Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án (Đề số 26)
-
16372 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đặc điểm nào dưới đây là sai với mã di truyền?
Đáp án B
Nội dung B sai. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin duy nhất
Câu 2:
Thành phần dịch mạch rây gồm:
Đáp án D
Dòng mạch rây (còn gọi là Prolem hay dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động như K+, Mg2+,… từ các TB quang hợp trong phiến lá rồi đến các nơi cần sử dụng hoặc dự trữ ( rễ, thân, củ…)
Thành phần của dịch mạch rây: Chủ yếu là đường saccarozơ ( chiếm 95%) và các chất khác như: các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.
Câu 3:
Câu nào dưới đây nói về ưu thế lai là không đúng?
Đáp án D
Trong các câu trên, câu D có nội dung sai vì người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai này có kiểu gen dị hợp. Khi sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống thì thế hệ sau sẽ có sự phân tính làm ưu thế lai giảm dần
Câu 4:
Một quần thể có 4 gen: I, II, III, IV; số alen của mỗi gen lần lượt là: 2, 3, 4, 5. Các gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Số kiểu gen đồng hợp và số kiểu gen dị hợp về tất cả các gen trong quần thể ngẫu phối nói trên là:
Đáp án D
Số kiểu gen đồng hợp trong quần thể là: 2 x 3 x 4 x 5 = 120.
Số kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen trong quần thể là: 2C2 x 3C2 x 4C2 x 5C2 = 180
Câu 5:
Trên cùng một dòng sông chảy vào hồ, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên qua thời gian dài, từ một loài gốc đã hình thành nên 3 loài cá hồi mới có đặc điểm thích nghi khác nhau.
Loài 1 đẻ trong hồ vào mùa đông.
Loài 2 đẻ ở cửa sông vào xuân - hè.
Loài 3 đẻ ở đoạn giữa sông vào mùa đông.
Sự hình thành các loài cá hồi trên diễn ra theo con đường nào?
Đáp án B
Sự hình thành các loài cá hồi trên diễn ra theo con đường sinh thái.
Chúng sống ở cùng một dòng sông, không có cách li địa lý, cũng không có hiện tượng lai xa xảy ra mà chúng thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau, do đó đẻ trứng vào các thời gian khác nhau và vào các mùa khác nhau
Câu 6:
Ở một quần thể gà tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với tính trạng lông trắng,do một cặp gen nằm trên NST thường quy định. Trong một quần thể gà giao phối ngẫu nhiên xác định được 16% gà lông trắng. Người ta tách riêng các con gà lông trắng và cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì theo lý thuyết tỉ lệ gà lông trắng thu được ở thế hệ kế tiếp là bao nhiêu?
Đáp án B
Câu 7:
Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào sau đây?
Đáp án B
Một chu trình sinh địa hóa bao gồm tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
Câu 8:
Trong quá trình nhân đôi của ADN, một mạch được tổng hợp liên tục, mạch kia tổng hợp gián đoạn. Hiện tượng này xảy ra do
Đáp án D
Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới luôn đc tổng hợp theo chiều 5' - 3'C nên mạch gốc của ADN có mạch mới đc tổng hợp liên tục còn mạch bổ sung của ADN sẽ tổng hợp 1 cách gián đoạn
Câu 9:
Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:
Đáp án C
Phát triển qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.
Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là: Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi
Câu 10:
Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch?
Đáp án D
Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh số con và khoảng cánh lần sinh sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội
→ Điều chỉnh sinh con trai và con gái là biện pháp sáng lọc giới tính. Biện pháp này làm mất cân bằng giới tính → không đúng với sinh đẻ có kế hoạch
Câu 11:
Ở những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai,... thì yếu tố nào sau đây ảnh hưỡng rõ rệt nhất đến sự biến động số lượng cá thể trong quần thể?
Đáp án B
Ở những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai,... thì số lượng kẻ thù ăn thịt có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự biến động số lượng cá thể trong quần thể
Câu 12:
Ở cà chua A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng. Phép lai P: Aa x AA cho tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
Đáp án C
Aa x AA → 1 AA : 1 Aa
→ Kiểu hình : 100% quả đỏ
Câu 13:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án C
Câu 15:
Cho các phát biểu sau:
(1) Khống chế sinh học thường dẫn đến sự cân bằng sinh học.
