IMG-LOGO

30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết (Đề số 17)

  • 27747 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một đột biến gen có thể gây ra biến đổi nucleotit ở bất kì vị trí nào trên gen. Nếu như đột biến xảy ra tại vùng điều hòa của gen thì gây nên hậu quả gì?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Vùng điều hòa đảm nhận nhiệm vụ điều hòa lượng sản phẩm được tạo ra từ gen.

Khi đột biến xảy ra ở vùng điều hòa thì dẫn đến sản lượng sản phẩm của gen có thể thay đổi theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt.

Lưu ý: Cấu trúc của gen: gen gồm 3 vùng trình tự nucleoti


Câu 2:

Có mấy nhận xét đúng về phép lai thuận nghịch trong số các nhận xét dưới đây?

(1) Phép lai thuận nghịch đối với tính trạng do gen tế bào chất quy định thường cho kết quả khác nhau

(2) Phép lai thuận nghịch đối với tính trạng do gen trên NST X quy định thường cho kết quả khác nhau

(3) Phép lai thuận nghịch có thể sử dụng để xác định các gen liên kết hoàn toàn hay không hoàn toàn ở mọi loài sinh vật

(4)Trong một số phép lai tạo ưu thế lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch cho ưu thế lai, và ngược lại

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

(1) đúng vì phép lai thuận nghịch đối với tính trạng do gen tế bào chất quy định thường cho kết quả khác nhau trong đó thế hệ con thường có kiểu hình giống mẹ.

(2) đúng vì phép lai thuận nghịch đối với tính trạng do gen trên NST X quy định thường cho kết quả khác nhau. Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, sự phân li tính trạng không đều ở hai giới.

(3) sai vì phép lai thuận nghịch dùng để xác định vị trí của gen trong tế bào chất, không dùng để xác định hiện tượng hoán vị gen. Để xác định hoán vị gen người ta thường sử dụng phép lai phân tích.

(4) đúng.


Câu 4:

Cho các nhận định sau:

1. Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản.

2. Nếu đoạn đảo trong đột biến đảo đoạn NST rơi vào các gen quan trọng thì sẽ ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của cá thể

3. Trong đột biến mất đoạn, đoạn mất nếu không chứa tâm động sẽ tiêu biến

4, Lặp đoạn có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì tạo ra vật chất di truyền bổ sung, nhờ đột biến và chọn lọc tự nhiên có thể hình thành các gen mới

5. Các cá thể đồng hợp tử mất đoạn thường bị chết, còn các cá thể mất đoạn dị hợp tử có thể chết do mất cân bằng gen

Những nhận định đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

1 đúng. Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản ở sinh vật. Chuyển đoạn nhỏ ít ảnh hưởng đến sức sống, có thể có lợi cho sinh vật. Người ta phát hiện nhiều đột biến chuyển đoạn nhỏ ở lúa, chuối, đậu…

2 đúng. Khi đảo đoạn làm thay đổi vị trí gen trên NST nên sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động. Do vậy, nếu đảo đoạn trong đột biến đảo đoạn NST rơi vào các gen quan trọng thì sẽ ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của cá thể.

3 đúng. Các em xem hình ảnh dưới.

4. đúng vì lặp đoạn dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới cho quá trình tiến hóa.

5. đúng

STUDY TIP

-Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn có thể làm phát sinh loài mới.

-Trong các dạng đột biến cấu trúc NST chỉ có đột biến đảo đoạn không làm thay đổi thành phần số lượng gen trên NST và không làm thay đổi chiều dài của NST.

-Đột biến cấu trúc NST được phát hiện nhờ quan sát NST trong tế bào đang phân chia và nhờ nhuộm băng NST.

