IMG-LOGO

30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết (Đề số 10)

  • 33132 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?

Xem đáp án

Đáp án C.

Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào và con đường qua các tế bào sống


Câu 2:

Dịch mã là quá trình tổng hợp vật chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A.


Câu 3:

Hệ tuần hoàn kín không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C.

Hệ tuần hoàn kín điển hình có tim, mạch; hệ mạch gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch và dịch mô bao quanh tế bào, dịch tuần hoàn tiếp xúc với các tế bào thông qua dịch mô.

STUDY TIP

Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào là đặc điểm của hệ tuần hoàn hở. Ở những loài này chưa có mao mạch. Với hệ tuần hoàn hở, áp lực máu chảy thấp hơn so với hệ tuần hoàn kín.


Câu 4:

Khi nói về bộ ba mở đầu trên mARN, kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.

Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG, nhưng chỉ có một bộ ba AUG mang tín hiệu khởi đầu dịch mã. Nếu không thì trong tất cả các phân tử protein hoàn chỉnh sẽ không có Met, vì axit amin mở đầu sẽ bị cắt bỏ. Bộ ba mở đầu nằm ở đầu của phân tử mARN


Câu 6:

Các nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm phong phú vốn gen của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án D.

Các nhân tố tiến hóa đột biến và di – nhập gen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

STUDY TIP

Các nhân tố tiến hóa còn lại chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể mà không làm phong phú thêm vốn gen. Biến động di truyền và chọn lọc tự nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền


Câu 7:

Khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất, phát biểu nào dưới đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B.

Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, các giọt coaxecva có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ trong dung dịch, nhờ đó lớn lên, biến đổi cấu trúc nội tại của chúng và dưới tác động cơ giới chúng bắt đầu phân chia thành giọt mới. Có thể nói ngay ở giai đoạn đầu tiên này bắt đầu xuất hiện mầm mống của chọn lọc tự nhiên giữ lại những giọt coaxecva có những đặc tính sơ khai của hình thức trao đổi chất, sinh sản và phát triển. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc và thể thức phát triển của các giọt coaxecva ngày càng hoàn thiện. Cũng trong giai đoạn này xuất hiện cơ chế tự sao chép: khi tiến hóa hóa học đạt tới mức nhất định sẽ hình thành nhiều hệ tương tác giữa các đại phân tử giữa protein – lipit, gluxit – protein, protein – protein, protein – axit nucleic. Qua chọn lọc tự nhiên chỉ có hệ tương tác protein – axit nucleic có thể phát triển thành các cơ thể sinh vật có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới.

STUDY TIP

Qua quá trình tiến hóa lâu dài, từ các giọt coaxecva đã hình thành nên các dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, rồi đến đơn bào cuối cùng hình thành cơ thể đa bào. Do đó, chọn lọc tự nhiên đã tác động ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hóa, hình thành nên các tế bào sơ khai


Câu 8:

Khi nói về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, phát biểu nào dưới đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D.

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của chỉ một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển


Câu 9:

Ở một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Xét ba thể đột biến số lượng NST là thể một, thể ba, và thể tam bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì sau của nguyên phân theo thứ tự thể một, thể ba và thể tam bội là:

Xem đáp án

Đáp án A.

Có 6 nhóm gen liên kết =>2n = 12, thể 1 là 2n – 1 = 11, thể ba là 2n + 1 = 13, thể tam bội là 3n = 18.

Ở kì sau của nguyên phân các NST đã nhân đôi và tách ra phân ly về 2 phía nên số lượng NST lần lượt là: 22, 26, 36


Câu 10:

Một gen có tổng số 2128 liên kết hidro. Trên mạch 1 của gen có số nucleotit loại A bằng số nucleotit loại T; số nucleotit loại G gấp 2 lần số nucleotit loại A; số nucleotit loại X gấp 3 lần số nucleotit loại T. Số nucleotit loại A của gen là

Xem đáp án

Đáp án B.

