Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có đáp án (Đề số 12)

  • 6836 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Rễ cây chủ yếu hấp thụ nitơ ở dạng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D.

Cây hấp thụ nitơ dưới 2 dạng là NO3- và NH4+.


Câu 2:

Dịch mật có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C.

Dịch mật không có enzim tiêu hóa nhưng có tác dụng nhũ tương hóa lipit (phân cắt nhỏ lipit) để các enzim phân giải lipit dễ dàng hoạt động hơn.


Câu 3:

Thụ phấn là quá trình:

Xem đáp án

Đáp án A.

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhụy của hoa.


Câu 4:

Cơ quan nào sau đây của nữ giới tiết ra hoocmôn progesteron?

Xem đáp án

Đáp án D.

Hoocmôn progesteron được tiết ra từ thể vàng.


Câu 5:

Quá trình nào sau đây sẽ tạo ra các alen mới?

Xem đáp án

Đáp án B.

Chỉ có đột biến gen mới làm thay đổi cấu trúc của gen dẫn tới làm xuất hiện các alen mới.

Các quá trình khác không tạo được alen mới.

- Đột biến cấu trúc NST làm thay đổi cấu trúc của NST chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen.

→ Không tạo ra alen mới.

- Đột biến số lượng NST làm thay đổi số lượng NST chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen.

- Hoán vị gen chỉ làm hoán đổi vị trí của các alen trên cặp NST tương đồng chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen.

→ Không xuất hiện alen mới.


Câu 8:

Hai loại enzim được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là:

Xem đáp án

Đáp án B.

Trong kĩ thuật chuyển gen, cần phải sử dụng enzim cắt (rectritaza) để cắt gen cần chuyển mở vòng plasmid và sử dụng enzim nối (ligaza) để nối gen cần chuyển vào plasmid để tạo ADN tái tổ hợp.


Câu 9:

Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là:

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 10:

Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D.

Loài người xuất hiện ở kỉ thứ Tư của đại Tân sinh chứ không phải ở kỉ thứ Ba.


Câu 11:

Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là:

Xem đáp án

Đáp án D.

Trong một giới hạn sinh thái có khoảng cực thuận và khoảng chống chịu. Ở khoảng chống chịu, sinh vật phải chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường vì vậy nhân tố sinh thái đã ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí của sinh vật.


Câu 12:

Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A.


Câu 13:

Cây hấp thụ canxi ở dạng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C.

Cây hấp thụ các nguyên tố khoáng dưới dạng ion hòa tan. Vì vậy, trong các chất nói trên, chỉ có ion Ca2+ thì cây mới hấp thụ được.


Câu 14:

Những động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

Xem đáp án

Đáp án A.

Trong các động vật trên loại trừ ngựa, chuột, thỏ có dạ dày đơn; còn các động vật còn lại có dạy dày 4 ngăn.


Câu 16:

Ở phép lai ♂AaBb × ♀aabb. Nếu trong quá trình tạo giao tử đực, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân tạo giao tử cái diễn ra bình thường thì qua thụ tinh sẽ tạo ra các loại hợp tử có kiểu gen:

Xem đáp án

Đáp án A.

Muốn biết hợp tử có kiểu gen như thế nào thì phải xác định được các loại giao tử, sau đó kẻ bảng để xác định hợp tử.

- Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực (AaBb), cặp Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường nên cơ thể đực này sẽ tạo ra 4 loại giao tử là AaB; Aab; B và b.

- Cơ thể cái (aabb) giảm phân bình thường sẽ tạo ra 1 loại giao tử là ab.

- Quá trình thụ tinh:

 

AaB

Aab

B

b

 

Ab

AaaBb

Aaabb

aBb

abb


Câu 18:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, đột biến và chọn lọc tự nhiên có bao nhiêu đặc điểm chung sau đây?

(1) Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.

(2) Có thể sẽ làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

(3) Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp.

(4) Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.

Xem đáp án

Đáp án A.

Chỉ có (1) đúng.

(1) đúng. Vì đột biến và chọn lọc tự nhiên đều làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.