-Cơ chế chung của đột biến NST: do các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo của các cromatit hoặc do các tác nhân gây đột biến tác động trực tiếp lên NST gây đứt gãy NST


Câu 5:

Tại sao môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Vẹt, Đước, lại có thể lấy được nước?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Không bào trong tế bào lông hút ở các loài cây chịu mặn, có áp suất thẩm thấu rất lớn (nồng độ dịch bào rất cao), hơn cả dịch đất. Mà nước đi từ môi trường có áp suất thẩm thấu thấp về nơi có áp suất thẩm thấu cao nên cây chịu mặn vẫn dễ dàng lấy được nước từ đất.


Câu 6:

Quan sát hình ảnh dưới đây:

Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh bên là đúng:

(1) Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử protein histon và được gọi là nuclêôxôm

(2) Chuỗi các cấu trúc (1) nối tiếp với nhau được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 11 nm

(3) Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm

(4) Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể và có đường kính 700 nm

(5) Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa của quá trình nguyên phân

(6) Khi ở dạng cấu trúc (4), mỗi nhiễm sắc thể chỉ chứa một phân tử ADN mạch thẳng, kép

(7) Mỗi nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực đều có chứa tâm động, là vị trí liên kết của mỗi nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

(1) đúng. Cấu trúc (1) được gọi là nuclêôxôm, có chứa 8 phân tử protein histon được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN với khoảng 146 cặp nuclêôtit.

(2) sai. Chuỗi các nuclêôxôm nối tiếp với nhau được gọi là sợi cơ bản với đường kính 11 nm.

(3) sai. Cấu trúc (2) được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 30 nm.

(4) sai. Cấu trúc (3) là sợi siêu xoắn, còn gọi là vùng xếp cuộn chỉ là mức xoắn 3 của nhiễm sắc thể với đường kính tương ứng là 300nm. Mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể là crômatit với đường kính 700 nm.

(5) sai. Nhiễm sắc thể kép với 2 crômatit (cấu trúc (4)) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa nhưng có thể xuất hiện trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân 1.

(6) sai. Khi ở dạng cấu trúc (4), mỗi nhiễm sắc thể chứa hai phân tử ADN mạch thẳng, kép nằm trên 2 crômatit.

(7) đúng. Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.


Câu 7:

Cho các đặc điểm sau:

(1) Đời con có nhiều kiểu gen khác nhau

(2) Diễn ra tương đối nhanh

(3) Kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen

(4) Mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ

Có bao nhiêu đặc điểm chung giữa phương pháp tạo giống bằng lai xa kèm đa bội hóa với phương pháp dung hợp tế bào trần?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Đặc điểm chung của hai phương pháp: 2,4.

1 sai vì chỉ có phương pháp lai xa và đa bội hóa cho đời con có nhiều kiểu gen khác nhau.

Ví dụ: Loài A: 2nA=AABb; Loài B: 2nB=CCDD

Loài A qua giảm phân tạo ra hai giao tử: nA = AB; Ab

Loài B qua giảm phân tạo ra giao tử: nB = CD.

Đời con sau lai xa và đa bội hóa sẽ có thể có các kiểu gen: 2nA + 2nB = AABBCCDD hoặc AAbbCCDD.

Phương pháp dung hợp tế bào trần tạo ra thế hệ con mang kiểu gen của cả hai loài ban đầu (AABbCCDD).

2 đúng vì cả hai phương pháp tạo giống này đều diễn ra tương đối nhanh.

3 sai vì chỉ có phương pháp lai xa và đa bội hóa mới tạo ra đời con có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen. Còn dung hợp tế bào trần tạo ra đời con mang kiểu gen của hai loài ban đầu chẳng hạn AABbCCDD.

4 đúng vì hai phương pháp tạo giống này đều tạo ra thế hệ con mang bộ NST của hai loài bố mẹ.


Câu 8:

Khi nói về tiêu hóa của động vật, phát biểu nào sau đây đúng

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

A sai. Vì chỉ có các loài có ống tiêu hóa thì mới có tiêu hóa cơ học.

B sai. Vì động vật đơn bào chỉ có tiêu hóa nội bào.