(2) Ứng dụng khống chế sinh học trong bảo vệ thực vật bằng cách sử dụng thiên địch để trừ sâu.
(3) Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.
(4) Nơi quần xã sống gọi là sinh cảnh.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án A
Câu 16:
Ứng động (Vận động cảm ứng) là
Đáp án C
Ứng động là vận động phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng của môi trường (do tác động từ nhiều phía của môi trường)
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây là đúng với quan niệm của Đacuyn?
Đáp án C
Đacuyn là người đầu tiên đề xuất khái niệm biến dị cá thể. Theo Ông: Biến dị cá thể để chỉ những khai khác xuất hiện một cách riêng lẻ trên một vài cá thể, không theo hướng xác định là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa và chọn giống
Câu 18:
Có 3 quần thể cá, sau khi bị khai thác, số lượng cá thể ở các nhóm tuổi trong mỗi quần thể như sau: Quần thể I: cá lớn còn nhiều, cá bé rất ít; quần thể II: cá lớn rất ít và cá bé còn nhiều; quần thể III: cá lớn và cá bé đều còn nhiều. Nếu tiếp tục đánh bắt với mức độ lớn thì quần thể nào sẽ bị suy kiệt?
Đáp án B
Câu 19:
Ở lúa, gen A quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng thân thấp; gen B quy định tính trạng hạt tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt dài. Các gen quy định tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Cho lai giữa hai giống lúa thuần chủng thân cao, hạt tròn với thân thấp, hạt dài thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được kết quả với tỉ lệ phân li kiểu hình là:
Đáp án C
Ở lúa, A-thân cao, trội hoàn toàn so với a-thân thấp, B-hạt tròn trội hoàn toàn so với b-hạt dài. Các gen nằm trên NST thường khác nhau.
Cho lai giữa hai giống lúa thuần chủng thân cao, hạt tròn với thân thấp hạt dài(AABB × aabb) → F1 tự thụ phấn (AaBb × AaBb) → F2 phân li theo tỷ lệ 9:3:3:1
Câu 20:
Đối tượng nào sau đây có thể tự thực hiện quá trình tái bản theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn?
1. nhân sơ 2. nhân thực 3. virut có ADN
4. virut có ADN và thể ăn khuẩn 5. vi khuẩn 6. nấm
Đáp án C
Quá trình tái bản theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn có thể xảy ra ở các đối tượng: nhân sơ, nhân thực, vi khuẩn, nấm
Virus không thể thực hiện quá trình tự tái bản mà nó phải nhò đến hệ gen của tế bào chủ → Loại đối tượng 3, 4
Câu 21:
Cho cây cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp, quả đỏ, F1 thu được toàn là cà chua thân cao, quả đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2: 718 cây cao, quả đỏ: 241 cây cao, quả vàng: 236 cây thấp, quả đỏ: 80 cây thấp, quả vàng. Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau:
(1) P thuần chủng về các cặp tính trạng.
(2) F1 có kiểu gen dị hợp về hai cặp tính trạng.
(3) Để ngay F1 có sự phân tính về 2 tính trạng theo tỉ lệ 3:3:1:1 thì P có thể xảy ra 2 trường hợp về kiểu gen.
(4) Để ngay F1 có sự phân tính về 2 tính trạng theo tỉ lệ 3:3:1:1 thì có thể xảy ra 7 phép lai ở P.
(5) Để ngay F1 có sự phân tính về 2 tính trạng theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì có thể xảy ra 3 phép lai ở P.
Đáp án C
P tương phản về 2 cặp tính trạng, F1 đồng nhất => P thuần chủng, F1 dị hợp về 2 cặp tính trạng.
Nội dung 1, 2 đúng.
Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2:
Thân cao : thân thấp = (718 + 241) : (236 + 80) = 3 : 1.
Quả đỏ : quả vàng = (718 + 236) : ( 241 + 80) = 3 : 1.
Tỉ lẹ phân li chung là: 718 : 236 : 241 : 80 = 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1) x (3 : 1).
Hai tính trạng này di truyền theo quy luật phân li độc lập, trội lặn hoàn toàn.
Nội dung 3 đúng, 4 sai. 3 : 3 : 1 : 1 = (3 : 1) x (1 : 1) => P: AaBb x aaBb hoặc AaBb x Aabb.
