Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án (Đề số 13)
-
16019 lượt thi
-
34 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Biện pháp nào sau đây không tạo ra nguồn biến dị di truyền cung cấp cho quá trình chọn giống?
Đáp án D
Biện pháp không tạo ra nguồn biến dị di truyền cung cấp cho quá trình chọn giống là: kĩ thuật chia cắt phôi từ một phôi ban đầu thành nhiều phôi, mỗi phôi phát triển thành cá thể mới (do nó được sử dụng tế bào của 1 cơ thể ban đầu à không hình thành biến dị).
Câu 2:
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể không dẫn tới
Đáp án D
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể không dẫn tới: Số lượng các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp. (đây là kết quả của quan hệ cạnh tranh)
Câu 3:
Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là?
Đáp án D
Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là: biến dị cá thể
Câu 4:
Sau khi thụ tinh, bộ phận nào ở thực vật có hoa sẽ phát triển thành quả?
Đáp án D
Sau khi thụ tinh, bầu nhụy sẽ phát triển thành quả.
Câu 5:
Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển ở cây lúa, người ta trồng cây lúa trong:
Đáp án A
Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển ở cây lúa, người ta trồng cây lúa trong dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê.
Câu 6:
Động vật nào dưới đây thực hiện quá trình trao đổi khí bằng phổi?
Đáp án D
Ngựa thực hiện quá trình trao đổi khí bằng phổi
Câu 7:
Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữa. Đây là ví dụ về hình thức học tập:
Đáp án A
Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữa. Đây là ví dụ về hình thức học tập: quen nhờn.
Câu 8:
Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai ?
Đáp án D
A. Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục. à đúng
B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. à đúng
C. Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn. à đúng
D. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’. à sai, enzim di chuyển trên cả 2 mạch
Câu 9:
Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục). Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình xảy ra (X) ở hạt đang nảy mầm, có sự thải ra (Y). Vậy (X) và (Y) lần lượt là?
Đáp án B
Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục). Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình xảy ra hô hấp ở hạt đang nảy mầm, có sự thải ra CO2.
Câu 10:
Trong thí nghiệm về quang hợp, người ta thấy rằng khi không có CO2 thì cây không thải O2. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
Đáp án B
Trong thí nghiệm về quang hợp, người ta thấy rằng khi không có CO2 thì cây không thải O2. Vậy khi không có CO2 thì không diễn ra pha tối nên không tạo ra NADP+ để cung cấp cho pha sáng. Không có NADP+ thì không diễn ra pha sáng, do đó không giải phóng O2
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây chính xác?
Đáp án B
Trong một chạc ba tái bản, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3’ → 5’ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn
Câu 12:
Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu vòi nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn này nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài của ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là dạng cách li nào?
Đáp án D
Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu vòi nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn này nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài của ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là dạng cách li cơ học
Câu 13:
Khi nói về xinap, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào bên cạnh nhau.
II. Tốc độ truyền tin qua xinap hóa học chậm hơn tốc độ lan truyền xung trên sợi trục thần kinh.
III. Tất cả các xinap đều chứa chất trung gian học là axêtincôlin.
IV. Do có chất trung gian hóa học ở màng trước và thụ thể ở màng sau nên tin chỉ được truyền qua xinap từ màng trước qua màng sau
Đáp án B
I. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào bên cạnh nhau. à sai
II. Tốc độ truyền tin qua xinap hóa học chậm hơn tốc độ lan truyền xung trên sợi trục thần kinh. à đúng
III. Tất cả các xinap đều chứa chất trung gian học là axêtincôlin. à sai
IV. Do có chất trung gian hóa học ở màng trước và thụ thể ở màng sau nên tin chỉ được truyền qua xinap từ màng trước qua màng sau. à đúng
Câu 14:
Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu sai là: Các loài sinh sản vô tính tạo ra số lượng cá thể con cháu rất nhiều và nhanh nên khi môi trường có biến động mạnh sẽ không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hàng loạt.
Câu 15:
Một quần thể sinh vật đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:
P: 0,09 AA + 0,21 Aa + 0,70 aa = 1.