D sai. Vì thủy tức có cơ quan tiêu hóa dạng túi.


Câu 12:

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam điệp (Triat) cỏ lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Đặc điểm điển hình của sinh vật thời kì này là: Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.


Câu 14:

Cho một số phát biểu về bệnh, hội chứng di truyền ở người như sau:

(1) Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen làm cho chuỗi β-hêmôglôbin mất axit amin ở vị trí số 6 trong chuỗi pôlipeptit

(2) Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể giới tính

(3) Bệnh mù màu do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định

(4) Hội chứng Tơcnơ do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể số 21

(5) Bệnh phêninkêtô niệu do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X

Có bao nhiêu phát biểu không chính xác?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

- (1) sai vì Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen làm cho chuỗi β-hêmôglôbin thay thế axit min axit glutamic bằng valin ở vị trí số 6 trong chuỗi pôlipeptit.

- (2) sai vì hội chứng Đao do đột biến lệch bội xảy ra ở nhiễm sắc thể thường.

- (3) đúng. Bệnh mù màu, máu khó đông do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể gới tính X quy định.

- (4) sai vì hội chứng Tơcnơ (XO) do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể giới tính.

- (5) sai vì bệnh phenylketo niệu do đột biến gen lặn nằm trên NST thường gây ra.


Câu 15:

Sự di truyền một bệnh P ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh P độc lập với sự di truyền của các nhóm máu, qua trình giảm phân xảy ra bình thường và không có đột biến xảy ra

Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?

(1) Chưa thể xác định được chính xác kiểu gen về bệnh P của 2 người trong phả hệ này

(2) Có tối đa 4 người mang kiểu gen đồng hợp về nhóm máu

(3) Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh một con trai có nhóm máu A và không bị bệnh P là 11/144

(4) Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh một con trai và một con gái đều có nhóm máu A và bị bệnh P là 1/2592

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

(1) đúng.

- Xét tính trạng bệnh P:

Bố I1 bình thường Í mẹ I2 bình thường sinh con gái II6 bệnh P.

Bệnh P do gen lặn thuộc NST thường qui định và bố I1 và mẹ I2 đều mang kiểu gen dị hợp (Aa).

Con trai II7 và con gái II5 có kiểu hình A- có thể xảy ra 2 trường hợp với tỉ lệ: 1/3AA : 2/3Aa; con gái II6 bị bệnh có kiểu gen aa.

Bố I3 bệnh P (aa) Í mẹ I4 bình thường (A-) sinh con II9 bệnh P (aa) nên mẹ I4 có kiểu gen Aa và con gái II8 bình thường có kiểu gen Aa.

Do vậy, chưa thể xác định được chính xác kiểu gen về bệnh P của 2 người trong phả hệ này là II7 và II5.

(2) sai.

- Xét tính trạng nhóm máu:

Bố I1 Í mẹ I2 sinh con II5 máu O (IOIO) và con gái II6 máu AB.

Bố I1 có kiểu gen IAIO Í mẹ I2 có kiểu gen IBIO hoặc ngược lại; con II7 máu A có kiểu gen IAIO.

Bố I3 máu B Í mẹ I4 máu B sinh con II9 máu O (IOIO)

Bố I3 máu Í mẹ I4 đều có kiểu gen IBIO

Con II8 máu B có thể xảy ra 2 trường hợp: 1/3IBIB : 2/3IBIO

Có tối đa 3 người có thể mang kiểu gen đồng hợp về nhóm máu là: II5, II8 và II9.

(3) sai.

Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh một con trai có nhóm máu A.

- Cặp vợ chồng II7 (IAIO) Í II8 (1/3IBIB : 2/3IBIO) sinh con máu A là: 1/6

- Cặp vợ chồng II7 (1/3AA : 2/3Aa)Í II8 (Aa) nên xác suất sinh con không bị bệnh là: 1 – 1/6 =5/6

Vậy xác suất sinh con trai máu A và không bị bệnh là: 5/72

(4) sai.

