Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có đáp án (Đề số 15)

  • 6844 lượt thi

  • 41 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trường hợp nào sau đây là ứng động sinh trưởng?

Xem đáp án

Đáp án A.

Trong các trường nêu trên thì vận động hướng đất và vận động hướng sáng là thuộc hướng động. Vận động hướng mặt trời của hoa cây hướng dương là ứng động sinh trưởng (liên quan đến sự sinh trưởng của cây).

Vận động bắt côn trùng của cây bắt ruồi không liên quan đến sự sinh trưởng, do sự mất nước của tế bào thể gối.


Câu 2:

Điện thế hoạt động xuất hiện trải qua các giai đoạn theo thứ tự là:

Xem đáp án

Đáp án C.

Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế màng tế bào khi có kích thích.

Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn:

+ Mất phân cực; Đảo cực; Tái phân cực.

- Khi bị kích thích, tính thấm của màng thay đổi, màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động (nơi tiếp nhận kích thích bị hưng phấn).

- Cửa Na+ mở  Na+ tràn vào bên trong do chênh lệch građien nồng độ  (khử cực rồi đảo cực)  chênh lệch điện thế theo hướng ngược lại: trong (+) ngoài (-).

- Cửa Na+ mở trong khoảng khắc rồi đóng lại.

- Cửa K+ mở  K+ tràn qua màng ngoài4 tái phân cực: trong (-) ngoài (+).


Câu 3:

Sinh trưởng ở thực vật là quá trình:

Xem đáp án

Đáp án D.

Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào làm cây lớn lên.


Câu 4:

Ở sâu bướm, hoocmôn ecdixơn có tác dụng sinh lí nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D.

Ở các loài sâu bướm, ecdixơn và juvenin là 2 loại hoocmôn có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển. Trong đó ecdixơn có tác dụng gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.


Câu 5:

Một tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo giao tử. Trong điều kiện giảm không không có đột biến, khi tế bào đang ở kì đầu của giảm phân II thì kiểu gen nào sau đây không thể là kiểu gen của tế bào?

Xem đáp án

Đáp án B.

- Khi đang ở kì đầu của giảm phân I, tất cả các NST đều ở dạng kép, nên tất cả các alen đều được nhân lên thành 2 alen giống nhau. Vì gồm 2 alen giống nhau, cho nên tất cả đều phải đồng hợp.

- Kiểu gen AaBb không phù hợp.


Câu 6:

Bằng chứng nào sau đây là bằng chứng tiến hóa quan trọng nhất?

Xem đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Hóa thạch là bằng chứng tiến hóa quan trọng nhất. Vì nhờ có hóa thạch mà cho phép biết được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của loài sinh vật có hóa thạch đó.


Câu 7:

Ở gà, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn, cặp gen này nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho gà trống lông vằn thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn, thu được F1; Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) F1 toàn gà lông vằn.

(2) F2 có 5 loại kiểu gen.

(3) F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 trống lông vằn : 1 mái lông vằn : 1 mái lông không vằn.

(4) Nếu cho gà mái (P) giao phối với gà trống F1 thì thu được đời con gồm 1 gà lông vằn : 1 gà lông không vằn.

Xem đáp án

Đáp án D.

Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (3), (4).

Giải thích:

Gà thuộc lớp chim cho nên con đực có cặp NST giới tính XX; con cái có XY.

- Sơ đồ lai: XAXA x XaY

Được F1 có 1 XAXa; 1XAY. Tất cả đều gà lông vằn.

(1) đúng.

F1 lai với nhau: XAXa x XAY

Giao tử: XA; XaXA, Y

Đời F2:

 

XA

Y

XA

XA XA

XA Y

Xa

XA Xa

Xa Y

- Kiểu gen của F2 là: XA XA; XA Xa; XA Y; Xa Y.

(2) sai.

- Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 2 gà trống lông vằn : 1 gà mái lông vằn : 1 gà mái lông không vằn. 

(3) đúng.

