Tế bào không thể đạt đến trạng thái này nếu prôtêin động cơ vi ống bị ức chế.

(e) Quá trình phân bào này xảy ra ở tế bào thực vật.

Có mấy kết luận đúng?

Xem đáp án

Đáp án D.

4 NST đơn trong mỗi nhóm có hình dạng kích thước khác nhau.

=> Đây không phải kì sau nguyên phân (do nguyên phân tạo ra 2 tế bào con mang bộ NST giống nhau) mà là kì sau giảm phân II.

=> Bộ NST của loài 2n = 8.

=> a sai , b đúng , c sai.

Nếu prôtêin động cơ vi ống bị ức chế thì các NST không thể tách nhau khỏi tâm động và di chuyển về hai cực tế bào như hình vẽ do sự di chuyển đó là nhờ vào protein động cơ.

=> d đúng.

Trên hình ta thấy các vi sợi mọc ra từ đôi trung thể, thực  vật không có trung thể nên quá trình này không phải ở thực vật. Ở thực vật không có trung thể nên quá trình này không xảy ra ở thực vật.

=> e sai.


Câu 19:

Bằng chứng địa lý sinh học về tiến hoá dẫn đến kết luận quan trọng nhất là:

Xem đáp án

Đáp án B.

Đặc điểm hệ động thực vật của từng vùng không chỉ phụ thuộc vào điều kiện địa lý sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lý khác vào thời kì nào trong sự tiến hóa của sinh giới.


Câu 20:

Trong chọn giống vật nuôi, người ta thường không tiến hành:

Xem đáp án

Đáp án A.

Gây đột biến nhân tao thường áp dụng cho cây trồng hoặc cho các vi sinh vật không áp dụng đối với vật nuôi.


Câu 21:

Ở ruồi giấm, tính trạng cánh cong là do đột biến gen trội (A) nằm trên NST số 2 gây nên. Ruồi đực dị hợp tử về kiểu gen  nói trên (Aa) được chiếu tia phóng xạ và cho lai với ruồi cái bình thường (aa). Sau đó người ta cho từng con ruồi đực F1 (Aa) lai với từng ruồi cái bình thường. Kết quả của một trong số phép lai như vậy có tỉ lệ kiểu hình như sau:

- Ruồi đực : 146 con cánh cong; không có cánh bình thường

- Ruồi cái: 143 con cánh bình thường; không có cánh cong.

Nguyên nhân của hiện tượng trên là do:

Xem đáp án

Đáp án D.

Ta thấy:

Ruồi cánh cong chỉ có ở con đực không có ở cái và tỉ lệ kiểu hình phân li ở hai giới không tương đường nhau.

=> Tính trạng cánh cong chuyển sang nằm trên NST giới tính.

 Nếu đột biến chuyển đoạn sang NST X thì ở giới cái sẽ xuất hiện kiểu hình cánh cong.

=> Trái với đề bài.

=> Đột biến trội  trên NST của ruồi đực được chuyển sang NST giới tính Y.

=> Hiện tượng chuyển đoạn là không tương hỗ.

(Không có hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ vì nếu chuyển đoạn tương hỗ thì ở ruồi giấm đực có cánh bình thường)


Câu 22:

Một ti thể có 5.104 cặp nu. Ti thể này thực hiện nhân đôi liên tiếp 6 lần. Số liên kết hóa trị được hình thành là:

Xem đáp án

Đáp án A.

Ty thể => mạch ADN dạng vòng => số liên kết hóa trị trên mỗi mạch chính bằng số nu trên một mạch.

Gen nhân đôi liên tiếp 6 lần tạo ra số liên kết hóa trị hay cũng chính là số nu mới lấy từ môi trường:

(2.5.104)  x (26 -1) = 63.105.


Câu 26:

Điều không đúng về di truyền qua tế bào chất là:

Xem đáp án

Đáp án A.