Xác suất để cặp vợ chồng II7 (IAIO) Í II8 (1/3IBIB : 2/3IBIO) sinh 2 con máu A là: 1/24

Xác suất để cặp vợ chồng II7 1/3AA : 2/3AaÍ II8 (Aa) sinh con bệnh P là:1/24

Vậy xác suất cặp vợ chồng II7ÍII8 sinh một con trai và một con gái đều có máu A và bị bệnh P là: 1/1152.


Câu 16:

Có nhiều loài sinh vật, do bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức nên số lượng cá thể bị giảm mạnh và có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây hợp lý?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Khi số lượng cá thể quá ít, biến động di truyền dễ xảy ra và làm biến đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể. Biến động di truyền làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định. Alen có hại có thể được giữ lại trong khi đó alen có lợi có thể loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể. Do vậy, biến động di truyền làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

A sai vì khi cá thể trong quần thể quá ít sẽ có thể không giao phối.


Câu 17:

Ở một loài, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen nằm trên NST thường. Một quần thể có 1000 con trong đó 20 con đực và 180 con cái thân đen, số còn lại đều thân xám. Cho biết tỉ lệ đực cái là 1 : 1 và cân bằng di truyền xảy ra ở mỗi giới. Khi quần thể ở trạng thái cân bằng, người ta cho các cá thể thân xám giao phối ngẫu nhiên với nhau, hãy tính xác suất cá thể thân xám trong quần thể?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Quy ước: A: thân xám >> a: thân đen.

Tỉ lệ đực cái là 1:1

Ta có : Số cá thể đực = số cá thể cái = 500

Cân bằng di truyền xảy ra ở mỗi giới nên ta có:

Giới đực :

Tỉ lệ con thân đen aa = 20/500 = 0,04

Tần số alen a = 0,2       

Tần số alen A = 0,8

Giới cái:

Tỉ lệ con thân đen aa = 180/500 = 0,36

Tần số alen a = 0,6

Tần số alen A = 0,4

Khi quần thể ở trạng thái cân bằng ta có:

Tần số alen ở 2 giới bằng nhau và bằng:

Tần số alen a = 0,4

Tần số alen A = 1- a = 0,6

Cấu trúc của quần thể là: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa

Cho các cá thể thân xám lai với nhau:

(0,36AA : 0,48Aa) Í (0,36AA : 0,48Aa)

Chia lại tỉ lệ ta có: (3/7AA : 4/7Aa)x(3/7AA : 4/7Aa)

Xác suất xuất hiện thân xám A- là :45/49


Câu 19:

Cho các thông tin:

1. Làm thay đổi hàm lượng các nucleotide trong nhân

2. Không làm thay đổi số lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết

3. Làm thay đổi chiều dài của ADN

4. Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật

5. Được sử dụng để lập bản đồ gen

6. Có thể làm ngừng hoạt động của gen trên NST

7. Làm xuất hiện loài mới

Đột biến mất đoạn NST có những đặc điểm:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Đột biến mất đoạn làm thay đổi số lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết do đó đột biến mất đoạn hoàn toàn có thể làm thay đổi hàm lượng nucleotit trong nhân và chiều dài của ADN, cũng như có thể ngừng hoạt động của gen trên NST.

Đột biến mất đoạn có thể gây chết cho thể đột biến, được ứng dụng để lập bản đồ gen. Mất đoạn nhỏ được ứng dụng để loại bỏ những gen không mong muốn.

Đột biến mất đoạn thường gây chết hoặc giảm sức sống và phải có cách li sinh sản diễn ra loài mới mới được hình thành nên đột biến mất đoạn không làm loài mới hình thành.


