Thứ sáu, 19/04/2024
IMG-LOGO

30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết (Đề số 8)

  • 27829 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quá trình thoát hơi nước có vai trò gì?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Quá trình thoát hơi nước có vai trò tạo lực hút phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên


Câu 2:

Ở động vật nhai lại, ngăn nào của dạ dày có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ở động vật nhai lại, dạ múi khế có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp


Câu 3:

Loại đột biến nào sau đây luôn làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Loại đột biến luôn làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào là lặp đoạn.


Câu 4:

Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể


Câu 5:

Nội dung nào sau đây nói về cơ chế hấp thụ khoáng là không đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Các chất khoáng được hấp thụ vào rễ cây từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ ion cao, tiêu tốn năng lượng gọi là cơ chế thụ động.


Câu 8:

Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiều gen là: 65AA:26Aa:169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể này là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Xét sự di truyền của quần thể: 0,25 AA : 0,1 Aa : 0,65 aa

→ p(A) =0,25 + 0,1/2 =0,3 → p(a) = 1 – 0,3 = 0,7


Câu 10:

Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là giới hạn sinh thái


Câu 12:

Trong quá trình tự nhân đôi ADN, mạch đơn nào làm khuôn mẫu tổng hợp mạch ADN liên tục?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Trong quá trình tự nhân đôi ADN, mạch đơn có chiều 3’ – 5’ làm khuôn mẫu tổng hợp mạch ADN liên tục


Câu 13:

Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây

Xem đáp án

Chọn đáp án B

- Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.

- Gan tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ của các chất hòa tan trong máu như glucozo…


Câu 15:

Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể từ loài đó. Đây là biểu hiện của mối quan hệ nào trong quần xã?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể từ loài đó. Đây là biểu hiện của mối quan hệ ký sinh


Câu 16:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, tổ chức sống nào sau đây là đơn vị tiến hóa cơ sở?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo thuyết tiến hóa hiện đại:

Quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở.

Đơn vị tiến hóa cơ sở phải thỏa mãn 3 điều kiện:

- Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.

- Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.

- Tồn tại thực trong tự nhiên.


Câu 18:

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất 1 đoạn NST luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến.

II. Đột biến lặp đoạn NST luôn dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.

III. Đột biến chuyển đoạn NST có thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

IV. Đột biến đảo đoạn NST không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không gây hại cho thể đột biến.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

(I) Sai → Đột biến mất đoạn làm giảm số gen trên NST nên thể đột biến có thể bị chết hoặc cũng có thể đột biến mất đoạn nhỏ thì ít gây hậu quả và có khi còn được áp dụng để loại bỏ các gen có hại ra khỏi NST.

(II) Đúng

(III) Sai → Chuyển đoạn NST chỉ làm thay đổi cấu trúc của ADN chứ hàm lượng ADN không thay đổi trong nhân.

(IV) Sai → Đột biến đảo đoạn NST không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nhưng lại làm thay đổi vị trí của gen, vì vậy làm thay đổi mức độ hđ của gen, có thể có lợi hoặc có hại.


Câu 20:

Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng thể tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Cho giao phấn hai cây cà chua tứ bội (P) với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân ly theo tỷ lệ 75% cây quả đỏ : 25% cây quả vàng. Kiểu gen của P là?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

STUDY TIP

Đối với những bài có phép lai tam bội thì ta áp dụng uy tắc tam giác để tính giao tử, mỗi 1 đỉnh là 1/6, 1 cạnh cũng là 1/6

- Khi lai tứ bội thì áp dụng quy tắc hình vuông, 1 cạnh và 1 đường chéo đều được tính là 1/6 tỷ lệ giao tử.

→ Đề cho đỏ >> vàng: F1 có 75% đỏ : 25% vàng

Vàng =1/4 =1/2 x 1/2

→ Kiểu gen đem lai là: Aaaa x Aaaa vì Aaaa cho 1/2 Aa : 1/2 aa.


Câu 21:

Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng một khu vực địa lý và có các nhu cầu sống giống nhau, xu hướng biến động cá thể khi xảy ra cạnh tranh là:

(1) Nếu quần thể A và B cùng bậc phân loại thì loài có tiềm năng sinh học cao hơn sẽ thắng thế, số lượng cá thể tăng. Loài còn lại giảm dần số lượng và có thể diệt vong.

