Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết (Đề số 4)

  • 32430 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở chim, thức ăn sau khi được đi vào miệng thì sẽ di chuyển qua các cơ quan theo tuần tự nào sau đây

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Vì dạ dày tuyến nằm trung gian giữa diều và dạ dày cơ


Câu 2:

Các bằng chứng tiến hóa thường cho kết quả chính xác hơn cả về hai loài hiện đang sống là có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với nhau và chúng được tách nhau ra từ một tổ tiên chung và cách đây từ bao nhiêu năm là

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 3:

Ở người, bệnh nào sau đây do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây ra

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Bệnh bạch tạng, bệnh mù màu, bệnh thiếu máu, hồng cầu hình liềm là những bệnh do đột biến gen. Bệnh ung thư máu là bệnh do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - mất 1 đoạn nhỏ ở NST số 21 hoặc vai dài ở NST số 22


Câu 4:

Tất cả các ion khoáng đi vào cơ thể thực vật luôn phải đi qua màng sinh chất của loại tế bào nào sau đây

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Các chất khoáng được vận chuyển trong các tế bào sống từ lông hút đến mạch dẫn của rễ theo hai con đường: con đường gian bào (con đường màu đỏ) và con đường tế bào chất (con đường màu xanh) giống như con đường đi của nước trong các tế bào sống. Ở con đường thứ nhất, các ion khoáng được tan trong nước và đi trong hệ thống mao quản của thành tế bào (apoplast) để xuyên từ tế bào này sang tế bào khác, khi đi đến tế bào nội bì thì bị đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất để vào mạch gỗ của rễ. Ở con đường thứ hai, các chất khoáng được vận chuyển theo hệ thống chất nguyên sinh xuyên qua các sợi liên bào nối các tế bào với nhau (symplast) qua tế bào nội bì và vào mạch gỗ của rễ.

STUDY TIP

Trong cả hai con đường này, các ion khoáng luôn phải đi qua màng sinh chất của tế bào nội bì để vào được mạch gỗ. Sự vận chuyển các chất khoáng trong các tế bào cần cung cấp năng lượng của quá trình trao đổi chất của chính tế bào đó


Câu 5:

Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 7:

Đến mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành con cái là mối quan hệ nào

Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 9:

Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội không hoàn toàn. Đời con của phép lai nào sau đây có tỉ lệ kiểu hình 1:1

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

AaBB × Aabb; Gp: (1AB; 1aB) × 1 Ab

à F1: 1AABb (KH1) : 1 AaBb (KH2)


Câu 11:

Loại enzim nào sau đây được sử dụng để tạo ADN tái tổ hợp

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

STUDY TIP

Trong công nghệ di truyền, muốn tạo ADN tái tổ hợp để đưa vào tế bào chủ cần phải có công cụ cắt plasmid hình vòng và đoạn ADN của tế bào rồi cho chúng nối lại với nhau.

Công cụ cắt ADN là các enzim giới hạn (RE – restrictase enzim) và enzim nối ligase


Câu 12:

Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ hội sinh

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Trùng roi sống trong ruột mối và vi khuẩn lam sống trên bèo hoa dâu là quan hệ cộng sinh. Giun sống trong ruột lợn là quan hệ kí sinh. Phong lan sống bám trên cây thân gỗ là quan hệ hội sinh – cây thân gỗ là giá đỡ cho cây phong lan, nhưng nó không bị phong lan hút chất dinh dưỡng, nên cây gỗ không có hại cũng không có lợi.

STUDY TIP

Quan hệ hội sinh thường là mối quan hệ hỗ trợ giữa hai loài, trong đó có một loài có lợi, còn một loài không có lợi cũng không có hại


Câu 13:

Một phân tử ADN có chiều dài 0,408 micromet, trong đó có tích % giữa nucleotit loại A với một loại khác là 4% và số nucleotit loại A lớn hơn loại G. Số nucleotit từng loại của phân tử ADN này là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Ta có A×G = 0,04 và A+G = 0,5 (A>G)

à A = Y = 0,4; G = X = 0,1.

Số nucleotit của gen = 2400.

