Tổng hợp đề thi thử THPTQG môn Sinh Học có đáp án (Đề số 18)
-
17657 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?
Đáp án D
Khi cây thiếu nước và ngoài sáng thì khí khổng đóng chủ động.
A sai vì : ở ngoài sáng khí khổng mở thụ động
B sai vì : trong tối thì khí khổng đóng thụ động
C sai vì khi lượng AAB giảm thì khí khổng mở.
Câu 3:
Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là:
Đáp án C
Thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh.
Câu 5:
Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?
Đáp án D
Thoát hơi nước làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
Câu 7:
Vì sao lá cây có màu xanh lục?
Đáp án D
Lá cây có màu xanh vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục, ánh sáng này phản chiếu vào mắt ta làm ta thấy lá có màu xanh lục.
Câu 8:
Sự trao đổi nước ở thực vật C4 khác với thực vật C3 như thế nào?
Đáp án C
Cây C4 sống ở môi trường nhiệt đới nên sự thoát hơi nước ít và nhu cầu nước ít hơn thực vật C3.
Câu 9:
Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng:
Đáp án B
Hoạt động của các enzyme tốt nhất trong khoảng 30 oC → 35 oC nên nhiệt độ tối ưu cho hô hấp là 30 oC → 35 oC.
Câu 10:
Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì?
Đáp án B
Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng tăng bề mặt hấp thụ chất. vì nhiệm vụ chủ yếu của ruột là hấp thụ chất dinh dưỡng.
Câu 13:
Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp
Đáp án B
- Các phương pháp nuôi cấy hạt phấn, nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo, chọn dòng tế bào xoma có biến dị, lai tế bào xoma đều là các phương pháp tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào.
Câu 14:
Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết quả đúng trong các kết luận sau đây?
(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.
(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.
(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin
(4) Khi buộc cục nước đá vào từng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.
Đáp án C
-Vùng lưng của thỏ được buộc cục nước đá → làm nhiệt độ giảm → mọc lông màu đen
→Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố melanin.
Cụ thể: Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng; Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.
→có 3 kết luận đúng.
Câu 15:
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con nhiều loại kiểu gen và kiểu hình nhất?
Đáp án A
-Phép lai A tạo 3.4 = 12 kiểu gen; 2.8 = 8 kiểu hình
- Phép lai B tạo 3 kiểu gen, 3 kiểu hình
- Phép lai C tạo 32 = 9 kiểu gen; 22 = 4 kiểu hình
- Phép lai D tạo 3.2 = 6 kiểu gen; 2.1=2 kiểu hình.
Câu 16:
Gen A có chiều dài 2754 Ao bị đột biến mất 3 cặp nucleotit ở vị trí nucleotit thứ 21; 23; 26 và trở thành gen a. Chuỗi polypeptit được mã hóa bởi gen a so với chuỗi polypeptit được mã hóa bởi gen A
Đáp án D
-Số nucleotit của gen A là:
2L/3,4 = 2.2754/3,4 = 1620 nucleotit
-Đột biến mất 3 cặp nucleotit ở vị trí thứ 21, 23, 26 → liên quan đến 3 bộ ba từ nucleotit thứ 19 đến 27, trong đó mất 1 bộ ba mã hóa→ mất 1 axit amin trên chuỗi polypeptit và có tối đa 2 axit amin đổi mới.
Câu 17:
Ở người, nếu có 2 gen trội GG thì khả năng chuyển hoá rượu (C2H5OH) thành anđehit rồi sau đó anđehit chuyển hoá thành muối axêtat một cách triệt để. Người có kiểu gen Gg thì khả năng chuyển hoá anđehit thành muối axêtat kém hơn một chút. Cả 2 kiểu gen GG, và Gg đều biểu hiện kiểu hình mặt không đỏ khi uống rượu vì sản phẩm chuyển hoá cuối axetat tương đối vô hại. Còn người có kiểu gen gg thì khả năng chuyển hoá anđehit thành muối axêtat hầu như không có, mà anđehit là một chất độc nhất trong 3 chất nói trên, vì vậy những người này uống rượu thường bị đỏ mặt và ói mửa. Giả sử quần thể người Việt Nam có 36% dân số uống rượu mặt đỏ. Một cặp vợ chồng của quần thể này uống rượu mặt không đỏ sinh được 2 người con. Tính xác suất để cả 2 người con đều uống rượu mặt không đỏ?