Di truyền qua tế bào chất, tế bào chất và vật chất di truyền không chia đều cho các tế bào con. Ví dụ bệnh động kinh do đột biến gen ty thể. Trong tế bào chất của mẹ có rất nhiều ty thể, có thể có ty thể đột biến và không đột biến. Khi phân chia không nhất thiết phải chia đều tế bào chất là tế bào con nào cũng phải có ty thể đột biến, có thể có tể bào con không chứa ty thể mang gen đột biến nên người mẹ bị động kinh vẫn có xác suất sinh con không bị động kinh, nhưng xác suất này rất nhỏ.


Câu 27:

Yếu tố qui định mức phản ứng của cơ thể là:

Xem đáp án

Đáp án C.

Kiểu gen quy định mức phản ứng của cơ thể trước môi trường. Môi trường quy định giới hạn thường biến của kiểu hình.


Câu 28:

Tế bào của một thai nhi chứa 47 nhiễm sắc thể và quan sát thấy 2 thể Barr. Có thể dự đoán:

Xem đáp án

Đáp án C.

Tế  bào thai nhi có 47 NST, đồng thời có 2 thể barr (hay 2 NST X bị bất hoạt).

Trong có thể bình thường chỉ có 1 NST X ở dạng hoạt động. 

=> Thai nhi này có 3 NST X.

=> Hội chứng 3X (siêu nữ).

=> Phát triển thành bé gái không bình thường.


Câu 29:

Đột biến nào sau đây làm cho 2 gen alen nằm trên cùng 1 NST?

Xem đáp án

Đáp án A.

Lặp đoạn NST làm những alen trên đoạn lặp tuy giống nhau mà cùng nằm trên 1 NST.


Câu 30:

Một cơ thể có kiểu gen ABDabd có khoảng cách giữa A và B là 18cM, giữa B và D là 20cM. Tỉ lệ giao tử ABd là:

Xem đáp án

Đáp án B.

BD = 20 cM

=> Tần số trao đổi chéo giữa B và D là 20%.

Tần số trao đổi chéo kép (trao đổi giữa AB và BD) là: 

0,18 x 0,2 = 3,6%

=> Tần số trao đổi chéo đơn giữa B và D là:

20% - 3,6 % = 16,4%

=> Tỉ lệ giao tử ABd là giao tử được tạo ra do trao đổi chéo đơn giữa B và D là:

16,4% : 2 = 8,2% (do trao đổi chéo đơn giữa B và D tạo ra 2 loại giao tử là ABd và abD nên tỉ lệ của 1 loại giao tử phải chia đôi).


Câu 31:

Ý nghĩa của các cơ quan tương tự với việc nghiên cứu tiến hóa là:

Xem đáp án

Đáp án A.

Các loài có cấu tạo cơ thể khác xa nhau nhưng cùng thực hiện chức năng tương tự nhau.

=> Tiến hóa đồng quy.

Tiến hóa phân ly: cấu tạo cơ thể giống nhau nhưng thực hiện các chức năng khác nhau.


Câu 32:

Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào thuộc cơ quan tương tự:

Xem đáp án

Đáp án B.

Cơ quan tương tự: cấu tạo khác xa nhau nhưng thực hiện chức năng tương tự nhau.

Vây cá voi có đặc điểm cấu tạo gần giống chi trước của người, cánh dơi,... có cấu tạo khác hoàn toàn so với nhiều vây cá khác nhưng cùng thực hiện chức năng bơi.


Câu 34:

Phương pháp có thể phát hiện bệnh di truyền người do đột biến gen gây ra là:

Xem đáp án

Đáp án A.

Nghiên cứ tế bào và phân tích bộ NST ở người đều để phát hiện bệnh di truyền do đột biến NST.

Nghiên cứu trẻ đồng sinh để nghiên cứu sự nhr hưởng của môi trường khác nhau lên cùng kiểu gen.


Câu 35:

Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có kiểu gen AABB thành 15 phôi và nuôi cấy thành 15 cá thể. Cả 15 cá thể này:

Xem đáp án

Đáp án D.

Cấy truyền phôi tạo ra các cá thể cso kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

=> Cùng giới tính, cùng kiểu hình, cùng mức phản ứng (do mức phản ứng của cơ thể do kiểu gen quy định).


Câu 36:

Ở ong mật, xét 3 gen có số alen lần lượt là 3, 4, 5. Gen 1 và 2 nằm trên cặp NST số 4, gen 3 nằm trên cặp NST số 5. Số kiểu gen tối đa về 3 gen trên trong quần thể là:

Xem đáp án

Đáp án B.