(2) sai. Vì chọn lọc tự nhiên không làm tăng tính đa dạng di truyền.

(3) sai. Vì đột biến không làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp.

(4) sai. Vì đột biến làm thay đổi tần số một cách vô hướng.


Câu 19:

Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất.

Xem đáp án

Đáp án C.

Kích thước quần thể là số lượng cá thể có trong quần thể.

Số lượng cá thể = mật độ × diện tích môi trường.

- Quần thể A có kích thước = 800 × 34 = 27200 cá thể.

- Quần thể B có kích thước = 2150 × 12 = 25800 cá thể.

- Quần thể C có kích thước = 835 × 33 = 27555 cá thể.

- Quần thể D có kích thước = 3050 × 9 = 27450 cá thể.

Như vậy, trong 4 quần thể nói trên thì quần thể C có số lượng cá thể đông nhất.

→ Có kích thước quần thể lớn nhất.


Câu 20:

Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi – sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.


Câu 21:

Đối với quá trình quang hợp, nước có bao nhiêu vai trò sau đây?

(1) Nguyên liệu trực tiếp cho quang hợp.

(2) Điều tiết khí khổng đóng mở.

(3) Môi trường của các phản ứng.

(4) Giúp vận chuyển các ion khoáng cho quang hợp.

(5) Giúp vận chuyển sản phẩm quang hợp.

Xem đáp án

Đáp án A.

Nước có đủ 5 vai trò nói trên.

- Nguyên liệu trực tiếp cho quan hợp.

- Điều tiết khí khổng đóng mở.

- Môi trường của các phản ứng.

- Giúp vận chuyển các ion khoáng cho quang hợp.

- Giúp vận chuyển sản phẩm quang hợp.


Câu 22:

Nếu mỗi chu kì tim luôn giữ ổn định 0,8 giây thì một người có tuổi đời 40 tuổi thì tim làm việc bao nhiêu thời gian?

Xem đáp án

Đáp án C.

- Mỗi chu kì tim có 3 pha là pha tâm nhĩ co (0,1s), pha tâm thất co (0,3s) và pha giãn chung (0,4s). Như vậy, thời gian co tim là 0,4 giây chiếm tỉ lệ 50% tổng thời gian của một chu kì tim.

- Một người có tuổi đời 40 năm thì thời gian làm việc của tim là:

40 × 50% = 20 năm.


Câu 23:

Một gen có tổng số 105 chu kì xoắn. Gen nhân đôi 3 lần, số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nuclêôtit trong quá trình nhân đôi là:

Xem đáp án

Đáp án D.

Khi nhân đôi, các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào liên kết với nhau bằng liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị để tạo nên mạch mới của phân tử ADN. Liên kết hóa trị được hình thành giữa nuclêôtit này với nuclêôtit kế tiếp. Do vậy, tổng số liên kết hóa trị bằng tổng số nuclêôtit của ADN trừ 2.

- Gen này có tổng số nuclêôtit:

105 × 20 = 2100.

- Gen này có tổng số liên kết cộng hóa trị:

2100 – 2 = 2098 liên kết.

- Khi gen nhân đôi 3 lần thì số liên kết cộng hóa trị được hình thành:

 2098 × (23 – 1) = 2098 × 7 = 14686 (liên kết).


Câu 27:

Ở một vùng ven biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu Kcal/m2/ngày. Tảo silíc chỉ đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 40% năng lượng tích lũy trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng của giáp xác. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của cá so với tảo silic là:

Xem đáp án

Đáp án C.

- Tảo đồng hóa được số năng lượng là:

3 triệu × 0,3%.

- Giáp xác đồng hóa được số năng lượng là:

3 triệu × 0,3% × 40%.

- Cá đồng hóa được số năng lượng là:

3 triệu × 0,3% × 40% × 0,15%.

Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của cá so với tảo là:

3 triu×0,3%×40%×0,15%3 triu×0,3%=40%×0,15%=0,06%


Câu 28:

Khi nói về tháp sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Tháp số lượng là loại tháp luôn có đáy rộng, đỉnh hẹp.