Gen có 2128 liên kết hidro

=> 2A + 3G = 2128.

Trên mạch 1 có: A1=T1=x ®G1=2A1=2x; X1=3T1=3x

=> trên cả gen có: A = T = A1 + T1 = 2x; G = X = G1 + X1 = 5x ® x = 112 ® A = 224.


Câu 11:

Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Dựa vào thông tin trên, cho biết kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.

A sai. Cả hai phương pháp đều dựa trên thao tác ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để thành cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh, không ảnh hưởng gì vật liệu di truyền là NST.

B sai. Vẫn có các cá thể có kiểu gen dị hợp tùy vào kiểu gen của mẫu mô hoặc phôi ban đầu.

D sai. Vì cả hai phương pháp đều tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau.


Câu 12:

Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBdbD không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa alen D và d. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là?

Xem đáp án

Đáp án C.


Câu 14:

Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F1 đều mắt đỏ. Cho con cái F1 lai phân tích với đực mắt trắng thu được tỉ lệ 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Kết luận nào sau đây là đúng?


Câu 15:

Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào môi trường. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D.

Cây (P) có kiểu gen Aa cho quả đỏ nên trên cây này chỉ có quả đỏ.

P tự thụ phấn: AaAa0,75A- : 0,25aa

®F1 có 75% số cây quả đỏ, 25% số cây quả vàng. Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả hoặc đỏ, hoặc vàng ®B, C sai


Câu 17:

Khi nói về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào dưới đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B.

Nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa là biến dị tổ hợp. Biến dị tổ hợp được tạo ra do giao phối ngẫu nhiên.

STUDY TIP

Tần số đột biến là rất thấp nên áp lực của đột biến so với chọn lọc tự nhiên là bé hơn. Chọn lọc tự nhiên không tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động đối với toàn bộ hệ gen


Câu 18:

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.

Trong quần thể các sinh vật cùng loài nhờ có cạnh tranh mà các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

STUDY TIP

- Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. Các cá thể trong quần thể tranh giành nhau về nơi ở, thức ăn, ánh sáng… hoặc tranh giành con đực, con cái. Khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau, làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản, do đó kích thích quần thể giảm, phù hợp với điều kiện môi trường.

- Quan hệ cạnh tranh, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp không phổ biến và không dẫn đến sự tiêu diệt loài mà giúp cho loài tồn tại và phát triển một cách hưng thịnh.


Câu 19:

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A.

A sai: quần thể có độ đa dạng càng cao, thì cấu trúc quần thể càng bền vững và ít bị biến động.

STUDY TIP

Điều kiện môi trường sống càng thuận lợi thì trong quần xã sẽ có độ đa dạng cao. Khi độ đa dạng của quần xã càng cao, sự cạnh tranh về nguồn sống và nơi ở giữa các loài càng xảy ra mạnh, vì vậy để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài thì xuất hiện sự phân li ổ sinh thái.


Câu 20:

Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ ở hai NST thuộc hai cặp tương đồng số 7 và số 9. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, số loại giao tử có đột biến chuyển đoạn NST là bao nhiêu và tỉ lệ loại giao tử mang NST đột biến ở cả hai NST trong tổng số giao tử đột biến là?

Xem đáp án

Đáp án B.

Cặp tương đồng số 7 bình thường: AA

Cặp tương đồng số 9 bình thường: BB

Gọi A*: nhiễm sắc thể mang đột biến chuyển đoạn, B*: nhiễm sắc thể mang đột biến chuyển đoạn chuyển đoạn tương hỗ ở hai NST thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5  AA*BB*, giảm phân cho AB, AB*, A*B, A*B*

Vậy có 3 loại giao tử mang NST đột biến gồm: AB*, A*B, A*B*

tỉ lệ loại giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến ở cả hai nhiễm sắc thể trong tổng số giao tử đột biến là A*B* = 1/3


Câu 21:

Khi nói về đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.

