30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết
30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết (Đề số 20)
-
33659 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho các nhận xét về đột biến gen:
(1) Nucleotit dạng hiếm kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nucleotit.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là đột biến liên quan tới một số cặp nucleotit.
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
(6) Để tạo đột biến thay cặp A-T thành G-X bằng 5BU phải cần tối thiểu 2 lần nhân đôi ADN.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
Đáp án D.
Các phát biểu đúng là: (2), (4), (5)
Ý (1) sai vì: Nucleotit dạng hiếm cá thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN gây ra đột biến thay thế cặp nucleotit.
Ý (3) sai vì: đột biến điểm là đột biến liên quan tới 1 cặp nucleotit.
Ý (6) sai vì: để tạo đột biến thay thế A-T thành G-X cần 3 lần nhân đôi.
Câu 3:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:
(1) AaBb×aabb
(2) aaBb×AaBB
(3) aaBb×aaBb
(4) AABb×AaBb
(5) AaBb×AaBB
(6) AaBb×aaBb
(7) AAbb×aaBb
(8) Aabb×aaBb
Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình?
Đáp án B.
Phép lai cho đời con có 2 kiểu hình Û 1 cặp gen cho 1 kiểu hình và cặp còn lại cho 2 kiểu hình.
Các phép lai phù hợp là: (2), (3), (4), (5), (7).
Câu 4:
Cho những nhận xét về thường biến và đột biến:
(1) Thường biến là những biến dị kiểu hình còn đột biến là các biển đổi về kiểu gen.
(2) Thường biến phát sinh trong quá trình phát triển cá thể còn hầu hết đột biến phát sinh trong quá trình sinh sản.
(3) Thường biến xuất hiện do tác động của môi trường còn đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường.
(4) Thường biến là biến dị không di truyền còn đột biến là những biến dị di truyền.
(5) Thường biến thường đồng loạt, định hướng còn đột biến xuất hiện cá thể, theo hướng không xác định.
Có bao nhiêu nhận xét đúng về đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến:
Đáp án D.
Các nhận xét đúng là: (1), (5)
Ý (2) sai vì: nhiều đột biến phát sinh ở tế bào xoma trong quá trình phát triển của cá thể.
Ý (3) sai vì: đột biến cũng chịu tác động của môi trường.
Ý (4) sai vì: chỉ những đột biến phát sinh ở trong quá trình sinh sản mới có thể di truyền cho đời sau.
Lưu ý: So sánh thường biến và đột biến
Câu 5:
Ở một loài hoa có 3 gen phân li độc lập cùng kiểm soát sự hình thành sắc tố đỏ là k+, l+, m+. Ba gen này hoạt động trong con đường sinh hóa như sau:
Các alen đột biến cho chức năng khác thường của các alen trên k, l, m mà mỗi alen là lặn so với alen dại của nó. Một cây hoa đỏ đồng hợp về cả 3 alen dại được lai với một cây không màu đồng hợp cả về 3 alen đột biến lặn. Tất cả các cây F1 có hoa màu đỏ. Sau đó cho cây F1 giao phấn với nhau để tạo F2. Cho các nhận xét sau:
(1). Kiểu hình vàng cam ở F2 phải có kiểu gen k+_l+_mm.
(2). Tỉ lệ hoa màu vàng cam ở F2 là 9/64.
(3). Các cây hoa đỏ ở F2 có kiểu gen k+_l+_m+_.
(4). Tỉ lệ cây hoa đỏ ở F2 là 27/64.
(5). Tỉ lệ cây có hoa không màu ở F2 là 28/64.
(6). Cơ thể F1 dị hợp 3 cặp gen.
Đáp án B.
Ta có: P: k+k+l+l+m+m+ × kkllmm ® F1: k+kl+lm+m (dị hợp về 3 cặp gen)
® (6) đúng.
Cho F1 giao phấn: k+kl+lm+m × k+kl+lm+m
Xét các kết luận:
(1) Cây vàng cam ở F2 có kiểu gen: k+_l+_mm ® (1) đúng.
(2) Tỉ lệ cây có hoa vàng cam ở F2: 3/4k+_ × 3/4l+_ × 1/4mm = 9/24 ® (2) đúng.