(2) Cạnh tranh gay gắt làm một loài sống sót, 1 loài diệt vong.

(3) Nếu 2 loài khác bậc phân loại thì loài nào tiến hóa hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng cá thể.

(4) Hai loài vẫn tồn tại nhưng phân hóa thành các ổ sinh thái khác nhau.

(5) Loài nào có số lượng nhiều hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng. Loài còn lại bị diệt vong.

Tổ hợp đúng là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng một khu vực địa lý và có các nhu cầu sống giống nhau, xu hướng biến động cá thể khi xảy ra cạnh tranh là:

(1) Nếu quần thể A và B cùng bậc phân loại thì loài có tiềm năng sinh học cao hơn sẽ thắng thế, số lượng cá thể tăng. Loài còn lại giảm dần số lượng và có thể diệt vong.

(3) Nếu 2 loài khác bậc phân loại thì loài nào tiến hóa hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng cá thể.

(4) Hai loài vẫn tồn tại nhưng phân hóa thành các ổ sinh thái khác nhau.


Câu 23:

Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Xu hướng trong quá trình diễn thể nguyên sinh, tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể mỗi loài giảm, ổ sinh thái mỗi loài thu hẹp lại.


Câu 24:

Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các loài sống trong một môi trường thì sẽ có ổ sinh thái trùng nhau.

II. Các loài có ổ sinh thái giống nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau.

III. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường rộng hơn các loài sống ở vùng ôn đới.

IV. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố hạn chế.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

(I) sai → Các loài sống trong một môi trường chưa chắc có ổ sinh thái trùng nhau.

(II) đúng

(III) sai → Do vùng ôn đới nhiệt độ dao động mạnh hơn vùng nhiệt đới nên giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường hẹp hơn các loài sống ở vùng ôn đới.

(IV) sai → Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố rộng.


Câu 25:

Cho các đặc điểm sau:

1. Tạo cá thể mới có bộ NST giống cơ thể ban đầu.

2. Trải qua giảm phân tạo giao tử.

3. Không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

4. Tạo cá thể mới có bộ NST mang một nửa của bố và một nửa của mẹ.

5. Dựa trên cơ sở nguyên phân để tạo ra cơ thể mới.

6. Có ở động vật bậc thấp.

7. Có ở các động vật.

Điểm giống nhau của các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh là?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Điểm giống nhau của các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh là:

(1) Tạo cá thể mới có bộ NST giống cơ thể ban đầu.

(3) Không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

(5) Dựa trên cơ sở nguyên phân để tạo ra cơ thể mới.

(6) Có ở động vật bậc thấp


Câu 26:

Trên một phân tử mARN có trình tự các nu như sau: 5’..XXXAAUGGGGXAGGGUUUUUX

UUAAAAUGA..3’. Nếu phân tử mARN nói trên tiến hành quá trình dịch mã thì số aa mã hóa và số bộ ba đối mã được tARN mang đến khớp với riboxom lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

6 bộ ba: AUG, GGG, XAG, GGU, UUU, UXU (UAA là bộ ba kết thúc) → 6aa


Câu 27:

Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên NST giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu:

- Con gái mù màu là XmXm nhận 1 giao tử Xm từ bố và 1 giao tử Xm từ mẹ → bố là XmY

- Con trai bình thường nhận XM từ mẹ. Vì mẹ có 1 Xm của con gái và XM của con trai → mẹ là XMXm

- Vậy cặp vợ chồng có kiểu gen là XMXm x XmY


Câu 29:

Có bao nhiêu trường hợp sau đây, gen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình (Cho rằng đột biến không ảnh hưởng đến sức sống của cơ thê sinh vật)?

1. Đột biến lặn phát sinh trong nguyên phân.

2. Đột biến phát sinh trong quá trình phân chia của ti thể.

3. Đột biến trội phát sinh trong quá trình hình thành giao tử.

4. Đột biến trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của hợp tử.

5. Đột biến lặn trên NST X có ở giới dị giao tử.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Khi đột biến phát sinh trong quá trình hình thành giao tử, qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử. Đột biến thành gen trội sẽ được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến.

