Thứ sáu, 01/11/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lơi giải (P6)

  • 7664 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét hai cặp gen Aa và Bb phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn, trong đó tần số các alen là: A = 0,3, a = 0,7, B = 0,4, b = 0,6. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu đúng về quần thể này 

(1) Quần thể có 5 kiểu gen đồng hợp về cả 2 cặp gen

(2) Trong các kiểu gen của quần thể, loại kiểu gen AaBb chiếm tỉ lệ cao nhất

(3) Lấy ngẫu nhiên một cá thể mang 2 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 3/68

(4) Cho tất cả các cá thể có kiểu hình aaB_ tự thụ phấn thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình phân li theo tỉ lệ 5:1

Xem đáp án

Chọn đáp án A

* Gen thứ nhất có 2 alen:

=> 2 KG đồng hợp + C KG dị hợp

Gen thứ hai có 2 alen: 

=> 2 KG đồng hợp + C KG dị hợp

=> kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen: 2 x 2 = 4 

=> (1) Sai

* Quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số các alen là: A = 0,3, a = 0,7, B = 0,4, b = 0,6

Cấu trúc di truyền (A): 0,09AA + 0,42 Aa + 0,49 aa = 1

                              (B): 0,16 BB + 0,48 Bb + 0,36 bb = 1

=> loại kiểu gen AaBb chiếm tỉ lệ: 0,42 x 0,48 < aaBb 0,49 x 0,48

=> (2) Sai

* Cá thể mang 2 tính trạng trội A-B- = (0,09 + 0,42) x (0,16 + 0,48) = 0,3264

cá thể mang 2 tính trạng trội thuần chủng: AABB = 0,09 x 0,16 = 0,0144

Lấy ngẫu nhiên một cá thể mang 2 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể thuần chủng = 0,0144 / 0,3264 = 3/68

=> (3) Đúng

* 5:1 = 6 = 3x 2 = 2x 3

mà aaB- chỉ cho tối đa 2 loại giao tử

=> (4) Sai


Câu 2:

Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?

(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.

(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.

(4) loài kiến sống trên cây kiến.

Những mối mối quan hệ đó là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Mối quan hệ 1 là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.

Mối quan hệ 2 là mối quan hệ kí sinh.

Mối quan hệ 3 là mối quan hệ hội sinh.

Mối quan hệ 4 là mối quan hệ cộng sinh.

Vậy các mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia là 3, 4.


Câu 4:

Từ kết quả thí nghiệm của phép lai hai (hoặc nhiều) cặp tính trạng Menđen cho thấy rằng: Khi lai cặp bố, mẹ thuần chủng khác nhau về hai (hoặc nhiều) cặp tính trạng tương phản, di truyền độc lập với nhau, thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Từ kết quả thí nghiệm của phép lai hai hoặc nhiều cặp tính trạng, Menden cho thấy rằng : khi lai hai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản di truyền độc lập với nhau thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.


Câu 5:

Ở tằm, gen A quy định vỏ trứng sẫm trội hoàn toàn so với gen a quy định vỏ trứng trắng. Cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X mà không có alen tương ứng trên Y. Phép lai có thể phân biệt được tằm đực và tằm cái F1 ngay ở giai đoạn trứng là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ở tằm , A-vỏ trứng sẫm, a-vỏ trứng trắng.

Gen này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.

Phép lai nhằm phân biệt tằm đực và tằm cái F1 ở giai đoạn trứng là: XAY × XaXa → có sự phân biệt 2 giới.


Câu 6:

Cho các phát biểu sau:

I. Vận tốc máu di chuyển trong mạch, phụ thuộc chủ yếu vào độ quánh của máu (độ đặc).

II. Khi tổng tiết diện mạch nhỏ, huyết áp sẽ cao và vận tốc máu sẽ lớn.

III. Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và nhỏ nhất trong mao mạch.

IV. Máu vận chuyển từ nơi có huyết áp cao đến nơi có huyết áp thấp.

Số phương án đúng là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

I – Sai. Vì vận tốc máu di chuyển trong mạch, phụ thuộc chủ yếu vào tiết diện mạch và độ chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.