Nội dung 5 sai. 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1) x (1 : 1) => P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb.
Có 3 nội dung đúng
Câu 22:
Chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ trở nên ưu thế trong các chuỗi thức ăn cơ bản được gặp trong điều kiện nào dưới đây?
Đáp án A
Đồng cỏ nhiệt đới trong mùa xuân ấm nắng, sinh vật sản xuất phát triển mạnh nên chuổi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất chiếm ưu thế.
Các ao hồ nghèo dinh dưỡng – các loài đều bị suy giảm số lượng.
Khối nước sông trong mùa nước cạn – điều kiện dinh dưỡng môi trường giảm.
Vùng cửa sông ven biển nhiệt đới – độ đa dạng của sinh vật lớn – chuỗi thắc ăn mùn bã hữu cơ trở nên ưu thế
Câu 23:
Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là
Đáp án B
Những gen ung thư này xuất phát từ các gen tiền ung thư do khi xuất hiện chúng hoạt động mạnh hơn và không kiểm soát được nên nó là gen trội và chúng thường có trong các tế bào sinh dưỡng tăng sinh vì các gen tiền ung thư thường là các gen điều hòa phân bào và do đó ung thư này không di truyền được
Câu 24:
Sự phôi hợp của những loại hoocmôn nào có tác động làm cho niêm mạc dạ con dày, phồng lên, tích đầy máu trong mạch chẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con?
Đáp án C
Câu 25:
Ở một loài, khi cho cây F1 có kiểu gen giống nhau lai với 3 cơ thể I, II, III có kiểu gen khác nhau, thu được kết quả F2 phân li như sau:
Phép lai |
Kiểu hình phân tính ở F2 |
|
Cây cao |
Cây thấp |
|
F1 x cây thứ I |
485 |
162 |
F1 x cây thứ II |
235 |
703 |
F1 x cây thứ III |
1235 |
742 |
Cho các phát biểu sau:
(1) Cây thứ ba chắc chắn có kiểu gen Aabb.
(2) Tính trạng chiều cao thân có thể di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ.
(3) F1 có thể có 3 trường hợp về kiểu gen.
Giả sử quy ước: A-B-: thấp; A-bb + aaB- + aabb: cao , F1 dị hợp 2 cặp gen thì
(4) Cây thứ nhất có kiểu gen AABB.
(5) Cây thứ hai có kiểu gen AaBB hoặc AABb.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
Đáp án C
Ta có tỉ lệ phân li kiểu hình ở các phép lai:
F1 x Cây thứ I: 485 cây cao : 162 cây thấp = 3 : 1.
F1 x Cây thứ II: 235 cây cao : 703 cây thấp = 1 : 3.
F1 x Cây thứ III: 1235 cây cao : 742 cây thấp = 5 : 3.
Xét phép lai với cây thứ 3:
Ta thấy tính trạng do nhiều gen quy định, di truyền theo quy luật tương tác.
Cây thấp = 3/8 = 3/4 x 1/2
Để tạo ra ti lệ này tính trạng di truyền theo quy luật tương tác át chế 13 : 3 hoặc tương tác bổ sung kiểu 9 : 7.
TH1: Cây đem lai sẽ là Aabb, cây F1 có kiểu gen là AaBb.
AaBb x Aabb tạo ra (3/4 x 1/2) A_bb = 3/8Aabb.
Vậy A_B_ ; aaB_; aabb quy định cây cao; Aabb quy định cây thấp.
TH2: Cây đem lai sẽ là AaBb, cây F1 có kiểu gen là Aabb hoặc aaBb.
AaBb x Aabb tạo ra (3/4 x 1/2) A_bb = 3/8Aabb.
AaBb x aaBb tạo ra (3/4 x 1/2) aaB_ = 3/8aaB_.
Vậy A_bb ; aaB_; aabb quy định cây cao; A_B_ quy định cây thấp.
Nội dung 1 sai, cây thứ 3 có 2 trường hợp về kiểu gen.
Nội dung 2 sai, tính trạng di truyền theo quy luật tương tác át chế hoặc tương tác bổ sung.
Nội dung 3 đúng, TH1 F1 có 1 trường hợp về kiểu gen, TH2 F1 có 2 trường hợp về kiểu gen, vậy F1 có thể có 3 kiểu gen.