F1: 0,16 AA + 0,38 Aa + 0,46 aa = 1.
F2: 0,20 AA + 0,44 Aa + 0,36 aa = 1.
F3: 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa = 1.
Biết A trội hoàn toàn so với a. Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng
Đáp án D
Biết A trội hoàn toàn so với a. Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng: các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần (do tỉ lệ KG đồng hợp lặn giảm dần)
Câu 16:
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, cần tập trung vào mấy biện pháp trong các biện pháp dưới đây?
I. Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.
II. Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
III. Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
IV. Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
Đáp án C
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, cần tập trung vào các biện pháp trong các biện pháp:
I. Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.
II. Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
IV. Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
Câu 17:
Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng khu vực và có các nhu cầu sống giống nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự cạnh tranh giữa các loài?
I. Nếu hai quần thể A và B cùng bậc phân loại, thì loài nào có tiềm năng sinh học cao hơn loài đó sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể; loài kia giảm dần số lượng, có thể bị diệt vong.
II. Nếu hai quần thể A và B khác nhau về bậc phân loại, thì loài nào có bậc tiến hóa cao hơn sẽ là loài chiến thắng, tăng số lượng cá thể.
III. Hai quần thể vẫn có thể tồn tại song song nếu chúng có khả năng phân li ổ sinh thái về thức ăn, cách khai khác thức ăn, nơi ở...
IV. Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một động lực quan trọng của quá trình tiến hóa
Đáp án A
I. Nếu hai quần thể A và B cùng bậc phân loại, thì loài nào có tiềm năng sinh học cao hơn loài đó sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể; loài kia giảm dần số lượng, có thể bị diệt vong. à sai
II. Nếu hai quần thể A và B khác nhau về bậc phân loại, thì loài nào có bậc tiến hóa cao hơn sẽ là loài chiến thắng, tăng số lượng cá thể. à đúng
III. Hai quần thể vẫn có thể tồn tại song song nếu chúng có khả năng phân li ổ sinh thái về thức ăn, cách khai khác thức ăn, nơi ở... à đúng
IV. Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một động lực quan trọng của quá trình tiến hóa. à đúng
Câu 18:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.
II. Nơi ở chỉ nơi cư trú, còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó.
III. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.
IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
Đáp án C
I. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó. à sai
II. Nơi ở chỉ nơi cư trú, còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó. à đúng
III. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài. à đúng
IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. à đúng
Câu 19:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chu trình tuần hoàn cacbon trong tự nhiên?
I. Thực vật là nhóm duy nhất trong quần xã có khả năng tạo ra cacbon hữu cơ từ CO2.
II. Cacbon từ môi trường vô sinh đi vào quần xã chỉ thông qua hoạt động của sinh vật sản xuất.
III. Phần lớn cacbon khi ra khỏi quần xã sẽ bị lắng đọng và không hoàn trả lại cho chu trình.
IV. Cacbon từ quần xã trở lại môi trường vô sinh chỉ thông qua con đường hô hấp của sinh vật
Đáp án D
I. Thực vật là nhóm duy nhất trong quần xã có khả năng tạo ra cacbon hữu cơ từ CO2. à sai, một số vi khuẩn cũng có khả năng tạo cacbon hữu cơ từ CO2.
II. Cacbon từ môi trường vô sinh đi vào quần xã chỉ thông qua hoạt động của sinh vật sản xuất. à đúng
III. Phần lớn cacbon khi ra khỏi quần xã sẽ bị lắng đọng và không hoàn trả lại cho chu trình. à sai, chỉ một phần nhỏ cacbon bị lắng đọng.
IV. Cacbon từ quần xã trở lại môi trường vô sinh chỉ thông qua con đường hô hấp của sinh vật à sai, có thể qua xác chết sinh vật.