à Số nu từng loại của gen:

A = T = 2400 × 0,4 = 960; G = X = 240


Câu 14:

Một cơ thể có 3 cặp gen dị hợp nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể. Cơ thể này giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử từ AbD chiếm tỉ lệ 6%. Tần số hoán vị gen là bao nhiêu

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Giả sử 2 gen A và b nằm trên NST số 1, gen D nằm trên NST số 2 à AbD = 0.06

à Ab = 0,06 : 0,5 = 0,12

à f = 2 × 0,12 = 0,24 = 24%


Câu 16:

Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số gen của nhiễm sắc thể

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Các dạng đột biến cấu trúc NST: lặp đoạn, chuyển đoạn tương hỗ, mất đoạn làm thay đổi số gen trên NST.

STUDY TIP

Đột biến số lượng NST không làm thay đổi số gen trên NST: đột biến đa bội, lệch bội.


Câu 17:

Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây sai

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở động vật và thực vật, diễn ra từ từ qua các dạng trung gian. Trong phương thức này, cách lí địa lí là nhân tố đầu tiên tạo điều kiện cho sự phân hóa các quần thể trong loài gốc. Các điều kiện địa lí không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.

STUDY TIP

Trong con đường địa lí, nếu có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền thì sự phân hóa kiểu gen của loài gốc diễn ra càng nhanh hơn


Câu 18:

Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng

Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 19:

Trong hệ dẫn truyền tim ở người, nút xoang nhĩ nằm ở cấu trúc nào sau đây

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Nút xoang nhĩ nằm ở thành tâm nhĩ phải, chỗ tiếp giáp với tĩnh mạch chủ trên. Nút xoang nhỉ phát xung khoảng 80 – 100 nhịp/phút và là nút dẫn nhịp cho tim, nhận sợi giao cảm và sợi của dây phó giao cảm (dây X).


Câu 20:

Khi nói về tỉ lệ giới tính của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng của quần thể, luôn được duy trì ổn định và không thay đổi theo thời gian.

II. Tất cả các loài sinh vật khi sống trong một môi trường thì có tỉ lệ giới tính giống nhau.

III. Ở tất cả các loài, giới tính đực thường có tỉ lệ cao hơn so với giới tính cái.

IV. Tỉ lệ giới tính ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản của quần thể

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Chỉ có phát biểu IV đúng.

I – Sai. Vì tỉ lệ giới tính có thể thay đổi do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa các cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực. Hoặc có thể thay đổi do nhiệt độ môi trường sống, do chất lượng dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể…

II, III – Sai. Ví dụ: Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi tới 10 lần.


Câu 21:

Cho các phát biểu sau đây về sự nhân đôi AND trong một tế bào của một loài thực vật:

I. AND chỉ nhân đôi một lần tại pha S của chu kỳ tế bào

II. ARN polimeraza có chức năng xúc tác hình thành mạch AND mới theo chiều 5’3’.

III. Xét trên mọt đơn vị tái bản, sự tháo xoắn luôn diễn ra theo hai hướng ngược nhau.

IV. Sự tổng hợp đoạn mồi có bản chất là ARN có sử dụng Ađênin của môi trường để bổ sung với Uraxin của mạch khuôn.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

I. Sai vì ADN ngoài nhân có thể nhân đôi nhiều lần.

II. Sai vì ARN – pol chỉ có vai trò xúc tác đoạn mồi có bản chất là ARN chứ không thể hình thành mạch ADN.

III. Đúng xét trên một đơn vị tái bản, sự tháo xoắn luôn diễn ra theo hai hướng ngược nhau.

IV. Sai vì mạch khuông là AND không có Uraxin


Câu 23:

Khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi (quần thể thích nghi), có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chọn lọc tự nhiên có vai trò hình thành các kiểu gen thích nghi, qua đó tạo ra các kiểu hình thích nghi.

II. Chọc lọc tự nhiên có vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể

III. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra tổ hợp gen thích nghi, sàng lọc và loại bỏ cá thể có kiểu hình không thích nghi

IV. Chọn lọc tự nhiên có vai trò làm tăng sức sống và tăng khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu hình thích nghi.

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả của một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của ba nhân tố: đột biến, giao phối và CLTN. Đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, làm cho mỗi loại tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú, trong đó các biến dị có lợi hoặc có hại khác nhau trong môi trường sống nhất định của quần thể. Quá trình giao phối làm cho đột biến được phát tán trong quần thể và tạo ra vô số biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp, trong đó có thể có những tổ hợp gen thích nghi. Từ một quần thể ban đầu, các cá thể có thể xuất hiện các đột biến có giá trị lợi hoặc hại khác nhau mang tính cá biệt.

