Tổng hợp đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có đáp án (Đề số 3)
-
7481 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định khả năng nảy mầm trên đất có kim loại nặng, alen a không có khả năng này nên hạt aa không phát triển khi đất có kim loại nặng. Tiến hành gieo 500 hạt (gồm 40 hạt AA, 60 hạt Aa, 400 hạt aa) trên đất có kim loại nặng, các hạt sau khi nảy mầm đều sinh trưởng bình thường và các cây đều ra hoa, kết quả tạo nên thế hệ F1. Lấy 1 hạt ở đời F1, xác suất để hạt này nảy mầm được trên đất có kim loại nặng và tạo ra cả hai loại hat là:
Đáp án B.
Do KG aa không nảy mầm trên đất kim loại nặng.
P(hạt): 40AA : 60 Aa : 400aa
P trưởng thành (tt): 40AA : 60Aa
=>P (tt) : 0,4AA : 0,6Aa
P tự thụ.
F1(hạt) : 0,55AA : 0,3Aa : 0,15aa
Hạt F1 có khả năng nảy mầm được trên đất có kim loại nặng và tạo ra cả hai loại hat có KG là Aa.
Xác suất là:
0,3 : 0,85 = 35,3%
Câu 4:
Cho con đực (XY) có chân cao lai phân tích, đời con có tỉ lệ 50% con đực chân thấp : 25% con cái chân cao : 25% con cái chân thấp. Tính trạng lông di truyền theo quy luật:
Đáp án C.
F1: 2 đực, chân thấp : 1 cái, chân cao : 1 cái, chân thấp
Do kiểu hình ở 2 giới là khác nhau.
=> Tính trạng có gen qui định nằm trên NST giới tính X.
Mà F1 có 4 tổ hợp lai, phép lai là phép lai phân tích.
=> Ruồi đực P cho 4 tổ hợp giao tử.
Mà có 1 gen nằm trên NST giới tính X.
=> Ruồi đực P: AaXBY – chân cao.
Vậy P : AaXBY x aaXbXb
F1 : AaXbY : aaXbY : AaXBXb : aaXBXb
Vậy A-B- chân cao.
A-bb = aaB- = aabb = chân thấp
Vậy tính trạng qui định theo kiểu tương tác bổ sung và liên kết với giới tính.
Vậy đáp án C.
Loại trường hợp át chế vì:
- Giả sử A át chế B, b cho chân cao thì ở đời con phải có 50% số con có chân cao (tính trên 2 giới).
- Gỉa sử B át chế A, a thì cho chân cao thì ở đời con, 50% số con (tất cả là cái) phải là chân cao.
Câu 5:
Ở một loài động vật, khi cho cá thể cái (XX) mắt trắng giao phối cá thể đực (XY) mắt đỏ, thế hệ F1 toàn mắt đỏ, F1 giao phối ngẫu nhiên, thế hệ F2 thu được bao nhiêu:
- Giới cái: 3 mắt đỏ : 5 mắt trắng.
- Giới đực: 6 mắt đỏ : 2 mắt trắng.
Nếu đem con đực F1 lai phân tích thì ở thế hệ con, tỉ lệ con cái mắt đỏ sẽ là:
Đáp án C.
P: cái trắng x đực đỏ
F1: 100% đỏ
F1 ngẫu phối.
Có F2 có tỉ lệ kiểu hình 2 giới khác nhau.
=> Tính trạng di truyền liên kết giới tính.
Mà F2 có 16 tổ hợp lai = 4 x 4.
=> F1 cho 4 tổ hợp giao tử.
=> F1 dị hợp hai cặp gen.
=> Vì F1 đồng hình tính trạng màu sắc mắt nằm trên 2 NST khác nhau 1 cặp gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính, 1 nằm trên NST thường.
P: aaXbX b x AAXBYB
F1: AaXbYB x AaXBXb
♂ F1 lai phân tích:
Đực F1 lai phân tích:
AaXbYB x aaXbXb
Cá thể cái màu mắt đỏ có kiểu gen:
A- XBX- = 1 × 0 = 0
Câu 6:
Xét một bệnh di truyền đơn gen ở người do alen lặn gây nên .Một người phụ nữ bình thường có cậu (em trai của mẹ) mắc bệnh lấy người chồng bình thường nhưng có mẹ chồng và chị chồng mắc bệnh. Những người khác trong gia đình không ai bị bệnh này, nhưng bố đẻ của cô ta đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là . Cặp vợ chồng trên sinh được con gái đầu lòng không mắc bệnh này. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Xác suất để người con gái của vợ chồng trên mang alen gây bệnh là
(2) Xác suất sinh con thứ hai của vợ chồng trên là trai không bị bệnh là
(3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 6 người trong các gia đình trên.