Câu 20:
Hình vẽ sau đây mô tả dạ dày của một nhóm động vật ăn cỏ, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Đây là loại dạ dày 4 ngăn đặc trưng cho tất cả các loài động vật ăn cỏ
II. Dạ dày cỏ là nơi có vi sinh vật sống cộng sinh, giúp tiêu hóa thức ăn xenlulôzơ.
III. Dạ lá sách là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.
IV. Dạ múi khế là nơi có enzim pepsin và HCl giúp phân giải prôtêin từ cỏ và vi sinh vật.
Đáp án B
I. Đây là loại dạ dày 4 ngăn đặc trưng cho tất cả các loài động vật ăn cỏ à đúng
II. Dạ dày cỏ là nơi có vi sinh vật sống cộng sinh, giúp tiêu hóa thức ăn xenlulôzơ. à đúng
III. Dạ lá sách là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại. à sai, dạ cỏ mới là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.
IV. Dạ múi khế là nơi có enzim pepsin và HCl giúp phân giải prôtêin từ cỏ và vi sinh vật. à đúng
Câu 21:
Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Có bao nhiêu trường hợp sau đây không phải là nguyên nhân làm cho quần thể suy giảm và dẫn tới diệt vong?
I. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
II. Do số lượng cá thể giảm nên dễ làm phát sinh đột biến, dẫn tới làm tăng tỉ lệ kiểu hình có hại.
III. Khả năng sinh sản suy giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp gỡ với cá thể cái.
IV. Sự cạnh tranh cùng loài làm suy giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong.
Đáp án C
I. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. à đúng
II. Do số lượng cá thể giảm nên dễ làm phát sinh đột biến, dẫn tới làm tăng tỉ lệ kiểu hình có hại. à sai
III. Khả năng sinh sản suy giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp gỡ với cá thể cái. à đúng
IV. Sự cạnh tranh cùng loài làm suy giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong. à sai, khi số lượng ca sthere của quần thể giảm, quần thể sẽ ít cạnh tranh
Câu 22:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến điểm có thể không làm thay đổi tổng liên kết hidro của gen.
II. Qua quá trình phân bào, gen đột biến luôn được di truyền cho tất cả tế bào con.
III. Nếu đột biến điểm làm tăng liên kết hidro của gen thì chứng tỏ sẽ làm tăng chiều dài của gen.
IV. Đột biến thay thế một cặp nucleotit có thể làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm
Đáp án C
I. Đột biến điểm có thể không làm thay đổi tổng liên kết hidro của gen. à đúng
II. Qua quá trình phân bào, gen đột biến luôn được di truyền cho tất cả tế bào con. à sai, nếu đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng thì sẽ không di truyền cho con.
III. Nếu đột biến điểm làm tăng liên kết hidro của gen thì chứng tỏ sẽ làm tăng chiều dài của gen. à sai, đột biến thay thế A-T bằng G-X làm tăng 1 liên kết hidro nhưng gen không tăng chiều dài gen.
IV. Đột biến thay thế một cặp nucleotit có thể làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm. à đúng
Câu 23:
Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
II. Đột biến lệch bội có thể làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
III. Trong tự nhiên, rất ít gặp thể đa bội ở động vật.
IV. Đều là đột biến thể ba nhưng thể ba ở các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì sẽ biểu hiện thành kiểu hình khác nhau.
Đáp án D
I. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào. à đúng
II. Đột biến lệch bội có thể làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào. à đúng
III. Trong tự nhiên, rất ít gặp thể đa bội ở động vật. à đúng
IV. Đều là đột biến thể ba nhưng thể ba ở các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì sẽ biểu hiện thành kiểu hình khác nhau. à đúng
Câu 24:
Một loài có bộ NST 2n = 32. Một đột biến thuộc dạng thể một nhiễm kép ở cặp NST số 1 và cặp NST số 3. Theo lí thuyết thì trong số các giao tử của cơ thể này, giao tử đột biến chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Đáp án A
Cơ thể có 2n-1-1 NST giảm phân sẽ thu được các giao tử: 2 giao tử n-1, 1 giao tử n-1-1, 1 giao tử n à tủ lệ giao tử đột biến = 75%
Câu 25:
Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?
1. Chuyển đoạn NST là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST tương đồng.
2. Trong đột biến chuyển đoạn NST, một số gen trên NST này được chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết.
