Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án (Đề số 10)
-
16387 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cần bằng nội môi có chức năng:
Đáp án B
Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cần bằng nội môi có chức năng: tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh
Câu 2:
Các bộ ba mã di truyền khác nhau bởi:
1.Số lượng nuclêôtit;
2. Thành phần nuclêôtit;
3. Trình tự các nuclêôtit;
4. Số lượng liên kết photphodieste. Câu trả lời đúng là
Đáp án A
Các bộ ba mã di truyền khác nhau bởi: 2. Thành phần nuclêôtit; 3. Trình tự các nuclêôtit
Câu 3:
Bằng chứng tiến hóa nào cho thấy sự đa dạng và thích ứng của sinh giới:
Đáp án B
Bằng chứng tiến hóa nào cho thấy sự đa dạng và thích ứng của sinh giới: bằng chứng giải phẫu so sánh
Câu 4:
Trong quá trình dịch mã thì:
Đáp án A
Trong quá trình dịch mã thì mỗi Riboxom có thể hoạt động trên bất kỳ loại mARN nào.
Câu 5:
Chức năng nào dưới đây của ADN là không đúng?
Đáp án C
Chức năng không đúng của ADN là trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tống hợp prôtêin.
Câu 6:
Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên biến dị tổ hợp chỉ áp dụng có hiệu quả với:
Đáp án D
Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên biến dị tổ hợp chỉ áp dụng có hiệu quả với: vật nuôi, cây trồng
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất ?
Đáp án B
Phát biểu đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất: Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ các nguồn năng lượng tự nhiên
Câu 8:
Những cây thông xòe bóng râm và giết chết các cây non mới nảy mầm từ hạt, vậy chúng sẽ có kiểu phân bố nào?
Đáp án C
Những cây thông xòe bóng râm và giết chết các cây non mới nảy mầm từ hạt, vậy chúng sẽ có kiểu phân bố đều
Câu 9:
Động vật nào sau đây có tim bốn ngăn và hệ tuần hoàn kép
Đáp án B
Những dạng nitơ trong đất được thực vật hấp thu bằng hệ rễ là nitơ nitrat (NO3-), nitơ amôn (NH4+).
Câu 10:
Động vật nào sau đây có tim bốn ngăn và hệ tuần hoàn kép
Đáp án D
Động vật có tim bốn ngăn và hệ tuần hoàn kép là chim bồ câu
Câu 11:
Thế nước của cơ quan nào trong cây là thấp nhất?
Đáp án D
Thế nước của lá cây là thấp nhất (xa cơ quan nguồn nhất
Câu 12:
Tín hiệu chính để điều khiển nhịp điệu sinh học ở động vật là
Đáp án C
Tín hiệu chính để điều khiển nhịp điệu sinh học ở động vật là độ dài chiếu sáng
Câu 13:
Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí ?
Đáp án D
Đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn
Câu 14:
Cho các nhận định sau:
(1) Trên sợi dây thần kinh, nếu kích thích tại 1 điểm giữa thì xung thần kinh sẽ xuất hiện theo cả 2 chiều.
(2) Tốc độ lan truyền trên sợi dây thần kinh không có bao myelin chậm hơn so với sợi thần kinh có bao myelin.
(3) Lan truyền xung thần kinh theo kiểu nhảy cóc xảy ra trên dây thần kinh không có bao myelin
(4) Lan truyền liên tục làm đẩy nhanh tốc độ lan truyền thông tin trên sợi trục. Có bao nhiêu nhận định không đúng?
Đáp án D
(1) Trên sợi dây thần kinh, nếu kích thích tại 1 điểm giữa thì xung thần kinh sẽ xuất hiện theo cả 2 chiều. à sai, trên sợi dây thần kinh, nếu kích thích tại 1 điểm giữa thì xung thần kinh sẽ xuất hiện theo đúng 1 chiều.
(2) Tốc độ lan truyền trên sợi dây thần kinh không có bao myelin chậm hơn so với sợi thần kinh có bao myelin. à đúng
(3) Lan truyền xung thần kinh theo kiểu nhảy cóc xảy ra trên dây thần kinh không có bao myelin à đúng
(4) Lan truyền liên tục làm đẩy nhanh tốc độ lan truyền thông tin trên sợi trục. à sai, lan truyền liên tục làm chậm tốc độ lan truyền tin
Câu 15:
Cho một số khu sinh học:
(1) Đồng rêu (Tundra).
