Chủ nhật, 12/01/2025
IMG-LOGO

Tổng hợp đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có đáp án (Đề số 17)

  • 7484 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về tính hướng động của ngọn cây, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Ngọn cây vươn về phía ánh sáng và tránh xa đất, nhờ vậy mà cây vươn về phía ánh sáng để thu được nhiều ánh sáng cung cấp cho quang hợp.

→ Đáp án A.


Câu 2:

Nhóm động vật nào sau đây có quá trình sinh trưởng và phát triển không trải qua biến thái?

Xem đáp án

Các loài cá, bò sát, chim, thú đều không trải qua biến thái. Vì vậy, đáp án là cá chép.

  Đáp án C.


Câu 3:

Ở người, alen a gây bệnh máu khó đông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X; alen A quy định máu đông bình thường. Trong một gia đình, bố và mẹ đều bình thường sinh một đứa con bị hội chứng Claiphentơ đồng thời mắc bệnh máu khó đông. Nhận xét nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Giải thích:

- Bố bình thường thì phải có kiểu gen XAY. Con bị Claiphentơ và bị bệnh phải có kiểu gen là XaXaY nên đã nhận giao tử Y từ bố và giao tử XaXa từ mẹ.

 → Mẹ phải có gen bệnh, do đó kiểu gen của mẹ phải là XAXa.

- Kiểu gen của mẹ là XAXa Mẹ truyền giao tử XaXa cho con nên mẹ đã xảy ra đột biến ở giảm phân II.

Đáp án B.


Câu 4:

Ở một loài động vật có vú, gen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt nâu. Gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với b quy định cánh ngắn. Gen a lấn át sự biểu hiện của gen D và d nên trong kiểu gen chứa cặp aa cho kiểu hình mắt trắng, gen A không át. Gen D và B nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y, gen A nằm trên NST thường.

Cho lai giữa 1 con đực mắt đỏ, cánh dài với 1 con cái có cùng kiểu hình, F1 thu được 6 loại kiểu hình (mắt đó, cánh dài: mắt nâu, cánh dài; mắt trắng, cánh dài; mắt đỏ, cánh ngắn; mắt nâu, cánh ngắn và mắt trắng, cánh ngắn) trong đó tỉ lệ con đực có kiểu hình mắt đỏ, cánh dài là 15,375%. Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Kiểu gen của hai cá thể đem lai là: AaXBDY x AaXBDXbd. 

(2) Hoán vị gen xảy ra ở giới cái với tần số 18%.

(3) Trong số các cá thể sinh ra ở F1, tỉ lệ cá thể cái mắt đỏ, cánh dài là 37,5%.

(4) Có tất cả 24 kiểu gen khác nhau về hai tính trạng này được tạo ra trong quần thể.

Xem đáp án

Cả 4 phát biểu đều đúng.  

- Theo bài ra ta có: A-D- mắt đỏ; aaD- hoặc aadd quy định mắt trắng; A-dd quy định mắt nâu.

- Bố mẹ đều mang kiểu hình mắt đỏ, cánh dài (mang gen A-B-D) mà đời con có kiểu hình mắt trắng, cánh ngắn (mang gen aabbdd) chứng tỏ bố mẹ đều dị hợp về 3 cặp gen. Vì gen B và D nằm trên NST X cho nên kiểu gen của bố mẹ đem lai là AaXBDY x AaXBDXbd

(1) đúng.

Ở F1, con đực mắt đỏ, cánh dài có kiểu gen A-XBDY chiếm tỉ lệ 15,375%. Vì kiểu hình A- chiếm tỉ lệ ¾ = 0,75 cho nên kiểu gen XBDY chiếm tỉ lệ:

15,375% : 0,75 = 20,5% = 0,205.

0,205XBDY = 0,5Y.0,41XBD

Tần số hoán vị:

1 – 2 x 0,41 = 0,18.

(2) đúng.

- Ở phép lai AaXBDY x AaXBDXbd với tần số hoán vị 18% thì cá thể cái mắt đỏ, cánh dài có kiểu gen (A-XBDX-) ở đời con chiếm tỉ lệ:

 3/4 x 0,5 = 37,5%

(3) đúng.

- Gen A có 3 kiểu gen; Gen B và D có 8 kiểu gen.

Có 24 kiểu gen.

(4) đúng.

Đáp án C.


Câu 5:

Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống?

Xem đáp án

Chỉ những loài động vật có xương sống thì mới có hệ thần kinh dạng ống. Trong các loài nói trên thì bò sát là nhóm động vật có xương sống.