3. Đột biến chuyển đoạn làm tăng sự biểu hiện của gen, do đó đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
4. Đột biến chuyển đoạn NST xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục tùy vào từng loài.
5. Do thể đột biến mang chuyển đoạn bị giảm khả năng sinh sản nên người ta có thể sử dụng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp đi truyền
Đáp án D
1. Chuyển đoạn NST là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST tương đồng. à sai
2. Trong đột biến chuyển đoạn NST, một số gen trên NST này được chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết. à đúng
3. Đột biến chuyển đoạn làm tăng sự biểu hiện của gen, do đó đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. à sai, đột biến chuyển đoạn không làm tăng sự biểu hiện của gen do không làm thay đổi lượng gen trong tế bào.
4. Đột biến chuyển đoạn NST xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục tùy vào từng loài. à đúng
5. Do thể đột biến mang chuyển đoạn bị giảm khả năng sinh sản nên người ta có thể sử dụng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp đi truyền. à đúng
Câu 26:
Có ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân, một trong 3 tế bào có cặp Aa không phân li trong giảm phân 1, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Quá trình giảm phân tạo ra 12 tinh trùng, trong đó có tất cả 6 loại giao tử. 6 loại giao tử đó có tỉ lệ là:
Đáp án A
Aa không phân li trong GPI tạo ra: 1Aa: 1O
Aa phân li bình thường tạo ra: 1A: 1a
Bb phân li bình thường tạo ra 1B: 1b
à giao tử đột biến: AaB; b hoặc Aab, B
Giao tử bình thường: AB; aB; Ab; ab
Câu 27:
Ở gà, alen A quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định chân thấp. Cho gà trống chân cao có kiểu gen dị hợp tử lai với gà mái thứ nhất, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: 1 gà mái chân thấp : 2 gà trống chân cao : 1 gà mái chân cao; Cho lai với gà mái thứ hai, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: 1 gà trống chân cao : 1 gà trống chân thấp : 1 gà mái chân cao : 1 gà mái chân thấp. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở đời con của phép lai thứ nhất, gà trống có kiểu gen đồng hợp chiếm 25%.
II. Ở phép lai thứ hai, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
III. Gà mái thứ nhất có chân cao, gà mái thứ hai có chân thấp.
IV. Nếu cho tất cả các cá thể F1 của phép lai 2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F2 có số gà chân thấp chiếm 56,25%.
Đáp án B
Do kiểu hình không đồng đều 2 giới.
⇒ Gen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính.
Gà trống XX, gà mái XY.
Trống × mái 1.
F1: 1 mái thấp : 1 mái cao : 2 trống cao.
⇒ Gà trống có kiểu gen là XAXa
⇒ Gà mái 1 có kiểu gen là XAY
⇒ F1: 1 XAY : 1 XaY : 1 XAXA : 1 XAXa
Trống × mái 2.
F1: 1 mái cao : 1 mái thấp : 1 trống cao : 1 trống thấp.
⇒ Gà mái 2 có kiểu gen là: XaY
⇒ F1: 1 XAY : 1 XaY : 1 XAXa : 1 XaXa
I. Ở đời con của phép lai thứ nhất, gà trống có kiểu gen đồng hợp chiếm 25%. à đúng, XAXA
II. Ở phép lai thứ hai, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. à sai
III. Gà mái thứ nhất có chân cao, gà mái thứ hai có chân thấp. à đúng
IV. Nếu cho tất cả các cá thể F1 của phép lai 2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F2 có số gà chân thấp chiếm 56,25%. à đúng
F1: (1 XAY : 1 XaY) x (1 XAXa : 1 XaXa)
G: XA = Xa = 1/4; Y = 1/2 XA = 1/4; Xa = 3/4
à gà chân thấp Xa_ = (1/4+1/2).3/4=9/16
Câu 28:
Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi cặp gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Trong các phép lai giữa các cơ thể tứ bội sau đây có bao nhiêu phép lai cho đời con (F1) có 12 kiểu gen và 4 kiểu hình?