STUDY TIP

Dưới tác động của CLTN, tần số tương đối của các alen, các đột biến có lợi được tăng lên trong quần thể, biến đổi theo một hướng xác định


Câu 24:

Khi nói về quang hợp ở thực vật CAM, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quá trình quang hợp luôn diễn ra pha sáng và pha tối

II. Pha sáng diễn ra ở chất nền lục lạp, pha tối diễn ra ở màng thilacoit

III. Quang phân li nước cần sự tham gia của NADP+

IV.  Giai đoạn cố định CO2  tạm thời diễn ra trong tế bào chất

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

- I đúng.

- II sai, pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng tích lũy trong ATP và tạo ra NADPH nhờ sắc tố quang hợp nằm trên màng tilacoit.

- III đúng, NADP+ là chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi truyền điện tử trên màng tilacoit, nếu không có tham gia của NADP+ thì sẽ không xảy ra chuỗi truyền e không vòng, electron sẽ đi về bù lại cho diệp lục a bị mất electron ban đầu và sẽ không xảy ra quang phân li nước.

- IV đúng, ở thực vật CAM có 2 lần cố định CO2, giai đoạn cố định CO2 tạm thời bởi PEP diễn ra ngoài tế bào chất, giai đoạn cố định CO2 thứ cấp bởi RiDP diễn ra trong chất nền lục lạp


Câu 25:

Từ một dòng cây hoa đỏ (D), bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc, các nhà khoa học đã tạo được hai dòng cây hoa trắng thuần chủng (dòng 1 và dòng 2). Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?

(1) Cho dòng 1 và dòng 2 giao phấn với dòng D, nếu mỗi phép lai đều cho mỗi đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1 thì kiểu hình hoa trắng của dòng 1 và dòng 2 là do các alen đột biến của cùng một gen quy định.

(2) Cho dòng 1 giao phấn với dòng 2, nếu thu được đời con có toàn cây hoa đỏ thì tính trạng màu hoa do ít nhất 2 gen không alen cùng quy định và mỗi dòng bị đột biến ở một gen khác nhau.

(3) Cho dòng D lần lượt giao phấn với dòng 1 và dòng 2, nếu thu được đời con toàn cây hoa đỏ thì kiểu hình hoa đỏ của dòng D là do các alen trội quy định.

(4) Nếu cho dòng 1 và dòng 2 tự thụ phấn thì sẽ thu được đời con toàn cây hoa trắng.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

(1) sai, dòng 1 và dòng 2 thuần chủng nên khi lai với dòng D không thể tạo ra kiểu hình 3:1

(2) đúng, VD: dòng 1 Aabb × dòng 2 aaBB à AaBb: hoa đỏ

(3) đúng, đời con toàn hoa đỏ à KH đỏ là trội

(4) đúng, vì dòng thuần tự thụ phấn vẫn tạo ra đời con có KG của bố mẹ nên vẫn có hoa trắng


Câu 27:

Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài luôn có lợi cho loài

II. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản

III. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể

IV. Nếu xảy ra cạnh tranh khác loài thì sẽ không xảy ra cạnh tranh cùng loài

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

- Khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường các cá thể cạnh tranh nhau, làm tăng mức tử vong, giảm sức sinh sản. Do đó, kích thước quần thể giảm, phù hợp với điều kiện môi trường. Cạnh tranh là động lực phát triển của quần thể, nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển à I, III đúng.

- Quan hệ cạnh tranh không phải luôn có lợi cho loài. Sự cạnh tranh cùng loài có thể làm cho một số cá thể bị chết, bị ăn thịt… sự cạnh tranh khác loài có thể dẫn đến loài thắng thế có được nguồn sống, thức ăn, nơi ở, nhưng đồng thời nó cũng sẽ làm cho loài yếu thế hơn bị đe dọa. Khi có cạnh tranh khác loài thì vẫn tồn tại mối quan hệ cạnh tranh cùng loài. Ví dụ: 2 loài cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở… nhưng đồng thời trong nội bộ loài đó cũng diễn ra sự cạnh tranh để tranh dành con đực/cái trong mùa sinh sản, hoặc bản thân những cá thể trong loài đó cũng cạnh tranh nhau để dành được nguồn sống tốt hơn à I, IV sai.