Thể đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến mất cân bằng hệ gen nên ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

STUDY TIP

Tất cả đột biến đều có thể gây hại cho thể đột biến. Đột biến lặp đoạn dẫn đến lặp gen, làm tăng chiều dài của nhiễm sắc thể


Câu 22:

Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có ống tiêu hóa, cho các phát biểu sau:

I. Ở khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học là chính, không có quá trình tiêu hóa hóa học.

II. Ở dạ dày, quá trính tiêu hóa hóa học diễn ra mạnh hơn ở ruột non.

III. Đối với các động vật nhai lại, quá trình tiêu hóa sinh học diễn ra chủ yếu ở dạ tổ ong.

IV. Ruột non có cả quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?

Xem đáp án

Đáp án A.

Chỉ có phát biểu số IV đúng.

I sai: Khoang miệng là phần đầu của ống tiêu hóa, có chức năng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học bước đầu đối với thức ăn. Đối với bọn sử dụng thức ăn là tinh bột thì quả trình tiêu hóa hóa học ở đây là chuyển tinh bột chín thành đường glucoz (dưới tác dụng của amilase và mantase). Còn đối với bọn động vật nhai lại, nước bọt ở khoang miệng còn có tác dụng trung hòa axit hữu cơ sinh ra do quá trình lên men ở dạ cỏ, giúp ổn định độ pH ở dạ cỏ.

II sai: Dạ dày tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học một phần thức ăn, chuẩn bị cho giai đoạn tiêu hóa chính ở ruột non. Quá trình tiêu hóa hóa học ở ruột non diễn ra mạnh hơn ở dạ dày với hệ enzim tiêu hóa đa dạng.

III sai: Ở động vật nhai lại, dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách được gọi chung là dạ dày trước, trong đó dạ cỏ là nơi diễn ra sự tiêu hóa sinh học mạnh nhất, hai phần còn lại đóng vai trò hỗ trợ là chính.

IV đúng: Ruột non là nơi tiêu hóa hấp thu chính, sự tiêu hóa hóa học ở đây diễn ra mạnh mẽ dưới tác động của hệ enzim dịch tụy, dịch ruột. Bên cạnh đó còn có quá trình tiêu hóa cơ học là các cử động của ruột non bao gồm các dạng chính là cử động lắc lư, cử động co vòng từng đoạn, cử động nhu động và cử động của lông ruột.


Câu 23:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về tiêu chuẩn sinh lí, sinh hóa để phân biệt các nhóm thực vật C3, C4 và CAM?

I. Ngay cả khi cường độ chiếu sáng gần với cường độ chiếu sáng của ánh sáng mặt trời toàn phần thì cường độ quang hợp ở C4 vẫn tăng trong khi C3 lại bị ức chế.

II. Nhu cầu nước để hình thành nên 1g chất khô ở thực vật C4 là lớn hơn so với 2 nhóm còn lại.

III. Ở tất cả các nhóm thực vật này đều có enzim cacboxyl hóa là RDP – cacboxilase, và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên đều là hợp chất cacbon.

IV. Ở thực vật CAM, sự cố định CO2 diễn ra trong bóng tối, còn ở thực vật C3 và C4 sự cố định CO2 chỉ diễn ra vào ban ngày (ngoài sáng).

V. Điểm bù CO2 ở thực vật C4 là cao nhất trong 3 nhóm thực vật trên

Xem đáp án

Đáp án A.

Chỉ có phát biểu số I là đúng.

Vẽ khát quát 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM có một số đặc điểm phân biệt như sau:

+ Tiêu chuẩn giải phẫu, hình thái: các cây C4 có sự phát triển mạnh các tế bào bao bó mạch. Đó là các tế bào nhu mô sắp xếp hướng tâm, xít nhau. Trong các tế bào này chứa nhiều lục lạp lớn, cấu trúc hạt kém phát triển và chứa nhiều hạt tinh bột. Trong khi các cây C3 chỉ có một loại lục lạp của tế bào mô giậu, cấu trúc hạt ít phát triển và chứa rất ít các hạt tinh bột. Các tế bào bao bó mạch ở cây C3 rất ít hoặc không phát triển.