(4) Xác suất để bố đẻ của người vợ mang alen gây bệnh là
Đáp án A.
- Xét người chồng:
Người chồng bình thường, có mẹ bị bệnh.
=> Gen gây bệnh nằm trên NST thường.
A bình thường >> a bị bệnh
Người chồng có kiểu gen : Aa
- Xét người vợ:
Người vợ có cậu (em trai của mẹ) mắc bệnh, người mẹ và những người khác bình thường.
=> Người mẹ của vợ có dạng
Người vợ có bố đến từ quần thể khác,đang ở trạng thái cân bằng di truyền, có tần số alen a là
Quần thể của người bố có cấu trúc :
0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa
=> Người bố của vợ có dạng
Theo lý thuyết, đời con của bố mẹ vợ là:
Vậy người vợ có dạng
Vậy cặp vợ chồng đang xét là:
- TH1 : người vợ có KG là AA.
Đời con theo lý thuyết :
- TH2 : người vợ có KG là Aa.
Đời con theo lý thuyết :
Người con gái đầu lòng của họ không bị bệnh.
Xác suất để người con này mang alen gây bệnh (có KG Aa) là
=> Vậy 1 sai.
Xác suất để sinh người con thứ 2 là trai, không bị bệnh là
=> Vậy 2 đúng.
Có thể biết chính xác kiểu gen của 6 người: người chồng Aa , mẹ chồng aa, chị chồng aa, người cậu aa, ông bà ngoại của vợ (bố, mẹ của mẹ người vợ) là Aa và Aa.
=> Vậy 3 đúng.
Người bố của vợ có dạng nên xác suất người bố của vợ mang alen gây bệnh là
=> Vậy 4 đúng.
Vậy có 3 phương án đúng.
Câu 7:
Một quần thể có thành phần kiểu gen 30% AA : 70% aa, sau nhiều thế hệ thành phần kiểu gen cũng không thay đổi. Kết luận nào sau đây không đúng?
Đáp án D.
Sau nhiều thế hệ, thành phần kiểu gen không thay đổi tức là:
- Không xuất hiện kiểu hình Aa nên không có sự giao phối giữa AA và aa.
- Không có sự thay đổi về tỉ lệ nên CLTN tác động không đáng kể đến quần thể.
=> Kết luận quần thể là quần thể tự phối hoặc của một loài sinh sản vô tính.
=> D sai.
Câu 8:
Ứng dụng nào sau đây là phương pháp nuôi cấy hạt phấn chưa qua thụ tinh?
Đáp án B.
Ứng dụng là nuôi cấy hạt phấn chưa thụ tinh là: Tạo giống lúa chiêm chịu lạnh.
Câu 9:
Khi nói về bệnh ung thư, nhận định nào sau đây là đúng?
Đáp án C.
Nhận định đúng là C.
A sai, nếu khối u đó là lành tính thì không gọi là ung thư (vd : u nang buồng trứng,…).
Chỉ khi khối u đó xâm lấn hoặc di căn thì mới được coi là ung thư.
B sai, nguyên nhân gây ra ung thư có thể do tác nhân bên trong cơ thể: như đột biến gen, …
D sai, đột biến gen tiền ung thư thường xảy ra ở vùng điều hòa của gen.
Câu 10:
Khi nói về hiện tượng di truyền ngoài nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D.
Phát biểu đúng là D.
A sai. Bệnh động kinh có thể do rất nhiều nguyên nhân mà di truyền chỉ là 1 phần nhỏ trong đó. Người mẹ có thể bị động kinh do nhiều nguyên nhân không liên quan đến di truyền như chấn thương đầu, thần kinh, viêm màng não, thiếu dinh dưỡng và oxi khi mang thai và khi sinh… Do đó người con của họ có thể sẽ không bị động kinh theo di truyền.
B sai, không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
Ví dụ như di truyền trên NST giới tính Y. giới cái mang kiểu gen XY. Do đó các kiểu hình có gen nằm trên vùng không tương đồng NST giới tính Y thì di truyền theo dòng mẹ.
C ai, gen trong tế bào chất biểu hiện ra kiểu hình ở cả 2 giới.