 → Đáp án D.


Câu 6:

Khi nói về sự tác động qua lại giữa quần xã và môi trường sống trong quá trình diễn thế sinh thái, hãy chọn phát biểu đúng:

Xem đáp án

Giải thích:

- Quá trình diễn thế là sự thay đổi của quần xã sinh vật. Khi quần xã thay đổi thì môi trường thay đổi. Vì giữa sinh vật và môi trường sống có mối tác động qua lại tương hỗ nhau.

→ A sai. B đúng.

- C và D sai. Vì có 2 nhóm nguyên nhân gây ra diễn thế, đó là:

+ Nguyên nhân bên trong (do chính quần xã gây ra). Ví dụ một hoặc một số loài nào đó trong quần xã phát triển quá mạnh làm giảm số lượng cá thể của nhiều loài khác dẫn tới gây ra diễn thế.

+ Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động của môi trường.

Đáp án B.


Câu 7:

Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1800 tế bào sinh tinh, người ta thấy 90 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 7 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Giải thích:

- Tỉ lệ tế bào có đột biến = 90 : 1800 = 5%.

- Bộ NST 2n = 12. Khi có 1 cặp NST không phân li thì sẽ cho 2 loại giao tử, một loại có 5 NST và một loại có 7 NST.

- Có 5% tế bào có đột biến thì sẽ có 2,5% số giao tử có 5 NST và 2,5% số giao tử có 7 NST.

Đáp án D.


Câu 8:

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng; alen B quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn.

Lai cây K của loài này với 3 cây khác cùng loài, thu được kết quả sau:

Phép lai (p)

Tỉ lệ kiểu hình F1

Cây K x cây thứ nhất

3 cây quả đỏ, chín sớm: 3 cây quả đỏ, chín muộn: 1 cây quả vàng, chín sớm: 1 cây quả vàng, chín muộn.

Cây K x cây thứ hai

3 cây quả đỏ, chín sớm: 3 cây quả vàng, chín sớm: 1 cây quả đỏ, chín muộn: 1 cây quả vàng, chín muộn.

Cây K x cây thứ ba

1 cây quả đỏ, chín sớm: 1 cây quả đỏ, chín muộn: 1 cây quả vàng, chín sớm: 1 cây quả vàng, chín muộn.

Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng với dữ kiện của các phép lai trên?

(1) Hai cặp gen đang xét có thể nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau hoặc cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể, cách nhau 50cM.

(2) Cho cây thứ nhất tự thụ phấn, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1.

(3) Phép lai giữa cây thứ nhất với cây thứ hai cho đời con tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình.

(4) Phép lai giữa cây thứ nhất với cây thứ ba và phép lai giữa cây thứ hai với cây thứ ba đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1.

Xem đáp án

Có 2 phát biểu đúng, đó là (1) và (3).

Giải thích:

- Dựa vào phép lai thứ nhất: Ở đời con, quả đỏ : quả vàng = 1:1      

Aa x aa.

Chín sớm : chín muộn = 3:1   

Bb x Bb.

Xét chung cả hai cặp tính trạng, chúng ta thấy rằng tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3:3:1:1 = tích tỉ lệ của hai cặp tính trạng là (3:1)(1:1)     

Hai cặp tính trạng này di truyền phân li độc lập với nhau hoặc có hoán vị với tần số 50%.  

(1) đúng.

Như vậy, ở phép lai một, kiểu gen của bố mẹ là AaBb x aaBb.

- Dựa vào phép lai thứ hai: Ở đời con, quả đỏ : quả vàng = 3:1        

Aa x Aa.

Chín sớm : chín muộn = 1:1   

Bb x bb.

Như vậy, ở phép lai hai, kiểu gen của bố mẹ là AaBb x Aabb. Kết hợp cả hai phép lai, chúng ta thấy đều có chung cây K. Do đó, cây K phải là cây có kiểu gen AaBb.

Cây thứ nhất có kiểu gen aaBb; cây thứ hai có kiểu gen Aabb.

- Ở phép lai 3, đời con có 4 kiểu tổ hợp với tỉ lệ 1:1:1:1 chứng tỏ cây thứ 3 phải có kiểu gen là aabb.

(2) sai. Vì cây thứ nhất có kiểu gen aaBb. Cây này tự thụ phấn sẽ cho đời con có tỉ lệ 3:1.