Câu 28:

Trong một giờ học thực hành, khi quan sát về một lưới thức ăn, một học sinh đã mô tả như sau:

Sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và chuột ăn rễ cây đều có nguồn thức ăn lấy từ cây dẻ; chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả; diều hâu sử dụng chim sâu, chim ăn hạt và chuột làm thức ăn; rắn ăn chuột; mèo rừng ăn chuột và côn trùng cánh cứng.

Dựa trên các mô tả này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Diều hâu vừa thuộc sinh vật tiêu thụ cấp 3 vừa thuộc sinh vật tiêu thụ cấp 2

II. Không có sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa rắn và diều hâu

III. Lưới thức ăn này có 8 chuỗi thức ăn

IV. Quan hệ giữa mèo rừng và chim sâu là quan hệ hội sinh

Xem đáp án

Chọn đáp án B

- I đúng: Diều hâu trong chuỗi: cây dẻà sâu hại quả à chim sâu à diều hâu thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 3; còn trong chuỗi: cây dẻ à chim ăn hạt à diều hâu thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 3.

- II sai: Rắn và diều hâu sử dụng chung thức ăn là chuột nên vẫn có phần nào đó cạnh tranh dinh dưỡng.

- III đúng: Có 8 chuỗi thức ăn.

- IV sai: Mèo rừng và chim sâu là mối quan hệ cạnh tranh, vì chúng cùng sử dụng côn trùng cánh cứng làm thức ăn.


Câu 29:

Có 4 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen ABabDdEe giảm phân hình thành giao tử. Biết không xảy ra đột biến và không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, có thể sinh ra tỷ lệ các loại giao tử nào sau đây?

I. 6:6:1:1

II. 2:2:1:1:1:1

III. 2:2:1:1

IV. 3:3:1:1

V. 1:1:1:1

VI. 1:1

VII. 4:4:1:1

VIII. 1:1:1:1:1:1:1:1

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Trong quá trình sinh tinh của cơ thể đực, thì 1 tế bào giảm phân tạo giao tử sẽ cho 2 loại giao tử. Các loại giao tử do các tế bào sinh ra có thể giống nhau hoặc khác nhau tùy thuộc vào kiểu sắp xếp của các cặp nhiễm sắc thể kép ở kì giữa của giảm phân I. Theo đó, nếu có 4 tế bào cùng tham gia giảm phân, sẽ có thể có các trường hợp sau:

* Nếu cả 4 tế bào đều có kiểu sắp xếp giống nhau thì sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1: 1;

Ví dụ: 1AB DE : 1 ab de hoặc 1 AB de và 1 ab DE.

* Nếu 3 tế bào có kiểu sắp xếp giống nhau và 1 tế bào có kiểu sắp xếp khác sẽ cho các giao tử với tỉ lệ 3:3:1:1.

Ví dụ: 3 tế bào có kiểu sắp xếp giống nhau sẽ cho các loại giao tử là: 3AB de và 3 ab DE; tế bào còn lại có kiểu sắp xếp khác nhau nên cho giao từ là: 1 AB DE và 1 ab de.

* Nếu có 2 tế bào có kiểu sắp xếp giống nhau (kiểu 1); 1 tế bào có kiểu sắp xếp khác (kiểu 2); 1 tế bào có kiểu sắp xếp khác (kiểu 3) sẽ cho các loại giao tử với tỉ lệ 2:2:1:1:1:1

Ví dụ: 2 tế bào có kiểu sắp xếp giống nhau sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 2 AB de và 2 ab DE; 1 tế bào cho 2 giao tử với tỉ lệ 1 AB DE và 1 ab de; 1 tế bào còn lại cho 2 giao tử với tỉ lệ 1 AB De và 1 ab dE.

* Nếu có 2 tế bào có kiểu sắp xếp giống nhau (kiểu 1) và 2 tế bào còn lại cũng có kiểu sắp xếp giống nhau (kiểu 2) thì sẽ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1.

Ví dụ: 2 tế bào có kiểu sắp xếp giống nhau sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 2 AB DE và 2 ab de; 2 tế bào còn lại cũng cho 2 loại giao tử giống nhau với tỉ lệ 2 AB de và 2 ab DE à tỉ lệ chung sẽ là 2:2:2:2 hay 1:1:1:1.

* Nếu trong 4 tế bào, mỗi tế bào có 1 kiểu sắp xếp khác nhau, sẽ cho 8 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1:1:1:1:1.

Ví dụ: tế bào 1 cho 2 loại giao tử với tỉ lệ: 1 AB DE và 1 ab de.