(2) Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích tại một thời điểm nào đó.

(3) Tháp năng lượng thường có đáy rộng và đỉnh hẹp. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại.

(4) Tháp sinh khối được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích của mỗi bậc dinh dưỡng.

Xem đáp án

Đáp án A.

- Trong 4 phát biểu trên thì chỉ có phát biểu (4) là đúng.

Tháp sinh khối được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích của mỗi bậc dinh dưỡng.

- Phát biểu (1) sai. Tháp số lượng không phải luôn luôn ở dạng chuẩn.

- Phát biểu (2) sai. Tháp năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.

- Phát biểu (3) sai. Tháp năng lượng luôn có đáy rộng và đỉnh hẹp.


Câu 29:

Huyết áp được duy trì ổn định nhờ bộ phận thực hiện nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A.

Huyết áp được duy trì ổn định nhờ bộ phận thực hiện là: tim và mạch máu. Do sự thay đổi nhịp tim, sức co tim hay sự co giãn mạch máu.

Còn thụ thể áp lực ở mạch máu là bộ phận thu nhận tín hiệu.

Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não là bộ phận điều khiển.


Câu 30:

Khi giải thích đặc điểm thích nghi của phương thức trao đổi khí ở cá chép với môi trường nước, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Các cung mang, các phiến mang xòe ra khi có lực đẩy của nước.

(2) Miệng và nắp mang cùng tham gia vào hoạt động hô hấp.

(3) Cách sắp xếp của các mao mạch trên mang giúp dòng nước qua mang chảy song song cùng chiều với dòng máu.

(4) Hoạt động của miệng và nắp mang làm cho 1 lượng nước được đẩy qua đẩy lại tiếp xúc với mang nhiều lần giúp cá có thể lấy được 80% lượng oxi trong nước.

Xem đáp án

Đáp án B.

(1) và (2) đúng.

Cá hô hấp bằng mang. Mang cá chỉ thích nghi với hô hấp ở dưới nước vì:

- Ở dưới nước do lực đẩy của nước làm các phiến mang xòe ra làm tăng diện tích trao đổi khí.

- Nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào động tác hô hấp: Sự nâng hạ của xương nắp mang phối hợp với mở đóng của miệng làm cho dòng nước chảy một chiều gần như liên tục qua mang.

- Cách sắp xếp của các mao mạch trong các phiến mang giúp cho dòng máu trong các mao mạch luôn chảy song song nhưng ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài làm tăng hiệu suất trao đổi khí giữa máu và dòng nước giàu O2 đi qua mang.


Câu 31:

Khi nói về thể giao tử ở thực vật có hoa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Từ tế bào mẹ 2n trong bao phấn trải qua 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân để hình thành hạt phấn.

(2) Từ tế bào mẹ 2n trong noãn trải qua 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân để hình thành túi phôi.

(3) Từ 1 tế bào mẹ 2n trong bao phấn trải qua 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân để hình thành 8 hạt phấn.

(4) Từ 1 tế bào mẹ 2n trong noãn trải qua 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân để hình thành 32 túi phôi.

(5) Mỗi thể giao tử đực có 2 tế bào đơn bội.

Xem đáp án

Đáp án D.

Có 2 phát biểu đúng, đó là (2) và (5).

Hình thành hạt phấn gồm 2 giai đoạn:

- Tế bào mẹ hạt phấn (2n) trong bao phấn giảm phân tạo thành 4 tế bào (n).

- Mỗi tế bào (n) nguyên phân tạo thành hạt phấn gồm 2 tế bào (n): 1 tế bào sinh dưỡng, 1 tế bào sinh sản.

Như vậy từ 1 tế bào mẹ hạt phấn tạo được 4 hạt phấn.

Hình thành túi phôi gồm 2 giai đoạn:

- 1 tế bào (2n) giảm phân tạo thành 4 tế bào (n).

- 3 tế bào tiêu biến; 1 tế bào nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo túi phôi.