Ở ong đơn bội có:

(3 x 4 ) x 5 = 60 (kiểu gen)

Ở ong lưỡng bội:

[( 3 x4 ) x ( 3 x 4 +1) : 2 ] x[ 5 x 6 / 2] = 1170 (kiểu gen)

=> Tổng số kiểu gen là:

1170 + 60 = 1230 (kiểu gen)


Câu 38:

Đối với vi khuẩn, tốc độ tiến hoá diễn ra một cách nhanh chóng vì

Xem đáp án

Đáp án B.

Chọn lọc tự nhiên không tác động trực tiếp lên kiểu gen mà tác động trực tiếp lên kiểu hình nên chỉ khi những thay đổi hệ gen được biểu hiện ra kiểu hình mới chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Vi khuẩn có hệ gen đơn bội nên đột biến được biểu hiện ngay, đồng thời sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn, áp lực chọn lọc cao.

=> Tốc độ tiến hóa nhanh.


Câu 41:

Cho giao phối giữa gà trống chân cao, lông xám với gà mái có cùng kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 như sau:

-  Ở giới đực: 75% con chân cao, lông xám : 25% con chân cao, lông vàng.

-  Ở giới cái: 30% con chân cao, lông xám : 7,5% con chân thấp, lông xám : 42,5% con chân thấp, lông vàng : 20% con chân cao, lông vàng.

Biết rằng không xảy ra đột biến, kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.

P: cao x cao

=> F1: cao : thấp = 3:1 (tính chung cả 2 giới)

=> Cao là trội.

=> A – cao, a – thấp

F1: Xám : vàng = 9:7

=> Tương tác bổ sung, P dị hợp 2 cặp gen

=> B-D-  Xám  ,  B-dd  + bbD-  + bbdd : vàng

Cả 2 tính trạng không phân bố đều ở cả 2 giới

=> Cùng liên kết NST giới tính

=> Loại đáp án A,B

B và D có vai trò tương đương. Giả sử A và B cùng liên kết X

P : DdXABXab   x   DdXABY

Gà mái chân thấp lông xám có kiểu gen D- XaBY = 7,5% 

=> XaBY = 10%

=> XaB = 20% < 25%

=> XAB = 30%

=> Tỷ lệ gà trống cao xám thuần chủng  DD X AB XAB  là:

0,25 x 0,5 x 0,3 = 3,75%

=> Tỷ lệ gà trống cao xám thuần chủng trên tổng gà trống cao xám là:

3,75% : 75% = 5%

=> Loại D

Gà mái cao vàng có 4 kiểu gen:

DDXAbY + DdXAbY + ddXABY + dd XabY


Câu 42:

Vì sao hệ động vật và thực vật ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng có một số loài đặc trưng?

Xem đáp án

Đáp án A.

Đại lục Á Âu và Bắc Mỹ mới tách nhau (từ kỷ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và những loài khác nhau xuất hiện sau.


Câu 43:

Cho lai ruồi giấm đực cánh dài, có lông đuôi với ruồi giấm cái cánh ngắn, không có lông đuôi. F1 thu được 100% ruồi cánh dài, có lông đuôi. Cho các cá thể ruồi F1 giao phối với nhau, kiểu hình F2 phân li theo tỉ lệ 56,25% ruồi cánh dài, có lông đuôi: 18,75% ruồi cánh dài, không có lông đuôi: 18,75% ruồi cánh ngắn, có lông đuôi: 6,25% ruồi cánh ngắn, không có lông đuôi. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định; không có hiện tượng đột biến xảy ra; ruồi không có lông đuôi toàn ruồi cái.

1. Tính trạng có lông đuôi do gen trội nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y.

2. Tính trạng có lông đuôi do gen trội nằm trên vùng không tương đồng của NST X không có trên Y.

3. Ở F2, ruồi cái cánh dài, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là 37,5%.

4. Ở F2, ruồi cái cánh dài, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là 18,75%.

5. Ở F2, ruồi cái cánh ngắn, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là 6,25%.