Câu 20:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Xét các phép lai:

(1) AaBbdd x AaBBdd

(2) AAbbDd x AaBBDd

(3) Aabbdd x aaBbDD

(4) aaBbdd x AaBbdd

(5) aabbdd x AaBbDd

(6) AabbDd x aaBbDd

(7) AaBbDd x Aabbdd

(8) AaBbDd x AabbDD

Có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3:3:3:3:1:1:1:1?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Nhưng thật ra tỉ lệ này rất dễ ta có:

3:3:3:3:1:1:1:1 = (1:1)(3:1)(1:1)

Ta xét từng phép lai:

(1) AaBbdd Í AaBBdd

g TLKH: (3A-:1aa)1B-: 1dd = 3:1 (loại)

(2) AAbbDd Í AaBBDd

g TLKH: 1A-(3D-:1dd)1Bb = 3:1 (loại)

(2) AAbbDd Í AaBBDd

g TLKH: (3A-:1aa)1 B-: 1dd = 3:1 (loại)

(3) Aabbdd Í aaBbDD

g TLKH: (1A-:1aa)(1B-:1bb)1D- = 1:1:1:1 (loại)

(4) aaBbdd Í AaBbdd

g TLKH: (1A-:1aa)(3B-:1bb)1dd = 3:3:1:1 (loại)

 (5) aabbdd Í AaBbDd

g TLKH: (1A-:1aa)(1B-:1bb)(1D-:1dd) (loại)

 (6) AabbDd Í aaBbDd

g TLKH(1A-:1aa)(1B-:1bb)(3D-:1dd) (nhận)

 (7) AaBbDd Í Aabbdd

g TLKH: (3A-:1aa)(1B-: 1bb)(1D-:1dd) (nhận)

(8) AaBbDd Í AabbDD

g TLKH: (3A-:1aa)(1B-: 1bb)1D- (loại)

Vậy có 2 phép lai thỏa mãn.


Câu 21:

Sơ đồ bên biểu diễn chu trình cacbon của một số hệ sinh thái có 4 thành phần chính là khí quyển, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy và sinh vật sản xuất. Dựa vào mũi tên chỉ dòng vật chất (cacbon) trong sơ đồ, hãy xác định tên của các thành phần A, B, C và D

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

A: sinh vật phân giải, B: khí quyển, C: sinh vật tiêu thụ, D: sinh vật sản xuất


Câu 22:

Quá trình tổ hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của 1 loài cây xảy ra theo sơ đồ sau: Chất có màu trắng → A sắc tố xanh → B sắc tố đỏ. Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A quy định. Alen a không có khả năng tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần ezim B quy định enzim có chức năng, còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A, B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB được F1. Sau đó được F1 tự thụ phấn tạo ra cây F2. Nếu lấy ngẫu nhiên 1 cây F2 non để trồng thì xác suất để cây này cho hoa trắng là bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A quy định. Alen a không có khả năng tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim B quy định enzim có chức năng, còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A, B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Như vậy kiểu gen A-bb quy định hoa xanh; kiểu gen aabb và aaB- quy định hoa màu trắng; kiểu gen A-B- quy định hoa màu đỏ.

Cây hoa xanh thuần chủng có kiểu gen AAbb lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB được F1 có kiểu gen AaBb hoa màu đỏ. Sau đó cho F1 tự thụ phấn tạo ra cây F2.

Ta có: F1 AaBb Í AaBb g F2: 9A-B- hoa đỏ: 3A-bb hoa xanh: 3aaB- hoa trắng: 1aabb hoa trắng.

Nếu lấy ngẫu nhiên 1 cây F2 non để trồng thì xác suất để cây này cho hoa trắng là:

4/16 hay 25%.


Câu 23:

Cho các mối quan hệ sau đây:

1. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm ăn cá

2. Cây phong lan sống bám trên câu thân gỗ

3. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các vi sinh vật xung quanh

4. Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn

5. Trùng roi sống trong ruột mối

Có bao nhiêu mối quan hệ là ức chế - cảm nhiễm?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

+ Ý 1 là quan hệ ức chế cảm nhiễm (một ví dụ rất điển hình)

+ Ý 2 là quan hệ hội sinh, loài có lợi là cây phong lan, còn cây thì không sao do phong lan chỉ nhờ vào cây gỗ để vươn lên lấy ánh sáng.