Tế bào 2 cho 2 loại giao tử với tỉ lệ: 1 AB de và 1 ab DE

Tế bào 3 cho 2 loại giao tử với tỉ lệ: 1 AB De và 1 ab dE.

Tế bào 4 cho 2 loại giao tử với tỉ lệ: 1 AB dE và 1 ab De.

Vậy tóm lại có 5 trường hợp có thể xảy ra: II, IV, V, VI, VIII à đáp án A


Câu 30:

Khi nói về đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong thế giới sinh vật, sự phát sinh đột biến đa bội luôn nhanh chóng làm phát sinh loài mới

II. Ở côn trùng, một đột biến gen cũng có thể làm phát sinh loài mới nếu thể đột biến làm thay đổi tập tính giao phối của sinh vật

III. Đột biến tứ bội thường dẫn tới làm tăng số liên kết hidro của mỗi gen có trong nhân tế bào

IV. Đột biến lệch bội thể một thường dẫn tới làm giảm số lượng gen có trên mỗi nhiễm sắc thể

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

- Các dạng đột biến số lượng NST không làm thay đổi số lượng gen có trên mõi NST và không làm thay đổi số liên kết hidro của mỗi gen à III, IV sai.

- Sự phát sinh đột biến đa bội có thể dẫn đến hình thành loài mới. Tuy nhiên không phải tất cả các đột biến đa bội đều làm phát sinh loài mới, đặc biệt ở động vật.

- Cần hiểu rằng, sự xuất hiện thể đa bội chưa phải đã là sự xuất hiện loài mới, mà nó phải có khả năng sinh sản, nhân lên về số lượng thành một quần thể và đứng vững qua chọn lọc tự nhiên à I sai.

- Ở côn trùng, nếu đột biến gen làm thay đổi tập tính giao phối của sinh vật đó, nghĩa là đã có sự cách li sinh sản với loại gốc – cơ chế cách li trước hợp tử. Mặc khác, sự phát tán của côn trùng thường mạnh, cùng với sự sinh sản nhanh, nên đột biến có thể nhanh chóng được nhân lên, có vốn gen khác so với loài ban đầu, từ đó có thể dẫn đến hình thành loài mới.


Câu 31:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu đỏ do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập, tương tác bổ sung, trong đó có A và B quy định quả đỏ, kiểu gen đồng hợp lặn quy định quả xanh, các kiểu gen còn lại quy định quả vàng. Cho hai cây giao phấn với nhau, thu được F1 có một loại kiểu hình. Có tối đa bao nhiêu sơ đồ lai cho kết quả như vậy

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

F1 có 1 loại kiểu hình. Có 3 trường hợp:

Trường hợp 1: có 100% quả đỏ (A-)(B-)

A- có 3 sơ đồ lai (1 tự thụ, 2 GP); B- có 3 sơ đồ lai ( 1 tự thụ, 2 GP).

à Số sơ đồ lai = 3 × 3 + 2 × 2 = 13.

Trường hợp 2: có 100% quả vàng có 6 sơ đồ lai (Aabb × -bb; aaBB × aa-).

Trường hợp 3: có 100% quả xanh thì có 1 sơ đồ lai aabb × aabb.

à Tổng số sơ đồ lai = 13 + 6 +1 = 20 sơ đồ lai


Câu 34:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Cho cơ thể (P) có kiểu gen AabbDDEe tự thụ phấn, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Trong số các loại giao tử do cơ thể P tạo ra, loại giao tử có 3 alen trội chiếm tỉ lệ là 3/8

II. Lấy ngẫu nhiên một cá thể ở F1, xác suất thu được cá thể có 3 tính trạng trội là 9/16

III. Lấy ngẫu nhiên một cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/3.

IV. Lấy ngẫu nhiên một cá thể có kiểu hình trội về 3 tính trạng, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/27.

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.