+ Tiêu chuẩn sinh lí: sự phản ứng của quan hợp với cường độ ánh sáng ở các nhóm thực vật này cũng khác nhau. Theo đó, ở thực vật C4khi cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp vẫn tăng và rất khó xác định điểm bão hòa ánh sáng ngay cả khi cường độ chiếu sáng gần với cường độ chiếu sáng của ánh sáng mặt trời toàn phần. Ngược lại ở thực vật C3, điểm bão hòa ánh sáng chỉ bằng 1/3 so với ánh sáng mặt trời toàn phần. Ở cường độ ánh sáng tối ưu thì cường độ quang hợp ở thực vật C4 cao hơn so với C4. Ngoài ra, nhu cầu nước (số gam nước để hình thành nên 1g chất khô) ở các nhóm thực vật này cũng khác nhau, nói chung nhu cầu nước ở thực vật C4 chỉ bằng ½ so với C3. Nhóm thực C3 có điểm bù CO2 từ 30-70ppm, trong khi các nhóm thực vật C4 có điểm bù 0-10ppm.

 

+ Tiêu chuẩn sinh hóa: (sản phẩm cố định CO2 đầu tiên, enzim cacboxit hóa… bạn đọc có thể tham khảo bảng dưới đây).

Ngoài sáng*: sự cố định CO2 có thể xảy ra cả ở trong tối nhưng ở ngoài ánh sáng mạnh mẽ hơn nhiều do ATP và NADPH tổng hợp nhiều ngoài sáng và khí khổng mở. (IV sai)


Câu 24:

Khi nói về đột biến lệch bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Ở tế bào sinh dục, đột biến lệch bội chỉ xảy ra đối với cặp NST giới tính mà không xảy ra đối với cặp NST thường.

II. Đột biến lệch bội được phát sinh do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp NST tương đồng đều không phân li.

III. Ở cùng một loài, tần số xảy ra đột biến lệch bội thể không nhiễm thường cao hơn đột biến lệch bội dạng thể một nhiễm.

IV. Đột biến lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng hình thành nên thể khảm.

Xem đáp án

Đáp án A.

Chỉ có phát biểu số IV đúng.

I, II sai: Sự không phân li của một hay một số cặp NST trong giảm phân có thể xảy ra ở các cặp NST thường hay cặp NST giới tính, tạo ra các giao tử thừa hoặc thiếu NST, các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo thể lệch bội.

III sai: Đột biến số lượng NST có thể xảy ra một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, tần số đột biến lệch bội không thể thường thấp hơn lệch bội thể một.

IV đúng: Đột biến lệch bội cũng có thể xảy ra ở trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng làm cho một phần cơ thể mang đột biến và hình thành nên thể khảm.


Câu 26:

Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử của một cơ thể có kiểu gen AbaB  có hiện tượng hoán vị xảy ra tại vị trí giữa 2 locus trên. Hiện tượng nào dưới đây dẫn tới việc tạo ra tần số hoán vị là 50%.

Xem đáp án

Đáp án B.

Một tế bào giảm phân có hoán vị gen sẽ tạo ra 2 tế bào mang gen hoán vị, 2 tế bào mang gen liên kết =>tỉ lệ giao tử mang gen hoán vị bằng 1/2 tỉ lệ số tế bào tham gia giảm phân có xảy ra hoán vị =>tần số hoán vị bằng 1/2 tỉ lệ tế bào tham gia giảm phân có xảy ra hoán vị


Câu 27:

Cho các phát biểu sau đây về quá trình tiến hóa của một quần thể:

I. Khi các quần thể khác nhau sống trong cùng một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh ra con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.

II. Các biến dị xuất hiện trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống không được coi là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

III. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.

IV. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.

V. Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, do đó không có vai trò đối với tiến hóa.

Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, số phát biểu đúng là?

Xem đáp án

Đáp án B.

Các phát biểu đúng là I và II.