Đột biến thành gen lặn thường tồn tại ở trạng thái dị hợp và không được biểu hiện ở thế hệ đầu tiên. Nhờ quá trình giao phối, gen lặn đột biến được phát tán trong quần thể, khi hình thành tổ hợp đồng hợp tử lặn thì nó mới được biểu hiện. Đột biến gen xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử thì có thể tồn tại tiềm ẩn trong cơ thể (nhưng chưa biểu hiện ngay ra kiểu hình của thể mang đột biến) và truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính.

đột biến gen xảy ra trong nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng sẽ được nhân lên ở một mô. Nếu là đột biến thành gen trội sẽ được biểu hiện ở một phần cơ thể.

Nếu đột biến phát sinh trong quá trình phân chia của ti thể nó sẽ được biểu hiện ngay trên cơ thể mang gen đột biến.

Đột biến lặn trên NST X có ở giới dị giao tử sẽ được biểu hiện ngay thành kiểu hình. Nhưng ở giới đồng giao tử sẽ không được biểu hiện.


Câu 30:

Xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1. Áp lực làm thay đổi tần số alen của đột biến là không đáng kể.

2. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.

3. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen của sinh vật thông qua đó chọn lọc kiểu hình thích nghi.

4. Quá trình đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa,

5. Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Đột biến ngoài vai trò là nguồn nguyên liệu tiến hóa sơ cấp, nó còn gây ra một áp lực làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. Áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối của alen bị đột biến. Tần số đột biến đối với từng gen rất thấp, nên áp lực của quá trình đột biến là không đáng kể, nhất là đối với những quần thể lớn.

Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình thông qua đó làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.

Quá trình đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa, thông qua quá trình giao phối tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.

STUDY TIP

Sự hình thành loài mới cần được hiểu rằng sự xuất hiện của một cá thể thích nghi chưa phải là sự xuất hiện loài mới. Nó phải được sinh sản, nhân lên về số lượng thành một quần thể và đứng vững qua chọn lọc tự nhiên như một khâu trong hệ sinh thái. Do đó, sự hình thành loài mới gắn liền với sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi.


Câu 31:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F1 toàn cây hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 81,25% cây hoa trắng : 18,75% cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được đời con F3. Biết rằng không xảy ra đột biến gen, theo lý thuyết ở đời F3 số cây hoa đỏ thuần chủng trong tổng số cây hoa đỏ

Xem đáp án

Chọn đáp án D

F2 phân ly kiểu hình theo tỷ lệ 13:3, tính trạng di truyền theo tương tác át chế

Ta có: P: AABB x aabb

F1: AaBb, F1 ngẫu phối ta được F2 như sau:

F2: 9A­_B_ (Trắng) : 3A_bb (Màu) : 3aaB_ (Trắng) : 1 aabb (Trắng)

Sự có mặt của B át chế sự biểu hiện của A

F1 giao phấn với cây hoa đỏ F2:

AaBb x (1Aabb : 2Aabb)

G: (1AB : 1Ab : 1aB : 1ab) x (2Ab : 1 ab)

Suy ra F3 số cây hoa đỏ là: 2Aabb : 3Aabb

Vậy tỷ lệ hoa đỏ thuần chủng trong số cây hoa đỏ là 2/5


Câu 34:

Ở một loài thực vật, khi đem lai hai cây hoa trắng với nhau thu được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2 với tỷ lệ 1455 cây hoa trắng : 185 cây hoa đỏ nhạt : 117 cây hoa hồng : 130 cây hoa đỏ : 33 cây hoa đỏ đậm. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Nhìn vào kiểu hình F2 về màu hoa biến thiên từ trắng đến đỏ đậm ta có thể dự đoán đã xảy ra tương tác cộng gộp.

II. F1 dị hợp 3 cặp gen.

III. Cây hoa trắng có thể có 18 kiểu gen.

IV. Cho cây F1 lai với cây đỏ đậm F2 không thể thu được hoa trắng.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ta có: Tỷ lệ F2 xấp xỉ: 49 trắng : 6 đỏ nhạt : 4 hồng : 4 đỏ : 1 đỏ đậm

F2 có 64 tổ hợp giao tử → F2 dị hợp 3 cặp gen phân ly độc lập. (II đúng)

Tỷ lệ ở F2 còn có thể viết: 48:1:4:6:4:1

Chú ý: 1:4:6:4:1 là tỷ lệ của tương tác cộng gộp → I đúng

48/64 = 3/4→ giả sử 3/4 A- (có thể là gen B hoặc D tùy quy ước) đã át chế sự biểu hiện của gen B và D và cho kiểu hình trắng.