- I sai. Vì cơ thể AabbDDEe có 2 cặp gen dị hợp, một cặp gen đồng hợp lặn và một cặp gen đồng hợp trội cho nên luôn cố định có ít nhất 1 alen trội (từ cặp gen đồng hợp trội). Do đó, bài toán trở thành tìm loại giao tử có 2 alen trội trong số 2 cặp gen dị hợp

1/4

- II đúng. Vì phép lai AabbDDEe × AabbDDEe có 2 cặp gen dị hợp, một cặp gen đồng hợp lặn và một cặp gen đồng hợp trội nên luôn cố định có ít nhất một tính trạng trội à Bài toán trở thành tìm tỉ lệ của cá thể có 2 tính trạng trội trong số 2 cặp gen dị hợp

9/16

- III đúng. Vì ở phép lai này, đời con luôn cố định có ít nhất một tính trạng trội. Vì vậy bài toán trở thành lấy ngẫu nhiên một cá thể có kiểu hình trội về cả 1 tính trạng trong số 2 cặp gen dị hợp, xác suất thu được cá thể thuần chủng 1/3

- IV sai. Vì ở bài toán này, P dị hợp 2 cặp gen và có một cặp gen đồng hợp trội cho nên bài toán trở thành lấy ngẫu nhiên một cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng, xác suất thu được cá thể thuần chủng 1/9 .


Câu 35:

Một cơ thể (P) giảm phân có 8 loại giao tử với số lượng: 80Abd, 20ABD, 80aBd, 20abd, 80Abd, 20ABd, 80aBd, 20abD. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Kiểu gen của cơ thể nói trên là AbaBDd

II. Tần số hoán vị 40%

III. Cây P lai phân tích, kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm 5%

IV. Lấy P tự thụ phấn, kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm 38,25%

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Đối với dạng bài toán này, các em cần phải xác định kiểu gen của P, sau đó mới đi tìm các ý khác.

Muốn xác định kiểu gen của P thì phải dựa vào các giao tử liên kết (giao tử có số lượng lớn).

Các giao tử liên kết là: 80Abd, 80AbD, 80aBD, 80aBd.

Nhìn vào các giao tử này ta thấy, A luôn đi cùng b, a luôn đi cùng B. à Kiểu gen của P là Ab/ aB Dd 

à (I) đúng.

Tần số hoán vị = tổng giao tử hoán vị/tổng số giao tử =0,2=20%

Cây P lai phân tích thì kiểu hình A-B-D- có tỉ lệ bằng tỉ lệ của giao tử ABD = 0,05. à III đúng.

Cây P tự thụ phấn, kiếu hình A-B-D- có tỉ lệ 38,25%.


Câu 36:

Một quần thể động vật giao phối giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2 và alen A3; alen A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3 quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 51% con cánh đen; 40% con cánh xám, 9% con cánh trắng. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tần số alen A1, A2, A3 lầm lượt là 0,3; 0,4; 0,3

II. Cá thể cánh đen dị hợp chiếm tỉ lệ 42%

III. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể cánh xám, xác suất thu được 2 cá thể thuần chủng là 28,8%

IV. Nếu chỉ có các cá thể cánh xám giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có 9% số cá thể cánh trắng

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Cả 4 phát biểu đúng.

Tần số các alen A1, A2, A3

Áp dụng công thức giải nhanh số 13, ta có:

Quần thể đang cân bằng di truyền và có 9% con cánh trắng àA3=0,3 

Tần số A2=0,7-0,3=0,4

à Tần số alen A1=1-0,4-0,3=0,3

Vậy, tần số các alen là: 0,3A1, 0,4A2, 0,3A3 à Đúng.

II. Cá thể cánh đen dị hợp = tỉ lệ cá thể cánh đen – tỉ lệ cá thể cánh đen đồng hợp =0,51-(0,3)2=0,42=42% à Đúng.

III. Đúng.

- Trong số các cá thể cánh xám, cá thể thuần chủng, chiếm tỉ lệ
0,16/0,4 =0,4

- Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể cánh xám, xác suất thu được 2 cá thể thuần chủng là:

0,288=28,88%

IV. Nếu chỉ có các cá thể cánh xám giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là bao nhiêu?

Các kiểu gen quy định cánh xám gồm A2A2 và A2A3 với tỉ lệ là 0,16A2A2 và 0,24A2A3 =2/5 A2A2 và 3/5A2A3

- Các cá thể lông xám trở thành một quần thể mới với tỉ lệ kiểu gen là 2/5 A2A2 và 3/5 A2A3.

à Giao tử A3=3/10 à Khi các cá thể cánh xám giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có kiểu hình cánh trắng chiếm tỉ lệ 9/100 à Đúng.


Câu 37:

Ở một loài thú, xét 2 cặp gen phân li độc lập, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong quần thể của loài này có tối đa 21 kiểu gen

II. Nếu không xét tính trạng giới tính thì trong quần thể của loài này có tối đa 9 kiểu hình

III. Một cá thể trong quần thể của loài này chỉ có thể tạo tối đa 4 lọai giao tử

IV. Có thể tối đa 10 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

- Khi một cặp gen nằm trên NST thường, một cặp gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y thì sẽ có tối đa số loại kiểu gen = 3 × 7 = 21 à I đúng.