I đúng: Con lai bất thụ => bố mẹ cách li sinh sản => bố mẹ thuộc hai loài khác nhau.

II đúng: Các biến dị xuất hiện trong đời sống cá thể được coi là hiện tượng thường biến => không có biến đổi về mặt di truyền => không có ý nghĩa đối với tiến hóa.

III sai: Ngay cả khi điều kiện môi trường không thay đổi, quần thể sinh vật vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên để hình thành nên quần thể thích nghi.

IV sai: Cách li địa lí chỉ có vai trò ngăn cản sự trao đổi vốn gen giữa các quần thể, góp phần thúc đẩy quá trình hình thành loài mới chứ không trực tiếp tham gia trở thành một nhân tố tiến hóa.

V sai: Quá trình giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối) không được xem là nhân tố tiến hóa vì sự ngẫu phối giữa các cá thể trong quần thể tạo nên trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. Vì vậy, ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Tuy nhiên, mặt khác, ngẫu phối làm cho đột biến được phát tán trong quần thể tạo nên sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp. Loại biến dị này là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. Ngoài ra, ngẫu phối còn trung hòa tính có hại của đột biến và góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. Sự tiến hóa không chỉ sử dụng các biến dị di truyền mới xuất hiện mà còn huy động nguồn dự trữ các biến dị di truyền đá phát sinh từ trước nhưng tiềm ẩn trong quần thể do các quá trình đột biến và ngẫu phối tạo ra. Tóm lại, ngẫu phối có vai trò gián tiếp cho quá trình tiến hóa.


Câu 28:

Khi nói về hệ sinh thái có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?

I. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh, là một hệ kín và có khả năng tự điều chỉnh.

II. Kích thước của một hệ sinh thái rất lớn.

III. Khi các nhân tố môi trường tác động lên hệ sinh thái ngoài giới hạn mà nó chịu đựng thì hệ sinh thái sẽ có những phản ứng thích nghi để duy trì trạng thái cân bằng.

IV. Thành phần vô sinh của hệ sinh thái chỉ bao gồm các yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng; thành phần hữu sinh chỉ bao gồm động vật.

Xem đáp án

Đáp án A.

Cả 4 phát biểu đều không đúng.

I sai: Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh như một cơ thể, thực hiện đầy đủ các chức năng sống như một cơ thể, thực hiện đầy đủ các chức năng sống như trao đổi năng lượng và vật chất giữa hệ với môi trường thông qua hai quá trình tổng hợp và phân hủy vật chất.

Hệ sinh thái là một hệ mở và tự điều chỉnh vì hệ tồn tại dựa vào nguồn vật chất và năng lượng từ môi trường: hoạt động của hệ tuân theo các quy luật nhiệt động học, trước hết là quy luật bảo toàn năng lượng. Trong giới hạn sinh thái của mình, hệ có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng của mình.

II sai: Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng, một hệ sinh thái có thể nhỏ như một giọt nước ao, một bể cả cảnh và hệ sinh thái lớn nhất là Trái Đất. Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với các nhân tố sinh thái của môi trường, tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh, dù ở mức đơn giản nhất, đều được coi là một hệ sinh thái.

III sai: Hệ sinh thái giống như một cơ thể, quần thể hay quần xã sinh vật, đều có giới hạn sinh thái nhất định. Nếu các nhân tố môi trường tác động lên nó trong giới hạn mà nó chịu đựng, hệ sẽ phản ứng một cách thích nghi bằng các sắp xếp lại các cấu trúc của nó, thông qua các mối quan hệ thuận nghịch để duy trì trạng thái cân bằng. Nếu tác động vượt quá giới hạn cho phép, hệ không chống trả được, sẽ suy thoái và biến đổi sang một dạng mới.

IV sai: Một hệ sinh thái bao gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vật chất vô sinh và hữu sinh.

STUDY TIP

Thành phần vô sinh: các yếu tố khi hậu, các yếu tố thổ nhưỡng, nước, xác sinh vật trong môi trường.