- Cho gà mái P (kiểu gen Xa Y) với gà trống F1 (kiểu gen XA Xa) thì ta có:

XA Xa  x  Xa Y

Đời con:

 

Xa

Y

XA

XA Xa

Xa Y

Xa

Xa Xa

Xa Y

Kiểu hình đời con: 1 gà lông vằn : 1 gà lông không vằn.

(4) đúng.


Câu 9:

Hiện tượng nào sau đây có thể làm cho một quần thể mất cân bằng di truyền?

(1) Các tia phóng xạ xuất hiện trong môi trường làm gia tăng tần số đột biến gen.

(2) Động đất làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể xuống còn 1/3 so với ban đầu.

(3) Các cá thể gặp gỡ và giao phối một cách ngẫu nhiên.

(4) Một số cá thể của quần thể giao phối với các cá thể khác loài, sinh ra con lai bất thụ.

(5) Một số loại tinh trùng có hiệu suất thụ tinh cao hơn các loại khác.

Xem đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Quần thể mất cân bằng di truyền khi có đột biến; các các thể giao phối không ngẫu nhiên; có tác động của chọn lọc tự nhiên; có sự di – nhập gen; có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

(1) sẽ dẫn tới phát sinh đột biến.

(2) là yếu tố ngẫu nhiên.

(5) là tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

(4) không gây ra mất cân bằng di truyền. Vì giao phối khác loài sinh ra con lai bất thụ thì con lai không để lại nguồn gen.


Câu 10:

Có 2 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo giao tử. Nếu trong quá trình giảm phân, ở một tế bào có NST kép mang gen bb không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo suy luận lí thuyết, quá trình giảm phân nói trên có thể sẽ cho các loại giao tử với tỉ lệ:

(1) 2 loại vơi tỉ lệ 1:1:1.

(2) 4 loại với tỉ lệ 1:1:1:1.

(3) 6 loại với tỉ lệ 1:1:1:1:1:1.

(4) 5 loại với tỉ lệ 2:2:2:1:1.

(5) 4 loại với tỉ lệ 4:2:1:1.

(6) 6 loại với tỉ lệ 2:2:2:2:1:1.

Xem đáp án

Đáp án C.

Có 2 phát biểu đúng, đó là (5), (6)

- Một tế bào sinh tinh (kiểu gen AaBb) giảm phân bình thường, không có đột biến, ta có:

 

Kết thúc giảm phân I

Giao tử (Các tế bào phân li bình thường)

Khả năng 1

1AABB; 1aabb

2AB; 2ab

Khả năng 2

1AAbb; 1aaBB

2Ab; 2aB

         

 

 

 

 

- Một tế bào sinh tinh (kiểu gen AaBb) giảm phân. Ở 1 tế bào có NST kép mang gen bb không phân li, ta có:

 

Kết thúc giảm phân I

Giao tử (khi tế bào có gen BB không phân li); tế bào còn lại phân li bình thường

Khả năng 1

1AABB; 1aabb

2AB; 1a; 1abb

Khả năng 2

1AAbb; 1aaBB

2aB; 1Abb; 1A

         

 

 

 

 

- Có 2 tế bào sinh tinh (kiểu gen AaBb) giảm phân, trong đó có 1 tế bào con có NST kép mang gen bb không phân li, ta có:

 

Kết thúc giảm phân I

Giao tử

3 tế bào phân li bình thường

1 tế bào có gen bb không phân li

Tổng số

Khả năng 1

2AABB; 2aabb

4AB; 2ab

1abb; 1a

4AB; 2ab; 1abb; 1a

 Tỉ lệ 4:2:1:1

(5) đúng

Khả năng 2

2AAbb; 2aaBB

4aB; 2Ab

1Abb; 1A

4aB; 2Ab; 1A; 1Abb

Tỉ lệ 4:2:1:1

(5) đúng

Khả năng 3

1AABB; 1aabb; 1AAbb; 1aaBB

2AB; 2ab; 1Ab; 1aB

1Abb; 1a

2AB; 2ab; 1Ab; 1aB; 1Abb; 1A

 Tỉ lệ 2:2:2:2:1:1

(6) đúng

Khả năng 4

1AABB; 1aabb; 1AAbb; 1aaBB

2AB; 2ab; 2Ab; 2aB

1abb; 1a

2AB; 2ab; 2Ab; 2aB; 1abb; 1a

Tỉ lệ 2:2:2:2:1:1

(6) đúng

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có 2 trường hợp đúng.