(3) Các cây hoa đỏ ở F2 phải mang ít nhất loại 3 alen dại ® cây hoa đỏ có kiểu gen: k+_l+_m+_ ® (3) đúng.
(4) Tỉ lệ cây hoa đỏ ở F2 là: 3/4k+_ ×3/4l+_ ×3/4m+_ = 27/64® (4) đúng
(5) Tỉ lệ cây không màu ở F2 là: 1- tỉ lệ cây hoa có màu = 1 – 9/64 – 27/64 = 28/64® (5) đúng
Vậy có tất cả 6 ý đúng
Câu 6:
Cho các nhận xét về sự điều hòa hoạt động của Operon lactose:
(1) Khi môi trường không có lactose, gen điều hòa tổng hợp protein ức chế, protein này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không thể hoạt động.
(2) Khi môi trường có lactose, tất cả phân tử lactose liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó làm cho protein ức chế không thể liên kết với vùng vận hành.
(3) Khi môi trường có lactose, ARN polimerase có thể liên kết được với cùng khởi động để tiến hành phiên mã.
(4) Khi đường lactose bị phân giải hết, protein ức chế lại liên kết với vùng khởi động và quá trình phiên mã bị dừng lại.
(5) Cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ.
Số nhận xét đúng là:
Đáp án B.
Số nhận xét đúng là: (1), (3), (4), (5)
(2) sai vì: chỉ một số phân tử lactose liên kết với protein ức chế.
Câu 7:
Người ta phát hiện nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào
Đáp án B.
Phân biệt chủ yếu dựa vào sản phẩm cố
định CO2 đầu tiên là loại đường nào.
So sánh |
Thực vật C3 |
Thực vật C4 |
Đối tượng |
Thực vật ôn đới, á nhiệt đới |
Thực vật nhiệt đới |
Giải phẫu |
Tế bào quanh bó mạch kém phát triển. Tế bào mô giậu có lục lạp nhỏ, ít hạt tinh bột. |
Tế bào quanh bó mạch phát triển. Chứa nhiều lục lạp lớn, nhiều hạt tinh bột. |
Cường độ quang hợp |
Thấp |
Cao |
Điểm bù |
Cao |
Thấp |
Nhu cầu nhiệt độ |
Thấp (dưới ) |
Cao (trên ) |
Cường độ thoát hơi nước |
Lớn |
Bé |
Chất nhận |
Ribulozo 1,5 diphotphat |
Phopho Enol pyruvat (PEP) |
Sản phẩm đầu tiên |
Đường 3 C- Axit 3 photpho glixeric (APG) |
Đường có 4 cacbon Axit oxalo axetic (AOA) |
Câu 8:
Cho bảng sau:
Thành tựu tạo giống |
Phương pháp tạo giống |
1. Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt |
a. Tạo giống lai có ưu thế lai cao. |
2. Tạo giống dâu tằm tam bội. |
b. Tạo giống bằng công nghệ tế bào động vật. |
3. Tạo cây pomato là cây lai giữa cà chua và khoai tây. |
c. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. |
4. Giống lúa lùn thuần chủng IR8 được tạo ra từ việc hai giống lúa Peta của Indonesia với giống lúa lùn Dee-geo woo-gen của Đài Loan. |
d. Tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật. |
5. Lợn lai kinh tế được tạo ra từ phép lai giữa lợn Ỉ và lợn Đại Bạch. |
e. Tạo giống bằng công nghệ gen. |
6. Tạo cừu Dolly. |
f. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến. |
Các thành tựu tương ứng với các phương pháp tạo giống là:
Đáp án A
Câu 9:
Áp suất rễ do nguyên nhân nào?
I. Lực hút bên trên của quá trình thoát hơi nước.
II. Độ chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu của mô rễ so với môi trường đất.
III. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ.
IV. Môi trường đất không có nồng độ, còn dịch tế bào rễ có nồng độ dịch bào.
Có bao nhiêu ý đúng?
Đáp án B.
Áp suất rễ do các nguyên nhân:
- Độ chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu của mô rễ so với môi trường đất.
- Sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ.
Câu 11:
Trong thực tiễn sản xuất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên một diện rộng”
Đáp án C.
Không nền trồng cùng một giống lúa duy nhất trên một diện rộng vì cùng một giống lúc thì có chung một kiểu gen nên chúng sẽ có chung một kiểu phản ứng giống nhau nên nếu trong điều kiện môi trường không thuận lợi thì dễ xảy ra hiện tượng mất mùa giảm năng suất.
Câu 12:
Ở sinh vật nhân sơ, kết thúc quá trình dịch mã đã tạo ra chuỗi polipeptit có 298 axit amin, vùng mã hóa của gen cấu trúc mang thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidro giữa A với T bằng số liên kết hidro giữa G với X. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có một phân tử 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Tính theo lí thuyết, số nucleotit loại T của gen đột biến được tạo ra là:
Đáp án D.
Ta có: Hậu quả của đột biến do một phân tử 5-BU gây ra là thay thế 1 cặp nucleotit A-T bằng một cặp nucleotit G-X.
Do đó, số lượng nucleotit loại T của gen đột biến kém gen bình thường 1 đơn vị.
*Tìm số lượng nucleotit loại T của gen bình thường. Theo giả thiết: kết thúc quá trình dịch mã đã tạo ra chuỗi polipeptit có 298 axit amin.
N/6 - 2 = 298 Tổng số nucleotit trên vùng mã hóa của gen: N = 1800
A + G = 900 (1)
Theo giả thiết: vùng mã hóa của gen cấu trúc mang thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidro giữa A với T bằng số liên kết hidro giữa G với X.
2A = 3G 2A – 3G = 0 (2)
Từ (1) và (2) suy ra: A = 540 = T
*Tìm số nucleotit loại T của gen đột biến:
Số nucleotit loại T của gen đột biến: T = 540 – 1 = 539.
Câu 13:
Cho những phát biểu sau về nhân tố tiến hóa:
1. Đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể rất chậm.
2. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
3. Di nhập gen có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể.
5. Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Các phát biểu đúng là:
Đáp án B.
Các phát biểu đúng là: 1, 3, 4.
Yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số alen có hại trong quần thể nếu loại bỏ hết các alen có lợi 5 sai giao phối không ngẫu nhiên là thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể, không làm thay đổi tần số alen trong quần thể.
STUDY TIP
- Ngay cả khi đột biến không xảy ra cũng như không có CLTN hay di nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể cũng có thể bị biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
- Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể đó.
- Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen:
+ Thay đổi tần số alen không theo chiều hướng xác định.
+ Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
+ Làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột nhanh chóng dù chỉ qua 1 thế hệ.
- Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể; giảm sự đa dạng di truyền.
Câu 14:
Cho các phép lai sau đây:
(1) (liên kết hoàn toàn) x (liên kết hoàn toàn)
(2) (liên kết hoàn toàn) x (hoán vị gen với tần số bất kỳ nhỏ hơn 50%)
(3) (liên kết hoàn toàn) x (hoán vị gen với tần số bất kỳ nhỏ hơn 50%)
(4) (liên kết hoàn toàn) x (hoán vị gen với tần số bất kỳ nhỏ hơn 50%)
Số phép lai luôn cho tỉ lệ kiểu hình: 1A-bb : 2A-B- : 1aaB- là:
Đáp án B.
Phép lai 1 có kết quả: 1Ab/Ab : 2Ab/aB : 1aB/aB ® (1) thỏa mãn.
Phép lai 2, 3 có kết quả: 1A-bb : 2A-B- : 1aaB- ® (2) (3) thỏa mãn (tính theo công thức tổng quát với giao tử liên kết bằng (1-f)/2 và giao tử hoán vị là f/2).
Tỉ lệ kiểu hình: 1A-bb : 2A-B- : 1aaB-, tỉ lệ A-B- = 0,5.