II – Đúng. Khi tổng tiết diện mạch nhỏ, huyết áp sẽ cao và vận tốc máu sẽ lớn. Ví dụ: Khi máu chảy trong động mạch.

III – Đúng. Ở động mạch có huyết áp cao nhấp, tiết diện mạch thấp nên máu chảy nhanh nhất ở động mạch. Mao mạch thì có huyết áp thấp, tiết diện mạch lớn nên máu chảy chậm.

IV – Đúng. Máu vận chuyển trong hệ mạch theo một chiều về tim, nhờ sự chênh lệch của huyết áp. Máu chảy từ nơi có huyết áp cao đến nơi có huyết áp thấp.


Câu 7:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 6 nhóm gen liên kết. Thể một của loài này có số nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết, n=6 → 2n=12.

Thể một ( 2n=11) số NST đơn trong tế bào ở kì sau của nguyên phân là 22 NST ( kì sau mỗi NST kép → 2 NST đơn)


Câu 8:

Theo mô hình operon Lac, vì sao protein ức chế bị mất tác dụng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhìn vào sơ đồ ta thấy:

Khi môi trường có lactozo, lactozo sẽ bám vào protein ức chế, làm thay đổi cấu hình của protein ức chế, làm chúng không gắn được vào vùng vận hành.


Câu 10:

Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì điều nào dưới đây là cần làm hơn cả?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì cần nuôi nhiều loài cá để tận dụng mọi nguồn thức ăn ở các mặt nước.

VD: nuôi kết hợp cá mè, cá trắm, cá chép, lươn,... vì thức ăn của những loài này ở các tầng nước khác nhau → có thể tận dụng nguồn thức ăn.


Câu 11:

Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Tiến hóa lớn hình thành nên các nhóm phân loại trên loài.


Câu 12:

Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở vi khuẩn E.coli, prôtêin ức chế ngăn cản quá trình phiên mã bằng cách:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bình thường, gen điều hòa (R) tổng hợp một loại prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành (O), do đó gen cấu trúc ở trạng thái bị ức chế nên không hoạt động. Z,Y,A sẽ không thực hiện được phiên mã và dịch mã. Vì vậy, sản phẩm của cụm gen là lactaza không được tạo thành.


Câu 13:

Cho các sự kiện sau:

(1) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo tồn.

(2) Trên một phễu tái bản thì một mạch được tổng hợp liên tục, còn một mạch được tổng hợp gián đoạn.

(3) Sự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra đồng thời với sự phân bào.

(4) Tốc độ nhân đôi ADN của nhân sơ thường chậm hơn nhân thực.

Có bao nhiêu phát biểu đúng nếu đề cập đến sự nhân đôi của sinh vật nhân sơ?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Xét các sự kiện của đề bài:

(1) đúng vì quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện: A môi trường liên kết với T mạch gốc bằng 2 liên kết hidro, T môi trường liên kết với A mạch gốc bằng 2 liên kết hidro, G môi trường liên kết với X mạch gốc bằng 3 liên kết hidro, X môi trường liên kết với G mạch gốc bằng 3 liên kết hidro.

Nguyên tắc bán bảo toàn: Mỗi phân tử ADN con được tạo ra đều có 1 mạch là mạch cũ của phân tử ban đầu, và 1 mạch mới được tổng hợp.

(2) đúng vì enzim ADN polimeraza chỉ có thể gắn nucleotit vào nhóm 3'OH nên:

+ Trên mạch khuôn có chiều 3' → 5' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, theo chiều 5'→ 3' hướng đến chạc ba sao chép.

+ Trên mạch khuôn 5' → 3', mạch bổ sung được tổng hợp gián đoạn theo chiều 5' → 3' (xa dần chạc ba sao chép) tạo nên các đoạn ngắn okazaki, các đoạn này được nối lại với nhau nhờ enzim ADN ligaza (các đoạn okazaki dài khoảng 1000 - 2000 nucleotit).