Câu 11:

Ở người, tính trạng nhóm máu do gen I nằm trên NST thường quy định. Gen I có 3 alen là IA, IB, I0, trong đó IA và IB đều trội so với I0 nhưng không trội so với nhau. Người có kiểu gen IA IA hoặc IA I0 có nhóm máu A; kiểu gen IB IB hoặc IB I0 có nhóm máu B; kiểu gen IA IB có nhóm máu AB; kiểu gen I0 I0 có nhóm máu O. Cho sơ đồ phả hệ:

 

Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?

(1) Biết được chính xác kiểu gen của 6 người.

(2) Cặp vợ chồng 8 – 9 có thể sinh con có nhóm máu O.

(3) Cặp vợ chồng 8 – 9 sinh con có nhóm máu A với xác suất 1/8.

(4) Cặp vợ chông 10 – 11 sinh con có nhóm máu B với xác suất 50%.

Xem đáp án

Đáp án D.

Giải thích:

Tất cả những người máu O đều có kiểu gen IOIO, máu AB có kiểu gen IAIB.

Có người máu O, 2 người máu AB.

Người số 1 và 2 đều có máu B, sinh con số 3 có máu O

Người số 1 và 2 đều có kiểu gen IBIO.

Người số 10 có máu B, là con của người số 6 (máu A) và người số 7 (máu AB).

Người số 10 có kiểu gen IBIO.

Có 7 người đã biết được kiểu gen.

(1) sai.

- Người số 8 và 9 đều có thể mang kiểu gen dị hợp, trong đó có alen IO.

Căp vợ chồng này có thể sinh con có máu O.

- Người số 4 có kiểu gen 2/3 IBIO; người số 5 có kiểu gen IAIB.

Người số 8 có kiểu gen IBIO với tỉ lệ 1/3.

Cho giao tử IO với tỉ lệ 1/6.

- Người số 5 có kiểu gen IAIA hoặc IA IO, trong đó kiểu gen IA IO với tỉ lệ 1/2.

Cho giao tử IO = 1/4'; Giao tử IA với tỉ lệ 3/4.

Xác suất để cặp vợ chồng 8,9 sinh con có máu A = 1/6 x 3/4 = 1/8.

(3) đúng.

- Người số 10 có kiểu gen IBIO và người số 11 có kiểu gen IOIO sẽ sinh con có máu B với xác suất 50%.

(4) đúng.


Câu 13:

Ở một loài động vật, A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với a quy định mắt trắng, gen nằm trên NST thường. Kiểu gen đồng hợp lặn aa gây chết ở giai đoạn phôi. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen 0,6AA : 0,4Aa. Theo lí thuyết, ở thế hệ F5 tỉ lệ kiểu gen của quần thể là:

Xem đáp án

Đáp án D.

Giải thích:

Ở thế hệ xuất phát, tần số a = 0,2.

Khi aa bị chết ở giai đoạn phôi, đến thế hệ F5, tần số:

a = 0,2 : (5 x 0,2 + 1) = 0,1.

Vì quần thể không có aa nên tỉ lệ kiểu gen là:

(1-x)AA + xAa = 1.

x = 2 x 0,1 = 0,2.  

Tỉ lệ kiểu gen ở F5 là:

0,8AA + 0,2Aa = 1.


Câu 14:

Trong các thành tựu sau đây, có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng của công nghệ tế bào?

(1) Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.

