Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lơi giải
Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lơi giải (P21)
-
7671 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Một quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa. Tần số alen A của quần thể là
Chọn C
Tần số alen pA = 0,3 + 0,5 : 2 = 0,55.
Câu 3:
Gen B trội hoàn toàn so với gen b, Biết rằng không có đột biến xảy ra, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen là 1 : 1?
Chọn D
Phép lai Bb × bb cho tỷ lệ kiểu gen 1 : 1.
Câu 6:
Làm thế nào một gen đã được cắt rời có thể liên kết được với thể truyền là plasmit đã được mở vòng khi người ta trộn chúng lại với nhau để tạo ra phân tử ADN tái tổ hợp?
Chọn B
Để nối gen vào thể truyền ta dùng enzyme ligaza
Câu 7:
Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra ở loại bào quan nào sau đây?
Chọn C
Vì tổng hợp chuỗi pôlipeptit chính là dịch mã. Quá trình dịch mã chỉ diễn ra ở tế bào chất.
Câu 9:
Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa là
Chọn C
Câu 10:
Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17%. Tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này là:
Chọn C
Cơ thể AB/ab giảm phân cho AB = ab = 41,5%; Ab = aB = 8,5%.
Câu 11:
Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây?
Chọn D
Áp suất thẩm thấu được đặc trưng bởi nồng độ chất tan trong cơ thể, nó phụ thuộc vào lượng nước và các chất tan trong cơ thể.
Trong cơ thể, gan có vai trò tạo ra protein máu; thận có vai trò điều hòa lượng nước và các ion.
Câu 12:
Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
Chọn D
Phiên mã là quá trình tổng hợp nên ARN
Câu 13:
Dấu hiệu chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là:
Chọn D
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp.
Đột biến, chọn lọc tự nhiên vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
→ Đặc điểm chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là đều làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
Câu 15:
Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua
Chọn B
Câu 16:
Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbDdEe × AaBbDdEe cho tỉ lệ kiểu hình A-bbD-E- ở đời con là
Chọn B
Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn.
AaBbDdEe x AaBbDdEe cho tỷ lệ kiểu hình A-bbD-E-:
Tỷ lệ kiểu hình bằng tích các tỷ lệ của phép lai từng cặp alen:
Câu 17:
Quá trình phiên mã có tác dụng:
Chọn B
Quá trình phiên mã có tác dụng truyền thông tin quy định cấu trúc của prôtêin từ gen cấu trúc sang phân tử mARN.
Câu 18:
Những thể đa bội nào sau đây có thể được hình thành khi đa bội hoá tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể 2n?
Chọn A
Hình thành thể đa bội khi đa bội hóa tế bào xoma có bộ NST 2n là những thể đa bội chẵn như 4n, 8n, 16n.
Đa bội hóa 1 lần 2n → 4n.
Tiếp tục sử dụng cosixin gây đa bội hóa cơ thể 4n → 8n.... 8n → 16n.
Câu 19:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu hình nhất?
Chọn B
Câu 20:
Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do có hệ dẫn truyền tim
II. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch
III. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể
IV. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co
V. Huyết áp giảm dần từ động mạch →tĩnh mạch →mao mạch
VI. Huyết áp phụ thuộc nhiều yếu tố như: khối lượng máu ; độ quánh của máu ; độ đàn hồi của mạch máu ...
Chọn D
I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do có hệ dẫn truyền tim → đúng
II. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch → sai, tỉ lệ nghịch
III. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể → đúng
IV. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co → sai, Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim co, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim giãn.
V. Huyết áp giảm dần từ động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → sai, huyết áp giảm dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch
VI. Huyết áp phụ thuộc nhiều yếu tố như: khối lượng máu; độ quánh của máu; độ đàn hồi của mạch máu → đúng
Câu 21:
Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn D
- A sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi hẹp, thời gian ngắn.
- B sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra ở cấp độ quần thể, kết quả dẫn tới hình thành loài mới.
- D sai vì tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, từ đó dẫn đến hình thành loài mới ở tất cả các loài sinh vật.
Câu 22:
Số phát biểu không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây?
I. Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
II. Có thể thay thế bởi các nguyên tố khác khi chúng có tính chất hóa học tương tự.
III. Là những nguyên tố trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
IV. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
Chọn A
Câu 23:
Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn D
Câu 24:
Sau mỗi lần có sự giảm mạnh về số lượng cá thể thì quần thể thường tăng kích thước và khôi phục trạng thái cân bằng. Quần thể của loài sinh vật nào sau đây có khả năng khôi phục kích thước nhanh nhất.