Phép lai 4: bên liên kết hoàn toàn cho 0,5AB, bên hoán vị cho giao tử AB với tần số: f/2
® Tỉ lệ A-B- = 0,5 x 1 + 0,5 x f/2 luôn lớn hơn 0,5
® Phép lai (4) không thỏa mãn
Câu 17:
Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 12% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường các tế bào khác diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 24% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác diễn ra bình thường, ở đời con của phép lai: P: ♂AabbDd × ♀AaBbdd, theo lí thuyết, trong các nhận xét sau đây có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Trong tổng số hợp tử đột biến, hợp tử (2n – 1) chiếm 55,56%
(2) Hợp tử 2n chiếm 66,88%
(3) Số loại kiểu gen tối đa của hợp tử là 48
(4) Hợp tử (2n + 1) chiếm 15,12%
Đáp án D.
Do ở cơ thể đực có 12% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I nên cặp NST mang gen Dd tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ: (Dd = 0 = 6%; D = d = 44%).
Do cơ thể cái có 24% số tế bào có cặp NST mang cặp Bb không phân ly trong giảm phân I nên cặp NST mang gen Bb tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ: (Bb = 0 = 12%; B = b = 38%)
Xét từng cặp NST:
Aa x Aa ® số loại hợp tử = 3 gồm (AA, Aa, aa).
Bb x bb ® số loại hợp tử = 4 loại (Bbb, b, Bb, bb)
Tỉ lệ hợp tử 2n = 76%
Tỉ lệ hợp tử 2n + 1 = 12%
Tỉ lệ hợp tử 2n – 1 = 12%.
Dd x dd ® số loại hợp tử = 4 loại (Ddd, d, Dd, dd)
Tỉ lệ hợp tử 2n = 88%
Tỉ lệ hợp tử 2n + 1 = 6%
Tỉ lệ hợp tử 2n – 1 = 6%.
(1) Sai. Do hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ = 33,12% và đột biến dạng 2n – 1 = 15, 12%2n – 1 / tổng số giao tử đột biến = 45,56%.
(2) Đúng. Tỉ lệ hợp tử 2n = 1.76%.88% = 66,88%
(3) Đúng. Số loại KG tối đa của hợp tử = 3.4.4 = 48
(4) Đúng. Tỉ lệ hợp tử 2n + 1 = 1.12%.88% + 1.76%.6% = 15,12%
Câu 18:
Xét các loại đột biến sau:
(1) Mất đoạn NST
(2) Lặp đoạn NST
(3) Đột biến gen
(4) Chuyển đoạn không tương hỗ
Những dạng đột biến làm thay đổi hình thái của NST là:
Đáp án B.
Xét các dạng đột biến của đề bài:
- Đột biến mất đoạn làm mất đi 1 đoạn trên phân tử ADN ® Làm cho NST ngắn đi ® Mất đoạn làm thay đổi độ dài NST.
- Lặp đoạn làm cho NST dài ra ® Đột biến lặp đoạn làm thay đổi chiều dài của NST.
- Chuyển đoạn không tương hỗ là hiện tượng 2 NST (không tương đồng) trao đổi các đoạn cho nhau. Nếu đoạn bị đứt ra ngắn hơn hay dài hơn đoạn được nối vào thì sẽ làm thay đổi chiều dài NST.
- Đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến gen chứ không làm thay đổi chiều dài của NST
Câu 20:
Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài, alen B quy định quả ngọt là trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua, alen D quy định quả chín sớm là trội hoàn toàn so với alen d quy định quả chín muộn. Cho cây quả tròn, ngọt, chín sớm (P) tự thụ được F1 gồm 585 cây quả tròn, ngọt, chín sớm, 196 cây quả tròn, chua, chín muộn; 195 cây quả dài, ngọt, chín sớm, 65 cây quả dài, chua, chín muộn. Biết rằng không có đột biến xảy ra, kiểu gen nào sau đây phù hợp với cây ở P?
Đáp án C.
F1 gồm 585 cây quả tròn, ngọt, chín sớm, 196 cây quả tròn, chua, chín muộn; 195 cây quả dài, ngọt, chín sớm, 65 cây quả dài, chua chín muộn ® 9 cây quả tròn, ngọt, chín sớm, 3 cây quả tròn, chua, chín muộn; 3 cây quả dài, ngọt, chín sớm, 1 cây quả dài, chua chín muộn.
