Tổng hợp đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có đáp án (Đề số 4)
-
7483 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Loài mướp và bầu trắng là hai loài khác nhau, tuy có chu kì ra hoa và thời gian chín của hạt phấn cũng như thời gian chín của noãn là giống nhau nhưng hạt phấn của mướp không thể thụ phấn cho hoa cái của bầu trắng được do có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, hiện tượng này là dấu hiệu của dạng cách li nào sau đây?
Chọn C.
Đây là hiện tượng cách ly cơ học. Các loài không thể thụ phấn cho nhau do cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau
Cách ly nơi ở: hai loài có nơi ở khác nhau.
Cách ly tập tính: ví dụ một loài có tập tính giao phối ban ngày, một loài giao phối ban đêm thì chúng không thể giao phối với nhau.
Cách ly mùa vụ: ví dụ một loài ra hoa tháng 3, một loài ra hoa thánh 6 thì chúng không thể thụ phấn với nhau được.
Câu 4:
Năm 1950, Fox và các cộng sự đã tiến hành thí nghiệm đun nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ cao 150 ~ 180oC, thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì?
Chọn B.
Nguyên liệu của thí nghiệm là: các axit amin.
Kết quả của thí nghiệm này là xuất hiện các chuỗi polypeptid ngắn.
Vậy thí nghiệm này chứng minh quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ.
Câu 5:
Phát biểu nào không đúng về ưu thế lai?
Chọn D.
Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống vượt trội so với cả bố và mẹ hoặc trên mức trung bình của bố và mẹ.
Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Con lai F1 có ưu thế lai cao có tỷ lệ kiểu hen dị hợp lớn nên nếu dùng làm giống dễ gây hiện tượng thoái hóa giống, do đó người ta không dùng con lai F1 để làm giống mà dùng vào mục đích kinh tế.
Câu 6:
Phát biểu nào không đúng?
Chọn C.
Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau, cấu tạo khác nhau nhưng thực hiện những chức năng tương tự nhau.
Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa hội tụ.
Do đó khi các loài có nhiều cơ quan tương tự giống nhau thì không phản ánh quan hệ họ hàng gần gũi nhưng thể hiện các hai loài có khả năng thích nghi với cùng một kiểu môi trường.
Câu 7:
Một gen thực hiện 2 lần phiên mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp ribonucleotit các loại: A= 400; U= 360; G= 240; X= 480. Số lượng từng loại nucleotit của gen là:
Chọn B.
Một lần phiên mã gen cần:
A = 200, U = 180 , G = 120, X = 240
Số nucleotit này tương ứng với số nu trên phân tử mARN.
Số lượng từng loại nu của gen:
A = T = 200 + 180 = 380
G = X = 120 + 240 = 360
Câu 8:
Cho ruồi giấm cái mình đen cánh cụt, kiểu gen đồng hợp lặn giao phối với ruồi đực dị hợp hai cặp gen, tần số hoán vị gen bằng 20%. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con thu được là:
Chọn B.
Ruồi giấm chỉ hoán vị ở con cái.
Con cái đồng hợp lặn nên tần số hoán vị không ảnh hưởng đến tỷ lệ giao tử vẫn là 100% ab.
Đực dị hợp 2 cặp gen cho 2 loại giao tử với tỷ lệ 1: 1.
Do đó đời con có tỷ lệ kiểu hình là 1: 1.
Câu 9:
Trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, tạp giao hai cơ thể dị hợp hai cặp gen cho thế hệ lai có 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình mang 2 tính trạng lặn tỉ lệ: 0,0625 là tỉ lệ của:
Chọn D.
Bố mẹ dị hợp hai cặp gen sinh ra con có có tỷ lệ tính trạng lặn bằng:
0,0625 = = x
=> Bố mẹ dị hợp hai cặp gen, tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.
Đây là tỉ lệ của các phép lai tuân theo quy luật phân li độc lập hoặc hiện tượng hoán vị gen với tần số 50%.
Câu 10:
Trong các phát biểu sau, phát biểu không đúng về tiến hóa nhỏ là:
Chọn D.
Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi hẹp, thời gian ngắn và có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Tiến hóa nhỏ: quá trình thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, dẫn đến hình thành loài mới
Tiến hoá lớn: sự hình thành các nhóm phân loại trên loài: chi, họ, bộ, lớp, ngành.
Trước đây người ta coi tiến hóa lớn là hệ quả cảu tiến hóa nhỏ, nhưng gần đây người ta đang nghiên cứu để tìm ra những nét riêng của tiến hóa lớn.
Vậy D sai.
Câu 11:
Một quần thể xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp bằng 60%. Sau một số thế hệ liên tiếp, tỉ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên bằng:
Chọn B.
Số thế hệ tự phối là:
60: (2n) = 3,75
=> n = 4
Vậy quần thể đã qua 4 thế hệ tự phối.
Câu 12:
Điều kết luận không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở người là:
Chọn A.
NST giới tính tồn tại ở tất cả các tế bào trong cơ thể chứ không chỉ ở tế bào sinh dục, thể hiện tính toàn năng của tế bào (mỗi tế bào đều chứa một bộ gen chung của cơ thể).
Câu 14:
Trên một cặp NST, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB= 1,5cM, BC= 16,5 cM, BD= 3,5cM, CD= 20 cM, AC= 18cM. Trật tự đúng của các gen trên NST đó là:
Chọn D.
AB + BC = 1,5 + 16,5 =18 cM = AC nên B nằm giữa A và C.
=> Loại B, C.
BC + BD = 16,5 + 3,5 = 20 cM = CD nên B nằm giữa C và D.
Câu 16:
Ở cà chua gen B qui định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen b quy định quả vàng. Nếu cho cây quả đỏ lai với cây quả vàng thì ở F1:
Chọn D.
Cây quả đỏ có kiểu gen BB hoặc Bb.
Nếu cây đỏ có kiểu gen BB đời con 100% đỏ.
Nếu cây đỏ có kiểu gen Bb đời con có tỷ lệ 1 đỏ : 1 vàng.
Câu 17:
Hình thái giải phẫu của cánh tay người tương đồng với:
Chọn D.
Cơ quan tương đồng có đặc điểm cấu tạo giống nhau nhưng có thể thực hiện chức năng khác xa nhau.
Cánh tay người là chi trước của động vật có xương sống.
=> Tương ứng nguồn gốc với cánh của dơi và của chim sẻ.
Câu 18:
Câu nào trong số các câu dưới đây nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN) là đúng với quan niệm của di truyền học hiện đại?
Chọn C.
Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa khả năng sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Thực tế, một con vật có thể sinh trưởng phát triển tốt, chống chọi tốt với bệnh tật nhưng lại không sinh sản được thì vẫn không có ý nghĩa với tiến hóa.
Câu 19:
Khi nói về nguyên tắc nhân đôi AND kép, có các quan điểm sau:
(1) Nguyên tắc giữ lại một nửa.
(2) Nguyên tắc bổ sung.
(3) Nguyên tắc khuôn mẫu.
(4) Nguyên tắc không liên tục trên 2 mạch.
Có bao nhiêu ý kiến đúng?
Chọn C.
Các nguyên tắc đúng là: 1,2,3.
Câu 20:
Cho sơ đồ phả hệ sau đây mô tả sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của một gen quy định:
Biết không có đột biến xảy ra xác suất sinh con đầu lòng không mắc bệnh của cặp vợ chồng 12 và 13 là:
Chọn B.
Bố mẹ bình thường sinh ra con bị bệnh.
=> Gen bị bệnh do gen lặn quy đinh.
Bố bình thường con gái bị bệnh.
=> Gen bị bệnh nằm trên NST thường.
Xét bên gia đình người vợ 12:
6 có kiểu gen A- , bố mẹ 1 x 2 bình thường sinh ra 5 có kiểu gen aa.
=> Bố mẹ 1 x 2 = Aa x Aa
6 có tỉ lệ kiểu gen:
7 có kiểu gen Aa
7 và 6 sinh ra con có kiểu gen:
12 bình thường có tỉ lệ kiểu gen:
Xét bên gia định chồng 13 : 9 x 10 bình thường sin con bị bệnh.
