Thứ sáu, 29/03/2024
IMG-LOGO

30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết (Đề số 14)

  • 27452 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Những sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Các loài: chuột đồng, thỏ, tôm là sinh vật tiêu thụ.

STUDY TIP

Sinh vật sản xuất gồm thực vật và một số vi khuẩn quang hợp


Câu 2:

Cây có hoa ngự trị vào Đại địa chất nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Cây có hoa ngự trị vào kỉ Đệ tam, thuộc đại Tân sinh


Câu 3:

Môi trường nào là nơi sống của phần lớn các sinh vật ký sinh?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Phần lớn các sinh vật kí sinh sống trong môi trường sinh vật, vì bản thân chúng thường không có khả năng tổng hợp được các chất dinh dưỡng nên chúng lấy các chất cần thiết từ cơ thể vật chủ.


Câu 4:

Nhân tố nào sau đây không được xem là nhân tố tiến hóa?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Các nhân tố tiến hóa bao gồm: đột biến, chọn lọc tự nhiên, di – nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể, do đó không làm thay đổi tần số alen, nên đây không được coi là nhân tố tiến hóa


Câu 5:

Phương pháp chọn giống nào sau đây thường áp dụng cho cả động vật và thực vật?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Phương pháp chọn giống thường áp dụng cho cả thực vật và động vật là: chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

STUDY TIP

Phương pháp gây đột biến và dung hợp tế bào trần thường áp dụng cho thực vật; phương pháp cấy truyền phôi áp dụng với động vật.


Câu 6:

Các sản phẩm của pha sáng được dùng trong pha tối của quang hợp là?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là ATP, NADPH (O2 được tạo ra từ pha sáng sẽ trao đổi với môi trường, còn CO2 được lấy từ môi trường để dùng cho phản ứng ở pha tối)


Câu 7:

Nhóm nào dưới đây gồm những động vật có hệ tuần hoàn kín?

Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 8:

Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Ở sinh vật nhân thực, các quá trình nhân đôi ADN, nhân đôi nhiễm sắc thể, tổng hợp ARN phần lớn diễn ra trong nhân tế bào, đối với các ADN ti thể, lạp thể thì những quá trình đó cũng diễn ra ngay tại tế bào chất. Tuy nhiên, quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ được diễn ra ở tế bào chất, sau khi các phân tử mARN đã trải qua giai đoạn hoàn thiện,được đưa ra tế bào chất qua lỗ nhân, sẵn sàng cho quá trình dịch mã.


Câu 9:

Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Số bộ ba tối đa được tạo thành từ 3 loại nucleotit A, T, G bằng 33=27


Câu 14:

Ở một loài động vật, xét 4 cặp gen (A,a), (B,b), (D,d), (E,e). Trong đó các alen a,b,D,e là các alen đột biến. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được coi là thể đột biến?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Do a, b, D, e là các alen đột biến nên cơ thể có kiểu gen AaBbDDEE được coi là thể đột biến về tính trạng do cặp gen Dd quy định. Các cơ thể còn lại không biểu hiện kiểu hình đột biến nên không được coi là thể đột biến.


Câu 17:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào dưới đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Khi kích thước quần thể vượt qua mức tối đa thì nguồn sống giảm, tỉ lệ tử vong cao hơn dẫn đến kích thước quần thể được điều chỉnh cân bằng với sức chứa của môi trường, không dẫn tới diệt vong quần thể.

STUDY TIP

Nếu kích thước quần thể vượt qua mức tối đa, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt hơn nguồn sống giảm dẫn đến tăng tỉ lệ tử vong, tỉ lệ sinh sản giảm xuống. Kích thước quần thể trở lại trạng thái cân bằng.


Câu 18:

Phát biểu nào sau đây nói về đột biến số lượng NST là không đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu một cặp NST không phân li thì tạo thành thể tứ bội là không đúng, vì thực tế chỉ có thể tạo thành thể lệch bội.


Câu 19:

Một nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự gen là . Sau đột biến, nhiễm sắc thể có trình tự là  (vị trí “o” biểu thị cho tâm động). Dạng đột biến này thường gây ra hậu quả gì?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự gen là ABCDoEFGH. Sau đột biến, nhiễm sắc thể có trình tự DoEFGH, đây là đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể. Hậu quả của dạng đột biến này gây chết hoặc giảm sức sống đối với sinh vật.