Túi phôi gồm 8 nhân: 1 nhân trứng (n); 2 nhân cực (2n); 2 tế bào kèm và 3 tế bào đối cực.

Như vậy từ 1 tế bào mẹ 2n trong noãn tạo được 1 túi phôi.

Hạt phấn được gọi là thể giao tử đực; túi phôi được gọi là thể giao tử cái.


Câu 32:

Khi trứng rụng làm xuất hiện thể vàng thì ở trong máu, nồng độ của những loại hoomon nào sau đây bị thay đổi?

Xem đáp án

Đáp án D.

- Thể vàng hình thành và phát triển ở giữ chu kì kinh nguyệt. Khi thể vàng phát triển sẽ tiết ra prôgesteron và estrogen làm cho nồng độ prôgesteron trong máu tăng lên.

- Ở cuối chu kì kinh, thể vàng thoái hóa làm giảm nồng độ prôgesteron trong máu.

Còn GnRH, LH, FSH chịu tác động của thể vàng một cách gián tiếp thông qua progesteron và ostrogen.


Câu 33:

Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.

(2) Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.

(3) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.

(4) Có độ dài và số lượng nuclêôtit luôn bằng nhau.

(5) Có cấu trúc mạch thẳng.

Xem đáp án

Đáp án B.

Có 3 phát biểu đúng, đó là (2), (3) và (5).

- Tất cả các tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma) của bất kì một loài sinh vật nào đều chứa một hàm lượng ADN rất ổn định và đặc trưng cho loài, không phụ thuộc vào sự phân hóa chức năng hay trạng thái trao đổi chất. Còn số lượng ARN thì biến đổi tùy thuộc vào trạng thái sinh lí của tế bào.

- Các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sẽ luôn nhân đôi cùng nhau và diễn ra cùng lúc làm cơ sở cho sự nhân đôi của NST.

→ (1) sai.

- ADN ở sinh vật nhân sơ mang các gen không phân mảnh còn ADN ở sinh vật nhân thực mang các gen phân mảnh

- Các gen khác nhau có độ dài và số lượng nuclêôtit khác giống nhau.

→ (4) sai.


Câu 34:

Xét các đặc điểm sau:

(1) Bộ NST tồn tại theo từng cặp tương đồng.

(2) Tế bào sinh dưỡng mang bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau.

(3) Không có khả năng sinh sản hữu tính (bị bất thụ).

(4) Hàm lượng ADN ở trong tế bào sinh dưỡng tăng lên so với dạng lưỡng bội.

Thể đột biến dị đa bội có bao nhiêu đặc điểm?

Xem đáp án

Đáp án C.

Thể dị đa bội được hình thành do quá trình lai xa kèm theo đa bội hóa nên cơ thể dị đa bội có bộ NST tồn tại theo từng cặp tương đồng (1), tế bào sinh dưỡng mang bộ NST lưỡng bội của hai loài (2), có khả năng sinh sản hữu tính bình thường, có hàm lượng ADN tăng lên so với dạng lưỡng bội bình thường (4).

→ Có 3 đặc điểm là (1), (2) và (4).


Câu 35:

Ở ruồi giấm, hai gen B và V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng trong đó B quy định thân xám trội hoàn toàn so với b quy định thân đen; V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng được F1 có 100% cá thể mang kiểu hình giống ruồi mẹ. Các cá thể F1 giao phối tự do thu được F2. Ở F2, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 1,25%. Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án A.

Loại bài này đề ra rất dài dòng nhưng khi làm, chúng ta phải đọc kỹ và chuyển về kiểu gen cho dễ quan sát.

- F1 đồng tính chứng tỏ P thuần chủng và F1 có kiểu gen dị hợp. Vậy kiểu gen của F1 là:

BVbvXDXd, BVbvXDY

- F­1 giao phối tự do BVbvXDXd, BVbvXDY thu được đời con có 1,25%Bv-vXDY

BVbvXDXd×BVbvXDY=BVbv×BVbvXDXd×XDY

Mà XDXd×XDY sinh ra XDY với tỉ lệ 14.