=> 9 x10 = Aa x Aa
Câu 21:
Cho các phát biểu sau:
(1) Cơ quan thoái hóa cũng được xem là cơ quan tương đồng.
(2) Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa phân li.
(3) Cơ quan tương tự phản ánh hướng tiến hóa đồng quy.
(4) Những loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các axit amin hay trình tự nucleotit có xu hướng ngày càng giống nhau.
(5) Thực chất chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Đac uyn là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá thể.
(6) Theo quan điểm cổ điển chọc lọc tự nhiên là nhân tố quyết định chiều hướng tiến hóa của loài.
(7) Loài người có thể tạo ra từ loài tổ tiên là vượn người hóa thạch do cấu trúc lại bộ nhiễm sắc thể.
(8) Quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất có thể chia làm hai giai đoạn là tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học.
Trong các phát biểu trên số ý kiến phát biểu sai là:
Chọn B.
Các phát biểu sai gồm có: 6 và 8.
6 sai vì CLTN là nhân tố quy định tiến hóa của loài là theo quan điểm tiến hóa hiện đại.
8 sai vì quá trình tiến hóa sự sống trên trái đất có thể chia ra làm các giai đoạn tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
Câu 22:
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 4. Trên mỗi cặp NST xét mỗi gen có 2 alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 2 dạng thể ba tương ứng với các cặp NST. Theo lí thuyết, các thể đột biến này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
Chọn C.
2n = 4 hay có 2 cặp NST.
Mỗi cặp khi xuất hiện thể ba sẽ có 4 kiểu gen, còn ở trạng thái lưỡng bội bình thường thì chỉ có 3 kiểu gen.
Số kiểu gen tối đa về các thể đột biến ba nhiễm:
4 x 3 x 2 = 24
Câu 23:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới, thực vật có hoa xuất hiện vào đại nào sau đây?
Chọn B.
Thực vật có hoa xuất hiện vào kỉ phấn trắng đại trung sinh.
Câu 24:
Dạng người nào sau đây là dạng người hiện đại?
Chọn A.
Người hiện đại thuộc dạng người Homo sapiens.
Thứ tự xuất hiện trong bậc thang tiến hóa:
Homo habilis => Homo erectus => Homo sapiens và Homo neanderthalensis (đã tuyệt diệt).
Câu 25:
Khi nói về quần thể giao phối, người ta đưa ra các quan niệm sau:
(1) Quần thể ngẫu phối đa dạng di truyền.
(2) Qua các thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần.
(3) Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ.
(4) Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
(5) Trong quần thể giao phối có chọn lọc tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử tăng dần.
(6) Quần thể giao phối không ngẫu nhiên có vốn gen phong phú hơn quần thể giao phối ngẫu nhiên.
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
Chọn C.
Ngẫu phối giúp các alen phát tán trong quần thể, trung hòa tính có hại của alen đột biến và tạo nguồn biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. Quần thể giao phối ngẫu nhiên thường có vốn gen phong phú hơn quần thể giao phối không ngẫu nhiên.
Quần thể ngẫu phối có thể duy trì trạng thái cân bằng, tần số alen và thành phần kiểu gen không đổi nếu không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.
Tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ là đặc trưng của giao phối không ngẫu nhiên.
Trong quần thể ngẫu phối có chọn lọc, chỉ khi diễn ra chọn lọc thể dị hợp tử thì tỷ lệ đồng hợp mới giảm, dị hợp tăng. Nếu xảy ra chọn lọc theo hướng ưu tiên thể đồng hợp trội chẳng hạn thì tỷ lệ cả dị hợp tử và đồng hợp lặn đều giảm.
Vậy các phát biểu đúng: 1,3,4.
Câu 26:
Dạng người nào sau đây được gọi là người vượn?
Chọn D.
Người vượn: Otralopitecus.
Vượn người: Driopithecus.
Câu 27:
Sau đây là một số thành tựu:
(1) Tạo ra chủng vi khuẩn E.coli có khả năng sản xuất insulin của người.
(2) Tạo ra cừu Do-li.
(3) Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β-caroten ở trong hạt.
(4) Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao.
Có bao nhiêu thành tựu là của công nghệ gen?