I. AAaaBbbb x aaaaBBbb
II. AAaaBBbb x AaaaBbbb
III. AaaaBBBb x AaaaBbbb.
IV. AaaaBBbb x AaaaBbbb
Đáp án C
I. AAaaBbbb x aaaaBBbb à 3x4 = 12KG; 4KH
II. AAaaBBbb x AaaaBbbb à 4x4 = 16KG; 4KH
III. AaaaBBBb x AaaaBbbb. à 3x3 = 9KG; 2KH
IV. AaaaBBbb x AaaaBbbb. à 3x4 = 12KG; 4KH
Câu 29:
Để xác định quy luật di truyền chi phối sự hình thành màu sắc hoa, một nhà khoa học đã tiến hành các phép lai sau:
+ Phép lai 1: Lai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng thuần chủng hoa trắng (2) thu được 100% hoa trắng.
+ Phép lai 2: Lai dòng thuần chủng hoa trắng (2) với dòng thuần chủng hoa trắng (3) thu được 100% hoa trắng.
+ Phép lai 3: Lai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng thuần chủng hoa trắng (3) thu được 100% hoa xanh
Biết quá trình phát sinh giao tử không xảy ra đột biến, bao nhiêu kết luận dưới đây đúng?
I. Khi cho cây hoa xanh ở phép lai 3 lai với dòng hoa trắng (1) hoặc (2) đời con đều cho 25% hoa xanh
II. Màu sắc hoa được quy định bởi một gen có nhiều alen
III. Nếu cho các cây hoa xanh ở phép lai 3 tự thụ phấn thì kiểu hình hoa trắng ở đời con chiếm 43,75%.
IV. Gen alen quy định màu sắc hoa là trội lặn hoàn toàn.
Đáp án A
Ta thấy hoa trắng lai với hoa trắng cho 100% hoa trắng hoặc 100% hoa xanh → có sự tương tác bổ sung.
Quy ước gen A-B- hoa xanh; aaB-/A-bb/aabb : hoa trắng
Phép lai 1: (1) AAbb × (2) aabb → Aabb: hoa trắng
Phép lai 2: (2) aabb × (3) aaBB → aaBb: hoa trắng
Phép lai 3: (1) AAbb × (3) aaBB → AaBb: hoa xanh
Xét các phát biểu:
(1) sai, AaBb × AAbb → 50% hoa xanh
(2) sai.
(3) nếu các cây hoa xanh tự thụ phấn, AaBb × AaBb → 9 hoa xanh: 7 hoa trắng → đúng
(4) đúng
Câu 30:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Biết không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Cho các cây hoa đỏ ở F2 cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau, F3 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/9.
II. Cho các cây hoa đỏ ở F2 cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau, trong số cây hoa đỏ ở F3, cây hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/3.
III. Cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn với các cây hoa trắng F2, F3 có tỉ lệ phân li kiểu hình 2 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng.
IV. Cho các cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn, F3 thu được cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ là 5/6.
Đáp án C
P: AA x aa
F1: Aa
F1 x F1: Aa x Aa
F2: 1AA: 2Aa: 1aa
I. Cho các cây hoa đỏ ở F2 cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau, F3 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/9. à đúng, (1/3AA: 2/3Aa) giao phấn à aa = 1/3.1/3=1/9
II. Cho các cây hoa đỏ ở F2 cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau, trong số cây hoa đỏ ở F3, cây hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/3. (1/3AA: 2/3Aa) giao phấn à sai, AA = 2/3.2/3=4/9; A_ = 8/9
à trong số cây hoa đỏ ở F3, cây hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/2
III. Cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn với các cây hoa trắng F2, F3 có tỉ lệ phân li kiểu hình 2 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. à đúng, (1/3AA: 2/3Aa) x aa à 2A_: 1aa à 2 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng.
IV. Cho các cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn, F3 thu được cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ là 5/6. à đúng,
(1/3AA: 2/3Aa) tự thụ phấn thu được aa = 1/6 à A_ = 5/6
Câu 31:
Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Biết không có đột biến. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25%?