(3) đúng.

(4) sai vì tốc độ nhân đôi ở sinh vật nhân sơ nhanh hơn ở sinh vật nhân thực.


Câu 14:

Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm: 

(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào. 

(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.

(4) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'.

(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y

Có bao nhiêu đặc điểm đúng:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Xét các đặc điểm của đề bài.

1 đúng, Diễn ra ở trong nhân, tại kỳ trung gian của quá trình phân bào vì tại kỳ đó vật chất di truyền được dãn xoắn cực đại nên sự tổng hợp ADN giữa Nu mạch khuôn và nu môi trường nội bào.

2 đúng, Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn

3 đúng, Mạch đơn mới luôn được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'.

4 sai, Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 1 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y, 1 mạch mới tổng hợp gián đoạn


Câu 15:

Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng nanh và răng hàm trước

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 16:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thứ 2. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho cây có kiểu hình hoa đỏ (P) tự thụ phấn được F1 có 3 loại kiểu hình: hoa đỏ, hoa vàng và hoa trắng. Tính theo lí thuyết, trong số cây hoa trắng ở F1, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo bài ra ta có quy ước:

A_bb, aabb: hoa trắng.

A_B_: hoa đỏ.

aaB_: hoa vàng.

Cây P tự thụ phấn thu được đời con có cả 3 loại kiểu hình hoa đỏ, hoa vàng, hoa trắng => Cây P có kiểu gen là AaBb.

P: AaBb x AaBb.

Tỉ lệ cây hoa trắng là: A_bb + aabb = 3/4 x 1/4 + 1/4 x 1/4 = 1/4.

Tỉ lệ cây hoa trắng đồng hợp là: AAbb + aabb = 1/4 x 1/4 + 1/4 x 1/4 = 1/8.

Trong số cây hoa trắng ở F1, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ: 1/8 : 1/4 = 1/2.


Câu 18:

Một gen có hiệu số phần trăm nuclêôtit loại adenin với một loại nuclêôtit khác là 5% và có số nucleotit loại adenin là 660. Sau khi gen xảy ra đột biến điểm, gen đột biến có chiều dài 408 nm và có tỉ lệ  GA ≈ 82,1%. Dạng đột biến điểm xảy ra với nói gen nói trên là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

A - G =5% và A +G = 50% → A =27,5%; G =22,5%. Số nuclêôtit loại A = 660 → N =(660 x 100) : 27,5 = 2400 nuclêôtit → G = 540.

L = N/2 x3,4 = 4080Å

Khi bị đột biến gen vẫn giữ chiều dài 4080Å → tổng số nuclêôtit không đổi → Đây là đột biến dạng thay thế.

Gen đột biến có G/A = 82,1%; Gen bình thường: G/A = 81,82%

Tỷ lệ G/A tăng → G tăng, A giảm → Dạng đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.


Câu 19:

Ở đậu Hà Lan. A- hạt vàng, a- hạt xanh; B - hạt trơn, b- hạt nhăn. Cho đậu hai Hà lan F1 lai với nhau thu được thế hệ F2 có tỷ lệ phân ly 3 vàng, nhăn : 1 xanh, nhăn. Kiểu gen của F1 là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Cho đậu Hà lan lai với nhau thu được thế hệ sau phân li với tỷ lệ 3 vàng, nhăn: 1 xanh nhăn

Thế hệ sau có nhăn → k có alen B; tỷ lệ vàng: xanh = 3:1 → cặp gen quy định vàng xanh là dị hợp Aa → kiểu gen: Aabb


Câu 20:

Trong một quần thể ngẫu phối, có hai alen A là trội hoàn toàn so với a. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền tần số alen A là 0,3, cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, tần số alen A =0,3 → tần số alen a = 1 - 0,3 = 0,7

Cấu trúc di truyền của quần thể tuân theo định luật Hacdi - Vanbec: p2 AA + 2pq Aa +q2 aa =1

0,09 AA + 0,42 Aa + 0,49 aa = 1


Câu 25:

Loại tế bào nào sau đây được gọi là tế bào trần?