Câu 12:
Xét một dạng đột biến chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể, trong đó một đoạn của một cặp nhiễm sắc thể thuộc loại cặp số II chuyển sang một nhiễm sắc thể V và ngược lại. Nếu chỉ xét đến 2 cặp nhiễm sắc thể trên thì cơ thể mang đột biến nhiễm sắc thể này khi giảm phân cho số loại giao tử tối da và tỉ lệ loại giao tử mang nhiễm sắc thể bị đột biến chuyển đoạn lần lượt là:
Đáp án C.
Cặp NST số II: A là chiếc bình thường, a là chiếc có đọan NST bị chuyển.
Cặp NST số V: B là chiếc bình thường, b là chiếc có đoạn NST bị chuyển.
Số loại giao tử tối đa là:
2x2 = 4
Xét 1 cặp NST nếu có 1 chiếc bị đột biến thì có 1/2 giao tử bị đột biến; 1/2 giao tử bình thường.
Tỉ lệ giao tử bình thường là:
0,5 x 0,5 = 0,25
=> Tỉ lệ giao tử đột biến là:
1- 0,25 = 75%
Câu 13:
Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 phân li theo tỉ lệ kiểu hình 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ F2 cho tự thụ phấn, xác suất để đời con cho tỷ lệ phân li kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 hoa trắng là:
Đáp án B.
F1 tự thụ phấn.
F2 : 3 đỏ : 1 trắng
Vậy F1 cho 2 loại tổ hợp giao tử nên F1 có kiểu gen Aa.
F2 : 1AA : 2 Aa : 1aa
Lấy ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ tự thụ phấn.
Đời con có tỉ lệ phân li 9 đỏ :1 trắng nên tỉ lệ Aa đem tự thụ là:
=> Trong 5 cây ngẫu nhiên lấy có 2 cây Aa.
Vậy xác suất lấy ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ A- mà trong đó có 2 cây Aa là:
Câu 14:
Khi nói về cơ thể di truyền, ở cấp độ phần tử trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D.
Phát biểu không đúng là D.
Ở vi khuẩn, 1 mARN có thể qui định nhiều loại chuỗi polipeptit.
Ví dụ như ở Operon Lac ở vi khuẩn E.Coli, quá trình phiên mã chỉ tạo ra 1 mARN nhưng trên mARN đó lại mã hóa 3 chuỗi polipeptit khác nhau đó là Z, Y, A.
Câu 15:
Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh Y. Bằng cách nào dưới đây, người ta có thể tạo ra giống mới có hai alen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau? Biết rằng, gen quy định kháng bệnh X và gen quy định kháng bệnh Y nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau:
Đáp án B.
Người ta sẽ gây đột biến chuyển đoạn để đưa 2 gen về cùng 1 NST như phương pháp B.
A sai.
C và D sai, 2 gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau nên sẽ không xảy ra hiện tượng hoán vị gen.
Câu 16:
Cho các đặc điểm sau:
(1) Có nhiều kiểu gen khác nhau.
(2) Diễn ra tương đối nhanh.
(3) Kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
(4) Mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ.
Có bao nhiêu đặc điểm chung giữa phương pháp tạo giống bằng lai xa kèm đa bội hóa với phương pháp dung hợp tế bào trần?
Đáp án D.
Các đặc điểm chung giữa 2 phương pháp là: 2, 4.
1 sai, lai xa và đa bội hóa thì đời con cho nhiều kiểu gen khác nhau.
Dung hợp tế bào trần thì sau khi dung hợp xong thì người ta sẽ nuôi cấy và tạo ra toàn bộ đời con có chung kiểu gen.
3 sai, chỉ có lai xa và đa bội hóa là có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
Câu 17:
Xét 4 tế bào sinh dục ở một cá thể ruồi giấm cái cái có kiểu gen đang tiến hành giảm phân bình thường tạo giao tử. Giả sử gen A cách gen B 20cM, gen D cách gen E 30cM thì tính theo lí thuyết trong số các giao tử được tạo ra, loại giao tử có kiểu gen Ab DE có tỉ lệ tối đa là:
Đáp án B.
Giao tử Ab DE là giao tử mang gen liên kết ở cả 2 cặp NST.
Tế bào sinh dục cái cho giao tử Ab DE có tỉ lệ tối đa 100% tế bào trứng được tạo ra có kiểu gen Ab DE.
Câu 18:
Nhận xét nào sau đây đúng?
Đáp án A.
Nhận xét đúng là A.
B sai, mặc dù thường biến không di truyền được nhưng kiểu gen quy định thường biến vẫn được di truyền nên vẫn có ý nghĩa với thế hệ sau.