(2) Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.

(3) Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.

(4) Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

Xem đáp án

Đáp án B.

Chỉ có (2) đúng.

Giải thích:

Các phương án (1), (3), (4) là các ứng dụng của công nghệ gen.

(2) là của công nghệ tế bào thực vật. Nuôi cấy hạt phấn trở thành dòng đơn bội, sau đó gây lưỡng bội hóa để thu được dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen.


Câu 15:

Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 16:

Ở gà, alen A quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định chân thấp. Cho gà trống chân cao có kiểu gen dị hợp tử lai với gà mái thứ nhất, tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 gà mái chân thấp : 2 gà trống chân cao : 1 gà mái chân cao; cho lai với gà mái thứ hai, tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 gà trống chân cao : 1 gà trống chân thấp : 1 gà mái chân cao : 1 gà mái chân thấp. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A.

- Dựa vào phép lai thứ nhất.

Tính trạng liên kết giới tính, gen trên NST giới tính X. 

C và D sai.

- Gà trống đem lai có kiểu gen XAXa .

Gà trống chân cao có 1XAXA và 1 XAXa.

Gà trống đồng hợp có tỉ lệ = 1/4 = 25%.

- Hai phép lai có tỉ lệ phân li kiểu gen khác nhau.

B sai.


Câu 17:

Có 3 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo tinh trùng, trong quá trình đó có 1 tế bào bị rối loạn, cặp NST mang gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Có thể sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 2:2:1:1.

(2) Có thể sẽ tạo ra 6 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1:1:1.

(3) Luôn tạo ra giao tử mang gen AaB với tỉ lệ 1/6.

(4) Luôn tạo ra giao tử đột biến n-1 với tỉ lệ 1/6.

Xem đáp án

Đáp án A.

Giải thích:

- Một tế bào sinh tinh (kiểu gen AaBb) giảm phân bình thường, không có đột biến, ta có:

 

Kết thúc giảm phân I

Giao tử (các cặp NST phân li bình thường)

Khả năng 1

1AABB; 1aabb

2AB; 2ab

Khả năng 2

1AAbb; 1aaBB

2Ab; 2aB

Có 2 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường sẽ sinh ra 2 trường hợp. Trường hợp 1 cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 2:2; Trường hợp 2 cho 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1.

- Một tế bào sinh tinh (kiểu gen AaBb) giảm phân, cặp NST mang gen Aa không phân li, ta có:

 

Kết thúc giảm phân I

Giao tử (các cặp NST phân li bình thường)

Khả năng 1

1AAaaBB; 1bb

2AaB; 2b

Khả năng 2

1AAaabb; 1BB

2Aab; 2B

- Như vậy, tế bào bị rối loạn giảm phân I luôn sinh ra 2 loại giao tử đột biến với tỉ lệ 1:1. Kết hợp với giao tử không đột biến thì sẽ có 2 trường hợp. Trường hợp 1 có 4 loại giao tử với tỉ lệ 2:2:1:1 (trong đó giao tử không đột biến có tỉ lệ 2:2); Trường hợp 2 có 6 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1:1:1.

(1) và (2) đúng.

- (3) sai. Vì cặp gen Aa có thể phân li cùng với b hoặc có thể phân li cùng với B. Nếu Aa cùng với b đi về một giao tử thì sẽ không hình thành giao tử AaB (lúc này, giao tử AaB có tỉ lệ = 0).

- (4) đúng. Vì có 3 tế bào, trong đó có 1 tế bào có 1 cặp NST không phân li thì sẽ cho giao tử có (n-1) NST chiếm tỉ lệ = 1/6.


Câu 18:

Khi nói về mật độ cá thể quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Mật độ và số lượng cá thể có trong một đơn vị diện tích hoặc thể tích của môi trường. Vì số lượng cá thể thường xuyên biến động theo điều kiện môi trường cho nên mật độ thường xuyên thay đổi.