Chọn D
Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể bé, tuổi thọ ngắn sẽ có khả năng khôi phục kích thước nhanh nhất
Câu 25:
Xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1). Áp lực làm thay đổi tần số alen của đột biến là không đáng kể
(2). Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa
(3). Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen của sinh vật thông qua đó chọn lọc kiểu hình thích nghi.
(4). Quá trình đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
(5). Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi
Chọn A
Các phát biểu đúng là : (1),(2),(4),(5)
Ý (3) sai vì CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, tác động gián tiếp lên kiểu gen
Câu 26:
Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợn cho có thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.
II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.
III. Độ đa dạng sinh học có xu hướng tăng dần trong quá trình biến đổi này.
IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
Chọn D
Quá trình được mô tả ở trên là quá trình diễn thế sinh thái, có sự biến đổi tuần tự của quần xã tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Nội dung 1 đúng.
Quá trình diễn thế này có thể hình thành nên quần xã đỉnh cực là rừng nguyên sinh với số lượng thành phần loài đa dạng và phong phú. Nội dung 2 đúng, nội dung 3 sai.
Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái có thể do sự cạnh tranh gay gắt, trong đó loài ưu thế làm cho điều kiện môi trường biến đổi mạnh đến mức bất lợi cho chính cuộc sống của mình, nhưng lại thuận lợi cho loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn thay thế. Nội dung 4 đúng.
Vậy có 3 nội dung đúng.
Câu 27:
Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho P thuần chủng, khác nhau hai tính trạng. Số nhận định đúng về điểm khác biệt giữa quy luật phân li độc lập với hoán vị gen là:
(1) Tỉ lệ kiểu hình của F2. (2) Tỉ lệ kiểu gen của F2.
(3) Tỉ lệ kiểu hình đối với mỗi tính trạng ở đời F2. (4) Số các biến dị tổ hợp.
(5) Số loại kiểu gen ở F2.
Chọn A
Xét phép lai tuân theo quy luật phân li độc lập:
P: AABB × aabb → F1: AaBb.
→ F2 tạo ra tỉ lệ kiểu hình là: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb.
Tỉ lệ kiểu gen: 1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb : 2aaBb : 1aaBB : 2Aabb : 1AAbb : 1aabb.
Số loại kiểu gen là 9, số loại kiểu hình là 4.
Xét phép lai tuân theo quy luật hoán vị gen:
F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình và kiểu gen tùy thuộc vào tần số hoán vị.
Số loại kiểu gen là 10, số loại kiểu hình là 4.
Vậy nhận định đúng về điểm khác biệt giữa quy luật phân li độc lập với hoán vị gen là: 1, 2, 3, 5.
Do số loại kiểu hình như nhau nên số các biến dị tổ hợp giống nhau.
Câu 28:
Ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai (P): , thu được F1. Trong tổng số ruồi F1, số ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng chiếm 1,25%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) F1 có 40 loại kiểu gen.
(2) Khoảng cách giữa gen A và gen B là 20 cM.
(3) F1 có 52,5% số ruồi mang kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ.
(4) F1 có 10% số cá thể cái mang kiểu hình trội về hai tính trạng.
Chọn B
Phương pháp:
Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
Hoán vị gen ở 1 bên cho 7 loại kiểu gen
Giao tử liên kết = (1 - f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Cách giải:
Tỷ lệ thân xám, cánh cụt mắt trắng : A-bbXdY = 0,0125 → A-bb=0,0125 : 0,25 = 0,05 → ab/ab = 0,2 = 0,5× 0,4
→ ab♀ = 0,4 = (1 - f)/2 → f = 0,2
A-B- = 0,7; A-bb = aaB- = 0,5; aabb = 0,2
Xét các phát biểu
I sai , Số kiểu gen tối đa là 7 × 4 = 28
II đúng,
III đúng, tỷ lệ A-B-D- = 0,7 × 0,75 = 0,525
IV sai, tỷ lệ cá thể cái trội về 2 tính trạng là: A-bbD- + aaB-D- = 2 × 0,05 × 0, 5 = 0,05
Câu 29:
Trong một quần xã sinh vật xét các loài sinh vật: Cây gỗ lớn, cây bụi, cây cỏ, hươu, sâu, thú nhỏ, đại bàng, bọ ngựa và hổ. Đại bàng và hổ ăn thú nhỏ; Bọ ngựa và thú nhỏ ăn sâu ăn lá; Hổ có thể bắt hươu làm thức ăn; Cây gỗ, cây bụi, cây cỏ là thức ăn của hươu, sâu, bọ ngựa. Trong các phát biểu sau đây về quần xã này, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1). Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích.