C sai, các gen khác nhau có mức phản ứng khác nhau.
Dsai, khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường là khả năng của cơ thể, phụ thuộc vào kiểu gen của cơ thể, môi trường chỉ là nhân tố tác động.
Câu 20:
Khi nói về vai trò của các enzim trong cơ thể di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây là không đúng?
Đáp án C.
Trong quá trình phiên mã enzim ARN polimeraza có vai trò tháo xoắn, lắp giáp nucleotit các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung.
=> C sai.
Câu 21:
Khi quan sát tiêu bản NST trong tế bào một cơ thể động vật có vú 2n bình thường thấy các NST như hình vẽ bên. Tế bào đang ở:
Đáp án B.
Tế bào có 5 NST xếp thành một hàng thẳng trên mặt phẳng xích đạo.
=> Bộ NST n kép trên mặt phẳng xích đạo.
=> Kì giữa của giảm phân II.
Câu 22:
Khi nói về quá trình nhân đôi có các phát biểu sau :
1.Quá trình nhân đôi ADN có sự tham gia của 5 loại nucleotit.
2.Ở sinh vật nhân sơ mỗi phân tử ADN con có một mạch polinucleotit mới trong đó gồm cả đoạn được tổng hợp liên tục và đoạn Okazaki được tổng hợp gián đoạn.
3.Các gen nằm trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
4.Trong một chạc chữ Y hai mạch mới đều được tổng hợp theo chiều 5’ – 3’.
Số các phát biểu đúng là:
Đáp án D.
1- Quá trình nhân đôi của AND có sự tham gia của U, A, G, X (tổng hợp nên các đoạn mồi) và sự tham gia của A, T, G, X (nguyên liệu tổng hợp các mạch mới).
2- Đúng, mỗi đơn vị tái bản thì gồm hai phếu tái bản như hình minh họa dưới đây:
=> Mỗi phân tử ADN con có một mạch polinucleotit mới trong đó gồm cả đoạn được tổng hợp liên tục và đoạn Okazaki được tổng hợp gián đoạn.
3- Sai, các gen trên NST khác nhau có lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã khác nhau tùy theo nhu cầu của tế bào.
4- Đúng, các mạch mới được tổng hợp theo chiều từ 5’ – 3’.
Câu 23:
Khi nói về quá trình dịch mã, có một số phát biểu sau:
1. Giai đoạn chuyển axit amin tự do thành axit amin hoạt hóa và giai đoạn gắn amin hoạt hóa vào tARN được xúc tác bởi hai loại enzyme khác nhau.
2. ATP chỉ có vai trò chuyển aa tự do thành aa hoạt hóa.
3. Tiểu phần lớn của riboxom liên kết với mARN trước tiểu phần bé.
4. Hiện tượng polixom làm tăng hiệu suất tổng hợp các chuỗi polipeptit khác nhau.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C.
Đáp án đúng là 1 và 4.
2. Sai – Ngoài tác dụng hoạt hóa các aa ATP còn tham gia vào nhiều quá trình tổng hợp khác.
3. Sai – Tiểu phần lớn liên kết sau tiểu phần bé.
Câu 27:
Khi nói về các phân tử AND trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có các nhận xét sau:
(1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.
(2) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.
(3) Có độ dài và số lượng các loại nuclêôtit bằng nhau.
(4) Có cấu trúc mạch kép thẳng.
(5) Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
Nhận xét đúng là:
Đáp án C.
Các nhận xét đúng là (2), (4), (5).
(1) sai, các phân tử nhân cùng thời điểm ở pha S của quá trình phân bào.
(3) sai, các phân tử ADN trong 1 tế bào thì khác nhau. Tức là có độc dài và số lượng các loại nu khác nhau.
Câu 28:
Ở một loài thực vật, xét phép lai P: Ff x D Ff.
Biết rằng quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Khi có mặt cả A và B cho kiểu hình thân cao, khi thiếu A hoặc B hoặc thiếu cả hai cho kiểu hình thân thấp. D quy định hoa vàng; d quy định hoa trắng; E quy định hoa xanh và át chế D, d; e không át chế D,d . F quy định cánh hoa trơn, f quy định cánh hoa nhăn. Xác định số nhóm kiểu hình tối thiểu của F1?
Đáp án D.
A-B- = cao ; A-bb = aaB- = aabb = thấp
E-D- = E-dd = xanh; eeD- = vàng; eedd = trắng
F- = trơn; ff = nhăn
Có:
x cho A-D- , A-dd, aaD-
x cho B-E- , B-ee, bbE-
Ff x Ff → Hai loại kiểu hình.