(2) Rừng lá rộng rụng theo mùa.
(3) Rừng lá kim phương bắc (taiga).
(4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là
Đáp án C
Sắp xếp các khu sinh học nói trên theo độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là Đồng rêu à Rừng lá kim phương bắc (taiga) à Rừng lá rộng rụng theo mùa à Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
Câu 16:
Hoạt động của Operon Lac có thể sai xót khi các cùng, các gen bị đột biến. Các vùng, các gen khi bị đột biến thường được ký hiệu bằng các dấu “-“ trên đầu các chữ cái (R-, P-, O-, Z-), cho các chủng sau:
1. Chủng 1: R+ P- O+ Z+ Y+ A+
2. Chủng 2: R- P+ O+ Z+ Y+ A+
3. Chủng 3: R+ P- O+ Z+ Y+ A+/ R+ P+ O+ Z- Y+ A+
4. Chủng 4: R+ P- O- Z+ Y+ A+/ R+ P- O+ Z- Y+ A+
Trong môi trường có đường lactose chủng nào không tạo ra sản phẩm β-galactosidase
Đáp án B
Trong môi trường có đường lactose chủng nào không tạo ra sản phẩm β-galactosidase là 1, 3, 4 (vì chúng có vùng khởi động bị đột biến à không khởi động phiên mã được; chủng 2 vẫn phiên mã được do gen điều hòa R chỉ có vai trò phiên mã, dịch mã ra protein ức chế, và trong trường hợp có đường lactose thì vai trò này của gen điều hòa là không có ý nghĩa)
Câu 17:
Vi khuẩn gây bệnh do kích thước nhỏ, tuổi thọ ngắn, sức sinh sản cao nên số lượng bùng phát rất nhanh. Nguyên nhân chủ yếu nào không cho phép chúng luôn tăng số lượng để thường xuyên gây bệnh hiểm nghèo cho con người, vật nuôi, cây trồng?
Đáp án B
Vi khuẩn gây bệnh do kích thước nhỏ, tuổi thọ ngắn, sức sinh sản cao nên số lượng bùng phát rất nhanh. Nguyên nhân chủ yếu không cho phép chúng luôn tăng số lượng để thường xuyên gây bệnh hiểm nghèo cho con người, vật nuôi, cây trồng là rất mẫn cảm với sự biến động của các nhân tố môi trường vô sinh
Câu 18:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu là điểm chung giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể?
(1) Xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
(2) Luôn biểu hiện thành kiểu hình mang đột biến.
(3) Xảy ra ở nhiễm cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
(4) Là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa và chọn giống.
Đáp án C
Các phát biểu là điểm chung giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể:
(1) Xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
(3) Xảy ra ở nhiễm cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
(4) Là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa và chọn giống
Câu 19:
Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (Loài Brassuca 2n =18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n=18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng NST làm tăng gấp đôi bộ NST tạo thành các thê song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm là sai với thể song nhị bội này:
1. Mang vật chất di truyền của 2 loài ban đầu
2. Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng
3. Có khả năng sinh sản hữu tính
4. Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen
Đáp án C
1. Mang vật chất di truyền của 2 loài ban đầu à đúng
2. Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng à đúng
3. Có khả năng sinh sản hữu tính à sai, chúng không thể sinh sản hữu tính.
4. Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen à đúng
Câu 20:
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là sai khi nói về giao phối ngẫu nhiên ?
1. Giao phối ngẫu nhiên không làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể
2. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các biến dị tổ hợp, góp phần trung hòa tính có hại của đột biến
3. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các kiểu gen mới, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa
4. Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa
Đáp án D
1. Giao phối ngẫu nhiên không làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể à đúng
2. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các biến dị tổ hợp, góp phần trung hòa tính có hại của đột biến à đúng
3. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các kiểu gen mới, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa à sai
4. Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa à đúng
Câu 21:
Loại giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thủy chiều trên biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thủy chiều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Gun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số những quan hệ sau là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp.