Câu 19:

Loại enzim nào sau đây có khả năng tháo xoắn, tách mạch ADN thành 2 mạch đơn?

Xem đáp án

Đáp án A.

Giải thích:

- Trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza vừa có chức năng tháo xoắn; vừa có chức năng tổng hợp nuclêôtit bổ sung với mạch khuôn.

- Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza chỉ có chức năng tổng hợp nuclêôtit liên kết mà không có chức năng tháo xoắn.


Câu 20:

Một cơ thể có kiểu gen ABab  giảm phân hình thành giao tử, trong quá trình đó một số tế bào không phân li trong giảm phân II. Số loại giao tử tối đa mà cơ thể có thể tạo ra là:

Xem đáp án

Đáp án C.

Giải thích:

- Cơ thể có kiểu gen ABab giảm phân bình thường sẽ hình thành 4 loại giao tử.

- Khi có một số tế bào không phân li trong giảm phân II, ta có:

 

Kết thúc giảm phân I

Giao tử

Trường hợp 1: (không có hoán vị gen)

AABB

Aabb

AB/AB

Ab/ab

Trường hợp 2: (có hoán vị gen giữa A và a)

AB/aB

Ab/ab

AB/aB

Ab/ab

Trường hợp 3: (có hoán vị gen giữa B và b)

AB/Ab

aB/ab

AB/Ab

aB/ab


Câu 22:

Khi nói về tính cảm ứng của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.

Vì động vật không xương sống có tuổi thọ ngắn và có hệ thần kinh kém phát triển nên hầu hết các phản xạ đều thuộc nhóm phản xạ không điều kiện.

A sai. Vì động vật đơn bào chưa có phản xạ.

B sai. Vì khi sinh vật mới sinh ra thì thường chưa có phản xạ có điều kiện. Trong quá trình phát triển cá thể thì mới hình thành các phản xạ có điều kiện.

D sai. Vì phản xạ có điều kiện sẽ dễ dàng bị mất đi nếu không được lặp lại. Và phản xạ có điều kiện là phản xạ hình thành trong quá trình phát triển cá thể nên không di truyền cho đời con.


Câu 23:

Ở động vật không xương sống thường có rất ít tập tính học được. Có bao nhiêu giải thích sau đây là đúng?

(1) Động vật không xương sống sống trong môi trường ổn định.

(2) Động vật không xương sống có tuổi thọ ngắn.

(3) Động vật không xương sống không thể hình thành mối liên hệ giữa các nơron.

(4) Động vật không xương sống có hệ thần kinh kém phát triển.

Xem đáp án

Đáp án B.

Có 2 giải thích đúng, đó là (2) và (4).

Động vật không xương sống có hệ thần kinh chưa phát triển, số lượng tế bào thần kinh ít, khả năng học tập, rút kinh nghiệm ít; Tuổi thọ ngắn nên thời gian học tập ít. Do đó có rất ít tập tính học được.


Câu 26:

Một loài thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng xét 2 gen, mỗi gen đều có 2 alen. Cho biết không phát sinh đột biến mới, theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa về các gen đang xét được tạo ra là:

Xem đáp án

Đáp án A.

Giải thích:

- Trên mỗi cặp NST có 2 gen, mỗi gen có 2 alen thì số loại giao tử của cặp NST đó = 2 x 2 = 4.

- Có 3 cặp NST.

Số loại giao tử = 43=64.


Câu 27:

Có 3 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo tinh trùng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Nếu giảm phân không phát sinh đột biến thì tối đa sẽ tạo ra 4 loại giao tử.

(2) Nếu giảm phân không phát sinh đột biến thì tối thiểu sẽ tạo ra 2 loại giao tử.

(3) Nếu giảm phân có một tế bào phát sinh đột biến, cặp NST mang gen Aa không phân li ở giảm phân I, giảm phân 2 diễn ra bình thường thì tối thiểu sẽ tạo ra 4 loại giao tử.