Vậy khi khử XDY thì ta có:

BVbv×BVbvsinh ra đời con có Bv-vvới tỉ lệ:

1,25%÷14=5%=0,05

- Sử dụng nguyên lí: A-bb = 0,25 – aabb

→ Kiểu hình lặn bvbv=0,25-0,05=0,2

Ruồi giấm hoán vị gen chỉ có ở cái nên:

0,2bvbv=0,5bv x 0,4bv

Vậy cơ thể cái F1 đã sinh ra giao tử bv có tỉ lệ = 0,4.

Ruồi cái F1 lai phân tích:

BVbvXDXd×bvbvXdYloại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ BVbvXDXd chiếm tỉ lệ:

0,1Bvbv×14XDY=0,025=2,5%

(Vì BVbv×bvbvsẽ cho 0,1Bvbv; XDXd×XdYsẽ cho 14XDY)

 


Câu 36:

Ở một loài động vật, cho con cái (XX) mắt đỏ thuần chủng lai với con đực (XY) mắt trắng thuần chủng được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F1 lai phân tích, đời Fb thu được 50% con đực mắt trắng, 25% con cái mắt đỏ, 25% con cái mắt trắng. Nếu cho con cái F1 lai phân tích, theo lí thuyết loại cá thể đực mắt đỏ ở đời con chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án B.

Ở phép lai phân tích con đực F1, ta thấy:

- Ở đời con của phép lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình là:

mắt đỏ : mắt trắng = 25% : (25%+50%) = 1 : 3   

→ Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen bổ sung.

Mặt khác, tất cả các con đực đều có mắt trắng còn ở giới cái thì có cả mắt đỏ và mắt trắng.

→ Tính trạng liên kết giới tính và gen nằm trên NST giới tính X.

Quy ước gen:

A-B- quy định kiểu hình mắt đỏ.

A-bb, aaB-, aabb quy định kiểu hình mắt trắng

- Vì trong tương tác bổ sung loại hai kiểu hình, vai trò của gen A và B là ngang nhau, do đó cặp gen Aa hay Bb nằm trên cặp NST X đều cho kết quả đúng.

- Sơ đồ lai: XAXABB x XaYbb.

Đực F1 có kiểu gen XAY Bb, cái F1 có kiểu gen XAXa Bb.

Cái F1 lai phân tích:

 

→ Cá thể đực mắt đỏ có kiểu gen XAYB- chiếm tỉ lệ:

 


Câu 37:

Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Nếu loại bỏ tất cả các cây hoa đỏ và hoa trắng F1, sau đó cho các cây hoa hồng và hoa vàng ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên thì ở F2, kiểu hình hoa đỏ có tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án D.

F1 có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1.

→ Quy luật tương tác bổ sung.

Quy ước gen: 9A-B- : hoa đỏ.

                   3A-bb: hoa hồng.

                   3aaB-: hoa vàng.

                   1aabb: hoa trắng.

Loại bỏ các cây đỏ, trắng ta được:


Câu 38:

Ở một loài động vật, cho con đực (XY) thuần chủng mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái (XX) thuần chủng mắt đỏ, đuôi ngắn, F được toàn con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình gồm 50% con cái mắt đỏ, đuôi ngắn; 20% con đực mắt đỏ, đuôi ngắn; 20% con đực mắt trắng, đuôi dài; 5% con đực mắt trắng, đuôi ngắn; 5% con đực mắt đỏ, đuôi dài. Nếu cho con cái F1 lai phân tích thì trong số các cá thể thu được ở đời con, các cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án D.

- Dựa vào kiểu hình ở F1 và F2 ta thấy tính trạng màu mắt do một cặp gen quy định, mắt đỏ trội so với mắt trắng. Tính trạng chiều dài đuôi do một cặp gen quy định, đuôi ngắn trội so với đuôi dài.