(3) đúng. Vì cây thứ nhất có kiểu gen aaBb, cây thứ hai có kiểu gen Aabb. Khi hai cây này lai với nhau thì đời con có tỉ lệ 1:1:1:1. Do đó, đời con có tỉ lệ kiểu gen = tỉ lệ kiểu hình.

(4) sai. Vì cây thứ 3 có kiểu gen aabb nên lai với cây thứ nhất (có kiểu gen aaBb) sẽ cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:1.

Đáp án B.


Câu 9:

Trong điều kiện không xảy ra đột biến, khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Giải thích:

A đúng. Vì sinh sản sinh dưỡng tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau, do đó có mức phản ứng giống nhau.

B sai. Vì tính trạng số lượng dễ bị thay đổi trước các tác động của môi trường nên thường có mức phản ứng rộng hơn tính trạng chất lượng.

C đúng. Vì các cá thể thuộc cùng một giống thì có kiểu gen giống nhau.

D đúng.

Đáp án B.


Câu 10:

Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X, khoảng cách giữa hai gen là 16cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Biết được chính xác kiểu gen của 9 người.

(2) Người số 1, số 3 và số 11 có kiểu gen giống nhau.

(3) Nếu người số 13 có vợ không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh con gái bị bệnh là 29%.

(4) Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng bị cả hai bệnh là 8,82%.

Xem đáp án

Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (3) và (4).

Giải thích:

(1) đúng. Vì chỉ có 9 người biết được KG, đó là 8 người nam và người nữ số 5.

Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có alen a và b. Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gen XABY nên người số 5 phải có kiểu gen XABXab.

Người số 7 sinh con bị cả hai bệnh nên người số 7 có thể có kiểu gen XABXab hoặc XAbXAb.

(2) sai. Vì 3 người này chưa biết kiểu gen nên không thể khẳng định kiểu gen của họ giống nhau.

(3) đúng. Vì người số 13 có kiểu gen XabY vợ của người này có kiểu gen XABXab nên xác suất sinh con gái bị bệnh = 0,5 – xác suất sinh con gái không bị bệnh. Con gái không bị bệnh có kiểu gen XABXab có tỉ lệ:

 0,5 x 0,42 = 0,21.

Xác suất sinh con gái bị bệnh:

0,5 – 0,21 = 0,29.

Người số 5 có kiểu gen XABXab, người số 6 có kiểu gen XABY nên người số 11 có kiểu gen XABXAB hoặc XABXab hoặc XABXAb hoặc XABXaB với tỉ lệ:

0,42 XABXAB : 0,42 XABXab : 0,08 XABXAb : 0,08 XABXaB

Cặp vợ chồng số 11, 12 sinh con bị cả hai bệnh nếu người 11 có kiểu gen XABXab Khi đó xác suất sinh con bị cả hai bệnh:

 0,42 x 0,21 = 0,0882.

(4) đúng.

Đáp án A.


Câu 11:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc quả do hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời hai alen trội A và B thì quy định cây quả đỏ; kiểu gen chỉ có một trong hai loại alen trội hoặc không có alen trội nào thì quy định cây quả vàng. Cho cây dị hợp hai cặp gen (P) tự thụ phấn thu được F1. Cho tất cả các cây quả vàng ở F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có cả cây quả đỏ và quả vàng. Trong số các cây quả vàng ở F2, lấy ngẫu nhiên 1 cây, xác suất để thu được cây thuần chủng là:

Xem đáp án

Giải thích:

- Theo bài ra ta có:

A-B- quy định quả đỏ;

A-bb hoặc aaB- hoặc aabb quy định quả vàng.

- Cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn (AaBb) thu được F1 có tỉ lệ 9 đỏ : 7 vàng.

- Toàn bộ cây quả vàng F1 gồm có 1AAbb, 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb, 1aabb. Các cây quả vàng F1 giao phấn ngẫu nhiên ta có sơ đồ lai:

(1AAbb, 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb, 1aabb) x (1AAbb, 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb, 1aabb)

Giao tử: 2Ab, 2aB, 3ab.

 

2Ab

2aB

3ab

2Ab

4AABB

4AaBb

6Aabb

2aB

4AaBb

4aaBB

6aaBb

3ab

6Aabb

6aaBb

9aabb

Cây quả vàng F2 gồm có:

4AAbb + 12Aabb + 4aaBB + 12aaBb + 9aabb = 41.

Cây quả vàng thuần chủng có:

4AAbb + 4aaBB + 9aabb =17.

→ Đáp án = 17/41.