Câu 20:

Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, kết quả của CLTN là hình thành nên quần thể có các cá thể MANG KIỂU GEN thích nghi (không phải kiểu hình)

STUDY TIP

CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, thông qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể. CLTN có thể chống lại alen trội hoặc alen lặn. Khi CLTN chống lại alen trội thì có thể làm nhanh chóng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể hơn là chống lại alen lặn. Tuy nhiên, khi CLTN chống lại alen lặn, thì cũng không thể loại bỏ hết các alen lặn ra khỏi quần thể do các alen lặn đó tồn tại ở trạng thái dị hợp, do đó không chịu tác động của CLTN


Câu 21:

Có 4 loài động vật cùng bậc phân loại, gần nhau về nguồn gốc, phân bố tại các vị trí xác định như sau: Loài I sống ở vùng trung lưu sông. Loài II sống ở cửa sông. Loài III sống ở vùng nước khơi ở độ sâu 50m. Loài IV sống ở vùng nước khơi ở độ sâu 5000m. Trong 4 loài trên, loài nào là loài hẹp muối nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Hẹp muối là những loài sinh vật có “giới hạn sinh thái” hẹp với yếu tố độ mặn của muối.

Loài I là loài nước ngọt. Loài II là loài nước lợ.

Loài III, IV là loài nước mặn, loài III là loài sinh vật tầng mặt còn loài IV loài loài sinh vật sống sâu. Ở độ sâu càng lớn nồng độ muối có xu hướng ổn định hơn so với tầng mặt.

STUDY TIP

Những sinh vật sống ở nước ngọt và nước mặn đều là những loài hẹp muối so với sinh vật ở nước lợ, rộng muối


Câu 24:

Cho các phát biểu sau về đặc điểm quá trình thoát hơi nước qua khí khổng ở thực vật:

I. Sự thoát hơi nước qua khí khổng là con đường thoát nước chủ yếu ở cây trưởng thành.

II. Sự thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc lớn và không được điều chỉnh.

III. Ở thực vật, khí khổng phân bố ở hai mặt của lá và các phần non của thân, cành, quả… và mặt dưới của lá có số khí khổng nhiều hơn mặt trên.

IV. Trong cùng một diện tích bay hơi nước, thì bề mặt bay hơi nào có tổng chu vi các lỗ khí khổng càng nhỏ thì sự thoát hơi nước diễn ra càng mạnh hơn.

V. Ở đa số thực vật, khi cường độ ánh sáng tăng dần, thì khí khổng cũng mở to dần và đạt cực đại.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Có hai phát biểu đúng là I và V.

- Ở những cây trưởng thành có khí khổng phát triển thì quá trình thoát hơi nước qua cutin rất yếu. Và đây là hình thức thoát nước chủ yếu, chiếm tới 90% lượng nước thoát ra, còn 10% là thoát qua cutin và các bì khổng nằm trên thân và cành (sự thoát hơi nước ngoài khí khổng), nhưng lượng nước thoát ra bì khổng rất ít. Sự thoát hơi nước qua khí khổng được điều chỉnh bởi sự đóng, mở khí khổng (I đúng, II sai).

- Khí khổng là do tết bào biểu bì lá tạo nên để làm chức năng thoát hơi nước và cho xâm nhập. Nó phân bố ở hai mặt của lá và các phần non của thân, cành, quả… Ở đa số thực vật thì mặt dưới của lá có số khí khổng nhiều hơn mặt trên. Tuy nhiên, ở các thực vật có lá phân bố thẳng đứng như lúa mì thì khí khổng ở hai mặt gần như bằng nhau, còn thực vật nằm trên mặt nước như lá sen thì khí khổng chỉ có ở mặt trên (III sai).