Chọn B.
Tạo ra cừu Doli là thành tựu của công nghệ tế bào.
Tạo giống dâu tằm tam bội là thành quả của công nghệ tạo giống bằng gây đột biến nhân tạo.
Các thành tựu tạo ra nhờ công nghệ gen là (1), (3).
Câu 28:
Đơn vị tồn tại nhỏ nhất của sinh vật có khả năng tiến hóa là:
Chọn A.
Đơn vị nhỏ nhất của sinh vật có khả năng tiến hoá là quần thể.
Cá thể: một cá thể không thể thực hiện chức năng sinh sản để tạo ra thế hệ mới, đồng thời biến dị phát sinh trong đời cá thể nếu không có giao phối không thể đóng góp vào tiến hóa.
Khái niệm loài quá rộng, nhiều quần thể với thành phần kiểu gen phức tạp, có hệ thống di truyền kín, cách ly sinh sản với loài khác nên ít có cơ hội biến đổi vốn gen.
Câu 29:
Mã di truyền là:
Chọn D.
Mã di truyền là quy tắc tương ứng giữa trình tự các nucleotit và các axit amin. Ứng với mỗi bộ ba sẽ quy định một loại axit amin nhưng một loại axit amin có thể được quy định bởi nhiều bộ ba.
Câu 31:
Một quần thể bò có 4000 con lông vàng, 4000 con lông lang trắng đen, 2000 con lông đen. Biết kiểu gen BB quy định lông vàng, Bb quy định lông lang trắng đen, bb quy định lông đen. Hỏi sau một thế hệ ngẫu phối và hai thế hệ giao phối gần, thì tần số gen B và b trong quần thể đúng với đáp án sau đây?
Chọn B.
Ở quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền:
0,4 BB : 0,4 Bb : 0,2 bb
Sau ngẫu phối và giao phối gần, tần số alen không thay đổi so với thế hệ P ban đầu
Tần số alen ở thế hệ P:
Câu 32:
Phép lai nào sau đây thể hiện là phép lai gần?
Chọn D.
Phép lai gần là phép lai mà bố mẹ có tỷ lệ kiểu gen giống nhau rất cao.
Ở đáp án D bố mẹ có kiểu gen gần như giống nhau, chỉ khác mỗi cặp CC và Cc và cũng là đáp án có tỷ lệ kiểu gen giống nhau cao nhất.
Câu 33:
Tế bào sinh dưỡng của thể ngũ bội (5n) chứa bộ nhiễm sắc thể (NST) trong đó:
Chọn B.
Thể ngũ bội: tất cả các cặp NST đều có 5 chiếc, bộ NST lưỡng bội cuả loài chỉ tăng lên 2,5 lần.
Câu 34:
Nhân tố tiến hóa nào sau đây được xem là nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa:
Chọn D.
Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng duy nhất, đóng vai trò định hướng cho quá trình tiến hóa.
Câu 35:
Tần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào:
(1) Số lượng gen có trong kiểu gen.
(2) Đặc điểm cấu trúc của gen.
(3) Cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến.
(4) Sức chống chịu của cơ thể dưới tác động của môi trường.
Phương án đúng là:
Chọn D.
Tần số đột biến gen phụ thuộc vào: 2,3.
Gen có cấu trúc càng bền vững (ví dụ nhiều liên kết hidro...) thì càng ít bị biến đổi.
Tác nhân gây đột biến khác nhau có cơ chế tác động khác nhau đến gen.
Tác nhân đột biến càng mạnh, cường độ càng lớn thì tần số đột biến gen càng cao.
Câu 36:
Trong tự nhiên con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường:
Chọn C.
Trong quá trình hình thành loài thì phương pháp đột biến lớn được coi là phương pháp làm thay đổi vật chấy di truyền của loài và hình thành loài nhanh nhất.
Lai khác loài có thể tạo gia con lai của hai loài với nhau nhưng con lai không có khả năng sinh sản, lai xa chỉ tạo ra loài mới khi có sự kết hợp với quá trình đột biến.
Câu 37:
Thể lệch bội là thể có:
Chọn C.