Đáp án A
Loại giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thủy chiều trên biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thủy chiều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp là cộng sinh
Câu 22:
Một loài côn trùng luôn sinh sống trên loài cây A, do quần thể phát triển mạnh, một số côn trùng phát tán sang sinh sống ở loài cây B trong cùng một khu vực địa lí và hình thành một quần thể mới. Lâu dần có sự sai khác về vốn gen của 2 quần thể cho đến khi xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành. Trên đây là ví dụ về hình thành loài bằng con đường:
Đáp án B
Một loài côn trùng luôn sinh sống trên loài cây A, do quần thể phát triển mạnh, một số côn trùng phát tán sang sinh sống ở loài cây B trong cùng một khu vực địa lí và hình thành một quần thể mới. Lâu dần có sự sai khác về vốn gen của 2 quần thể cho đến khi xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành. Trên đây là ví dụ về hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái
Câu 23:
Để thu được tổng năng lượng tối đa, trong chăn nuôi người ta thường nuôi những loài nào?
Đáp án D
Để thu được tổng năng lượng tối đa, trong chăn nuôi người ta thường nuôi những loài sử dụng thức ăn là thực vật. (vì động vật ăn thực vật sử dụng được nhiều năng lượng nhất do năng lượng sẽ tiêu hao dần khi qua các bậc dinh dưỡng)
Câu 24:
Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình này chỉ tạo ra một vài phân tử ATP. Phần mang năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ trong đường phân và chu trình Crep ở đâu?
Đáp án C
Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình này chỉ tạo ra một vài phân tử ATP. Phần mang năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ trong đường phân và chu trình Crep ở trong NADH và FADH2
Câu 25:
Có một số phép lai và kết quả phép lai ở loài hoa loa kèn như sau:
Cây mẹ loa kèn xanh x cây bố loa kèn vàng → F1 toàn loa kèn xanh
Cây mẹ loa kèn vàng x cây bố loa kèn xanh → F1 toàn loa kèn vàng
Sự khác nhau cơ bản giữa hai phép lai dẫn đến kết quả khác nhau:
Đáp án C
Có một số phép lai và kết quả phép lai ở loài hoa loa kèn như sau:
Cây mẹ loa kèn xanh x cây bố loa kèn vàng → F1 toàn loa kèn xanh
Cây mẹ loa kèn vàng x cây bố loa kèn xanh → F1 toàn loa kèn vàng
Sự khác nhau cơ bản giữa hai phép lai dẫn đến kết quả khác nhau là hợp tử phát triển từ noãn cây nào thì mang đặc điểm của cây ấy
Câu 26:
Cho phép lai P: AB/ab × Ab/aB. Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AB/aB ở F1 sẽ là:
Đáp án D
Cho phép lai P: AB/ab × Ab/aB. Biết các gen liên kết hoàn toàn.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AB/aB ở F1 sẽ là: 1/2 x 1/2 = 1/4
Câu 27:
Khi nói về sinh sản sinh dưỡng, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Cá thể sống độc lập vẫn có thể sinh con, các con sinh ra có bộ NST giống nhau và giống m .
II. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường biến động nhiều.
III. Tạo ra thế hệ con rất đa dạng về di truyền.
IV. Không có sự kết hợp của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tính.
Đáp án B
I. Cá thể sống độc lập vẫn có thể sinh con, các con sinh ra có bộ NST giống nhau và giống mẹ. à đúng
II. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường biến động nhiều. à sai
III. Tạo ra thế hệ con rất đa dạng về di truyền. à sai
IV. Không có sự kết hợp của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh à đúng
Câu 28:
Có một trình tự mARN 5’ AUG GGG UGX UXG UUU UAA 3’ mã hóa cho một đoạn polypeptit hoàn chỉnh gồm 4 axit amin, dạng đột biến nào sau đây dẫn đến biệc chuỗi polypeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ trình tự ARN do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 aa