Đáp án B.


Câu 13:

Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la. Con la không có khả năng sinh sản.

(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.

(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Xem đáp án

Có 2 ví dụ thuộc về cách li sau hợp tử, đó là (1) và (3).

Giải thích: Cách li sau hợp tử là hình thức cách li, trong đó đã xảy ra thụ tinh tạo ra hợp tử nhưng hợp tử bị chết, hoặc phôi bị chết, hoặc sinh ra cá thể con nhưng đời con bị bất thụ.

Các ví dụ (2) và (4) thuộc về cách li trước hợp tử.

Đáp án A.


Câu 14:

Đặc điểm không có ở mã di truyền của sinh vật nhân thực là:

Xem đáp án

A sai. Vì mã di truyền được đọc theo chiều 5’3’ trên mạch mARN và đọc theo chiều 3’ 5’ trên mạch gốc của gen.

B đúng. Vì bộ ba kết thúc gồm có UAA, UAG, UGA.

C đúng. Vì bộ ba mở đầu là AUG mã hóa cho metionin.

D đúng. Vì mã di truyền có tính thoái hóa nên mỗi aa có thể do nhiều bộ ba khác nhau mã hóa.

Đáp án A.


Câu 15:

Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Giải thích:

- Đột biến số lượng NST không làm thay đổi cấu trúc của NST nên không làm thay đổi số lượng gen trên NST.

- Đột biến đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi vị trí sắp xếp của các gen mà không làm thay đổi số lượng gen trên NST.

- Chỉ có đột biến mất đoạn, lặp đoạn hoặc chuyển đoạn giữa các NST mới làm thay đổi số lượng gen của NST.

Đáp án B.


Câu 16:

Khi tế bào ở trạng thái điện thế nghỉ, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A sai. Vì ở trạng thái điện thế nghỉ, mặt ngoài của màng tích điện dương.

C sai. Vì ở trạng thái điện thế nghỉ, kênh K+ mở và kênh Na+ đóng.

D sai. Vì ion Na+ không khuếch tán mà ion K+ khuếch tán từ mặt trong của màng đi ra mặt ngoài của màng.

Đáp án B.


Câu 17:

Xét phép lai giữa hai ruồi giấm có kiểu gen XDEXde x XDeY Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội hoàn toàn. Khoảng cách giữa A và B là 20cM, khoảng cách giữa D và E là 40cM. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đời F1?

(1) Có 56 kiểu gen.

(2) Có 8 kiểu gen quy định kiểu hình ruồi cái mang 4 tính trạng trội.

(3) Có 24 kiểu hình.

(4) Kiểu hình đực có đủ 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 7,5%.

(5) Số loại kiểu gen ở đực bằng số loại kiểu gen ở cái.

(6) Kiểu hình lặn về 4 tính trạng chiếm tỉ lệ 0,6%.

Xem đáp án

Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (4), (5).   

- F1 có 56 kiểu gen. Vì ruồi giấm đực không có hoán vị cho nên phép lai ♀ABab x ♂AbaB cho đời con có 7 kiểu gen; Phép lai XDEXde x XDeY cho đời con có 8 kiểu gen.   

Số kiểu gen = 7 x 8 = 56.

(2) đúng.

- Ruồi cái mang 4 tính trạng trội được kí hiệu là A-B-XDEX-.

Ở phép lai ABabXDEXdeAbaBXDeYthì đời F1 sẽ có 3 kiểu gen quy định kiểu hình A-B- (vì ruồi đực không có hoán vị) và 2 kiểu gen quy định kiểu hình D-E-. Vì vậy số loại kiểu gen quy định kiểu hình A-B-D-E- = 3 x 2 = 6 kiểu gen.

 (2) sai.

- Có 18 kiểu hình. Vì ♀ABab x ♂AbaB cho đời con có 3 kiểu hình;

Phép lai XDEXde x XDeY cho đời con có 6 kiểu hình.

Sô kiểu hình = 3 x 6 = 18.

(3) sai.

- Kiểu hình đực có đủ 4 tính trạng trội được kí hiệu kiểu gen là A-B-XDEY có tỉ lệ:

0,5 x 0,3 x 0,5 = 0,075.

(4) đúng.

- Trong một phép lai, nếu không có hiện tượng gây chết thì số loại kiểu gen ở giới đực luôn bằng số loại kiểu gen ở giới cái.

(5) đúng.