+ Ý 3 là quan hệ ức chế cảm nhiễm

+ Ý 4 là quan hệ cạnh tranh khác loài

+ Ý 5 là quan hệ cộng sinh

Vậy có 2 hiện tương là quan hệ ức chế cảm nhiễm.


Câu 26:

Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là: 0,36AA+0,48Aa+0,16aa=1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm tăng dần tần số kiểu gen dị hợp và giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp. Tần số kiểu gen dị hợp lớn nhất khi tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau. Do đó ta chọn B


Câu 27:

Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

P: hh Í HH g F1: Hh Í Hh g F2: 1 HH: 2Hh: 1hh

F1: 1 có sừng: 1 không sừng

F1 (với con đực) 1 có sừng (Hh)

Với con cái F1: 1 không sừng (Hh)

g F1: 1 có sừng: 1 không sừng

Xét con đực F2: 3 có sừng : 1 không sừng

Xét con cái F2: 1 có sừng : 3 không sừng

g F2: 1 không sừng : 1 có sừng.


Câu 28:

Cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì nhưng vẫn được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác vì

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

- Chọn lọc tự nhiên tác động lên kiểu hình, có lợi thì tích lũy có hại thì đào thải, cơ quan thoái hóa vốn đã mất đi chức năng, không lợi cũng không hại nên không chịu tác động đào thải của chọn lọc tự nhiên.

- Do cơ quan thoái hóa không còn chức năng như trước, nên thoái hóa và giảm dần đi cấu tạo.

- Các câu A, B, D sai do không phải “tất cả các đặc điểm” của bố mẹ đều di truyền cho con


Câu 29:

Cho 2 chuỗi thức ăn sau:

(1) Tảo lam→Trùng cỏ→Cá diếc→chim bói cá

(2) Mùn bã →Giun đất→Ếch đồng→Rắn hổ mang

Một số nhận định về  hai chuỗi thức ăn trên:

1. Đây là 2 chuỗi thức ăn thuộc cùng loại

2. Tảo lam và mùn bã là 2 mắt xích mở đầu chuỗi

3. Hai loại chuỗi trên có thể tồn tại đồng thời song song

Số nhận định đúng

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

(1) Là chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng.

(2) Là chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân giải.

- Ý 1 sai vì đây thuộc 2 loại chuỗi

- Ý 2 sai vì mùn bã không phải loài nên không phải là mắt xích

- Ý 3 đúng vì trong cùng một quần xã thì cả hai loại chuỗi thức ăn cùng tồn tại và có vị thế khác nhau ở từng thời điểm.

Vậy chỉ có 1 nhận định là đúng.


Câu 31:

Có bao nhiêu cơ chế sau đây giúp điều hòa ổn định nội môi khi cơ thể bị nôn nhiều?

I. Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp độ hô hấp

II. Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ quan dự trữ

III. Tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp máu

IV. Gây co các mạch máu đến thận để giảm bài xuất nước

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Cả 4 cơ chế nói trên g Đáp án D.

Khi cơ thể bị nôn nhiều làm giảm thể tích máu, giảm huyết áp, tăng pH má, các hệ cơ quan tham gia hoạt động và có nhiều cơ chế giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường:

Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp dẫn tới giảm tốc độ thải CO2. Nguyên nhân là vì pH cao làm giảm kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm.

Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ quan dự trữ (ví dụ huy động lượng máu dự trữ ở trong gan, lách).

Khi huyết áp giảm thì sẽ gây cảm giác khát dẫn đến tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp của máu.