- Quy ước:   A- mắt đỏ; a- mắt trắng

                   B- đuôi ngắn; B- đuôi dài

- Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác giới cái và tính trạng lặn tập trung chủ yếu ở giới đực 2 tính trạng này di truyền liên kết giới tính, gen quy định mỗi tính trạng đều nằm trên X không có alen tương ứng trên Y.

- Ở F2 con đực mắt trắng, đuôi dài có kiểu gen XabY chiếm tỉ lệ 0,2 con cái mắt đỏ đuôi ngắn ở F1 cho giao tử Xab=0,20,5=0,4" đây là giao tử liên kết.

" Tỉ lệ giao tử hoán vị = 0,5 – 0,4 = 0,1.

Tần số hoán vị = 2 × giao tử hoán vị × 100% = 2 × 0,1 × 100% = 20%.

- Kiểu gen của con cái F1 là XABXab

Con cái F1 lai phân tích: XABXab × XabY.

- Con đực mắt đỏ đuôi dài có kiểu gen XAbY do đó kiểu hình này chiếm 5% ở đời Fb.

 


Câu 39:

Ở một quần thể thực vật, xét gen A nằm trên NST thường có 3 alen là A1, A­2, A3 trong đó A1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với A2 và A3; Alen A2 quy định hoa màu vàng trội hoàn toàn so với A3; Alen A3 quy định hoa màu trắng. Quần thể đang cân bằng về di truyền, có tần số của các alen A1, A2, A3 lần lượt là 0,3; 0,2; 0,5. Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ : hoa vàng : hoa trắng ở trong quần thể này là:

Xem đáp án

Đáp án A.

Kiểu hình hoa đỏ có các kiểu gen: A1A­­1, A1A2, A1A3

Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ là:

0,32 + (2 x 0,2 x 0,3 x 0,5) = 0,51

Kiểu hình hoa vàng có các kiểu gen: A2A2, A2A3

Tỉ lệ kiểu hình hoa vàng là:

0,22 + 2 x 0,2 x 0,5 = 0,24

Kiểu hình hoa trắng là: A3A3

Tỉ lệ kiểu hình hoa trắng là: 0,52 = 0,25

Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ: vàng: trắng = 51:24:25


Câu 40:

Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X, khoảng cách giữa hai gen là 16cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phá hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Biết được chính xác kiểu gen của 10 người.

(2) Người số 1, số 3 và số 11 có kiểu gen giống nhau.

(3) Nếu người số 13 có vợ không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh con gái bị bệnh là 29%.

(4) Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng bị cả hai bệnh là 8,82%.

Xem đáp án

Đáp án A.

Giải thích:

(1) sai. Vì chỉ có 9 người biết được KG, đó là 8 người nam và người nữ số 5.

Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có alen a và B. Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gen XABY nên người số 5 phải có kiểu gen XABXaB.

Người số 7 sinh con bị cả hai bệnh nên người số 7 có thể có kiểu gen XABXab hoặc XAbXaB.

(2) sai. Vì 3 người này chưa biết kiểu gen nên không thể khẳng định kiểu gen của họ giống nhau.

(3) đúng. Vì người số 13 có kiểu gen XabY, vợ của người này có kiểu gen XABXab nên xác suất sinh con gái bị bệnh = 0,5 - xác suất sinh con gái không bị bệnh. Con gái không bị bệnh có kiểu gen XABXab có tỉ lệ = 0,5 × 0,42 = 0,21.

" Xác suất sinh con gái bị bệnh = 0,5 – 0,21 = 0,29.

Người số 5 có kiểu gen XABXab, người số 6 có kiểu gen XABY nên người số 11 có kiểu gen XABXAB hoặc XABXab hoặc XABXAb hoặc XABXaB với tỉ lệ:

0,42 XABXAB : 0,42 XABXab : 0,08 XABXAb :0,08 XABXaB

Cặp vợ chồng số 11, 12 sinh con bị cả hai bệnh nếu người 11 có kiểu gen XABXaB. Khi đó xác suất sinh con bị cả hai bệnh:

0,42 × 0,21 = 0,0882.

" (4) đúng.


Bắt đầu thi ngay