Vậy các cây hoa trắng hoặc bắt buộc phải có alen A hoặc aabbdd

→ Tổng số loại kiểu gen có thể của cây hoa trắng = 2x3x3 + 1 = 19 → III sai.

Cây đỏ đậm F2 x F1: aaBBDD x AaBbDd → có thể sinh ra được cây hoa trắng mang kiểu gen Aa → IV sai.


Câu 38:

Một quần thể giao phấn ngẫu nhiên có tỷ lệ các loại kiểu gen ở thế hệ xuất phát như sau: 0,3AABb : 0,2 AaBb : 0,1 AaBB : 0,4 aabb. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Chọn một cơ thể mang hai tính trạng trội, khả năng được cây thuần chủng là 2,48%.

II. Khả năng bắt gặp một cơ thể thuần chủng ở quần thể là 37,25%.

III. Kiểu gen dị hợp 2 cặp gen chiếm tỷ lệ lớn nhất.

IV. Kiểu hình mang một tính trạng trội, một tính trạng lặn chiếm 42,25%.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Tỷ lệ các loại giao tử của quần thể là: 0,25AB : 0,2Ab : 0,1aB : 0,45ab

Tỷ lệ có thể mang 2 tính trạng trội:

A_B_ = (0,25)2 + 0,25 x 0,75 x 2 + 0,1 x 0,2 x 2 = 47,75%

Tỷ lệ kiểu gen AABB = (0,25)2

Vậy xác suất chọn cây hoa đỏ thuần chủng trong các cây hoa đỏ là 13%

Khả năng bắt gặp một cơ thể thuần chủng trong quần thể là:

AABB + Aabb + aaBB + aabb = (0,25)2 + (0,2)2 + (0,1)2 + (0,45)2  = 31,5%

Tỷ lệ kiểu gen AaBb = 0,25 x 0,75 x 2 + 0,2 x 0,1 x 2 = 41,5% chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Kiểu hình mang 1 tính trạng trội 1 tính trạng lặn là aaB_ + A_bb:

(0,2)2 + 0,2 x 0,45 x 2 + (0,1)2 + 0,1 x 0,45 x 2 = 32%

Vậy chỉ có ý III đúng


Câu 39:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 locus gen quy định, gồm 4 màu đỏ, vàng, xanh, trắng. Cho các phép lai:

Phép lai 1: Đỏ x trắng được F1 100% đỏ, F1 tự thụ được F2 gồm 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng.

Phép lai 2: Vàng x trắng được F1 100% vàng, F1 tự thụ được F2 gồm 9 vàng : 3 xanh : 4 trắng.

Phép lai 3: Đỏ x vàng được F1 2 đỏ : 1 vàng : 1 xanh.

Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Quần thể của loài trên có tối đa 30 kiểu gen.

II. Cho F1 ở phép lai 1 lai với F1 ở phép lai 2 sẽ thu được cả 4 màu hoa ở F2.

III. Cùng phép lai ở mục II, tỉ lệ hoa đỏ ở đời F2 là 3:8

IV. Cùng phép lai ở mục II, tỉ lệ hoa trắng ở đời con là 1:4

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Quy luật di truyền chi phối tính trạng màu hoa: tương tác át chế lặn – đa số mọi người biết đến cái tên này (thực chất là át chế và bổ sung có một số thầy cô sẽ gọi tên như vậy).

Quy ước: Locus gen 1 : có 2 alen A và a, alen A trội hoàn toàn so với alen a.

Locus gen 2 có 3 alen, thứ tự trội lặn B > b > b1 trong đó B quy định hoa đỏ, b quy định hoa vàng, b1 quy định hoa xanh.