(4) Nếu giảm phân có một tế bào phát sinh đột biến, cặp NST mang gen Bb không phân li ở giảm phân I, giảm phân 2 diễn ra bình thường thì có thể tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ các loại là 2:2:1:1.

Xem đáp án

Đáp án A.

Cả 4 phát biểu đều đúng.

Giải thích:

(1) đúng. Vì có 2 kiểu gen dị hợp cho nên chỉ sinh ra 4 loại giao tử.

(2) đúng. Mỗi tế bào giảm phân cho 2 loại giao tử. Vì vậy, 3 tế bào này giảm phân, tối thiểu chỉ cho 2 loại giao tử.

(3) đúng. Vì tế bào đột biến sẽ sinh ra 2 loại giao tử đột biến; Hai tế bào còn lại tạo ra tối thiểu 2 loại giao tử.

Tạo ra tối thiểu 4 loại giao tử.

(4) đúng. Vì tế bào đột biến cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1; 2 tế bào còn lại giảm phân bình thường sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 2:2.

Có 4 loại với tỉ lệ 2:2:1:1.


Câu 32:

Quá trình tổng hợp sắc tố ở cánh hoa của một loài thực vật do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên các cặp NST khác nhau quy định, trong kiểu gen nếu có cả A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen khác đều cho kiểu hình hoa trắng. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?

(1) Nếu cho 2 cây (P) hoa trắng giao phấn với nhau thu được đời F1 có 100% cây hoa đỏ. Khi đó cho F1 tự thụ phấn thì sẽ thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 đỏ : 7 trắng.

(2) Cho cây (P) hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn thu được F1. Theo lí thuyết, ở đời F1, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp về  cặp gen chiếm 25%.

(3) Nếu khi cho cây hoa đỏ (P) lai với cây hoa trắng thu được F1 có cả cây hoa trắng và cây hoa đỏ thì chứng tỏ cây hoa đỏ đem lai có ít nhất 1 cặp gen dị hợp.

(4) Cho 2 cây hoa trắng có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau thu được F1. Theo lí thuyết, có thể thu được đời F­1 với tỉ lệ kiểu hình là: 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

Xem đáp án

Đáp án A.

Có 2 dự đoán đúng, đó là (1) và (3).

Giải thích:

Theo bài ra ta có: A-B- quy định hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng.

 (1) đúng. Vì 2 cây (P) hoa trắng giao phấn với nhau thu được đời F1 có 100% cây hoa đỏ.

Cây F1 có kiểu gen AaBb. Khi đó cho F1 tự thụ phấn thì sẽ thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 đỏ : 7 trắng.

 (2) sai. Vì AaBb tự thụ phấn thu được đời con có tỉ lệ 9A-B-; 3A-bb; 3aaB-; 1aabb.  

Kiểu gen đồng hợp 1 cặp gen gồm 2AaBB, 2Aabb, 2AABb, 2aaBb = 8 tổ hợp.  

Chiếm tỉ lệ 816=0,5=50% 

 (3) đúng. Vì đời con phân tính. 

Bố mẹ dị hợp về ít nhất một cặp gen.

 (4) sai. Vì muốn đời con có tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng thì bố mẹ phải có ít nhất một cây hoa đỏ.


Câu 33:

Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C.

Vì quần xã càng đa dạng thì số lượng loài càng tăng, do đó cấu trúc lưới thức ăn càng phức tạp.


Câu 34:

Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người là:

Xem đáp án

Đáp án B.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhân tố bên trong (đặc điểm di truyền của giống, hoocmôn) và điều kiện ngoại cảnh (chế độ dinh dưỡng, chăm sóc phòng chữa bệnh, thời tiết, khí hậu,..). Và người ta đã sử dụng các biện pháp tác động đến 2 yếu tố này để điều khiển hoạt động sinh trưởng và phát triển của động vật.

Con người cùng là một loài động vật nên người ta cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để hoạt động sinh trưởng và phát triển của con người được tốt hơn từ đó nâng cao chất lượng dân số.