I. aaBbDd × AaBBdd.
II. AaBbDd× aabbDd.
III. AAbbDd × aaBbdd.
IV. aaBbDD × aabbDd.
V. AaBbDD × aaBbDd.
VI. AABbdd × AabbDd.
VII. AabbDD × AabbDd.
VIII. AABbDd × Aabbdd
Đáp án A
Các phép lai cho đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25%: I, III, VI, VIII
I. aaBbDd × AaBBdd. à (1:1)x1x(1:1) = 1: 1: 1: 1 (4KH với tỉ lệ bằng nhau)
II. AaBbDd× aabbDd. à (1:1)x(1:1)x(1:1) (8KH)
III. AAbbDd × aaBbdd. à (1: 1) x (1: 1) à 4KH với tỉ lệ bằng nhau
IV. aaBbDD × aabbDd. à 2KH
V. AaBbDD × aaBbDd. à (1: 1) x (3: 1) à 4KH có tỉ lệ khác nhau
VI. AABbdd × AabbDd. à (1: 1) x (1: 1) à 4KH với tỉ lệ bằng nhau
VII. AabbDD × AabbDd. à (3: 1) à 2KH
VIII. AABbDd × Aabbdd. à (1: 1) x (1: 1) à 4KH với tỉ lệ bằng nhau
Câu 32:
Hình bên mô tả lưới thức ăn của một quần xã sinh vật đồng cỏ.
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Lưới thức ăn này có 6 quần thể động vật ăn thịt.
II. Chỉ có duy nhất một loài là động vật ăn thịt đầu bảng.
III. Chim ưng vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3, vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.
IV. Có tối đa 4 chuỗi thức ăn khác nhau có 4 mắt xích.
V. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích
Đáp án B
I. Lưới thức ăn này có 6 quần thể động vật ăn thịt. à sai, chỉ có 4 quần thể động vật ăn thịt
II. Chỉ có duy nhất một loài là động vật ăn thịt đầu bảng. à sai, có 2 loài là cú mèo và chim ưng.
III. Chim ưng vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3, vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5. à đúng
IV. Có tối đa 4 chuỗi thức ăn khác nhau có 4 mắt xích. à sai, có 6 chuỗi.
V. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích à đúng
Câu 33:
Ở một loài thực vật, xét ba gen, mỗi gen có 3 alen (A, a; B, b; D,d) cùng tương tác cộng gộp quy định trọng lượng quả, cứ tăng một alen trội thuộc bất kì gen nào làm cho quả nặng thêm 5g, cây nhẹ nhất nặng 30g. Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbdd thu được F1, quá trình giảm phân và thụ tinh bình thường, có bao nhiêu kết quả sau đây phù hợp với F1?
I. Tỉ lệ cây có quả nặng 50g là 9/64.
II. Có 6 kiểu gen cho trọng lượng quả nặng 40g.
III. Xuất hiện cao nhất 7 kiểu hình.
IV. Cây ít nhất có 3 alen lặn chiếm tỉ lệ 13/16.
Đáp án C
aabbdd nặng 30g, 1 alen trội = 5g
P: AaBbDd (45g) x AaBbdd (40g)
I. Tỉ lệ cây có quả nặng 50g là 9/64. à sai, 50g = 4alen trội, có tỉ lệ = C54-1 / 25 = 0,3125
II. Có 6 kiểu gen cho trọng lượng quả nặng 40g. à sai, 40g = 2alen trội gồm: AAbbdd; aaBBdd; AaBbdd; AabbDd; aaBbDd
III. Xuất hiện cao nhất 7 kiểu hình. à sai, xuất hiện tối đa 6KH.
IV. Cây ít nhất có 3 alen lặn chiếm tỉ lệ 13/16. à đúng
Tỉ lệ có 4 alen lặn (2alen trội) = C52-1/25 = 0,15625
Tỉ lệ có 5 alen lặn (1alen trội) = C51-1/25 = 1/32
à tỉ lệ có ít nhất 3alen lặn = 1 – 1/32 – 0,15625 = 13/16