Quan hệ giữa hai locus gen: khi có alen A thì gen B được biểu hiện (có màu đỏ, vàng, xanh), khi vắng mặt alen A (đồng lặn aa) thì gen B không được biểu hiện (hoa có màu trắng) (giải thích cái này thay cho việc vẽ sơ đồ sinh hóa)

Phép lai 1 có quy ước 9A_B_ (đỏ) : 3A_bb(vàng): 3aaB_ và 1aabb (trắng)

Kiểu gen P: AABB x aabb, F1: AaBb

Phép lai 2 có quy ước: 9A_b_(vàng) : 3A_b1b1 (xanh) : 3aab_ và 1aab1b1 (trắng)

Kiểu gen P: AAbb x aab1b1, F1: Aabb1

Phép lai 3: kiểu gen P (AA x aa) (Bb1 x bb1)

F1: 2A_B_ (đỏ) : 1A_bb1 (vàng) : 1A_b1b1 (xanh)

→ Locus gen A có 2 alen, locus gen B có 3 alen.

→ Số loại kiểu gen tối đa của quần thể là 18 → I sai.

F1 của hai phép lai lai với nhau:

(AaBb x Aabb1) → F2: (3A- : 1aa)(2B- : 1bb1 : 1bb)

→ F2 sẽ xuất hiện 4 màu hoa

→ Tỷ lệ hoa đỏ ở F2 =3/4 A- x 2/4 B- =3/8

Tỷ lệ hoa trắng ở đời F2 = tỷ lệ aa = 1/4

→ II, III, IV đúng.


Câu 40:

Ở người, gen a gây bệnh mù màu, gen b gây bệnh máu khó đông đều nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, các gen trội tương ứng quy định các tính trạng bình thường. Nghiên cứu sự di truyền của hai bệnh này trong một gia đình thu được kết quả như sau

Trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Nếu xảy ra hoán vị gen với tần số bằng 24% thì xác suất để cặp vợ chồng III1 x III2 sinh được con gái có kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen là 6%.

(2) Biết được chính xác kiểu gen của 10 người trong phả hệ.

(3) Người số II2 và IV2 có kiểu gen khác nhau.

(4) Cặp vợ chồng III1 và III2 sinh được một người con gái bình thường về hai tính trạng với tỷ lệ 100%.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Quy ước a quy định mù màu, b quy định máu khó đông. A và B tương ứng không gây bệnh, mang kiểu hình bình thường.

Ta có thể xác định kiểu gen của một số người sau thử phả hệ: (I2), (III1) và (IV1): đều là đàn ông bình thường cả hai bệnh nên kiểu gen là XABY;

(II2), (IV2): chỉ bị mù màu nên có kiểu gen: XaBY;

(IV4): người đàn ôn này bị cả hai bệnh → Kiểu gen là XabY;

(IV3): người đàn ông này chỉ bị máu khó đông nên có kiểu gen là: XAbY;

Nhìn vào thế hệ thứ IV ta thấy xuất hiện biện dị tổ hợp khác với bố mẹ, cụ thể đề đã cho xảy ra hoán vị gen (Hoán vị gen với tần số f = 24%). Bước tiếp theo ta sẽ đi xác định chính xác kiểu gen của bà mẹ III2.

Nhìn vào thế hệ II, người đàn ông II2: XaBY người này chỉ bị mù màu nên sẽ truyền giao tử XaB cho con gái là III2. Mà ở thế hệ IV xuất hiện đủ 4 kiểu hình tối đa vì thế III2 sẽ có kiểu gen dị hợp tử chéo về 2 cặp gen mang 2 bệnh này → (III2) có kiểu gen là XAbXaB;

Vậy ta xét: III1 x III2 → XAbXaB x XABY với f = 24%

→ AB = ab = 12%

→ Con gái có kiểu gen dị hợp tử phải là dị hợp tử đều XABXab với xác suất sinh ra là:

= 0,12 x 0,5 = 6% → (1) đúng.

- Ta biết chính xác kiểu gen được của 8 người, còn 2 người nữ là I1 và II1 không mang bệnh có thể sẽ còn nhiều cách quy định kiểu gen thỏa mãn ta chưa biết chính xác được. Vậy ý (2) sai.

- Người số II2 và IV2 đều có kiểu gen là XaBY nên ý (3) sai.

- Xét III1 x III2: XAbXaB x XABY

Vì bố bình thường luôn cho con gái giao tử XAB vậy nên nếu cặp vợ chồng này sinh con gái sẽ luôn bình thường cả hai tính trạng. Vậy ý (4) đúng.


Bắt đầu thi ngay