Nhận xét: Quả tròn luôn đi cùng chín sớm, quả chua luôn đi cùng chín muộn ® A và D di truyền cùng nhau, a và d luôn di truyền cùng nhau ® P: Bb AD/ad
Câu 21:
Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuỗi các sự kiện như sau:
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
Đáp án D.
Cơ thể 2n giảm phân bất thường tạo ra giao tử 2n
® Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n ® Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội
® Duy trì dạng tam bội thích nghi, sinh sản vô tính
Câu 22:
Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể tạo điều kiện thuận lợi cho
Đáp án B.
Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc, chứa phân tử ADN mạch kép, có chiều ngang 2nm. Phân tử ADN quấn quanh khối protein histon tạo nên các nucleoxom.
Mỗi nucleoxom gồm có lõi là 8 phân tử histon và được một đoạn ADN chứa 146 cặp nucleotit 1 (3/4) vòng. Giữa hai nucleoxom kế tiếp nhau là một đoạn ADN và 1 phân tử histon.
Chuỗi nucleoxom tạo thành sợi cơ bản có chiều ngang 11nm.
Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 tạo thành sợi nhiễm sắc có chiều ngang khoảng 30nm.
Sợi nhiễm sắc lại xếp cuộn lần nữa tạo nên sợi siêu xoan71 có chiều ngang khoảng 300nm.
Sợi có chiều ngang 300nm xoắn tiếp thành cromatit có chiều ngang khoảng 700nm.
Nhiễm sắc thể tại kì giữa ở trạng thái kép có 2 cromatit nên chiều ngang có thể đạt tới 1400nm.
Với cấu trúc cuộn xoắn như vậy, chiều dài của nhiễm sắc thể có thể thu ngắn từ 15000 – 20000 lần. Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể thuận lợi cho sự phân li và tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, đảm bảo sự duy trì ổn định cấu trúc nhiễm sắc thể qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 23:
Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
Đáp án A
Câu 24:
Loài A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21oC đến 35oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Tron 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?
Đáp án C.
Loài A chỉ sống được trong môi trường có nhiệt độ từ đến và độ ẩm từ 74% đến 96%. Nếu môi trường sống của loài A có nhiệt độ và độ ẩm vượt ra ngoài giới hạn chịu đựng về nhiệt độ và độ ẩm thì loài sẽ bị chết
Câu 25:
Cho các phát biểu sau về CLTN:
(1) CLTN chỉ tác động lên kiểu hình mà không tác động lên kiểu gen.
(2) CLTN là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng.
(3) CLTN chỉ diễn ra khi môi trường không ổn định.
(4) CLTN chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen, không thay đổi tần số alen.
(5) CLTN gồm 2 mặt song song vừa tích lũy các biến dị có lợi vừa đào thải biến dị có hại cho con người.
(6) CLTN không diễn ra trong giai đoạn tiến tiền sinh học vì sự sống chưa hình thành.
(7) CLTN làm thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn E.Coli nhanh hơn so với quần thể ruồi giấm.
(8) CLTN có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại nào đó ra khỏi quần thể.
Có bao nhiêu phát biểu là chính xác?
Đáp án C.
1 sai vì CLTN có thể tác động gián tiếp lên kiểu gen.
2 sai vì đó là vai trò của CLTN.
3 sai vì CLTN diễn ra ngay cả trong điều kiện môi trường ổn định. Chọn lọc tự nhiên luôn tác động để chọn lọc kiểu hình phù hợp nhất giúp sinh vật thích nghi tốt với điều kiện môi trường.
4 sai vì làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen.
5 sai vì đó là nội dung của chọn lọc nhân tạo.
6 sai vì chọn lọc tự nhiên đã tác động từ giai đoạn tiến hóa hóa học.
7 đúng vì Ecoli là sinh vật nhân sơ, ruồi giấm là SV nhân thực. Sinh vật nhân sơ với hệ gen đơn bội nên các kiểu gen lặn biểu hiện thành kiểu hình, tốc độ sinh sản nhanh giúp chọn lọc tự nhiên nhanh chóng làm thay đổi tần số alen hơn so với tác động lên sinh vật nhân thực.