(2). Hươu và sâu là những loài thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1.
(3). Quan hệ giữa đại bàng và hổ là quan hệ hợp tác.
(4). Nếu bọ ngựa bị tiêu diệt thì số lượng thú nhỏ sẽ tăng lên.
(5). Nếu giảm số lượng hổ thì sẽ làm tăng số lượng sâu.
Chọn C
(1 ) đúng, chuỗi thức ăn dài nhất là cây gỗ, cỏ, cây bụi sâu thú thỏ đại bàng / hổ
(2) đúng
(3) sai, quan hệ giữa đại bang và hổ là cạnh tranh vì có cùng thức ăn là thú nhỏ.
(4) đúng, vì không còn cạnh tranh thức ăn với thú nhỏ
(5) sai, vì sâu là thức ăn trực tiếp của bọ ngựa thú nhỏ nên sự tăng giảm lượng hổ không ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng sâu.
Câu 30:
Trong tế bào của một loài thực vật lưỡng bội, xét 6 gen A, B, C, D, E, F. Trong đó gen A và B cùng nằm trên NST số 1 , gen C và D cùng nằm trên NST số 2, gen E nằm trong ti thể, gen F nằm trong lục lạp. Biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. Nếu gen C nhân đôi 3 lần thì gen D cũng nhân đôi 3 lần
II. Nếu gen A phiên mã 20 lần thì gen B cũng phiên mã 20 lần
III. Nếu đột biến thể một xảy ra ở cặp NST số 2 thì gen C chỉ có 1 bản sao
IV. Khi gen F nhân đôi 1 số lần, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
Chọn C
I đúng, vì 2 gen này được nhân đôi khi NST nhân đôi
II sai, phiên mã dựa vào nhu cầu của tế bào với sản phầm của 2 gen đó
III đúng
IV đúng
Câu 32:
Cho các hiện tượng sau:
(1) Hai con sói đang săn một con lợn rừng.
(2) Những con chim hồng hạc đang di cư thành đàn về phương Nam.
(3) Những con sư tử đuổi bắt bầy nai rừng.
(4) Hiện tượng tách bầy của ong mật do vượt mức kích thước tối đa.
(5) Các cây chò trong rừng cử động cuống lá để đón ánh sáng.
(6) Gà ăn ngay trứng của mình ngay sau khi vừa đẻ xong.
(7) Khi gặp kẻ thù, trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con già yếu và con non vào giữa.
(8) Các cây cùng loài mọc thành đám và liền rễ nhau trong lòng đất.
(9) Hiện tượng tự tỉa cành của thực vật trong rừng.
Số hiện tượng là qun hệ hỗ trợ là:
Chọn D
Quan hệ hỗ trợ có thể cùng loài hoặc quan hệ hỗ trợ khác loài.
Quan hệ hỗ trợ giúp các cá thể hỗ trợ nhau kiếm ăn, săn mồi, sinh sống và chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường cũng như chống lại kẻ thù.
Những mối quan hệ hỗ trợ là:
Mối quan hệ 1: Hai con sói đang săn một con lợn rừng
Mối quan hệ 2: Những con chim hồng hạc di cư thành đàn về phương Nam.
Mối quan hệ 3: Những con sư tử đuổi bắt bầy nai rừng.
Mối quan hệ 7: Khi gặp kẻ thù trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con già yếu và con non vào giữa.
Mối quan hệ 8: Các cây cùng loài mọc thành đám và liền rễ nhau trong lòng đất.
Những hiện tượng còn lại không phải mối quan hệ hỗ trợ, có thể là cảm ứng của thực vật (các cây chò trong rừng cử động cuống lá để đón ánh sáng) hoặc là cạnh tranh. → tự tỉa thưa hoặc ăn thịt lẫn nhau...
Câu 34:
Khi nói về đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.Đột biến mất đoạn luôn dẫn tới làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
II.Mất đoạn nhỏ được sử dụng để loại bỏ gen có hại ra khỏi kiểu gen của giống.
III.Sử dụng đột biến mất đoạn để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
IV.Đột biến mất đoạn thường gây hại cho thể đột biến nên không phải là nguyên liệu của tiến hóa.