- Nếu tính trạng trội không hoàn toàn thì số kiểu hình = 3 × 3 = 9 à II đúng.

- Vì chỉ có 2 cặp gen nên mỗi cá thể chỉ có tối đa 4 loại giao tử à III đúng.

- Nếu một cặp gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y thì có 5 kiểu gen quy định kiểu hình trội; Cặp gen nằm trên NST thường sẽ có 2 kiểu gen quy định kiểu hình trội à Số loại kiểu gen = 5 × 2 = 10. à IV đúng.


Câu 38:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do 1 gen có 3 alen là A1; A2; A3 quy định. Trong đó, alen A1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen A2 quy định hoa vàng, trội hoàn toàn so với alen A3 quy định hoa trắng. Cho các cây hoa đỏ (P) giao phấn với nhau, thu được các hợp tử F1. Gây đột biến tứ bội hóa các hợp tử F1 thu được các cây tứ bội. Lấy một cây tứ bội có hoa đỏ ở F1 cho tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình hoa vàng chiếm tỉ lệ 1/36. Cho rằng cây tứ bội khi giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội; các giao tử lưỡng bội thụ tinh với xác suất ngang nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về F2 đúng?

I. Loại kiểu gen chỉ cí 1 alen A1 chiếm tỉ lệ 1/36

II. Loại kiểu gen chỉ có 1 alen A3 chiếm tỉ lên 2/9

III. Có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ và 1 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng

IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng, xác suất thu được cây mang alen A3 là 1/35

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Các cây F1 có kiểu hình hoa đỏ, mà lại là kết quả của tứ bội hóa nên F1 chắc chắn có kiểu gen A1A1--.

Ở F2 sinh ra có kiểu hình hoa vàng nên trong kiểu gen F1 chắc chắn có chứa alen A2. Vậy, F1 có kiểu gen A1A1A2A2.

Xét phép lai: A1A1A2A2 × A1A1A2A2

GF1: 1/6A1A1 : 4/6 A1A2 : 1/6 A2A2

à F2: 1/36 A1A1A1A1 : 8/36 A1A1A1A2 : 18/36 A1A1A2A2 : 8/36 A1A2A2A2 : 1/36 A2A2A2A2

Xét các phát biểu của đề bài:

I sai: vì loại kiển gen chỉ có 1 alen A1 (A1A2A2A2) chiến tỉ lệ 8/36 = 2/9.

III đúng: có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ là: A1A1A1A1; A1A1A1A2; A1A2A2A2; 1 kiểu gen quy định hoa vàng là A2A2A2A2.

II, IV sai: vì không thu được cây nào mang alen A3


Câu 39:

Ở người, tính trạng nhóm máu do 1 gen có 3 alen IA, IB, IO quy định, Tính trạng màu da do cặp gen Bb quy định, trong đó alen B quy định da đen trội hoàn toàn so với alen b quy định da trắng. Cặp vợ chồng thứ nhất (1 và 2) đều da đen và nhóm máu A, sinh người con trai (3) có da trắng và nhóm máu O, sinh người con gái (4) có da đen và nhóm máu A. Ở cặp vợ chồng thứ hai, người vợ (5) có nhóm máu AB và da đen, người chồng (6) có nhóm máu B và da trắng, sinh người con trai (7) có nhóm máu B và da đen. Người con gái (4) của cặp vợ chồng thứ nhất kết hôn với người con trai (7) của cặp vợ chồng thứ hai và đang chuẩn bị sinh con. Biết không xảy ra đột biến, người số (6) đến từ quần thể đang cân bằng về tính trạng nhóm máu và ở quần thể đó có 25% số người nhóm máu O, 24% số người nhóm máu B. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Biết được kiểu gen của 5 người trong số 7 người nói trên

II. Xác suất sinh con có da đen, nhóm máu A của cặp vợ chồng (4)-(7) là 25/216

III. Xác suất sinh con là con gái và có da trắng, nhóm máu B của cặp vợ chồng (4)-(7) là 19/432

IV. Xác suất sinh con có mang alen IO, alen B của cặp vợ chồng (4)-(7) là 85/216


Bắt đầu thi ngay