Đáp án A
-Tần số các alen trong quần thể là:
g= = 0,6 → G = 1- 0,6 = 0,4
-Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,42 GG: 2.0,4.0,6Gg: 0,62gg = 0,16GG: 0,48Gg: 0,36gg
-Xác suất để 1 người con của cặp vợ chồng uống rượu mặt đỏ là:
- Xác suất để 2 người con của cặp vợ chồng đều uống rượu mặt không đỏ là:
Câu 18:
Ba gen E, D, G nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường tương đồng khác nhau. Trong đó gen E có 3 alen, gen D có 4 alen, gen G có 5 alen. Tính số kiểu gen có gen dị hợp tối đa có thể có trong quần thể?
Đáp án B
-Số kiểu gen tối đa về cả 3 gen trong quần thể là
- Số kiểu gen đồng hợp về cả 3 gen trong quần thể là: 3.4.5 = 60
→số kiểu gen dị hợp (về 1 cặp gen hoặc 2 cặp gen hoặc 3 cặp gen) tối đa có thể có trong quần thể là: 900-60 = 840.
Câu 19:
Bệnh u xơ nang và bệnh bạch tạng ở người đều do 2 gen lặn nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng đều dị hợp gen về cả 2 tính trạng này. Xác suất họ sinh 2 đứa con mà 1 đứa bị 1 trong 2 bệnh này, còn 1 đứa bị cả 2 bệnh này là bao nhiêu?
Đáp án C
P. AaBb × AaBb
F1: 9A-B- : 3 A-bb: 3 aaB- : 1aabb
-2 đứa con → 2 trường hợp: có thể đứa 1 bị 2 bệnh, đứa 2 bị 1 trong 2 bệnh hoặc đứa 1 bị một trong 2 bệnh và đứa 2 bị cả 2 bệnh.
-Tỉ lệ đứa con bị cả 2 bệnh là: 1/16
- Tỉ lệ đứa con bị 1 trong 2 bệnh là 6/16
→Xác suất cần tìm là 2 ×1/6 ×6/16 = 3/64.
Câu 20:
Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 30%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ
Đáp án B
A: lá nguyên B: hoa đỏ
a: lá xẻ b: hoa trắng
-Kiểu hình A-Bb = 30% = 3/10 → khác tỉ lệ quy luật phân li độc lập → theo quy luật hoán vị gen.
-Do kiểu hình A-B- = 30% <56,25% → Nếu bên P dị hợp 2 cặp gen sẽ là dị hợp tử chéo
- Để F1 cho 4 loại kiểu hình → P
-Gọi tần số hoán vị gen là f ta có
P. (nguyên – đỏ) × (nguyên, trắng)
G. Ab= aB = 0,5 –f/2; Ab= ab = 0,5; AB = ab = f/2
F1 nguyên, đỏ = (0,5 –f/2).0,5 + f/2× 0,5 ×2 = 30% → f = 0,2
->tỉ lệ nguyên, trắng thuần chủng ở F1 là: = 0,5 . (0,5 –f/2)= 0,5 . 0,4 = 0,2 = 20%.
Câu 21:
Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét n gen, mỗi gen đều có hai alen, nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Cho cây thuần chủng có kiểu hình trội về n tính trạng giao phấn với cây có kiểu hình lặn tương ứng (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến và các gen liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?
Đáp án D
-A đúng vì F1 dị hợp tử về 2 cặp gen đang xét.
- Do n cặp gen phân li độc lập → F2 có số loại kiểu gen là 3n trong đó mỗi cặp gen đều phân li theo tỉ lệ 1:2:1 , số loại kiểu hình là 2n → B, C đúng; D sai.
Câu 22:
Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa ; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu một số tế bào, cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân ly bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử đột biến có thành phần các gen
Đáp án C
-Những tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân ly bình thường tạo giao tử đột biến AAb, aab, b.
Câu 23:
Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoại.
(2) Tạo cừu sản sinh prôtêin người trong sữa
(3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β - carôten trong hạt.
(4) Tạo giống dưa hấu đa bội.
(5) Tạo giống lúa lai HYT 100 với dòng mẹ (A) là IR 58025A và dòng bố (R) là R100, HYT 100 có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa Việt Nam lai chọn tạo.
(6) Tạo giống nho quả to, không hạt, hàm lượng đường tăng.
(7) Tạo chủng vi khuẩnE. coli sản xuất insulin của người.
(8) Nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen.
(9) Tạo giống bông kháng sâu hại
Số thành tựu được tạo ra bằng phương pháp công nghệ gen là:
Đáp án C
-Những thành tạo trong chọn giống được tạo ra bằng phương pháp công nghệ gen là: 1, 2, 3, 7, 9.