Chọn B
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
IV sai. Vì đột biến mất đoạn mặc dù hầu hết có hại nhưng vẫn có thể có lợi nên vẫn là nguyên liệu của tiến hóa.
Câu 35:
Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng hai cặp gen quy định hai tính trạng nói trên không cùng nằm trong một nhóm gen liên kết, bệnh hói đầu do alen trội H nằm trên NST thường quy định, kiểu gen dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và không hói đầu ở người nữ, quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ người bị hói đầu là 20%. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có tối đa 8 người có kiểu gen đồng hợp về tính trạng hói đầu.
II. Xác định được chính xác kiểu gen của 6 người về cả hai bệnh.
III. Khả năng người số 10 mang ít nhất 1 alen lặn là 13/15.
IV. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng số 10 và 11 là con gái, không hói đầu và không mang alen gây bệnh P là 21/110.
Chọn D
Ta có: Cặp bố mẹ 1 và 2 không bị bệnh P sinh ra con gái bị bệnh nên bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
Quy ước: H – hói đầu. A – bình thường, a – bị bệnh.
Người bố 2 không bị hói đầu nên có kiểu gen là hh.
Người mẹ 1 không bị hói đầu nhưng sinh ra con trai hói đầu (Hh hoặc HH) nên người mẹ này có kiểu gen là Hh. → Con trai 6 có kiểu gen là Hh.
Người con gái 5 có thể có kiểu gen Hh hoặc hh.
Người mẹ số 3 bị cả hai bệnh nên có kiểu gen là: HHaa.
Người bố số 4 không bị hói đầu sẽ có kiểu gen là hh.
Người con gái số 7 không bị hói đầu nhưng có mẹ bị hói đầu nên có kiểu gen là Hh.
Người con số 10 sinh ra từ cặp bố mẹ có kiểu gen dị hợp và bị hói đầu nên có thể có kiểu gen là Hh hoặc HH.
Người con trai 11 không bị hói đầu nên có kiểu gen là hh, người bố 9 sinh ra người này bị hói đầu nên có kiểu gen là Hh.
Người mẹ 8 không bị hói đầu có thể có kiểu gen là: Hh hoặc hh.
Người con gái số 12 không bị hói đầu sinh ra từ bố mẹ 8 và 9 nên có kiểu gen là Hh hoặc hh.
Vậy những người có thể có kiểu gen đồng hợp về tính trạng hói đầu là: 2, 3, 4, 5, 8, 10, 11, 12. Nội dung 1 đúng.
Xác định được chính xác kiểu gen về tính trạng hói đầu của những người: 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9, 11.
Người con số 5 bị bệnh P có kiểu gen là aa.
Cặp bố mẹ 1 và 2 không bị bệnh P sinh ra con gái bị bệnh aa nên kiểu gen của bố mẹ là Aa.
Người số 3 có kiểu gen là aa.
Người số 11 bị bệnh nên có kiểu gen là aa.
Bố mẹ 8 và 9 không bị bệnh nhưng sinh ra con 11 bị bệnh nên có kiểu gen là Aa.
Người con số 7 không bị bệnh nhưng có mẹ bị bệnh nên có kiểu gen là Aa.
Xác định được chính xác kiểu gen về bệnh P của những người: 1, 2, 3, 5, 7, 8, 9, 11.
Vậy xác định được chính xác kiểu gen về hai tính trạng của những người: 1, 2, 3, 7, 9, 11. Nội dung 2 đúng.
Người số 7 có kiểu gen là: AaHh.
Người số 6 có bố mẹ Aa và không bị bệnh nên có kiểu gen là: 1/3AA : 2/3Aa.
Cặp vợ chồng 6 và 7 sinh con có không bị bệnh thì xác suất không có alen lặn a là:
(1/3 × 1/2 + 2/3 × 1/4) : (1 – 2/3 × 1/4) = 2/5.
Người 6 và 7 có kiểu gen Hh nên sinh con trai hói đầu thì sẽ có thể có kiểu gen là: 1/3HH : 2/3Hh.
Vậy khả năng người số 10 mang ít nhất 1 alen lặn là: 1 – 2/5 × 1/3 = 13/15. Nội dung 3 đúng.
Về bệnh hói, xác suất kiểu gen của người số 10: 2/3Hh : 1/3HH;
Người số 11 có xác suất kiểu gen là 6/11Hh : 5/11hh.
→ Sinh con gái không hói đầu với tỉ lệ: 1/2 × (1 - 2/3 × 3/11) = 9/22.