- Sự thoát hơi nước qua khí khổng tuân theo quy luật bay hơi nước qua lỗ nhỏ: vận tốc bay hơi nước qua lỗ nhỏ tỉ lệ thuận với chu vi lỗ, còn qua lỗ lớn thì tỉ lệ với diện tích lỗ. Do đó, nếu cùng một diện tích bay hơi nước thì bề mặt bay hơi nào có lỗ càng nhỏ thì tổng chu vi các lỗ càng lớn, nên thoát hơi nước diễn ra càng mạnh hơn. Điều đó được giải thích bằng hiện tượng được goi là hiệu quả mép. Các phân tử hơi nước ở mép lỗ khuếch tán nhanh hơn những phân tử nước ở giữa lỗ vì các phân tử nước ở giữa va chạm với nhau và rất khó thoát ra khỏi lỗ để bay ra ngoài. Sự khuếch tán của các phân tử nước ở mép nhanh hơn ở giữa gọi là hiệu quả mép. Sự bay hơi nước qua lỗ nhỏ có hiệu quả mép lớn hơn nhiều so với qua lỗ lớn vì tổng chu vi của các lỗ nhỏ sẽ lớn hơn (IV sai).

- Đại đa số thực vật, khi vừa có ánh sáng bình minh thì khí khổng bắt đầu hé ra. Theo cường độ ánh sáng tăng dần, khí khổng mở to dần và đạt cực đại vào những giờ ban trưa. Buổi tối khi cường độ ánh sáng giảm dần thì khí khổng cũng khép dần và đóng vào lúc hoàng hôn. Ban đêm, khí khổng khép lại, sự thoát hơi nước vào ban đêm chỉ thực hiện qua cutin. Ở các thực vật mọng nước (CAM) sống ở sa mạc khô nóng có sự thích nghi bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày để hạn chế thoát hơi nước còn ban đêm thì mở ra để đồng hóa. Cũng có 1 số ít thực vật như cây cà chua, khí khổng mở cả ngày và đêm. Lúc mưa to và kéo dài thì khí khổng có thể bị đóng lại do các tế bào xung quanh trương nước và ép lên tế bào khí khổng làm khí khổng khép một cách thụ động (V đúng).


Câu 25:

Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí ở động vật, có bao nhiêu đặc điểm giúp tăng hiệu quả trao đổi khí?

I. Diện tích bề mặt lớn.

II. Bề mặt trao đổi khí có độ dày lớn.

III. Luôn ẩm ướt.

IV. Có rất nhiều mao mạch.

V. Có sắc tố hô hấp.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Để nâng cao hiệu quả trao đổi khí, bề mặt trao đổi khí cần có diện tích lớn, có sắc tố hô hấp, có sự lưu thông khí thường xuyên diễn ra, luôn ẩm ướt và có hệ mao mạch dày đặc, cùng với đó là độ dày của bề mặt trao đổi khí nhỏ. Khi độ dày càng lớn thì sự trao đổi khí càng khó thực hiện, dẫn đến là giảm hiệu quả trao đổi khí.

Vậy, trừ đặc điểm II là không đúng, các đặc điểm còn lại là đúng.


Câu 26:

Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

II. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

III. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể.

IV. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Các phát biểu số II, III và IV đúng.

- I sai: đột biến số lượng nhiễm sắc thể chỉ làm thay đổi số lượng gen trong nhân tế bào, không liên quan đến sự thay đổi số lượng gen trên một nhiễm sắc thể.

- II, III đúng: tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể, qua đó làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào, có thể theo hướng tăng lên hoặc giảm xuống so với ban đầu.

- IV đúng: tất cả các đột biến đa bội (3n, 4n, 5n,…) đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.


Câu 27:

Cho biết các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn, thể tứ bội chỉ tạo ra giao tử 2n và không phát sinh đột biến mới. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho đời con có ít nhất 4 kiểu hình?

I. AAaaBbbb×AAaaBbbb

II. AaaaBbbb×AAaaBbbb

III. Aaaabbbb×AaaaBbbb

IV. AAAaBbbb×AaaaBBBB

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Có 3 phép lai cho đời con có 4 kiểu hình là các phép lai I, II, III.

Phép lai I: AAaaBbbb x AAaaBbbb → 2.2 = 4 kiểu hình.

Phép lai II: AaaaBbbb x AAaaBbbb → 2.2 = 4 kiểu hình.

Phép lai III: Aaaabbbb x AaaaBbbb → 2.2 = 4 kiểu hình.

Phép lai II: AAAaBbbb x AaaaBBBB → 1.1 = 1 kiểu hình.