Thể lệch bội là thể có số lượng NST ở một hoặc một số cặp trong tế bào tăng lên hoặc giảm đi.
Câu 38:
Quá trình đột biến là nhân tố tiến hóa vì đột biến:
Chọn C.
Bất kì nhân tố nào làm thay đổi vốn gen của quần thể (tần số alen, thành phần kiểu gen) đều là nhân tố tiến hóa.
Đột biến là nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đổi tần số alen của quần thể, qua đó làm thay đổi thành phần kiểu gen, tuy với tốc độ rất chậm.
Đột biến có thể có lợi, có thể có hại với cơ thể sinh vật, nhưng với quần thể nó là nguồn cung cấp nguyên liệu sơ cấp tạo sự đa hình di truyền cho quần thể.
Chỉ có chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng.
Câu 39:
Ở ruồi giấm gen A quy định tính trạng mắt đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt trắng. Cặp bố mẹ nào sau đây cho tỷ lệ phân li ở F1 là: 1 đực mắt đỏ : 1 đực mắt trắng : 1 cái mắt đỏ : 1 cái mắt trắng ?
Chọn C.
Đời con có 4 kiểu hình nên mẹ dị hợp tử, bố có kiểu hình lặ XA Xa x Xa Y.
=> 1 XA Xa : 1 Xa Xa : 1 XA Y : 1 Xa Y
Tỷ lệ kiểu hình : 1 cái mắt đỏ: 1 cái mắt trắng : 1 đực mắt đỏ : 1 đực mắt trắng.
Câu 40:
Quá trình hình thành loài nào sau đây là minh chứng cho quá trình hình thành loài bằng các đột biến lớn:
Chọn A.
Sự hình thành giống dê tiết ra protein tơ nhện.
=> Công nghệ chuyển gen.
Sự tạo thành con la: lai xa qua một thế hệ không kèm đa bội hóa.
Sự tạo thành cừu đoli.
=> Công nghệ tế bào.
Câu 41:
Phép lai hai cặp tính trạng phân li độc lập, F1 thu được: cặp tình trạng thứ nhất có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1, cặp tính trạng thứ hai có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1, thì tỷ lệ phân li kiểu hình chung của F1 là:
Chọn B.
Tỷ lệ kiểu hình chung:
( 3 : 1) x ( 1 : 2 : 1) = 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1
Câu 42:
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả tròn; gen b quy định quả dài; các cặp này nằm cùng trên một NST thường. Lai phân tích cây thân cao, quả tròn thu được F1 có tỷ lệ 35% thân cao,quả dài : 35% thân thấp, quả tròn : 15% thân cao, quả tròn : 15% thân thấp, quả dài. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của P là:
Chọn C.
Lai phân tích.
=> Tỷ lệ kiểu hình bằng tỷ lệ giao tử.
Thân cao quả dài (A-bb) và thân thấp quả tròn (aaB-) chiếm tỷ lệ kiểu hình lớn hơn nên được tạo ra do sự kết hợp với giao tử liên kết, do đó P có kiểu gen .
Tần số hoán vị gen là:
15% + 15% = 30%
Câu 43:
Các bệnh di truyền ở người phát sinh do cùng một dạng đột biến là:
Chọn A.
Mù màu và máu khó đông: đột biến gen lặn trên NST X vùng không tương đồng XY.
Bệnh đao: đột biến thể 3 nhiễm ở cặp NST số 21 ở người.
Bệnh hồng cầu hình liềm: đột biến gen trội trên NST thường.
Bệnh bạch tạng: đột biến gen lặn trên NST thường.
Bệnh ung thư máu: đột biến mất đoạn trên NST số 21.
Câu 44:
Loài biến dị không được xếp cùng loại với các loại biến dị còn lại là:
Chọn D.
Biến dị tạo thể chứa 9 NST trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm.
=> Đột biến số lượng NST thể ba nhiễm.
Biến dị tạo ra hội chứng Đao ở người.
=> Đột biến ba nhiễm ở cặp NST số 21 ở người.
Biến dị tạo ra hội chứng Claiphento ở người.
=> Đột biến thể ba nhiễm ở cặp NST giới tính ở người.