Người số 11 có xác suất kiểu gen 6/11Hh : 5/11hh vì: Quần thể này đang cân bằng di truyền và có 20% số người bị hói nên tần số H = 0,2. Người con gái số 8 không bị hói nên có xác suất kiểu gen (0,32Hh : 0,64hh) = 1/3Hh : 2/3hh. Người số 9 là nam và bị hói nên có kiểu gen Hh. Do đó cặp vợ chồng 8-9 sinh con có tỉ lệ kiểu gen là 1/12HH : 6/12Hh: 5/12hh. Người số 11 là người con của cặp 8-9 và người số 11 không bị hói đầu nên xác suất kiểu gen của người số 11 là = 6/11Hh : 5/11hh). Về bệnh P, người số 10 có xác suất kiểu gen 2/5BB : 3/5Bb; Người số 11 có xác suất kiểu gen 2/3Bb : 1/3BB.
→ Sinh con không mang alen b = sinh con manng kiểu gen BB = 7/10 × 2/3 = 7/15.
→ Cặp vợ chồng số 10 và 11 sinh ra một đứa con gái không hói đầu và không mang alen gây bệnh P = 9/22 × 7/15 = 21/110. Nội dung 4 đúng.
Vậy có 4 nội dung đúng.
Câu 36:
Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 2 lần liên tiếp tạo được 20 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 3 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ban đầu có 10 phân tử ADN
II. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 580 mạch polinucleotit chỉ chứa N15.
III. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 156 phân tử ADN chỉ chứa N15.
IV. Sau khi kết thúc quá trình trên có 60 phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15.
Chọn D
Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (II) và (IV)
I. đúng. Vì khi nhân đôi 2 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là = k.(22-2) =20→ k = 20:2 = 10.
II. đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (2 lần + 3 lần) thì tạo ra số phân tử ADN = 10 × 25 = 320 phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 = 10 × (23 – 2) = 60.→ Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = 2×320 – 60 = 580.
III. SAI.Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 320 – 60 = 260.
IV. đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử ADN có N14 = 60
Câu 37:
Khi cho lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng, khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện gà lông xám, có lông chân. Cho F1 tiếp tục giao phối với gà lông đen, không có lông chân, thu được đời F2 có 21 gà lông xám, có lông chân; 19 gà lông đen, không có lông chân. Biết mỗi tính trang do một gen trên NST thường qui định.
Cho các phát biểu sau:
(1) Hai cặp tính trạng trên cùng nằm trên 1 cặp NST.
(2) Có xảy ra hoán vị gen với tần số 25%.
(3) F1 có kiểu gen
(4) Nếu đem lai giữa F1 với các cá thể khác chưa biết kiểu gen, F2 xuất hiện kiểu hình tỷ lệ 3 : 1 thì cá thể đó có kiểu gen là
Số phát biểu có nội dung đúng là
Chọn A
Bố mẹ thuần chủng tương phản về 2 cặp tính trạng, F1 đồng nhất, lai phân tích cho ra tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 => 2 cặp gen quy định tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng liên kết hoàn toàn với nhau.
Nội dung 1 đúng, nội dung 2 sai.
Quy ước A-có lông chân; a-không có lông chân; B-lông xám; b-lông đen.
Đem F1 lai phân tích F2 có tỉ lệ 1 lông xám, có lông chân : 1 lông đen, không có lông chân.
Do đây là phép lai phân tích nên tỉ lệ KG ở F2 là: 1AB//ab : 1ab/ab => F1 là AB//ab. => Nội dung 3 sai.
Nội dung 4 sai. F1 có kiểu gen là AB//ab lai với cá thể có kiểu gen AB//Ab cũng ra tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 nên không thể khẳng định được kiểu gen của cá thể đem lai nếu chỉ dựa vào tỉ lệ 3 : 1.
Có 1 nội dung đúng.
Câu 39:
Tiến hành lai ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 đồng loạt thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau để thu F2. Biết rằng có 2000 tế bào phát sinh giao tử cái tham gia giảm phân trong đó có 400 tế bào xảy ra hoán vị gen. Tỷ lệ tham gia thụ tinh của giao tử đực là 10%, của giao tử cái là 80%; Tỷ lệ sống sót của hợp tử là 100%. Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau:
(1) Khi cho F1 giao phối với nhau thì kiểu gen Ab/ab chiếm tỉ lệ 2,5%.
(2) Khi cho F1 giao phối với nhau thì kiểu hình thân xám, cánh dài chiếm tỉ lệ 72%.