- Kiểu hình lặn về 4 tính trạng chiếm tỉ lệ = 0. Vì ruồi đực không có hoán vị cho nên kiểu gen AbaBXDeY không sinh ra giao tử abY. 

(6) sai.

Đáp án C.


Câu 18:

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật chịu sự tác động của nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên trong?

Xem đáp án

Hoocmôn là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.

Các nhân tố thuộc về bên ngoài cơ thể (thức ăn, nước uống, khí hậu, dịch bệnh,…) là nhân tố bên ngoài.

Đáp án D.


Câu 19:

Ở một loài động vật, alen trội quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen lặn quy định mắt trắng, gen nằm trên NST giới tính X, các hợp tử đồng hợp trội bị chết ở giai đoạn phôi. Cho cá thể đực (XY) mắt trắng giao phối với cá thể cái (XX) mắt đỏ thu được F1, cho F1 tiếp tục giao phối với nhau thu được F2. Biết rằng không có đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình màu mắt ở F2 là:

Xem đáp án

Theo bài ra ta có đực mắt trắng có kiểu gen XaY; cái mắt đỏ có kiểu gen XAXa.

Sơ đồ lai: XaY x XAXa

F1 có XAXa, XaXa, XAY, XaY

F1 lai với nhau: (XAXa , XaXa) x (XAY, XaY)

Giao tử cái: 1XA, 3Xa. Giao tử đực: 1XA, 1Xa, 2Y.

Kiểu hình mắt trắng ở F2 có tỉ lệ:

3/4 x 3/4 = 9/16.

Vì hợp tử XAXA bị chết nên ở đời F2 chỉ có 15 tổ hợp.

Kiểu hình mắt đỏ ở F2 có tỉ lệ:

 15/16 – 9/16 = 6/16.

Tỉ lệ kiểu hình là Mắt đỏ : mắt trắng:

6/16 : 9/16 = 2 : 3,

2 cá thể mắt đỏ : 3 cá thể mắt trắng.

Đáp án C.


Câu 20:

Thực vật có hoa bắt đầu xuất hiện ở đại nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 21:

Ở một loài thú, tính trạng màu lông do cặp gen có 2 alen quy định, trong đó lông đỏ trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho 1 cá thể lông đỏ giao phối với 1 cá thể lông trắng thu được F1 có tỉ lệ 50% cá thể lông đỏ : 50% cá thể lông trắng.

Cho F1 giao phối tự do thu được đời F2 có tỉ lệ 50% cá thể lông đỏ : 50% cá thể lông trắng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Gen quy định tính trạng màu lông nằm trên NST thường.

(2) Nếu F2 tiếp tục giao phối ngẫu nhiên thì đời F3 sẽ có tỉ lệ kiểu hình 1 cá thể lông đỏ : 1 cá thể lông trắng.

(3) Trong quần thể của loài này, có tối đa 5 kiểu gen về tính trạng màu lông.

(4) Trong quần thể của loài này, chỉ có 1 kiểu gen quy định lông trắng.

Xem đáp án

Chỉ có (3) đúng.

Giải thích:

Đời F1 có tỉ lệ 1:1, đời F2 có tỉ lệ 1:1 thì gen quy định tính trạng nằm trên NST X.

- Vì gen nằm trên NST X cho nên (1) sai.

- Vì gen nằm trên NST X cho nên ta có sơ đồ lai: XaXa x XAY thu được F1 có 1XAXa, 1XaY có tỉ lệ kiểu hình 1 lông đỏ : 1 lông trắng.

Tiếp tục cho F1 lai với nhau:1XAXa x 1XaY

Thu được F2 có 1XAXa, 1XaXa, 1XAY, 1XaY = 2 lông đỏ : 2 lông trắng = 1:1.

Nếu tiếp tục cho F2 giao phối với nhau thì F3 có tỉ lệ 7 đỏ : 9 trắng.

(2) sai.

- Vì gen nằm trên NST X cho nên sẽ có 5 kiểu gen, trong đó giới đực có 2 kiểu gen, giới cái có 3 kiểu gen.

(3) đúng.

- Có 2 kiểu gen quy định lông trắng, đó là XaXa và XaY.

Đáp án A.


Câu 22:

Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, trong đó A quy định lông xám trội hoàn toàn so với a quy định lông đen. Ở thế hệ xuất phát của một quần thể, giới đực có tần số alen A là 0,6; giới cái có tần số alen A là 0,5. Cho các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên thu được F1. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:

Xem đáp án

Giải thích:

Dựa vào tần số alen của mỗi giới mà bài toàn cho, chúng ta lập bảng sẽ thu được đời F1.