Xét các cặp gen có liên quan đến 2 NST (Aa, Dd) (Bb, Ee) ta có các kiểu hình sau :
A-D-B-E- : cao xanh
A-ddB-E : cao xanh
aaD- B-E: thấp xanh
A-D-B-ee : cao vàng
A-ddB-ee : cao trắng
aaD-B-ee: thấp vàng
A-DbbE-: thấp xanh
A-ddbbE-: thấp xanh
aaD-bbE-: thấp xanh
=> Có 5 kiểu hình có liên quan đến hai cặp NST.
=> Tổng số loại kiểu hình có liên quan đến 5 cặp gen là:
5 x 2 = 10 kiểu gen
Câu 29:
Điểm khác nhau giữa gen ngoài nhân và gen trong nhân là:
(1) Không tồn tại thành cặp alen.
(2) Không bị đột biến.
(3) Có cấu trúc dạng vòng, kết hợp với protein histon.
(4) Không biểu hiện kiểu hình ở giới đực.
Số phát biểu không đúng là:
Đáp án C.
Các phát biểu không đúng là 2, 4.
2. Cả gen ngoài nhân và gen trong nhân đều có khả năng bị đột biến cao hơn gen trong nhân.
4. Gen ngoài nhân biểu hiện kiểu hình ở cả hai giới và gống với tính trạng của mẹ.
3. Gen ngoài nhân có cấu tạo giống với AND của sinh vật nhân sơ dạng voàn trần và không kết hợp với protein histon.
Câu 30:
Trong lần nhân đôi đầu tiên của một phân tử AND có một phân tử 5-BU tác động, hỏi sau 5 lần nhân đôi liên tiếp, số phân tử AND mang đột biến là bao nhiêu? Biết rằng 5-BU thay đổi trạng thái liên tục qua các lần nhân đôi.
Đáp án A.
Sau 3 lần nhân đôi, tạo ra 1 phân tử ADN đột biến thay thế A-T bằng G-X và 1 phân tử ADN đột biến thay thế A-T bằng G-5BU.
Sau 5 lần nhân đôi liên tiếp, số phân tử ADN mang đột biến được tính theo công thức:
– 1 = 15
Câu 31:
Ngô là một loài sinh sản hữu tính. Đột biến phát sinh ở quá trình nào sau đây có thể di truyền cho thế hệ sau?
(1) Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
(2) Giảm phân để sinh hạt phấn.
(3) Giảm phân để tạo noãn.
(4) Nguyên phân ở tế bào lá.
Phương án đúng là:
Đáp án B.
Các đột biến trong các quá trình sau có thể di truyền cho thế hệ sau là 1, 2, 3.
4 sai vì tế bào lá là tế bào sinh dưỡng. Đột biến trong nguyên phân ở tế bào lá không di truyền cho thế hệ sau.
Câu 32:
Yếu tố nào sau đây không phù hợp với ứng dụng của nó trong kỹ thuật chuyển gen?
Đáp án B.
Yếu tố không phù hợp là B restrictase, dùng để tạo đầu dính ở thể truyền và cả ở ADN chứa đoạn gen cần chuyển để tạo ra các đầu dính.
Câu 33:
Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác nhau về cặp tính trạng tương phản F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là: 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài; 4 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn :1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường. Các nhận xét nào sau đây là đúng?
(1) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025.
(2) Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa.
(3) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở F2 là 0,05.
(4) Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết và có xảy ra hoán vị gen.
(5) Cặp gen quy định tính trạng chiều cao di truyền đọc lập với hai cặp gen quy định màu sắc và hình dạng quả.
(6) Tần số hoán vị gen 20% .
Đáp án A.
Ptc
F1: 100% cao, đỏ, tròn
F1 x cây khác
F2: 4 cao, đỏ, dài : 4 cao, vàng, tròn : 4 thấp, đỏ, dài ; 4 thấp, vàng, tròn : 1 cao, đỏ, tròn : 1 cao , vàng , dài : 1 thấp, đỏ , tròn: 1 thấp, vàng, dài
Cao : thấp = 1:1
<=> F1 : Aa x aa
Đỏ : vàng = 1:1
<=> F1 : Bb x bb
Tròn : dài = 1:1
<=> F1 : Dd x dd
Mà P thuần chủng, F1 đồng tính (100%).
=> Cao, đỏ, tròn là các tính trạng trội – tương ứng là A, B, D.