Câu 32:

Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoa APG thành glucôzơ

II. Phân tử O2 do pha sáng tạo ra có nguồn gốc từ quá trình quang phân li nước

III. Nếu không có CO2 thì quá trình quang phân li nước sẽ không diễn ra

IV. Diện lục b là trung tâm của phản ứng quang hóa

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III. g Đáp án C.

I sai. Vì sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH chỉ tham gia vào giai đoạn khử APG thành AIPG và ATP tham gia vào giai đoạn tái tạo chất nhận Ri1,5diP.

IV sai. Vì diệp lục a là trung tâm của phản ứng quang hóa. Carotenoit và diệp lục b có nhiệm vụ hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền về cho diệp lục a.


Câu 33:

Một gen dài 0,51µm, có tích giữa hai loại nucleotit không bổ sung là 6%, số liên kết hydro của gen nằm trong khoảng 3500 đến 3600. Cho biết mỗi nucleotit ngoài liên kết hóa trị của nó còn liên kết với nucleotit bên cạnh. Cho các phát biểu sau:

(1) Tổng liên kết hóa trị của gen là 6998 liên kết

(2) A = T  = 20%, G = X = 30%

(3) Nếu A>G, tổng liên kết hidro của gen là 3600 liên kết

(4) Khối lượng của gen là 900000 đvC

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

- Tổng số nucleotit của gen: 0,51×104×2=3000 Nu

- Khối lượng của gen: 3000 Í 300 = 900.000 dvC.

Vậy 4 đúng.

- Tổng liên kết hóa trị của gen: Y = 2N – 2 = 5998 liên kết. Vậy 1 sai.

Gọi A và G là hai lọa nucleotit không bổ sung.

Theo đề ta có: A.G = 6% = 0,06

Theo nguyên tắc bổ sung ta có: A + G = 50% = 0,5

A và G là nghiệm của phương trình: X2 - 0,5X + 0,06 =0 hoặc X = 20%

- Nếu A > G:

Khi đó A = T = 30%, X = G = 20%.

A = T = 3000 Í 0,3 = 900; G = X = 0,2 Í 3000 = 600

Tổng liên kết hidro của gen: H = 2A + 3G = 3600 liên kết (nhận)

- Nếu A < G:

Tổng liên kết hidro của gen: H = 2A + 3G = 3900 liên kết (loại)

Do đó, A = T = 30%; G = X = 20%. Vậy 2 sai, 3 đúng.

Vậy có 2 phát biểu đúng.


Câu 35:

Cho chu trình địa hóa của nguyên tô Cacbon

Các nhận xét dưới đây về hoạt động của chu trình Cacbon trong hệ sinh thái

(1) Toàn bộ các nguyên tử cacbon được tuần hoàn và không bị thoát khỏi chu trình

(2) Trong nhiều trường hợp, chu trình cacbon bị ngừng lại do sinh vật sản xuất của quần xã vị thiếu cacbon

(3) Việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch góp phần làm axit hóa đại dương và làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển

(4) Trong mỗi bậc dinh dưỡng, cacbon trong các trường hợp chất hữu cơ đều được chuyển một phần thành cacbon vô cơ

Số nhận xét không chính xác là?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

1 sai, có một phần Cacbon đi vào khoáng thạch (lớp trầm tích) do vậy không phải toàn bộ các nguyên tử cacbon được tuần toàn và không bị thoát khỏi chu trình.

2 sai, sinh vật sản xuất – thực vật không bao giờ thiếu Cacbon vì lượng Cacbon trong khí quyển có thể cung cấp đủ lượng Cacbon cần thiết cho cây.

3 Đúng, vì CO2 có thể hòa tan trong nước. Đây là quá trình axit hóa.

4 Đúng, tại mỗi bậc dinh dưỡng sinh vật sẽ biến một phần cacbon trong hợp chất hữu cơ thành cacbon vô cơ thông qua việc thực hiện quá trình hô hấp thải ra CO2


Câu 36:

Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp với quá trình trao đổi khoáng trong cây, phát biểu nào dưới đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho quá trình hút khoáng chủ động. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian là các axit xêto để làm nguyên liệu đồng hóa các nguyên tố khoáng do rễ hút lên.

Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hóa các nguyên tố khoáng.

Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố khoáng để tế bào tổng hợp các chất, trong đó có các enzim. Các enzim tham gia xúc tác cho các phản ứng của quá trình hô hấp.

Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để tổng hợp các chất. Quá trình tổng hợp các chất sẽ sử dụng các sản phẩm của quá trình hô hấp, do đó làm tăng tốc độ của quá trình hô hấp tế bào.

Đáp án A sai. Vì quá trình hút khoáng bị động không sử dụng ATP.


Câu 37:

Cho các phát biểu sau:

1. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp

2. Điều kiện địa lý là nhân tố ngăn cản các cá thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau

3. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật từ đó tạo ra loài mới

4. Giao phối là nhân tố làm cho đột biến được phát tán trong quần thể và tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp

5. Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

(1) Sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

(2) Sai vì chướng ngại địa lí mới là nhân tố ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

(3) Sai vì điều kiện địa lí là nhân tố chọn lọc các kiểu gen thích nghi.

(4) Đúng

(5) Sai vì đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng, tốc độ, nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, chọn lọc tự nhiên không cung cấp biến dị di truyền.

STUDY TIP

Tiến hóa nhỏ:

-Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể hình thành nên loài mới. Tiến hóa nhỏ chấm dứt khi loài mới được hình thành.

-Diễn ra trong một thời gian ngắn.

-Diễn ra trong quy mô hẹp.

-Ý nghĩa: là trọng tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp.

-Nội dung chính: Tiến hóa nhỏ bao gồm các quá trình: phát sinh đột biến, phát tán và tổ hợp đột biến thông qua giao phối, chọn lọc các biến dị có lợi, cách ly sinh sản giữa quần thể đã bị biến đổi với quần thể gốc


Câu 39:

Khi nói về mối quan hệ huyết áp, tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch biểu hiện như sau:

-Trong hệ mạch, vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ " tiểu động mạch " mao mạch và tăng dần từ mao mạch " tiểu tĩnh mạch " tĩnh mạch chủ.

-Nguyên nhân là vì thể tích máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Thể tích máu tỉ lệ thuận với sự chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

(Nếu thiết diện nhỏ thì chênh lệch huyết áp lớn " Vận tốc máu nhanh và ngược lại)

Ta có:

+Trong hệ thống động mạch: Tổng tiết diện mạch (S) tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch " Thể tích máu giảm dần.

+Mao mạch có tiết diện lớn nhất nên vận tốc chậm nhất.

+Trong hệ thống tĩnh mạch: tiết diện giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ " Vận tốc máu tăng dần


Câu 40:

Phép lai P: ♀AaBbDd x ♂AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Qua trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

-Cá thể cái giảm phân bình thường tạo ra 8 loại giao tử

-Một số tế bào ở cá thể đực giảm phân I xảy ra không phân li cặp NST Aa và giảm phân II diễn ra bình thường nên tạo ra 4 giao tử không bình thường là AaBd, Aabd, Bd, bd. Số tế bào còn lại giảm phân bình thường tạo 4 loại giao tử bình thường là ABd, abd, Abd, aBd.

-Các giao tử bình thường tổ hợp với nhau tạo ra 3.3.2 = 18 kiểu gen

-Xét gen A có kiểu gen khi giao tử đực không bình thường kết hợp với giao tử cái bình thường là: a, A, Aaa, Aaa sẽ có 4 kiểu gen về gen A. Vậy khi cho các giao tử cái kết hợp với các giao tử đực không bình thường sẽ tạo ra số kiểu gen là 4.3.2 = 24 (vì các gen B, D giảm phân bình thường).

Tổng số kiểu gen thu được là 18 + 24 = 42 kiểu gen.


Bắt đầu thi ngay