Câu 28:

Ở chim, chiều dài lông và dạng lông do hai cặp alen (A, a, B, b) trội lặn hoàn toàn quy định. Cho P thuần chủng có lông dài, xoăn lai với lông ngắn, thẳng, đời F1 thu được toàn lông dài, xoăn. Cho chim trống F1 lai với chim mái chưa biết kiểu gen, chim mái ở đời F2 xuất hiện kiểu hình: 20 chim lông dài, xoăn: 20 chim lông ngắn, thẳng : 5 chim lông dài thẳng : 5 chim lông ngắn, xoăn. Tất cả chim trống của F2 đều có lông dài, xoăn. Biết một gen quy định một tính trạng và không có tổ hợp gen gây chết. Kiểu gen của chim mái lai với F1 và tần số hoán vị gen của chim trống F1 lần lượt là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Ở chim, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX; con cái có cặp nhiễm sắc thể XY.

Khi cho P thuần chủng lai với nhau, F1 thu được 100% kiểu hình lông dài, xoăn nên tính trạng lông dài, xoăn là trội so với lông ngắn, thẳng.

Kiểu hình ở F2 có sự phân tính không đều ở 2 giới về cả 2 cặp tính trạng, nên cả 2 gen đều di truyền liên kết với NST giới tính X, không có gen trên Y.

Vì 100% chim trống F2 đều có kiểu hình trội 2 tính trạng (dài, xoăn) → kiểu gen của chim mái lai với trống F1 là XABY

Chim mái (XY) ở F2 có tỉ lệ kiểu hình (chỉ xét riêng chim mái): 40% dài, xoăn 40% ngắn, thẳng 10% dài, thẳng 10% ngắn, xoăn.

Mà chim mái F2 đều nhận giao tử Y từ chim mái (XY) lai với trống F1, nên tỉ lệ giao tử sau giảm phân của chim trống (XX) ở F1 sẽ là: 0,4XAB; 0,4Xab; 0,1XAb; 0,1XaB.

→ Kiểu gen của chim trống F1 là: XABXab, f=20%.

Vậy, tần số hoán vị gen của chim trống F1 là 20% và kiểu gen của chim mái lai với F1 là  XABY.


Câu 29:

Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:

I. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị cho quá trình tiến hóa.

III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể sau một thế hệ.

IV. Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Có bao nhiêu thông tin đúng với vai trò của nhân tố tiến hóa chọn lọc tự nhiên?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Có hai phát biểu đúng là I, III.

- I đúng: CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định. CLTN là nhân tố tiến hóa có hướng.

- II sai: CLTN chỉ đóng vai trò sàng lọc những biến dị có lợi, loại bỏ những biến dị có hại. CLTN không tạo ra các biến dị di truyền của quần thể. Các biến dị di truyền đó được phát sinh nhờ quá trình đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa; biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình chọn lọc.

- III đúng: CLTN có thể loại bỏ hoàn toàn một alen gây hại chỉ sau một thế hệ.

STUDY TIP

Đối với các alen gây hại là alen lặn thì CLTN không thể loại bỏ các alen đó khi ở trạng thái dị hợp.

Trong trường hợp alen gây hại đó là alen trội thì CLTN thông qua loại bỏ kiểu hình sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen đó ra khỏi quần thể.

- IV sai: CLTN làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.


Câu 30:

Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh cùng loài giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Trong cùng một quần thể, sự cạnh tranh diễn ra thường xuyên giữa các cá thể để cạnh tranh về thức ăn, nơi sinh sản.

II. Sự cạnh tranh xảy ra gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.

III. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của các cá thể trong quần thể.

IV. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Các phát biểu số II, III, IV đúng.

- I sai: cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng… hoặc con đực tranh giành nhau con cái. Quan hệ cạnh tranh là mối quan hệ không phổ biến và nó giúp cho loài tồn tại và phát triển một cách hưng thịnh.

- II đúng: khi xảy ra sự cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.

- III đúng: Khi xảy ra sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể, những cá thể cạnh tranh yếu sẽ bị đào thải, những cá thể cạnh tranh tốt sẽ dành được các nguồn sống cần thiết như thức ăn, nơi ở và khả năng sinh sản cao. Qua đó, thúc đẩy sự tiến hóa của những cá thể trong quần thể.