Có F2 : 4 cao, đỏ, dài : 4 cao, vàng, tròn : 4 thấp, đỏ, dài ; 4 thấp, vàng, tròn : 1 cao, đỏ, tròn : 1 cao , vàng , dài : 1 thấp, đỏ , tròn: 1 thấp, vàng, dài
<=> 4 đỏ, dài x(1 cao : 1 thấp) : 4 vàng, tròn x (1 cao : 1 thấp) : 1 đỏ, tròn x (1 cao : 1 thấp) : 1 vàng dài x (1 cao : 1 thấp).
<=> (1cao : 1 thấp) x (4 đỏ, dài : 4 vàng tròn : 1 đỏ tròn : 1 vàng dài)
<=> Vậy tính trạng màu sắc và hình dạng quả liên kết với nhau (B và D).
Tính trạng chiều cao phân li độc lập với 2 tính trạng trên:
Có vàng dài (bb,dd) =
=> F1 cho giao tử bd = 0,1 < 0,25
=> Vậy bd là giao tử mang gen hoán vị.
=> Vậy F1: và tần số hoán vị gen f = 20%
F1 tự thụ.
Kiểu hình thấp, vàng dài (có kiểu gen aa ) có tỉ lệ là:
0,25 x 0,1 x 0,1 = 0,0025
1 sai.
Sai Kiểu hình thấp, đỏ, dài ( aa B- dd) có tỉ lệ là:
0,25 x ( 0,25 - 0,01 ) = 0,06
3 sai.
Câu 34:
Khi nói về sự di truyền năng ở người, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án B.
Phát biểu không đúng là B.
Chỉ số IQ là tính trạng số lượng, phụ thuộc một phần vào môi trường giáo dục.
Câu 35:
Khi nói về quá trình phiên mã, có bao nhiêu ý đúng trong số các ý sau đây?
(1) Tất cả vi khuẩn và sinh vật nhân thực đều có quá trình phiên mã.
(2) Quá trình phiên mã dừng lại khi gặp bộ ba kết thúc.
(3) Quá trình ribonucleotit trên mARN không tạo thành liên kết hidro với các nucleotit trên mạch gốc của gen
(4) Trong quá trình phiên mã nguyên tắc bổ sung thể hiện suốt chiều dài vùng mã hóa của gen.
(5) Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ hay nhân thực đều gồm 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài và kết thúc.
Đáp án C.
Phát biểu đúng là 1, 2, 4, 5.
3 sai vì quá trình ribonucleotit là quá trình kéo dài chuỗi ribonucleotit để tạo thành phân tử mARN, các ribonucleotit trên mARN tạo thành liên kết bổ sung với các nucleotit trên mạch mã gốc của gen, do đó mới đảm bảo được sự sao chép thông tin di truyền.
Câu 38:
Cho (A-B-; A-bb): đỏ, aaB-: vàng, aabb: trắng. Một quần thể có cáy trúc di truyền như sau: 0,2 AABb: 0,4AaBb : 0,2 aaBb : 0,2 aabb. Quần thể trên tự thụ phấn qua 3 thế hệ, tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 là:
Đáp án D.
Quần thể trên tự thụ qua 3 thế hệ.
0,2 AABb cho:
Câu 39:
Xét các phát biểu sau đâu:
(1) Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó được duy trì ổn định ở các đời tiếp theo.
(2) Khi lai khác dòng hoặc lai khác loài, con lai luôn có biểu hiện ưu thế lai.
(3) Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
(4) Ở các dòng thuần chủng, quá trình tự thụ phấn không gây thoái hóa giống.
(5) Ở các giống động vật, quá trình giao phối cận huyết luôn gây thoái hóa giống.
Trong các phát biểu nói trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án C.
Các phát biểu đúng là 3, 4.
1 sai, ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và giảm dần qua các thế hệ.
2 sai, chỉ có lai 1 số dàng nhất định với nhau, con lai mới có ưu thế lai.
5 sai, hiện tượng tự thụ của các cơ thể động vật có kiểu gen đồng hợp không gây ra hiện tượng thoái hóa giống, ví dụ hiện tượng giao phối gần ở bồ câu không gây thoái hóa giống vì chúng đều là các dòng có kiểu gen thuần chủng.