 

0,6A

0,4a

0,5A

0,3AA

0,2Aa

0,5a

0,3Aa

0,2aa

Tỉ lệ kiểu gen ở F1:

0,3AA + 0,5Aa + 0,2aa.

Tỉ lệ kiểu hình có 0,8 lông xám : 0,2 lông đen = 4 lông xám : 1 lông đen.

Đáp án C.


Câu 23:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Vì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen từ từ theo một hướng xác định.

Đáp án D.


Câu 25:

Trong một quần xã, nhóm loài nào sau đây có vai trò quan trọng nhất đối với quá trình tồn tại, phát triển của quần xã?

Xem đáp án

Giải thích: Loài ưu thế có số lượng cá thể đông, hoạt động mạnh. Vì vậy, loài ưu thế có vai trò quan trọng nhất đối với quần xã. Nếu loài ưu thế bị giảm số lượng thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều loài khác trong quần xã, điều này có thể sẽ làm quần xã bị biến đổi.

Đáp án C.


Câu 26:

Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 3 alen nằm trên NST thường quy định trong đó alen A quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A1 và alen A2. Alen A1 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A2 quy định cánh trắng. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền tỉ lệ kiểu hình màu sắc cánh là: 64% con cánh đen : 27% con cánh xám : 9% con cánh trắng. Trong các phát biểu sau về quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Số cá thể có kiểu gen đồng hợp trong số các cá thể cánh đen của quần thể chiếm tỉ lệ 25%.

(2) Tổng số cá thể cánh đen dị hợp chiếm tỉ lệ 48%.

(3) Nếu chỉ có các cá thể cánh xám của quần thể trên giao phối ngẫu nhiên thì đời con có tỉ lệ kiểu hình là 8 con cánh xám : 1 con cánh trắng.

(4) Nếu chỉ có các cá thể cánh đen của quần thể trên giao phối ngẫu nhiên thì đời con có tỉ lệ kiểu hình cánh xám thuần chủng là 9/256.

Xem đáp án

Cả 4 phát biểu đều đúng.

Giải thích:

- Tìm tần số alen A, A1, A2.

+ Cánh trắng chiếm 9%

Tần số A2 = 0,3.

+ Cánh xám và cánh trắng chiếm tỉ lệ 36% (Giải tích: 27% xám + 9% trắng = 36%)

→ A2 + A1 = 0,6

→ A1 = 0,6 - A2 = 0,6 – 0,3 = 0,3

→ A = 1 – 0,3 – 0,3 = 0,4

- Cá thể cánh đen đồng hợp có kiểu gen AA chiếm tỉ lệ = 0,16.

Trong tổng số cá thể cánh đen, số cá thể đồng hợp chiếm tỉ lệ:

0,16/0,64 = 0,25 = 25%.

(1) đúng.

- Cá thể cánh đen dị hợp chiếm tỉ lệ:

0,64 – 0,16 = 0,48 = 48%

(2) đúng.

- Cá thể cánh xem gồm có A1A1 và A1A2 chiếm tỉ lệ:

0,09 A1A1 : 0,18 A1A2 = 1 A1A1 : 2 A1A2

Trong số các cá thể cánh xám, tần số của A1=2/3; tần số A2=1/3.

Khi các thể cánh xám giao phối ngẫu nhiên thì kiểu hình cánh trắng chiếm tỉ lệ:

(1/3)2 = 1/9

(3) đúng.

- Cá thể cánh đen gồm có AA, AA1 và AA2 chiếm tỉ lệ:

0,16 AA : 0,2 AA1 : 0,24 AA2 = 2 AA : 3AA1 : 3 AA2

Trong số các cá thể cánh đen, tần số của A = 5/8; A1 = 3/16; tần số A2 = 3/16.

Khi các cá thể cánh đen giao phối ngẫu nhiên thì kiểu hình cánh xám thuần chủng (kiểu gen A1A1) chiếm tỉ lệ:

(3/16)2 = 9/256

(4) đúng.

Đáp án B.


Câu 27:

Động vật nào sau đây không có hệ thần kinh dạng ống?

Xem đáp án

Hệ thần kinh dạng ống chỉ có ở các loài động vật có xương sống. Trong 4 loài nói trên thì châu chấu là động vật không xương sống.

Các loài: Cá cóc, gà, ếch đều là động vật có xương sống nên có thần kinh dạng ống.