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 26:

Cho biết bộ ba 5'GXU3' quy định tổng hợp axit amin Ala; bộ ba 5'AXU3' quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó phân tử mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.
II. Đột biến này có thể là dạng thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.
III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.
IV. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 nuclêôtit loại X thì alen a phiên mã 2 lần cũng cần môi trường cung cấp 400 nuclêôtit loại X.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.

- Theo bài ra, đột biến đã làm cho G của mARN được thay bằng A của ARN. Do đó, đây là đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T → I và II sai.

- Vì đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T cho nên alen a sẽ nhiều hơn alen A 1 cặp A-T.

→ Nếu alen A có 150A thì eln a sẽ có 151A.

- Vì đột biến làm cho G của mARN được thay bằng A của mARN nên khi alen A phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 100X thì alen a phiên mã 2 lần sẽ cần môi trường cung cấp 200X → IV đúng.


Câu 27:

Xét 2 cặp nhiễm sắc thể, trong đó trên cặp nhiễm sắc thể thứ nhất có 4 gen theo thứ tự là ABCD; trên nhiễm sắc thể số 2 có 3 gen theo thứ tự là EGH. Mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có tối đa 574 phép lai giữa cơ thể có kiểu hình trội về 7 tính trạng với cơ thể có kiểu hình lặn về 7 tính trạng.
II. Cho 2 cơ thể có kiểu gen khác nhau lai với nhau, sẽ có tối đa 11982960 phép lai.
III. Có tối đa 14 phép lai giữa cơ thể có kiểu hình trội về 1 tính trạng với cơ thể đồng hợp lặn.
IV. Phép lai giữa 2 cơ thể đều có kiểu hình trội về 1 tính trạng sẽ cho đời con có tối đa 3 kiểu gen.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I,II và III.

- I đúng vì kiểu hình trội về 7 tính trạng (A-B-C-D-E-G-H-) có 574 kiểu gen

=> số phép lai là 574. Giải thích:

* Trên cặp NST số 1 có 4 cặp gen Aa,Bb,Cc,Dd nên kiểu hình A-B-C-D- có 41 kiểu gen:

+ Với 4 cặp gen dị hợp thì số kiểu gen = 23=8

+ Với 3 cặp gen dị hợp thì số kiểu gen = 16

+ Với 2 cặp gen dị hợp thì số kiểu gen = C41x22=12

+ Với 1 cặp gen dị hợp thì số kiểu gen = 8

+ Với 0 cặp gen dị hợp thì số kiểu gen = 1

* Trên cặp NST số 2 có 3 cặp gen Ee, Gg,Hh nên kiểu hình E-G-D- có 14 kiểu gen:

+ Trên 3 cặp gen đều dị hợp thì số kiểu gen = 22=4

+ Trên 2 cặp gen dị hợp thì số kiểu gen = C31x21=6

+ Trên 1 cặp gen dị hợp thì số kiểu gen = C31x20=3

+ Trên 0 cặp gen dị hợp thì số kiểu gen = 1

Theo đó, tổng số kiểu gen quy định kiểu hình trội về 7 tính trạng là 4114=574

- II đúng vì số kiểu gen về 7 cặp gen là 16(16+1)2x8(8+1)2=4896 kiểu gen

Khi có 4896 kiểu gen thì phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen khác nhau sẽ có số sơ đồ lai là 4896x(4896-1)2=11982960

- III đúng vì kiểu hình trội về 1 tính trạng sẽ có 14 kiểu gen( có 7 tính trạng nên sẽ có 7 trường hợp, trong đó mỗi trường hợp có 2 kiểu gen) => Số phép lai là .

- IV sai vì phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp một cặp gen sẽ cho đời con có tối đa 4 kiểu gen


Câu 28:

Tảo giáp nở hoa làm chết các loài cá, tôm là mối quan hệ gì?

Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 29:

Côđon nào sau đây không có anticôđon tương ứng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 30:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố: đột biến, chọn lọc tự nhiên, di – nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Chỉ có phát biểu II đúng.
- I sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
- III sai. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nhưng không dẫn tới tiêu diệt quần thể.
- IV sai. Khi không có tác động của các nhân tố: đột biến, chọn lọc tự nhiên và di – nhập gen thì tần số alen và thành phân kiểu gen của quần thể vẫn có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
Chọn đáp án B

Chỉ có phát biểu II đúng.
- I sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
- III sai. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nhưng không dẫn tới tiêu diệt quần thể.
- IV sai. Khi không có tác động của các nhân tố: đột biến, chọn lọc tự nhiên và di – nhập gen thì tần số alen và thành phân kiểu gen của quần thể vẫn có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.


Câu 31:

Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm 40%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen A cách gen B 40cM.
II. F1 có 10% số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng.
III. F1 có 10% số cây lá xẻ, hoa đỏ.
IV. F1 có 3 kiểu gen quy định kiểu hình lá nguyên, hoa trắng.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I,II và III,

Phép lai P: Lá nguyên, hoa đỏ (A-B-)  lá nguyên, hoa trắng (A-bb).

F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỷ lệ 40%

=> P có kiểu gen (Aa,Bb)(Aa,bb) và A,B liên kết với nhau.

Vậy lá nguyên, hoa đỏ (A-B-) = 40% thì lá xẻ, hoa đỏ (aaB-) =10%

=> III đúng

Lá xẻ, hoa đỏ + Lá xẻ, hoa trắng = tỷ lệ của tính trạng lá xẻ = 25%


Câu 32:

Một lưới thức ăn gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Loài K tham gia vào 4 chuỗi thức ăn. 
II. Có 12 chuỗi thức ăn, trong đó chuỗi dài nhất có 7 mắt xích.
III. Nếu loài H và C bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ có tối đa 6 loài.
IV. Tổng sinh khối của loài A sẽ lớn hơn tổng sinh khối của các loài còn lại.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

III và IV đúng.
- I sai vì loài K tham gia vào 5 chuỗi thức ăn.
- II sai vì có 13 chuỗi thức ăn.
Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích, đó là A → I → K → H → C → D → E.
- III đúng vì nếu loài H và C bị tuyệt diệt thì loài D cũng bị tuyệt diệt. Khi đó, nếu các loài còn lại vẫn còn tồn tại bình thường thì lưới thức ăn này chỉ còn 6 loài. Còn nếu vì loài H và loài C, loài D bị tuyệt diệt làm xảy ra diễn thế sinh thái dẫn tới tuyệt diệt nhiều loài khác thì lưới thức ăn chỉ có không đến 6 loài.
- IV đúng vì do hiệu suất sinh thái chỉ đạt khoảng 10% cho nên tổng sinh khối của bậc 1 luôn cao hơn tổng sinh khối của các bậc còn lại. Trong đó, bậc 1 chỉ có loài A.


Câu 33:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét 4 cặp gen Aa, Bb, DD, EE nằm trên 4 cặp nhiễm sắc thể; mỗi cặp gen quy định một tính trạng, trong đó alen trội là trội hoàn toàn. Do đột biến, bên cạnh thể lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n thì trong loài đã xuất hiện các dạng thể một tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở các thể lưỡng bội có tối đa 9 kiểu gen.
II. Có 16 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 4 tính trạng.
III. Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.
IV. Có 39 kiểu gen ở các đột biến thể một.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.