Câu 37:

Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về các cặp tính trạng tương phản. Đời F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài :  cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn: 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường. Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?

(1) Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa,

(2) Cặp gen quy định tính trạng chiều cao di truyền độc lập với hai cặp gen quy định màu sắc và hình dạng quả.

(3) Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả cùng nằm trên một cặp NST.

(4) Tần số hoán vị gen 20%.

Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025.

Xem đáp án

Đáp án D.

Có 4 phát biểu đúng, đó là (2), (3), (4), (5).

Xét tỉ lệ của từng cặp tính trạng:

Thân cao : Thân thấp là:

(4+4+1+1) : (4+4+1+1) = 1 : 1

Cây thấp = 1/2.

Hoa đỏ : Hoa vàng là:

 (4+4+1+1) : (4+4+1+1) = 1 : 1 

Hoa vàng = 1/2.

- Để kiểm tra xem (1) có đúng hay không, chúng ta chỉ cần dựa vào xét tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa trắng. Ở F2 có cây thấp, hoa vàng chiếm tỉ lệ = 5/20 = 25%. Như vậy, kiểu hình cây thấp, hoa vàng = 25% = 1/2 x1/2 đúng bằng tỉ lệ của hai cặp tính trạng.

Hai cặp tính trạng này di truyền phân li độc lập với nhau.

® (1) sai.

- Để kiểm tra (2) đúng hay sai, chúng ta dựa vào kiểu hình cây thấp, quả dài = 5/20 = 1/4 = 1/2 x 1/2.

Hai cặp tính trạng này di truyền phân li độc lập với nhau.

(2) đúng.

- Muốn kiểm tra (3), chúng ta dựa vào kiểu hình hoa vàng, quả dài = 2/20 = 0,1. Đây là tỉ lệ của hoán vị gen.  

Hai cặp gen này liên kết với nhau.  

(3) đúng.

- Muốn tìm tần số hoán vị gen, chúng ta dựa vào tỉ lệ kiểu hình hoa vàng, quả dài (bd/bd) = 0,1  bd = 0,1

Tần số hoán vị gen = 0,2.  

(4) đúng.

- Vì giao tử bd = 0,1  

Khi F1 tự thụ phấn thì hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ = 0,01. Vì chiều cao thân phân li độc lập với hai cặp tính trạng còn lại cho nên thân thấp chiếm tỉ lệ = 1/4.  

Kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ = 0,01 x 1/4 = 0,0025. 

(5) đúng.


Câu 38:

Cây lanh Linum usitatissimum là giống cây lấy sợi phổ biến ở các nước châu Á. Locut chi phối màu sắc hoa có 2 alen trong đó A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Hai locut khác mỗi locut có 2 alen là B/b và D/d cùng chi phối chiều cao cây. Tiến hành phép lai phân tích cây dị hợp 3 locut nói trên thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 70 cây thân cao, hoa đỏ : 180 cây thân cao, hoa trắng : 320 cây thân thấp, hoa trắng : 430 cây thân thấp, hoa đỏ. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Kiểu gen của cây đem lai phân tích là AbaBDd .

(2) Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 28%.

(3) Đời con của phép lai phân tích nói trên có 8 loại kiểu gen khác nhau.

(4) Nếu hoán vị gen xảy ra ở cả đực và cái với tần số như nhau thì cây dị hợp về 3 locut nói trên tự thụ phấn sẽ luôn thu được đời con có kiểu gen đồng hợp lặn về locut với tỉ lệ 0,0049.

(5) Nếu cho cây dị hợp về 3 locut nói trên tự thụ phấn thì đời con sẽ có tối đa 30 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.

Xem đáp án

Đáp án C.

Cả 5 phát biểu đều đúng.

Giải thích:

- Muốn kiểm tra (1) đúng hay sai, chúng ta dựa vào kiểu hình thân cao, hoa trắng (aaB-D) có tỉ lệ:

180/(70+180+320+430) = 180/1000 = 0,18.