Đáp án C
Có một trình tự mARN 5’ AUG GGG UGX UXG UUU UAA 3’ mã hóa cho một đoạn polypeptit hoàn chỉnh gồm 4 axit amin, dạng đột biến nào sau đây dẫn đến việc chuỗi polypeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ trình tự ARN do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 aa à đột biến ở mã bộ ba thứ 4 (do chuỗi protein hoàn chỉnh sẽ cắt đi aa mở đầu)
Câu 29:
Sau khi phá rừng trồng lúa bà con nông dân có thể trồng một hai vụ mà không phải bón phân. Tuy nhiên, sau đó nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể. Giải thích nào dưới đây là đúng nhất
Đáp án D
Sau khi phá rừng trồng lúa bà con nông dân có thể trồng một hai vụ mà không phải bón phân. Tuy nhiên, sau đó nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể. Giải thích cho hiện tượng này là các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người đã chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
Câu 30:
Một loài thực vật lưỡng bội có 5 nhóm gen liên kết. Có 9 thể đột biến số lượng NST được kí hiệu từ (1) đến (9). Bộ NST của mỗi thể đột biến có số lượng như sau:
(1). 22 NST (2). 25 NST
(3). 12 NST (4). 15 NST
(5). 21 NST (6). 9 NST
(7). 11 NST (8). 35 NST
(9). 8 NST
Trong 9 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc loại lệch bội về 1 hoặc 2 cặp NST
Đáp án A
Một loài thực vật lưỡng bội có 5 nhóm gen liên kết à 2n = 10
Trong 9 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc loại lệch bội về 1 hoặc 2 cặp NST gồm có 3, 6, 7, 9
Câu 31:
Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen tương tác bổ sung, khi lai cây quả dẹt thuần chủng với cây quả dài, thuần chủng thu được F1 toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn : 1 cây quả dài. Trong các phép lai của các cây F2 sau:
1. AaBB x aaBB
2. AABb x aaBb
3. AaBb x Aabb
4. AaBB x Aabb
5. AABb x Aabb
6. AaBb x aaBb
Phép lai thu được tỉ lệ kiểu hình 3 dẹt : 1 tròn là:
Đáp án A
F2 có tỉ lệ 9 cây quả dẹt: 6 cây quả tròn: 1 cây quả dài.
A_B_: dẹt
A_bb; aaB_: tròn
Aabb: dài
1. AaBB x aaBB à 1AaBB: 1aaBB (1 dẹt: 1 tròn)
2. AABb x aaBb à 3AaB_: 1Aabb (3 dẹt: 1 tròn)
3. AaBb x Aabb à 3A_B_: 3A_bb: 1aaB_: 1aabb (3 dẹt: 4 tròn: 1 dài)
4. AaBB x Aabb à 3 A_Bb: 1aaBb (3 dẹt: 1 tròn)
5. AABb x Aabb à 1A_Bb: 1A_bb (1 dẹt: 1 tròn)
6. AaBb x aaBb à 3A_B_: 3aaB_: 1A_bb: 1aabb (3 dẹt: 4 tròn: 1 dài)
Câu 33:
Một loài có bộ NST 2n=14, khi giảm phân thấy có 3 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm và 1 cặp bị rối loạn phân li, các cặp NST còn lại giảm phân bình thường. Số loại trứng tối đa của loài trên là:
Đáp án C
Số nhóm gen liên kết là: 7
3 cặp trao đổi chéo tại 1 điểm tạo ra 43 giao tử
1 cặp bị rối loạn phân li, tạo ra 2 hoặc 3 loại giao tử (tương ứng rối loạn phân li giảm phân I hoặc giảm phân II)
3 cặp bình thường còn lại tạo ra 23 giao tử
Vậy số loại trứng tối đa (xảy ra khi rối loạn giảm phân II) là 43 x 3 x 23 = 1536
Câu 34:
Thực hiện phép lai giữa hai dòng cây thuần chủng: thân cao, lá nguyên với thân thấp lá xẻ; F1 thu được 100% cây thân cao, lá nguyên. Cho cây thân cao, lá nguyên F1 giao phấn với cây thân cao, lá xẻ. Ở F2 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình thân cao, lá xẻ chiếm 30%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Tỷ lệ cây thân thấp, lá xẻ ở đời F2 là:
Đáp án C
P (tc) thân cao lá nguyên, x thân thấp lá xẻ
F1: 100% thân cao lá nguyên
F2: 4 loại KH, thân cao lá xẻ 30%
F1 đồng hình thân cao lá nguyên
=> thân cao là trội so với thân thấp; lá nguyên là trội so với lá xẻ.