Tổ hợp phương án trả lời đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D.

F2 phân li theo tỷ lệ 9:3:3:1, 2 cặp tính trạng 2 cặp gen.

=> 2 gen phân ly độc lập.

Có sự phân tính tính trạng có lông đuôi.

=> Gen quy định tính trạng này liên kết giới tính.

Xét tính trạng hình dạng cánh:

F1: dài x dài

=> F2 dài : ngắn = 3:1

=> F1 dị hợp, dài trội.

=> A – cánh dài, a- cánh ngắn, F1: Aa x Aa

Có lông đuôi x không lông đuôi.

=> 100% có lông đuôi.

=> Có lông đuôi là trội.

=> B – có lông đuôi, b – không có lông đuôi.

Ruồi cái không có lông đuôi XbXb phải nhận Xb từ ruồi bố mà bố lại có lông đuôi.

=> Bố XbYB

=> Gen trên vùng tương đồng XY.

=> (1) đúng , (2) sai.

Ruồi mẹ có lông đuôi là XBXb

Vậy F1:  AaXBXb   x     AaXbYB

=> F2 cái cánh dài có lông đuôi là:

3/4 x 1/4 =18,75%

=>(3) sai, (4) đúng.

=> F2 cái cánh ngắn có lông đuôi là:

1/4 x 1/4 = 6,25%

=> (5) đúng.


Câu 45:

Bản đồ di truyền có vai trò gì trong công tác giống?

Xem đáp án

Đáp án D.

Bản đồ di truyền cho biết vị trí các gen.

=> Biết được tần số hoán vị gen của các cặp gen quy định các tính trạng xác định.

=> Dự đoán được kết quả đời con.

=> Tùy mục đích tạo giống mà chọn các cặp giao phối phù hợp.

=> Rút ngắn thời gian chọn giống.


Câu 46:

Cơ quan nào không thể xem là cơ quan thoái hoá?

Xem đáp án

Đáp án B.

Cơ quan thoái hóa: cơ quan còn tồn tại nhưng k còn thực hiện chức năng.

Đuôi chuột túi có vai trò rất quan trọng, giữ thăng bằng, làm bánh lái cũng như tăng lực phóng khi nó di chuyển.

=> Không thể xem là cơ quan thoái hóa.


Câu 47:

Cơ chế hiện tượng di truyền của HIV thể hiện ở sơ đồ:

Xem đáp án

Đáp án C.

Virut HIV có hệ gen là 2 đoạn ARN. Chúng có enzim phiên mã ngược để từ ARN phiên mã ngược tạo ra ADN, sau đó từ ADN lại thực hiện phiên mã dịch mã để thực hiện chức năng.


Câu 48:

Bằng chứng cho thấy bào quan ti thể trong tế bào sinh vật nhân chuẩn có lẽ có nguồn gốc từ sinh vật nhân sơ là:

Xem đáp án

Đáp án C.

Hệ gen ty thể cũng là ADN vòng mạch kép không liên kết với protein histon như ở hệ gen nhân của nhân thực. Ty thể cũng nhân đôi theo kiểu trực phân giống vi khuẩn.

Khuẩn lạc là do các tế bào nhân lên, ty thể là thành phần tế bào, dù nhân lên mà tế bào không nhân lên cũng không thể hình thành khuẩn lạc.


Câu 49:

Trong chọn giống cây trồng, người ta có thể tiến hành lai xa giữa loài cây hoang dại và loài cây trồng để:

Xem đáp án

Đáp án D.

Các loài hoang dại thường có đặc tính khả năng sinh tồn rất cao, lai xa giúp đưa được gen quy định tinh trạng này vào cây trồng.


Câu 50:

Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra tại vùng exôn của gen cấu trúc nhưng không làm thay đổi trình tự các axit amin do gen đó qui định tổng hợp. Nguyên nhân là do:

Xem đáp án

Đáp án C.

Tính thoái hóa: nhiều bộ ba có thể cùng quy định tổng hợp 1 loại axit amin nên khi thay thế nu có thể vẫn tạo ra bộ ba quy định axit amin đó.

=> Không thay đổi cấu trúc của protein.


Bắt đầu thi ngay