Đáp án D.


Câu 28:

Hai loài động vật A và B cùng sống trong một môi trường. Sau một thời gian dài, quần thể của loài A đã tiến hóa thành loài mới thích nghi hơn với môi trường sống còn quần thể loài B thì có số lượng cá thể giảm mạnh, có nguy cơ bị tuyệt diệt. Điều giải thích nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C.

- Quần thể loài A đã tiến hóa thích nghi hơn quần thể loài B, điều này chứng tỏ quần thể loài A có tiềm năng sinh học tốt hơn.

- Quần thể có tiềm năng sinh học tốt hơn nếu quần thể đó có tính đa hình di truyền (có nhiều kiểu gen), có tốc độ sinh sản nhanh, vòng đời ngắn, khả năng thích nghi cao hơn.


Câu 29:

Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D.

Cả 3 phát biểu A, B, C đều đúng. Chỉ có D sai. Vì axit amin mở đầu là methionin được enzim thủy phân và loại bỏ khỏi chuỗi polipeptit. Vì vậy, ở phân tử prôtêin không còn axit amin mở đầu. Tuy nhiên, có một số loại phân tử prôtêin có aa methion ở giữa phân tử và cũng có những prôtêin không có aa methionin.


Câu 30:

Khi nói về nhóm tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A.

Giải thích:

A đúng. Vì dựa vào nhóm tuổi sẽ biết được tỉ lệ của các nhóm, từ đó dự đoán được xu hướng tăng số lượng hay giảm số lượng cá thể của quần thể. Ví dụ, trong một quần thể có 1000 cá thể, trong đó nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ 60%; nhóm tuổi đang sinh sản chiếm tỉ lệ 35%, nhóm tuổi sau sinh sản chiếm tỉ lệ 5% thì có thể dự đoán được số lượng cá thể sẽ tăng lên (do nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ cao).

B sai. Vì khi nguồn sống khan hiếm thì tỉ lệ sinh sản giảm, do đó tỉ lệ cá thể non sẽ giảm (cá thể trước sinh sản chính là cá thể non).

C sai. Vì tuổi sinh lí là tuổi thọ lí thuyết của loài. Muốn xây dựng tháp tuổi thì phải dựa vào trạng thái tồn tại của quần thể ở mỗi thời điểm xác định.

D sai. Vì cấu trúc tuổi vừa phụ thuộc vào đặc điểm của loài, vừa phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường và theo chu kì mùa.


Câu 31:

Theo nguồn gốc hình thành, hệ sinh thái được chia thành:

Xem đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Vì dựa vào nguồn gốc thì hệ sinh thái có thể do con người tạo nên (hệ nhân tạo) hoặc có sẵn trong tự nhiên (hệ tự nhiên).


Câu 32:

Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Khi nguồn sống dồi dào thì tỉ lệ sinh sản đạt tối đa, tỉ lệ tử vong đạt tối thiểu. không có di cư. Do đó, quần thể sẽ tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.


Câu 33:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

F1

0,25

0,5

0,25

F2

0,25

0,5

0,25

F3

0,0

0,4

0,6

F4

0,04

0,32

0,64

F5

0,04

0,32

0,64

Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C.

Giải thích:

Dựa vào sự thay đổi tần số alen để xác định nhân tố tác động. 

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

Tần số alen A

F1

0,25

0,5

0,25

A = 0,5

F2

0,25

0,5

0,25

A = 0,5

F3

0,0

0,4

0,6

A = 0,2

F4

0,04

0,32

0,64

A = 0,2

F5

0,04

0,32

0,64

A = 0,2

- Như vậy, tần số A thay đổi đột ngột từ 0,5 xuống còn 0,2 ở giai đoạn từ F2 sang F3, sau đó duy trì ổn định giá trị 0,2.

- Trong các nhân tố tiến hóa thì chỉ có các yếu tố ngẫu nhiên mới làm thay đổi tần số một cách đột ngột như vậy.


Câu 34:

Ở châu chấu, con đực (XO) có 2n = 23, con cái (XX) có 2n = 24. Giả sử trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở 1 con châu chấu đực, có một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân II, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Số lượng nhiễm sắc thể có trong các loại giao tử được tạo ra có thể là:

Xem đáp án

Đáp án A.

Giải thích:

- Châu chấu đực có bộ NST 2n = 23 cho nên giảm phân bình thường sẽ cho 2 loại tinh trùng, một loại có 11 NST và một loại có 12 NST.