Nội dung 4 sai. Nếu cây thứ nhất có kiểu gen AABB thì đời con sẽ cho 100% A_B_.
Nội dung 5 đúng. AaBb x (AABb hoặc AaBB) tạo ra 3/4 A_B_ : 1/4 (aaB_ hoặc A_bb) = 3 cây thấp : 1 cây cao.
Có 2 nội dung đúng
Câu 26:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên?
(1) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn.
(2) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định.
(3) Các yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm một alen có hại trở nên phổ biến trong quần thể
Đáp án A
Câu 27:
Biết nhu cầu dinh dưỡng của lúa là: 14g nitơ/kg chất khô, lượng chất dinh dưỡng còn lại trong đất bằng 0, hệ số sử dụng phân nitơ của cây lúa là 60%. Lượng phân bón nitơ cần thiết để có một thu hoạch 15 tấn chất khô/ha là:
Đáp án D
Để có 1kg chất khô cần 14g nitơ
Để có 15000 kg chất khô cần x g nitơ
Số gam nitơ cây cần : ( 15000 . 14 ) : 1 = 210000(g) = 210 kg
Hệ số sử dụng phân bón 60%
Cứ bón 100kg nitơ thì cây sử dụng được 60kg
bón y kg nitơ thì cây sử dụng được 210kg
Số gam nitơ cần bón: = ( 210.100) : 60 = 350 kg/ha
Câu 28:
Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa ; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen.
Đáp án A
Cặp Aa không phân li trong giảm phân II thì sẽ sinh ra 3 loại giao tử là AA, aa, O.
- Cặp Bb phân li bình thường thì sẽ sinh ra 2 loại giao tử là B và b.
- Kết hợp lại thì sẽ có 6 loại giao tử là AAb, AAB, aaB, aabb, B, b
Câu 29:
Cho hình ảnh về các giai đoạn của một quá trình diễn thế sinh thái và các phát biểu sau đây:
(1) Quá trình này là quá trình diễn thế nguyên sinh.
(2) Thứ tự đúng của các giai đoạn là a → e → c → b → d.
(3) Giai đoạn a được gọi là quần xã sinh vật tiên phong
(4) Quần xã ở giai đoạn d có độ đa dạng cao nhất
(5) Thành phần thực vật chủ yếu trong giai đoạn e là cây ưa bóng.
Số phát biểu đúng.
Đáp án D
Nội dung (1) đúng
Câu 30:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt dài; alen B qui định hạt đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 63% hạt tròn, đỏ; 21% hạt tròn, trắng; 12% hạt dài, đỏ; 4% hạt dài, trắng. Theo lí thuyết, tần số tương đối của các alen A, a, B, b trong quần thể lần lượt là
Đáp án D
Ta có A hạt tròn trội so với a hạt dài; B hạt đỏ trội so với b hạt trắng.
Hai cặp gen phân li độc lập: 0,63 hạt tròn, đỏ (A-B-): 0,21 hạt tròn, trắng (A-bb): 0,12 hạt dài, đỏ (aaB-): 0,04 hạt dài, trắng (aabb)
Tách riêng từng tính trạng → hạt dài = 0,12 + 0,04 = 0,16 aa → q(a) = 0,4; p(A) = 0,6
hạt trắng = 0,21 + 0,04 = 0,25 → q(b) = 0,5; p(B) = 0,5
Tần số tương đối của các alen trong quần thể là:
A = 0,6 ; a = 0,4; B = 0,5; b = 0,5.
Câu 31:
Cho các thành tựu:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người;
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường;
(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia;
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao;
(5) Tạo ra cừu sản xuất sữa có chứa prôtêin của người;
Có bao nhiêu thành tựu là do ứng dụng của kĩ thuật chuyển gen?
Đáp án A
Câu 32:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, xét các phát biểu nào sau đây:
(1) Enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN
(2) Enzim nối ligaza chỉ tác động lên 1 trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ 1 phân tử ADN mẹ.
(3) Có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi.