Câu 40:
Cho hai nòi chim thuần chủng giao phối với nhau thu được F1 toàn lông vàng dài
Cho chim cái F1 lai phân tích thế hệ con thu được 1 con đực lông vàng , dài : 1 con đực lông xanh, dài 2 con cái lông xanh ngắn. Cho chim trống F1 lai phân tích thế hệ con thu được 9 con lông xanh ngắn : 6 con lông xanh, dài : 4 con lông vàng, dài : 1 con lông vàng ngắn. Nếu F1 giao phối với nhau thì ở F2 con cái lông vàng dài chiếm tỉ lệ:
Đáp án D.
Ở chim: Đực có cặp NST giới tính là XX, cái là XY.
Ptc
F1 : 100% vàng, dài
Cái F1 lai phân tích:
Fa1: 1 đực vàng, dài : 1 đực xanh, dài
2 cái xanh ngắn.
Đực F1 lai phân tích.
Fa2 : 9 xanh ngắn : 6 xanh, dài : 4 vàng, dài : 1 vàng ngắn
Do cả 2 tính trạng ở 2 giới khác nhau.
=> Tính trạng di truyền liên kết giới tính.
- Xét tính trạng màu lông :
Cái F1 vàng lai phân tích :
Fa1 : 1 đực vàng : 1 đực xanh
2 cái xanh.
Fa1 có 4 kiểu hình:
=> F1 cái phải cho 4 tổ hợp giao tử (vì phép lai là lai phân tích)
=> F1 cái : Aa XBY
Vậy Fa1 : AaXBXb : aaXBXb
AaXbY : aaXbY
Vậy A-B- = vàng , A-bb = aaB- = aabb = xanh
Vậy tính trạng màu sắc lông được qui định bởi 2 cặp gen tương tác bổ sung có liên kết với giới tính.
- Xét tính trạng chiều dài lông :
Cái F1dài lai phân tích
Fa1 : 1 đực dài : 1 cái ngắn
Phép lai là lai phân tích, Fa1 có 2 tổ hợp lai.
F1 cho 2 tổ hợp giao tử.
=> F1 : XDY, tính trạng đơn gen
Xét cả 2 tính trạng :
9 xanh ngắn: 6 xanh, dài : 4 vàng, dài : 1 vàng ngắn
Câu 41:
Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ, gen a quy định hoa trắng, gen B quy định quả ngọt, b quy định quả chua; gen trội hoàn toàn. Cho các gen nằm trên cùng 1 NST thường, liên kết hoàn toàn không có đột biến. Có bao nhiêu trường hợp lai để F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 1:1?
Đáp án B.
Các gen liên kết hoàn toàn.
F1 thu được kiểu hình 1:1.
Có 2 tổ hợp lai = 2x1
<=> Một bên dị hợp 1 hoặc 2 kiểu gen , một bên đồng hợp cho ra 1 giao tử.
Dị hợp \ Đồng hợp |
ab/ab |
Ab/Ab |
aB/aB |
AB/ab |
1 |
1 |
1 |
Ab/aB |
1 |
1 |
1 |
aB/ab |
1 |
1 |
x |
AB/Ab |
1 |
1 |
x |
Ab/ab |
1 |
x |
1 |
AB/aB |
1 |
x |
1 |
Vậy các phép lai có thể là:
Câu 42:
Ở một loài thực vật tính trạng màu hoa do hai cặp gen A,a và B, b nằm trên 2 cặp NST thường tương tác với nhau. Tính trạng hình dạng quả do 2 cặp gen D, d quy định. Xét phép lai AaBbDd x AaBbDd, số loại kiểu gen, kiểu hình tối đa thu được là:
Đáp án C.
Số loại kiểu gen tối đa thu được là:
33= 27
Để số kiểu hình đạt tối đa khi:
Hai gen quy định màu sắc hoa tương tắc cộng gộp.
=> Cho tối đa 5 loại kiểu hình.
Các gen quy định hình dạng trội lặn không hoàn toàn.
=> 3 loại kiểu hình.
Vậy số loại kiểu hình tối đa thu được là:
5 x 3 = 15 kiểu hình.
Câu 43:
Bảng sau đây cho biết môt số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật lưỡng bội:
Cột A |
Cột B |
1. Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm sắc thể thường |
a. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. |
2. Các gen nằm trong tế bào chất |
b. thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định và di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết. |
3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X |
c. thường không được phân chia đồng đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào. |
4. Các alen thuộc các locut khác nhau trên một nhiễm sắc thể |
d. phân li đồng đều về các giao tử trong quá trình giảm phân. |
5. Các cặp alen thuộc các locut khác nhau trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau |
e. thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử nhiều hơn ở giới đồng giao tử. |
Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng ?