- Vì hai cặp gen Bb và Dd cùng quy định một cặp tính trạng cho nên hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Do đó chỉ có cặp gen Bb liên kết với cặp gen Aa.

Kiểu hình aaB-D- chiếm tỉ lệ 0,18.

® Kiểu hình aaB- chiếm tỉ lệ:

0,18 : ½ = 0,36  

- Vì đây là phép lai phân tích, cho nên 0,36 aB/a- = 0,36aB x 1ab

® aB là giao tử liên kết.

® Kiểu gen của P là AbaBDd 

® (1) đúng.

Tần số hoán vị gen:

1 – 2 x 0,36 = 1 – 0,72 = 0,28.

® (2) đúng.

- Vì có 3 cặp gen dị hợp và có hoán vị gen nên P sẽ cho 8 loại giao tử.

® Phép lai phân tích sẽ cho đời con có 8 kiểu tổ hợp giao tử.

® (3) đúng.

- Nếu hoán vị ở cả hai giới với tần số 28% thì cây AbaBDd tự thụ phấn sẽ cho đời con có kiểu hình đồng hợp lặn về cả 3 locut có tỉ lệ:

(0,14)2 x ¼ = 0,0049

® (4) đúng.

- Cây AbaBDd tự thụ phấn thì đời con sẽ có số kiểu gen:

10 x 3 = 30;

Số kiểu hình:

2 x 2 = 4

® (5) đúng.


Câu 39:

Ở bò, người ta tiến hành cho bò đực có kiểu gen AABBdd giao phối với bò cái có kiểu gen aabbDD được 1 hợp tử. Sau đó cho hợp tử phát triển thành phôi rồi tách phôi thành 10 phần đem cấy vào tử cung của 10 con cái (bò nhận phôi) có kiểu gen aabbdd. Cả 10 phôi này phát triển bình thường, trở thành 10 bê con. Các con bê này:

Xem đáp án

Đáp án A.

- A đúng. Vì hợp tử có kiểu gen AaBbDd. Vì vậy, các bò con đều có kiểu gen AaBbDd.

- B sai. Vì các cá thể này có giới tính giống nhau, do đó không thể giao phối được với nhau để sinh con.

- C sai. Vì kiểu gen của cá thể chỉ do kiểu gen của phôi quy định.

- D sai. Vì có cùng kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau.


Câu 41:

Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn, trong đó có tần số alen A = 0,7; a  = 0,3; B = 0,4; b = 0,6. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?

(1) Quần thể này có 4 kiểu hình.

(2) Trong các kiểu gen của quần thể, số cá thể có kiểu gen AaBb chiếm tỉ lệ cao nhất.

(3) Quần thể này có 8 kiểu gen.

(4) Trong các kiểu gen của quần thể, số cá thể có kiểu gen aaBB chiếm tỉ lệ ít nhất.

Xem đáp án

Đáp án B.

Có 2 nhận xét đúng, đó là (1), (4).

Giải thích:

- Có 2 cặp gen, mỗi gen có 2 alen cho nên quần thể có số kiểu hình:

2 x 2 = 4  

® (1) đúng.

- Vì A = 0,7 nên trong số 3 kiểu gen của cặp A, a thì kiểu gen AA chiếm tỉ lệ cao nhất, kiểu gen aa chiếm tỉ lệ thấp nhất. Vì B = 0,4 nên trong các kiểu gen của cặp B, b thì kiểu gen Bb có tỉ lệ lớn nhất, kiểu gen BB chiếm tỉ lệ thấp nhất.

® Kiểu gen AABb có tỉ lệ cao nhất là sai.

® (2) sai.

Kiểu gen aaBB chiếm tỉ lệ thấp nhất là đúng.

® (4) đúng.

- Vì 2 cặp gen này phân li độc lập, cho nên quần thể có số kiểu gen:

3 x 3 = 9

® (3) sai.


Bắt đầu thi ngay