(5) Diễn ra ở pha S của chu kì tế bào.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án C
Các câu 1, 3, 4, 5 đúng
Phát biểu 2 sai vì ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản (chạc chữ Y). Hai chạc chứ Y đối diện nhau có chiều mạch gốc ngược nhau có nghĩa là khi ở chạc chữ Y này mạch 1 là mạch gốc thì ở chạc chứ Y kia mạch 2 là mạch gốc nên emzim ligara tác động nên cả 2 mạch đơn mới tổng hợp
Câu 33:
Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay khi tay chạm phải vật nóng?
Đáp án C
Phản xạ co ngón tay khi gặp phải vật nóng là phản xạ bẩm sinh, khi vừa sinh ra đã có, có tính di truyền, không phải được hình thành trong quá trình sống nên đây không phải là phản xạ có điều kiện
Câu 34:
Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người có những phát biểu sau
(1) Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.
(2) Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
(3) Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.
(4) Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án D
Bệnh phêninkêtô niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirozin trong cơ thể. Do gen đột biến không tạo ra được enzim có chức năng nên phêninalanin không được chuyển hóa thành tirozin và axit amin này bị ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí.
(1) Axit amin phêninalanin dư thừa và ứ đọng.
(2) Đây là bệnh do đột biến gen, phải nghiên cứu ở cấp độ phân tử.
(3) Đúng.
(4) Không thể loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin, thiếu axit amin này cơ thể sẽ bị rồi loạn
Câu 35:
Khảo sát sự di truyền tính trạng kích thước thân và thời điểm chín ở lúa, người ta cho giao phấn giữa bố mẹ đều thuần chủng, khác nhau về hai cặp gen tương phản, đời F1 xuất hiện toàn cây cao, chín sớm. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được F2 8400 cây, gồm 4 kiểu hình, trong đó có 757 cây cao, chín muộn. Tương phản với tính trạng cây cao là cây thấp. Cho các phát biểu sau:
(1) Cả hai tính trạng chiều cao thân và thời gian chín cùng nằm trên 1 cặp NST.
(2) Có xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
(3) F1 có kiểu gen dị hợp tử chéo.
(4) Ở F2, tỉ lệ kiểu hình thân cao, chín sớm có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 54%.
(5) Ở F2, tỉ lệ kiểu hình thân cao, muộn bằng tỉ lệ kiểu hình thân thấp, chín sớm.
Số phát biểu có nội dung đúng là
Đáp án D
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
I. Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt bị ngừng khi trong đất có clorofooc, KCN hoặc đất bị giảm độ thoáng.
II. Quá trình vận chuyển nước xảy ra qua các tế bào sống và tế bào chết của cây.
III. Quá trình vận chuyển nước qua các tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ lực đẩy bên dưới của rễ, áp suất rễ.
IV. Cơ chế đảm bảo cột nước trong bó mạch gỗ được vận chuyển liên tục từ dưới lên nhờ lực hút của lá phải thẳng lực bám của nước với thành mạch.
V. Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên do lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh.
Số phát biểu có nội dung đúng là
Đáp án B
I – Đúng. Vì khi đất có KCN hoặc clorofooc là những chất gây độc cho cây, cây sẽ chết, do đó dễ ko hút được nước.
II – Đúng. Vì quá trình vận chuyển nước trong cây được thực hiện qua 2 con đường:
+ Qua các tế bào sống: Ngắn, có vận tốc nhỏ
+ Qua các mạch gỗ (tế bào không sống): Dài, vận tốc lớn.
III – Sai. Vì quá trình vận chuyển nước qua các tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ sự tăng dần áp suất thẩm thẩu từ tế bào long hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá đến lớp tế bào gần khí khổng.
IV – Sai. Vì cơ chế đảm bảo cột nước trong bó mạch gỗ được vận chuyển liên tục từ dưới lên nhờ lực liên kết giữa các phân tử nước phải lớn cùng với lực bám của phân tử nước với thành mạch phải thắng khối lượng cột nước.
V – Sai. Vì nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên do lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ
Câu 37:
Các phát biểu sau đây về thể đa bội:
(1) Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường.
(2) Đa số các loài thực vật là thể dị đa bội.
(3) Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa.
(4) Phần lớn các loài thực vật có hoa hạt kín là thể tự đa bội chẵn.