8 sai vì alen a có thể tồn tại trong quần thể ở dạng Aa với tần số thấp, không biểu hiện ra kiểu hình nên chọn lọc tự nhiên không thể dào thải hết alen lặn.
Lưu ý: So sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo:
Nội dung |
Chọn lọc tự nhiên |
Chọn lọc nhân tạo |
Đối tượng |
Mọi loài sinh vật. |
Cây trồng vật nuôi. |
Thời gian bắt đầu |
Khi chưa hình thành sự sống, tác động ADN, ARN, sẽ được nhắc tới trong chương Sự phát sinh sự sống trên Trái Đất. |
Khi con người bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi. |
Động lực |
Đấu tranh sinh tồn. |
Nhu cầu thị hiếu của con người. |
Kết quả |
Hình thành loài mới. |
Hình thành thứ mới và nòi mới. |
Thích nghi |
- Sinh vật hoang dại thích nghi với môi trường sống của chúng. - Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của sinh vật trên quy mô rộng lớn và lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng |
- Vật nuôi, cây trồng thích nghi với điều kiện canh tác và nhu cầu sống của con người. - Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng. |
Câu 26:
Tính trạng gen nằm ngoài nhân quy định có đặc điểm gì?
(1) Kết quả lai thuận có thể khác lai nghịch.
(2) Di truyền chéo.
(3) Biểu hiện không đồng đều ở 2 giới.
(4) Biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ.
Đáp án B.
(2) Sai vì di truyền chéo do gen trên NST giới tính X.
(3) Sai vì tính trạng do gen ngoài nhân quy định không có sự phân hóa theo giới.
(1) Đúng vì kết quả phép lai thuận và nghịch khác nhau, trong đó đời con có kiểu hình giống mẹ.
(4) Đúng.
Câu 27:
Nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người:
(1) Sự gia tăng nhanh dân số tạo sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên.
(2) Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không bền vững.
(3) Môi trường ngày càng ô nhiễm.
(4) Sự bất công trong việc sự dụng tài nguyên thiên nhiên giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
(5) Xây dựng ngày càng nhiều các khu bảo tổn thiên nhiên.
Có bao nhiêu phương án đúng?
Đáp án D.
Ý (1), (2), (3), (4) là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người
Câu 28:
Cho phả hệ biểu hiện bệnh mù màu và các nhóm máu ở 2 gia đình (không có trường hợp đột biến)
Một đứa trẻ của cặp vợ chồng 1 bị đánh tráo với 1 đứa trẻ của cặp vợ chồng 2. Hai đứa trẻ đó là
Đáp án D.
Nhóm máu do gen gồm 3 alen quy định.
Bệnh mù màu do gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên Y quy định.
Xét cặp vợ chồng thứ 2: XaXa x XAY, người bố luôn cho giao tử XA nên không thể sinh ra con gái bị mù màu ® người (6) không phải con gái của họ.
Cặp vợ chồng thứ 2 sinh con trai thì sẽ luôn bị bệnh mù màu ® loại phương án A, C.
Vợ nhóm máu B, chồng nhóm máu AB, sinh con có thể có nhóm máu: A, B, AB ® không có nhóm máu O ® loại phương án B.
Vậy con của họ bị nhầm trong số con của cặp vợ chồng số 1 là người (4).
Câu 29:
Cho các nhận định về chu trình sinh địa hóa như sau:
(1) Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên.
(2) Cacbon đi vào chu trình sinh địa hóa dưới dạng CO2 thông qua quá trình quang hợp.
(3) Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO2-
(4) Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa cacbon.
Những nhận định nào sau đây là sai?
Đáp án C.
Những nhận định sai về chu trình sinh địa hóa là: (3), (4).
Ý (3) sai vì: thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO3-
Ý (4) sai vì: trong chu trình sinh địa hóa cacbon vẫn có sự lắng đọng vật chất, ví dụ: than, dầu mỏ… Do vậy không phải cacbon quay trở lại môi trường hoàn toàn.
Câu 30:
Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng có làm nguồn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của chim sâu và gà. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án A.
Đáp án đúng là A: Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4.