Quy ước gen: A thân cao ; a thân thấp
B lá nguyên; b lá xẻ
Kiểu hình thân thấp lá xẻ (aabb) = 0.5 – thân cao lá xẻ = 0.5-0.3 = 0.2
Câu 36:
Ở một loài thực vật, cho lai 2 giống thuần chủng, có các cặp gen tương ứng khác nhau: cây cao, quả dài x cây thấp, quả dẹt. F1 thu được 100% cây cao, quả dẹt. Lấy F1 lai phân tích với cây thân thấp, quả dài. Fa thu được 1 thân thấp, quả dẹt : 1 thân cao, quả tròn : 1 thân thấp, quả tròn : 1 thân cao, quả dài. Cho các phát biểu sau:
1. Tính trạng chiều cao cây thuân theo qui luật tương tác gen
2. Tính trạng hình dạng quả tuân theo quy luật phân li
3. Có 3 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng
4. Tính trạng chiều cao và tính trạng hình dạng quả phân li độc lập
5. Tính trạng chiều cao và tính trạng hình dạng quả liên kết không hoàn toàn. Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
Pt/c: cao, dài x thấp, dẹt
F1: 100% cao, dẹt
F1 lai phân tích
Fa: 1 thấp, dẹt : 1 cao, tròn : 1 thấp, tròn : 1 cao, dài
1 thấp : 1 cao → F1: Dd
→ tính trạng chiều cao cây tuân theo qui luật phân li
1 dẹt : 2 tròn : 1 dài → F1 : AaBb
→ tính trạng hình dạng quả tuân theo qui luật tương tác gen
Giả sử 3 gen PLDL thì F1 có tỉ lệ KH là (1: 1) x (1: 2: 1) ≠ đề bài
Vậy 2 trong 3 gen nằm trên 1 NST. Giả sử đó là 2 gen Aa và Dd (A và B có vai trò tương đương)
Có thấp dẹt Fa: (Aa,dd)Bb = 1/4
→ F1 cho giao tử Ad = 1/2
→ F1: Ad/aD , liên kết gen hoàn toàn
Vậy chỉ có phát biểu (3) là đúng
Câu 37:
Một loài động vật, mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số như nhau. Cho phép lai P: ♂ AB/ab XDXd x ♀ AB/ab XDY tạo ra F1 có kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 49,5%. Trong các dựđoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
I. Ở F2 có tối đa 40 loại kiểu gen.
II. Tần số hoán vị gen là 20%.
III. Tỉ lệ kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng trên ở F1 chiếm 30%.
IV. Tỉ lệ cá thể cái mang 3 cặp gen dị hợp ở F1 chiếm 8,5%.
Đáp án C
P: ♂ AB/ab XDXd x ♀ AB/ab XDY
à A_B_XD_ = 49,5% = A_B_ x = 49,5%
à A_B_ = 66% à aabb = 16%
à ab = 40% à tần số hoán vị = 20%
I. Ở F2 có tối đa 40 loại kiểu gen.
à đúng, số KG = 10x4 = 40 KG
II. Tần số hoán vị gen là 20%.
à đúng
III. Tỉ lệ kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng trên ở F1 chiếm 30%. à sai
A_B_XdXd = 66% x 1/4 = 16,5%
A_bb XD_ = aaB_ XD_ = (25 - 16)% x 3/4 = 12%
à tổng số = 40,5%
IV. Tỉ lệ cá thể cái mang 3 cặp gen dị hợp ở F1 chiếm 8,5%. à đúng
AaBbXDXd = (0,4x0,4x2 + 0,1x0,1x2) x 1/4 = 8,5%
Câu 39:
Một quần thể có tần số kiểu gen ban đầu là 0,1 AA : 0,5 Aa : 0,4 aa. Biết rằng các cá thể dị hợp có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với cá thể đồng hợp, các cá thể có kiểu gen đồng hợp có khả năng sinh sản như nhau và bằng 100%. Sau 1 thế hệ tự thụ phấn, tần số các cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn là
Đáp án C
P: 0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa
Aa sinh sản bằng 1/2 so với AA, aa
Sau 1 thế hệ tự thụ phấn:
AA → AA
Aa → 1/2 x (1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa)
aa → aa
Vậy
AA = 0,1 + 0,5 x 1/8= 0,1625 %
aa = 0,4 + 0,5 x 1/8 = 0,4625 %
Aa = 0,5 x 1/4 =0,125
Vậy F1: 0,1625AA : 0,125Aa : 0,4625aa
Hay chia lại tỉ lệ: 13/60 AA : 10/60 Aa : 37/60 aa
Vậy aa = 37/60 = 61,67 %