(5) Dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của một loài và lớn hơn 2n được gọi là thể dị đa bội.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án B
Câu 38:
Ở một loài động vật khi cho các con đực (XY) có kiểu hình mắt trắng giao phối với những con cái mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 18,75% con đực mắt đỏ; 25% con đực mắt vàng; 6,25% con đực mắt trắng; 37,5% con cái mắt đỏ; 12,5% con cái mắt vàng. Nếu cho các con cái và đực mắt vàng ở F2 giao phối với nhau thì theo lý thuyết tỉ lệ con đực mắt đỏ thu được ở đời con là bao nhiêu ?
Đáp án D
Con đực XY trắng lai con cái đỏ
F1 đồng loạt đỏ
F1 giao phối với nhau F2: 8,75% con đực mắt đỏ : 25% con đực mắt vàng : 6,25% con đực mắt trắng : 37,5% con cái mắt đỏ : 12,5% con cái mắt vàng.
Xét tính trạng phân ly: 9 đỏ : 6 vàng : 1 trắng.
Trong khi sự phân ly tính trạng ở đực khác ở cái.
=> Quy luật chi phối gen trên là 1 gen trên 1 NST thường PLDL với gen còn lại trên NST giới tính.
Kiểu gen của P Đực mắt trắng x cái mắt đỏ: aaXbY x AAXBXB
-> Kiểu gen F1: AaXBXb x Aa XBY
Cho con cái và đực mắt vàng
Xét G từng giới:
Ở giới cái mắt vàng gồm: 1/2 aaXBXb : 1/2 aaXBXB => tỉ lệ giao tử: 3/4 aXB : 1/4 aXb
Ở giới đực mắt vàng gồm: 1/4aaXBY : 1/4AAXbY : 1/2AaXbY => tỉ lệ giao tử: 1/4 aY : 1/4 AY.
con đực mắt đỏ (A-B-) = aXB x AY = 3/4 x 1/4 = 3/16
Câu 39:
Cho biết:
A: Quả đỏ B: Quả tròn
D: Vị ngọt E: chín sớm
A: Quả xanh b: quả dài
d: vị chua e: chín muộn
Quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen giữa A và a với tần số 40%, giữa E và e với tần số 20%.
Một cặp bố mẹ khác có kiểu gen . Cho các phát biểu sau:
(1) Số tổ hợp giao tử của P là 256 tổ hợp.
(2) Số kiểu gen khác nhau xuất hiện ở F1 là 81 kiểu gen.
(3) Tỉ lệ xuất hiện ở F1 loại kiểu gen là 0,06%.
(4) Tỉ lệ xuất hiện ở F1 loại kiểu gen là 4,8%.
(5) Tỉ lệ xuất hiện ở F1 loại kiểu hình (A-bbddE-) là 19%.
(6) Tỉ lệ xuất hiện ở F1 loại kiểu hình (A-B-D-E-) là 28,56%
Số phát biểu có nội dung đúng là
Đáp án C
Câu 40:
Cho các nhận định sau về vai trò của quang hợp:
I. Tổng hợp chất hữu cơ: thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ là tinh bột là đường glucôzơ.
II. Tích luỹ năng lượng: mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng lồ.
III. Điều hoà không khí: cây xanh khi quang hợp giúp điều hoà lượng hơi nước, CO2 và O2 trong không khí, góp phần điều hoà nhiệt độ không khí.
IV. Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
V. Ở các loài cây mà lá cây không có màu xanh thì không có diệp lục nên quá trình quang hợp không thể diễn ra.
Số nhận định đúng là:
Đáp án C
I - Đúng. Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.
Phương trình tổng quát của quang hợp:
6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O
→ Thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ là tinh bột là đường glucôzơ.
II - Đúng. Quá trình quang hợp tích lũy năng lượng → mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng lồ → Cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động sống của sinh giới.
III - Đúng. Quang hợp giải phóng oxi và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính)
IV - Sai. Quang hợp còn diễn ra ở các vi khuẩn có sắc tố quang hợp như vi khuẩn lam...
V - Sai. Những loài cây á có màu đỏ vẫn có khả năng quang hợp vì những loài cây này vẫn chứa sắc tố màu lục, nhưng bị khuất bởi nhóm sắc tố màu đỏ antoxianin và carotenoit. Nhóm sắc tố này nhận năng lượng của ánh sáng mặt trời rồi chuyển cho diệ lục. Do vậy cây đã tiến hành quang hợp được nhưng hiệu suất quang hợp thấp hơn nhóm cây có lá xanh.