Trong lưới thức ăn: cỏ ® châu chấu ® gà, chim sâu ® trăn thì trăn thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.
Trong chuỗi thức ăn: cỏ ® thỏ ® trăn thì trăn lại thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
Ý B sai vì: sinh khối lớn nhất là cỏ.
Châu chấu và thỏ đều có ổ sinh thái dinh dưỡng giống nhau: cỏ.
Gà và chim sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Câu 31:
Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp protein, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực.
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là giai đoan hoạt hóa axit amn và giai đoạn tổng hợp chuỗi polipeptit tại riboxom.
(3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số riboxom cùng hoạt động gọi là polixom.
(4) Quá trình dịch mã khởi đầu khi riboxom tiếp xúc với codon trên phân tử mARN.
(5) Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc với codon trên phân tử mARN.
Đáp án D
Câu 32:
Cân bằng nước âm là trường hợp
Đáp án C.
Cây thiếu nước kéo dài bằng lượng nước hút vào ít hơn so với lượng nước cây sử dụng và lượng nước thoát hơi.
Câu 35:
Màu hoa ở một loài thực vật do một gen có 2 alen trên NST thường quy định. Gen quy định tính trạng màu hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen quy định màu hoa trắng. Các quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình hoa đỏ với tỉ lệ như sau:
Trong các quần thể nói trên, quần thể có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ thấp nhất là:
Đáp án C.
Quần thể 1: Tỉ lệ KG dị hợp = 0,48.
Quần thể 2: Tỉ lệ KG dị hợp = 0,42.
Quần thể 3: Tỉ lệ KG dị hợp = 0,32.
Quần thể 4: Tỉ lệ KG dị hợp = 0,5.
Câu 36:
Có một nhà:
“Mẹ cha cùng mắt màu nâu
Sinh ra bé gái đẹp xinh nhất nhà
Bố buồn chẳng dám nói ra
Mắt đen, mũi thẳng, giống ai thế này?”
Biết gen A quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt đen. Gen B quy định mũi cong trội hoàn toàn so với gen b quy định mũi thẳng. Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Một cặp vợ chồng khác cũng có kiểu gen giống cặp vợ chồng nói trên. Tính xác suất họ sinh 2 người con khác giới tính, khác màu mắt và khác hình dạng mũi.
Đáp án C.
Cặp vợ chồng trên có kiểu hình mắt nâu, mũi cong: A-B- sinh được con mắt đen, mũi thẳng aabb
Cặp vợ chồng có kiểu gen AaBb AaBb
Vậy xác suất cần tìm là tích các xác suất sau:
Hai con khác giới tính: 1/2
Hai con khác dạng mắt: 3/8
Hai con khác hình dạng mũi: 3/8
Vậy xác suất chung là: 9/128
Câu 38:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về cân bằng nội môi?
I. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.
II. Ăn nhiều muối thường xuyên có thể gây ra bệnh cao huyết áp.
III. Trong số các hệ đệm trong máu, hệ đệm bicacbonat là hệ đệm mạnh nhất.
IV. Phổi không tham gia điều hoa cân bằng pH máu
Đáp án B.
Các phát biểu sau đây đúng khi nói về cân bằng nội môi: I, II
Câu 39:
Nguyên nhân dẫn tới sự tổng hợp gián đoạn trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN
Đáp án B.
Nguyên nhân dẫn tới sự tổng hợp gián đoạn trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN là: Trên một chạc tái bản, quá trình bẽ gãy các liên kết hidro chỉ theo một hướng, hai mạch đơn của khuôn ADN ngược chiều và sự tổng hợp mạch mới luôn theo chiều 5’ – 3’.
Điều này có nghĩa là, quá tình bẻ gãy mạch sẽ giải phóng ra 2 mạch ADN đơn ngược chiều nhau, mà sự tổng hợp mạch mới lại chỉ theo 1 chiều. Do đó sẽ có 1 mạch sẽ phải tổng hợp gián đoạn
Câu 40:
Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái
(1) Thực vật nổi;
(2) Động vật nổi;
(3) Giun;
(4) Cỏ;
(5) Cá ăn thịt.
Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là:
Đáp án B.
Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là: (1) và (4).