Thành phần hữu sinh: thực vật, động vật, vi sinh vật.


Câu 29:

Khi nói về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

II. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.

III. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.

IV. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.

Xem đáp án

Đáp án A.

Chỉ có phát biểu số I đúng.

I đúng: Nếu môi trường là lí tưởng, điều kiện môi trường không bị giới hạn thì mức sinh sản của quần thể là tối đa, còn mức tử vong là tối thiểu, do mức tăng trưởng là tối đa, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học vốn có của nó, tức là số lượng cá thể của quần thể tăng rất nhanh theo thời gian, kiểu hàm mũ với đường cong hình chữ J.

STUDY TIP

Sự tăng trưởng kích thước quần thể của đa số các loài trong thực tế đều bị giới hạn bởi nhân tố môi trường. Sự giới hạn đó chính là không gian sống, các nhu cầu thiết yếu của đời sống, số lượng cá thể của quần thể cá các rủi ro của môi trường. Do đó, quần thể chỉ có thể đạt được kích thước tối đa cân bằng với sức chịu đựng của môi trường. Đường cong của kiểu tăng trường này dạng hình chữ S.

II sai: khi môi trường bị giới hạn, sức sinh sản của quần thể cũng bị giới hạn theo.

III sai: trong môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản lớn hơn mức tử vong.

IV sai: không phải lúc nào cũng lớn hơn. Nếu môi trường bị giới hạn quá mức, điều kiện sống quá khắc nghiệt thì mức sinh sản sẽ nhỏ hơn mức tử vong.


Câu 30:

Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật A, B, C, D, E, F, G, H, I, K, L, M, N được mô tả bằng sơ đồ hình bên. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Lưới thức ăn này chỉ có một loại chuỗi thức ăn.

II. Hiệu suất sinh thái trong lưới thức ăn này là khá cao.

III. Loài H và loài M cùng thuộc một bậc dinh dưỡng.

IV. Loài G và loài L có ổ sinh thái trùng nhau một phần.

Xem đáp án

Đáp án A.

Các phát biểu số II và IV đúng.

- I sai: lưới thức ăn này có 2 loại chuỗi thức ăn, vì đề bài chỉ cho biết A là sinh vật sản xuất. Do đó, các chuỗi thức ăn bắt đầu từ A là chuỗi khởi đầu bằng sinh vật sản xuất. Nhưng những chuỗi thức ăn bắt đầu từ loài B thì đó là những chuỗi có thể bắt đầu bằng sinh vật tiêu thụ, nếu giả B là một loài động vật ăn cỏ bậc thấp.

- II đúng: ta thấy rằng trong lưới thức ăn, tất cả các chuỗi thức ăn đều có tối thiểu 5 bậc dinh đưỡng. Nên hiệu suất sinh thái trong lưới thức ăn này khá cao. Ngược lại, khi chuỗi thức ăn càng ngắn thì hiệu suất sinh thái sẽ càng thấp.

- III sai: loài H thuộc bậc dinh dưỡng 4, nhưng loài M có thể thuộc bậc dinh dưỡng 4 hoặc 5.

- IV đúng: loài G và L có ổ sinh thái trùng nhau một phần vì chúng cùng sử dụng loài F làm thức ăn. Bên cạnh đó loài L còn sử dụng loài K làm thức ăn nên sự trùng lặp ổ sinh thái giữa hai loài này là không hoàn toàn.

STUDY TIP

Trong một chuỗi thức ăn, trung bình chỉ có 10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp sự thất thoát năng lượng là lớn hơn mức trung bình dẫn đến chuỗi thức ăn ngắn hơn (chỉ còn 3, 4 mắt xích).


Câu 31:

Ở ruồi giấm cái, noãn bào nằm giữa các tế bào nang trứng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, protein và mARN thiết yếu cho sự phát triển của phôi. Ở một trong các gen mà mARN của chúng được vận chuyển đến noãn bào có một đột biến X làm cho phôi bị biến dạng và mất khả năng sống sót. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu dưới đây?