- Khi có một cặp NST không phân li thì sẽ có giao tử được thêm 1 NST, có giao tử bị bớt 1 NST. Nếu giao tử có 12 NST được nhận thêm 1 NST thì sẽ có 13 NST, giao tử có 11 NST nếu bị mất đi 1 NST thì sẽ có 10 NST.

→ Về số NST, sẽ có 4 loại giao tử là: Giao tử có 10 NST, giao tử có 11 NST, giao tử có 12 NST, giao tử có 13 NST.


Câu 35:

Quá trình dịch mã không thực hiện được khi đột biến gen xảy ra ở vị trí:

Xem đáp án

Đáp án C.

Giải thích:

Bộ ba mở đầu là AUG. Nếu đột biến xảy ra ở bộ ba này thì AUG sẽ trở thành một bộ ba khác (có thể thành AUU hoặc thành AUX hoặc thành AUA hoặc thành AAG hoặc thành AGG hoặc thành AXG hoặc thành UUG hoặc thành XUG hoặc thành GUG). Bộ ba AUG bị biến thành một trong 9 bộ ba nói trên thì nó không trở thành bộ ba mở đầu được nữa, do đó quá trình dịch mã không diễn ra.


Câu 37:

Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 8, có một tế bào sinh dưỡng của một thể đột biến (Thể đột biến này được kí hiệu là A) tiến hành nguyên phân 3 lần đã cần môi trường cung cấp 49 NST. Xét các phát biểu sau đây:

(1) A là đột biến thể một.

(2) A giảm phân cho loại giao tử mang 4 NST với tỉ lệ 50%.

(3) Nếu A giảm phân bình thường, không có HVG thì tối đa sẽ cho 16 loại giao tử.

(4) Cơ chế sinh ra A là do chỉ có 1 cặp NST của đực hoặc cái không phân li, sau đó giao tử đột biến thụ tinh với giao tử bình thường tạo nên hợp tử.

Xem đáp án

Đáp án B. 

Cả 4 phát biểu đều đúng.

Giải thích:

Gọi bộ NST của thể đột biến A là m.

- Số NST mà môi trường cung cấp cho nguyên phân là:

m.(23 – 1) = 49

→ m = 7

Loài này có 2n = 8, thể đột biến này có 7 NST.

→ Đây là thể một (2n – 1 =7).

- Vì A là thể một (2n – 1) cho nên giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử, trong đó có 1 loại có 4 NST, một loại có 5 NST.

- Vì A có 4 cặp NST, nên khi giảm phân không có hoán vị sẽ cho số loại giao tử  là 24 = 16 loại.

- A có bộ NST 2n – 1 được sinh ra do sự thụ tinh giữa giao tử n với giao tử n – 1. Giao tử n được sinh ra từ quá trình giảm phân bình thường; giao tử n-1 được sinh ra từ quá trình giảm phân có 1 cặp NST không phân li.


Câu 38:

Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser; UAG – kết thúc dịch mã. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’GGG AGX XGA XXX GGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này bị đột biến làm cho nuclêôtit G ở vị trí thứ 8 bị thay thành T thì trình tự các axit amin do gen đột biến quy định là:

Xem đáp án

Đáp án B.

- Trên mạch gốc của gen, mã di truyền được đọc theo chiều từ 3’ đến 5’. Do đó nuclêôtit số 8 thuộc bộ ba AGX.

- Nuclêôtit thứ 8 bị thay bằng T thì bộ ba AGX trở thành bộ ba ATX. Khi phiên mã, ATX được chuyển thành UAG. Bộ ba UAG là bộ ba kết thúc dịch mã. Cho nên chỉ có 2 bộ ba được dịch thành axit amin.

- Khi đó, phân tử mARN trở thành: 3’XXX UXG GXU GGG XXX5’. Vì dịch mã được đọc từ đầu 5’ của mARN nên trình tự các axit amin là Pro – Gly.


Câu 39:

Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa các loài chim này với động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ:

Xem đáp án

Đáp án B.

Vì cả chim và động vật móng guốc đều có lợi. Tuy nhiên, mối quan hệ này chưa trở thành cộng sinh vì sự hợp tác này chỉ diễn ra nhất thời.


Câu 40:

Khi nói về hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B.

Vì các loài vi tảo và vi khuẩn lam đều thuộc vi sinh vật nhưng có phương thức sống quang hợp, là sinh vật sản xuất chứ không phải sinh vật phân giải.


Bắt đầu thi ngay