- IV đúng: cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

STUDY TIP

Khi mật độ cá thể của quần thể vượt ra ngòai ngưỡng mật độ tối thích, nguồn sống trở nên hạn hẹp, sẽ làm giảm khả năng sinh sản của những cá thể trong quần thể. Các cá thể cạnh tranh yếu sẽ không đủ nguồn sống và dẫn đến tử vong, hoặc khả năng sinh sản bị giảm xuống. Qua đó, só lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh lại về trạng thái cân bằng với sức chứa của môi trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.


Câu 31:

Khi nói về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái.

II. Với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái, các loài đều phản ứng như nhau.

III. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái thúc đẩy lẫn nhau.

IV. Với cùng một nhân tố sinh thái, ở các giai đoạn phát triển khác nhau thì sinh vật có phản ứng khác nhau.

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Các phát biểu số I, IV đúng.

- I đúng: môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái có tác động qua lại, sự biến đổi của nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi về lượng, có khi về chất của nhân tố khác và sinh vật chịu ảnh hưởng của sự biến đổi đó. Tất cả các nhân tố đều gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ hợp sinh thái.Cơ chế sinh vật phải phản ứng tức thời với nhiều nhân tố sinh thái.

- II sai: các loài khác nhau phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.

- III sai: khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau.

- IV đúng: Với cùng một nhân tố sinh thái, ở các giai đoạn phát triển khác nhau thì sinh vật có phản ứng khác nhau. Ở cơ thể còn non, giai đoạn trưởng thành thì giới hạn sinh thái cũng thay đổi. Ngoài ra, giới hạn sinh thái cũng thay đổi tùy theo trạng thái sinh lí của cơ thể, giới tính, mặc dù sự thay đổi đó có thể ít hoặc nhiều


Câu 32:

Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật A, B, C, D, E, F, G, H, I, K, L, N được mô tả bằng sơ đồ hình bên. Cho biết loài A, B là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 4 chuỗi thức ăn có 6 bậc dinh dưỡng.

II. Nếu loài số cá thể của loài A giảm xuống thì số cá thể của loài H cũng sẽ giảm.

III. Nếu loài K bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài I bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn.

IV. Loài N chắc chắn là vi sinh vật.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Có hai phát biểu đúng là I, III

- I đúng: có 4 chuỗi thức ăn có 6 mắt xích (AFGHIN; AKDLIN; BKDLIN; BCDLIN).

- II sai: nếu số lượng cá thể của loài A giảm xuống thì số lượng loài H có thể không giảm, loài H là loài rộng thực, sử dụng cả loài G và K làm thức ăn.

- III đúng: nếu loài K bị nhiễm độc thì loài I sẽ bị nhiễm với nồng độ cao hơn.

- IV sai: loài N có thể không phải vi sinh vật, nó có thể là một loài động vật ăn thịt bậc cao.


Câu 33:

Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 3 lần liên tiếp tạo được các phân tử ADN con trong đó có 60 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển tất cả các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi 4 lần nữa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.

II. Tổng số phân tử ADN được tạo ra là 1280.

III. Số phân tử ADN có chứa N14 sau khi kết thúc quá trình trên là 140.

IV. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 1140.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Có 4 phát biểu đều đúng.

- I đúng: Gọi x là số phân tử ADN ban đầu. Theo đề bài, ta có: x.(23-2)=60 ®x=10.

- II đúng: Tổng số phân tử ADN được tạo thành sau khi kết thúc quá trình trên: 10.23+4=1280 phân tử.

- III đúng: 10 phân tử ADN chứa N15 ban đầu khi nhân đôi 3 lần trong môi trường N14 sẽ tạo ra tổng số 10.23=80 phân tử. Trong đó có 60 phân tử chỉ chứa N14 và 20 phân tử chứa cả N14 và N15.

Kết thúc quá trình trên, sẽ tạo ra được 60.2+20=140 mạch đơn N14 và 20 mạch đơn N15.

Khi chuyển 140 mạch đơn N14 và 20 mạch đơn N15 vào môi trường chứa N15 để cho các phân tử ADN tiếp tục nhân đôi thì sẽ tạo ra được 140 phân tử ADN con chứa cả N14, N15.

- IV đúng: số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = tổng số phân tử ADN – số phân tử ADN chứa N14=1280-140=1140 phân tử.


Bắt đầu thi ngay