Đáp án A.
Phương án đúng là 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a.
Câu 44:
Sử dụng coxisin để gây đột biến đa bội hóa thì phải tác động vào pha nào của chu kì tế bào?
Đáp án A.
Tác động vào pha G2 vì pha G2 là khi tế bào tổng hợp các thoi vô sắc, consixin sẽ ức chế tổng hợp thoi vô sắc, khiến cho các NST không phân li được trong nguyên phân.
Câu 45:
Cho sơ đồ của một dạng cơ chế đột biến cấu trúc NST:
Một học sinh khi quan sát sơ đồ đã đưa ra các kêt luận sau:
(1)Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo giữa các NST không tương đồng.
(2) Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
(3) Có thể sử dụng các dòng côn trùng mang loại đột biến này làm công cụ phòng trừ sâu hại.
(4) Các cá thể mang đột biến này bị giảm khả năng sinh sản.
Có bao nhiêu kết luận đúng về trường hợp bị đột biến trên?
Đáp án D.
Các kết luận đúng là 1, 2, 3, 4.
Trường hợp trên hình vẽ trên là hiện tượng chuyển đoạn giữa các NST khác nhau.
Câu 46:
Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST mà không có ở hoán vị gen?
Đáp án A.
Đặc điểm chỉ có ở đột biến chuyển đoạn NST mà không có ở hoán vị gen là A.
Hoán vị gen chỉ xảy ra giữa 2 NST tương đồng trong 1 cặp NST.
Câu 47:
Cho sơ đồ phả hệ sau:
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có 18 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Có ít nhất 13 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hơp tử.
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.
Đáp án B.
Xét cặp vợ chồng 12 x 13.
Vợ chồng đều bị bệnh, sinh được con không bị bệnh.
=> Tính trạng bị bệnh là do gen trội qui định.
Mà bố bị bệnh, sinh được con gái bình thường.
=> Gen qui định tính trạng nằm trên NST thường.
A bị bệnh >> a bình thường.
Vậy người 1, 3, 7, 8, 9, 11, 14, 15, 16, 18, 19 mang kiểu gen aa.
Người 2, 13 mang kiểu gen Aa vì có con mang KG aa.
Người 4, 5, 6, 10, 12 mang kiểu gen Aa vì có mẹ mang kiểu gen aa.
Tổng cộng có 18 người đã biết kiểu gen – 1 đúng.
Có ít nhất 11 người có kiểu gen đồng hợp tử - 2 sai.
Những người bị bệnh trong phả hệ có kiểu gen Aa hoặc AA – 3 sai.
Những người không bị bệnh trong phả hệ mang kiểu gen aa – không mang alen gây bệnh – 4 đúng.
Câu 48:
Một trình tự các nucleotit trên mạch bổ sung của phân tử AND: 3’... TTA XGT ATG TGX AAG... 5’ mã hóa cho một đoạn polipeptit gồm 5 axit amin. Tính theo chiều 3→5’ của mạch trên thì sự thay thế một nucleotit chỉ còn lại 3 axit amin?
Đáp án B.
Chú ý đoạn mạch trên là mạch bổ sung.
Ta có đoạn mARN tương ứng là:
3’…UUA XGU AUG UGX AAG…5’
Hay viết theo chiều 5’-3’là:
5’…GAA XGU GUA UGX AUU 3’
Để mạch còn 3 axit amin thì cần thay thế nu X ở bộ ba thứ 4 trên mARN (5’-3’ ở trên) thành nu A.
Tức là trên mạch bổ sung, cần thay thế nu X ở bộ ba thứ tư bằng nu A.
Câu 50:
Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ, hạt vàng; a quy định hoa trắng , hạt xanh.Tiến hành lai giữa cây hoa đỏ, hạt vàng thuần chủng với cây hoa trắng, hạt xanh thuần chủng, F1 thu được 100% hoa đỏ hạt vàng. Từ F2 trở đi các cây tự thụ phấn , theo lý thuyết kiểu hình trên mỗi cây F2 như thế nào?
Đáp án A.
Ptc : đỏ, vàng x trắng, xanh
F1: 100% đỏ, vàng
A trội hoàn toàn với a
F1 : Aa
Nếu cây F2 có kiểu gen AA.
=> 100% hoa đỏ, hạt vàng.
Nếu cây F2 có kiểu gen Aa.
=>100 hoa đỏ, 75% hạt vàng : 25% hạt xanh
Nếu cây F2 có kiểu gen aa.
=> 100% hoa trắng, hạt xanh.