Biến dị làm tăng hoạt tính enzim Amilaza ở đại mạch.
=> Đột biến lặp đoạn (đột biến cấu trúc NST).
Câu 45:
Một cơ thể chứa bốn cặp gen dị hợp giảm phân bình thường thấy xuất hiện loại giao tử AE BD= 17,5%. Hãy cho biết loại giao tử nào sau đây còn có thể tạo ra từ quá trình trên, nếu xảy ra hoán vị chỉ ở cặp gen Aa?
Chọn A.
Cơ thể dị hợp 4 cặp gen có kiểu gen ( Aa, Ee, Bb, Dd).
Vì hoán vị chỉ ở cặp Aa nên BD = bd = 0,5.
AE BD = 17,5%
=> AE = ae = 0,175 : 0,5 = 35%
=> Ae = aE = 15%
% Ae BD = 15% x 0,5 = 7,5%
aE bd = 15% x 0,5 = 7,5%
ae BD = 35% x 0,5 = 17.5%
AE Bd không tồn tại do chỉ có hoán vị ở cặp Aa.
Câu 46:
Bò sát được tiến hóa từ lưỡng cư là bằng chứng chứng tỏ xu hướng tiến hóa theo hướng nào sau đây:
Chọn C.
Bò sát được tiến hóa từ lưỡng cư là bằng chứng cho xu hướng tiến hóa tổ chức cơ thể ngày càng cao.
So sánh với lớp lưỡng cư: Bò sát có các đặc điểm cấu tạo hoàn thiện hơn và tiến hóa hơn, các cơ quan và hệ cơ quan tổ chức hoàn thiện hơn.
Ví dụ như hệ bài tiết của lưỡng cư có cấu tạo để lưỡng cư thích nghi với đời sống nửa trên can và nửa dưới nước, trong đó ở bò sát cấu tạo của hệ bài tiết đã hoàn thiện hơn giúp cho bò sát hoàn toàn thích nghi với đời sống trên cạn.
Ngoài ra hệ tuần hoàn, các cơ quan thị giác của bò sát cũng phát triển tốt hơn lưỡng cư.
Câu 47:
Lai hai loài thực vật lưỡng bội: loài A có bộ NST lưỡng bội 2n= 38, loài B có bộ NST đơn bội n= 11. Người ta tiến hành lai hai loài này với nhau, kết hợp đa bội hóa thu được thể song nhị bội. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?
Chọn B.
Số nhóm gen liên kết chính bằng bộ đơn bội của loài.
Loài A có 38 NST, loài B lưỡng bội có 22 NST, sau khi lai hai loài với nhau rồi đa bội hóa thu được đời con có 60 NST (30 nhóm gen liên kết).
Câu 48:
Một NST có trật tự gen ban đầu là ABCDEF *GHI bị đột biến tạo thành NST có trật tự gen ABCDCDEF*GHI. Dạng đột biến này có thể để lại hậu quả gì?
Chọn C.
Đột biến này thuộc dạng đột biến lặp đoạn (đoạn CD bị lặp lại).
Dạng đột biến lặp đoạn không làm thay đổi nhóm gen liên kết, cũng ít ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể mang đột biến, có thể làm tăng cường độ biểu hiện tính trạng (làm giảm cường độ biểu hiện tính trạng là mất đoạn).
Câu 49:
Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XBXb, bố có kiểu gen XBY, sinh ra được con gái có kiểu gen XBXbXb. Biết rằng quá trình giảm phân của bố mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Kết luận nào sau đây đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ?
Chọn D.
Bố không có Xb nên con chỉ nhận XB từ bố và nhận Xb Xb từ mẹ.
Bố XB Y cho con XB sẽ giảm phân bình thường.
Mẹ có kiểu gen XB Xb cho con gái Xb Xb nên mẹ bị rối loạn ở giảm phân 2.
Câu 50:
Thế hệ xuất phát có kiểu gen AaBbCcDdEe, qua rất nhiều đời tự thụ phấn có thể thu được số dòng thuần trong quần thể là:
Chọn B.
Số dòng thuần được tạo ra tối đa:
2 5 = 32 dòng thuần.