- I đúng vì ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là 3×3×1×1 = 9 kiểu gen.
- II đúng. Ta có:
   • Thể một ở cặp A có số kiểu gen là 1×2×1×1 = 2 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp B có số kiểu gen là 2×1×1×1 = 2 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp D có số kiểu gen là 2×2×1×1 = 4 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp E có số kiểu gen là 2×2×1×1 = 4 kiểu gen.
   • Thể bình thường (2n) có số kiểu gen là 2×2×1×1 = 4 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen là 2 + 2 + 4 + 4 + 4 = 16 kiểu gen.
- III đúng. Kiểu hình trội về 2 tính trạng là kiểu hình aabbDDEE.
   • Thể một có số kiểu gen là 4×1×1×1 = 4 kiểu gen.
   • Thể bình thường (2n) có số kiểu gen là 1×1×1×1 = 1 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen là 4 + 1 = 5 kiểu gen.
- IV sai vì có 30 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp A có số kiểu gen là 2×3×1×1 = 6 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp B có số kiểu gen là 3×2×1×1 = 6 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp D có số kiểu gen là 3×3×1×1 = 9 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp E có số kiểu gen là 3×3×1×1 = 9 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen ở các thể một là 6 + 6 + 9 + 9 = 30 kiểu gen.


Câu 35:

Ở cây lúa, nước chủ yếu được thoát qua cơ quan nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ở cây lúa, nước chủ yếu được thoát qua lá.


Câu 36:

Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Xét các phát biểu của đề bài:
- A sai vì hình thành loài mới bằng con đường địa lí xảy ra ở cả động vật và thực vật (động vật có khả năng di chuyển, thực vật có khả năng phát tán bào tử).
- B sai. Điều kiện địa lí là nguyên nhân gián tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. Nó chỉ làm cho sự khác biệt vốn gen của quần thể với quần thể gốc càng sâu sắc.
- C đúng.
- D sai vì loài mới và loài gốc sống ở 2 khu vực địa lý khác nhau.


Câu 37:

Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là cách li sinh sản. Cách li sinh sản có 2 dạng:
- Cách li trước hợp tử: những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.
- Cách li sau hợp tử: những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lượng, hình thái, cấu trúc.


Câu 38:

Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một hệ sinh thái luôn có sinh vật sản xuất và môi trường sống của sinh vật.
II. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
III. Sinh vật phân giải chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ để cung cấp cho các sinh vật sản xuất.
IV.Tất cả các hệ sinh thái đều luôn có sinh vật tiêu thụ.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Chỉ có phát biểu III đúng.
- I sai vì một số hệ sinh thái nhân tạo không có sinh vật sản xuất. Ví dụ bể nuôi cá cảnh là một hệ sinh thái nhưng không có sinh vật sản xuất.
- II sai vì vi khuẩn lam là sinh vật sản xuất.
- III đúng vì sinh vật phân giải sẽ phân giải xác chết, chất thải do đó sẽ chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ trả lại môi trường sống.
- IV sai vì có một số hệ sinh thái nhân tạo không có động vật. Ví dụ, một bề nuôi tảo để thu sinh khối.


Câu 39:

Một loài thực vật, xét 3 cặp gen Aa, Bb, Dd cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thep thứ tự ABC, trong đó mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho các cơ thể có kiểu hình trội về tất cả các tính trạng giao phấn ngẫu nhiên. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu sơ đồ lai?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Kiểu hình trội về 3 tính trạng có 14 loại kiểu gen quy định.
- Trường hợp 1: cả 3 cặp gen đều dị hợp thì có số kiểu gen là 22 = 4.
- Trường hợp 2: cả 2 cặp gen đều dị hợp, một cặp gen đồng hợp thì có số kiểu gen là 3 × 2 = 6.
- Trường hợp 3: cả 1 cặp gen đều dị hợp, hai cặp gen đồng hợp thì có số kiểu gen là 3.
- Trường hợp 4: cả 3 cặp gen đều dị hợp thì có số kiểu gen là 1.
→ Tổng số kiểu gen là 4 + 6 + 3 + 1 = 14.
Với 14 kiểu gen giao phấn với nhau thì số sơ đồ lai là 14 × (14 + 1) ÷ 2 = 105.
Lưu ýNếu bài toán yêu cầu các cây có 3 tính trạng trội tự thụ phấn thì sẽ có 14 sơ đồ lai.
Hoặc nếu bài toán yêu cầu các cây có 3 tính trạng trội lai phân tích thì sẽ có 14 sơ đồ lai.


Bắt đầu thi ngay