(3) số tế bào phát sinh giao tử đực tham gia giảm phân là 1600 tế bào.
(4) Lai ruồi cái F1 với ruồi khác chưa biết kiểu gen thu được thế hệ lai có tỷ lệ phân ly kiểu hình là 2 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh cụt : 1 thân đen, cánh dài thì có xảy ra hoán vị gen với tần số bất kì.
Chọn B
Theo bài ra ta có phép lai:
P: AB//AB x ab//ab.
F1: AB//ab.
F1 x F1: AB//ab x AB//ab.
Gp: (0,05aB : 0,05Ab : 0,45AB : 0,45ab) x (0,5AB : 0,5ab)
Tần số hoán vị gen ở giới cái là: 400 x 2 : (2000 x 4) = 10%
Ở ruồi giấm chỉ có con cái xảy ra hoán vị gen.
Tỉ lệ kiểu gen Ab//ab là: 0,05 x 0,5 = 2,5% => Nội dung 1 đúng.
Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài ở F2 là: 0,5 + 0,5 x 0,45 = 72,5%. => Nội dung 2 sai.
Số giao tử cái được tạo thành là 2000 => Số hợp tử tạo thành là: 2000 x 80% = 1600.
Số giao tử đực tham gia thụ tinh là: 1600 : 10% = 16000.
Số tế bào sinh tinh tham gia giảm phân là: 16000 : 4 = 4000. => Nội dung 3 sai.
Xét nội dung 4:
Ta thấy xét riêng từng cặp tính trạng, thân xám : thân đen = 3 : 1; cánh dài : cánh cụt = 3 : 1 nên ruồi khác đem lai có kiểu gen dị hợp cả về 2 cặp gen.
Mà phép lai không tạo ra kiểu hình thân đen, cánh cụt (aabb) => Ruồi đực không có khả năng taọ ra giao tử ab. => Ruồi đực đem lai có KG là Ab//aB. => Tỉ lệ giao tử: 0,5Ab : 0,5aB.
Gọi 2x là tần số hoán vị gen ở ruồi cái => Tỉ lệ giao tử: (0,5 – x)AB; ab và x aB; Ab
Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài (A_B_) là: 0,5 – x + 0,5.x.2 = 0,5.
Tỉ lệ kiểu hình thân đen, cánh dài là (aaB_) là: 0,5.x + (0,5 – x).0,5 = 0,25.
Tỉ lệ kiểu hình thân đen, cánh dài là (A_bb) là: 0,5.x + (0,5 – x).0,5 = 0,25.
Vậy nội dung 4 đúng.
Có 2 nội dung đúng.
Câu 40:
Quy ước gen: A: quả ngọt, a: quả chua, B: quả tròn, b: quả bầu, D: quả trắng, d: quả vàng. Các gen liên kết hoàn toàn với nhau.
Một cặp bố mẹ có kiểu gen
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:
(1) Loại kiểu gen xuất hiện ở F1 với tỉ lệ 12,5%.
(2) Số kiểu hình xuất hiện ở F1 là 4 kiểu hình.
(3) Tỉ lệ xuất hiện loại kiểu hình quả chua, tròn, trắng là 25%.
(4) Các loại kiểu hình của F1 phân li theo tỉ lệ 3:3:1:1.
Chọn C
Aa BD//bd tạo ra 4 loại giao tử. Aa bd//bd tạo ra 2 loại giao tử. Số kiểu tổ hợp giao tử xuất hiện là : 4 x 2 = 8.
Aa x Aa tạo ra 3 kiểu gen, BD//bd x bd//bd tạo ra 2 kiểu gen => Tổng tạo ra 2 x 3 = 6 kiểu gen.
Nội dung 1 sai. Loại kiểu gen xuất hiện ở F1 với tỉ lệ: 1/2 x 1/2 = 25%.
Nội dung 2 đúng. Aa x Aa tạo ra 2 kiểu hình. BD//bd x bd//bd tạo ra 2 kiểu hình => Tổng tao ra 2 x 2 = 4 kiểu hình.
Nội dung 3 sai. Tỉ lệ xuất hiện loại kiểu hình quả chua, tròn, trắng (aaB_D_) là: 1/4 x 1/2 = 12,5%.
Nội dung 4 đúng. Tỉ lệ phân li kiểu hình là: (3 : 1) x (1 : 1) = 3 : 3 : 1 : 1.
Vậy có 2 nội dung đúng.