I. Nếu đột biến là trội, các con ruồi cái ở đời con của ruồi bố có kiểu gen dị hợp tử và ruồi mẹ có kiểu gen đồng hợp lặn sẽ sống sót.

II. Nếu đột biến là trội, các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử về đột biến X không thể sống sót qua giai đoạn trưởng thành.

III. Nếu đột biến là lặn, chỉ các phôi ruồi cái của ruồi mẹ dị hợp tử về đột biến X mới bị biến dạng.

IV. Nếu đột biến là lặn, và tiến hành lai hai cá thể dị hợp về gen X để thu F1, sau đó cho F1 giao phối tự do với nhau sẽ có khoảng 1/6 số cá thể ở F2 đồng hợp tử về gen X

Xem đáp án

Đáp án C.

Các phát biểu số I, II, IV đúng.

Với giả thuyết của đề, ta thấy phôi sống hay chết phụ thuộc vào kiểu gen của ruồi mẹ.

I đúng: Nếu đột biến là trội, ruồi mẹ hoang dại có kiểu gen là aa, khi đó tất cả các phôi đời sau đều sống kể cả phôi đực hay cái.

II đúng: Nếu đột biến là trội, để tạo được phôi đồng hợp tử AA thì mẹ phải có alen A, khi đó tất cả các phôi đều bị chết.

III sai: Nếu đột biến là lặn, ruồi mẹ dị hợp có kiểu gen Aa, khi đó tất cả các phôi đều sống bình thường.

IV đúng: Nếu đột biến là lặn, lai Aa x Aa thu được F1 đều sống. Khi đó ruồi đực F1 là:

1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa, ruồi cái F1 chỉ có hai kiểu gen sinh sản bình thường là 1/3AA : 2/3Aa (do aa không thể tạo được phôi sống). Khi đó ở đời F2 có aa = 1/2 x 1/3 = 1/6.


Câu 36:

Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen. Cho hai cây (P) thuần chủng khác nhau về cả hai cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 lai với cơ thể đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen, thu được Fa. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu có hoán vị gen thì tần số hoán vị là 50%, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, trong các trường hợp tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của Fa?

I. Tỉ lệ 9:3:3:1.

II. Tỉ lệ 1:3.

III. Tỉ lệ 1:1.

IV. Tỉ lệ 3:3:1:1.

V. Tỉ lệ 1:2:1.

VI. Tỉ lệ 1:1:1:1.

Xem đáp án

Đáp án D.

Các tỉ lệ kiểu hình có thể thu được là II, III, V, VI.

Xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen  2 gen đó có thể nằm trên 2 cặp NST khác nhau hoặc nằm trên cùng 1 cặp NST.

Nếu 2 gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau:

Cho hai cây (P) thuần chủng khác nhau về cả hai cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1 ® giả sử F1 có kiểu gen AaBb. F1 x cơ thể đồng hợp tử lặn về 2 cặp gen: AaBb x aabb ®Fa có tỉ lệ phân li kiểu gen: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb.

Kiểu hình:

Trường hợp 1: Nếu 1 gen quy định 1 tính trạng, Fa có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 : 1 : 1.

Trường hợp 2: Nếu 2 gen tương tác với nhau theo kiểu 9 : 7 hoặc 13 : 3 hoặc 15 : 1 thì Fa thu được tỉ lệ 1 : 3.

Trường hợp 3: Nếu gen 2 tương tác với nhau theo kiểu 9 : 6 hoặc 12 : 3 thì Fa thu được tỉ lệ 1 : 2 : 1.

Nếu 2 gen cùng nằm trên 1 NST:

+ Trường hợp các gen liên kết hoàn toàn thì Fa thu được tỉ lệ 1 : 1

+ Trường hợp các gen xảy ra hoán vị với f = 50% thì Fa thu được tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.

Vậy có thể bắt gặp 4 tỉ lệ ở Fa: 1:1, 1:1:1:1, 1:2:1, 1:3.


Bắt đầu thi ngay