Câu 24:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả bố và mẹ. Theo lí thuyết, phép lai P: cho đời con có số loại kiểu gen và kiểu hình tối đa là:
Đáp án D
P:
- số loại kiểu gen tối đa là:
+ Xét 2 cặp gen trên cặp NST thường: 7 kiểu
+ Xét cặp gen trên NST giới tính: 4 kiểu
→Số kiểu gen tối đa về cả 3 cặp gen là: 7.4 = 28 kiểu
-Số loại kiểu hình tối đa
+ Về gen trên NST thường: 2 kiểu
+ Về gen trên NST X: 4 kiểu
→Số loại kiểu hình về cả 3 cặp gen là: 2.4 = 8 kiểu.
Câu 25:
Ở thế hệ thứ nhất của một quần thể giao phối, tần số của alen A ở cá thể đực là 0,9. Qua ngẫu phối, thế hệ thứ 2 của quần thể có cấu trúc di truyền là: P2: 0,5625 AA + 0,375 Aa + 0,0625 aa = 1
Nếu không có đột biến, di nhập gen và chọn lọc tự nhiên xảy ra trong quần thể thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất (P1) sẽ như thế nào?
Đáp án D
-Tần số alen của quần thể là:
A= 0,5625+ 0,375/2 = 0,75
a = 1- 0,75 = 0,25
-Ở thế hệ xuất phát tần số alen A ở đực là 0,9 → tần số alen A ở cái là 0,75.2 – 0,9 = 0,6
→Tỉ lệ AA ở thế hệ xuất phát là 0,9 . 0,6 = 0,54AA.
Câu 26:
Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 là 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ ở F2?
Đáp án A
-F1 100% hoa đỏ, F2 phân li theo tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng → gen quy định hoa đỏ là trội so với hoa trắng
-Qui ước: A – đỏ ; a – trắng
→F2 có kiểu gen 1AA: 2 Aa: 1 aa
-Nếu sử dụng phép lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P (AA) → 100% đời con đều có kiểu hình hoa đỏ dù F2 có kiểu gen AA hay Aa → phép lai này không xác định được kiểu gen nào của cây hoa đỏ F2.
Câu 27:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?
(1) F2 có 9 loại kiểu gen
(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
Đáp án D
-F1 100% đỏ tròn → đỏ, tròn là trội so với vàng, bầu dục, F1 dị hợp tử 2 cặp gen.
- Quy ước A: đỏ; a: vàng
B: tròn; b: bầu dục
→Theo bài ta có kiểu hình 1 trội, 1 lặn A-bb = 9% → aabb = 25% - 9% = 16% → giao tử ab của 2 bên bố mẹ F1 đều là = 40% = 0,4, đây là giao tử liên kết → F1 dị hợp tử đều
->Giao tử của F1 là AB = ab= 0,4; Ab = aB = 0,5 – 0,4 = 0,1 → tần số hoán vị là: 0,1.2 = 0,2 = 20% → kết luận 4 đúng
→F2 có số kiểu gen là: 2.2 (2.2+1)/2 = 10 kiểu gen → kết luận 1 sai
→Số cá thể F2 có kiểu gen AB/ab giống F1 = (0,4)2 .2 = 0,32 → kết luận 3 sai.
→Hoa đỏ, quả tròn ở F2 có những loại kiểu gen là: = 5 loại kiểu gen → kết luận 2 đúng
Vậy có kết luận 2 và 4 đúng
Câu 28:
Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEeFf × AaBbDdEeFf sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ là
Đáp án D
-Xét riêng từng cặp gen ta có F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
-Tỉ lệ đời con có kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là:
Câu 29:
Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau
Biết rằng các cá thể trong phả hệ không xảy ra đột biến. Xác suất để người III2 mang gen bệnh là bao nhiêu:
Đáp án D
-Xét II.2 và II.3 bình thường sinh con gái là III.1 bị bệnh → bệnh do gen lặn trên NST thường quy định.
-Quy ước
A: bình thường a: bị bệnh
-Người nam II.2 có kiểu gen Aa do nhận a từ I.1; người nữ II.3 có kiểu gen Aa do nhận a từ I.3
→III.2 là kết quả của phép lai Aa * Aa → III.2 có thể có kiểu gen AA hoặc Aa với tỉ lệ 1/3 AA: 2/3Aa
-Xác suất để người III2 mang gen bệnh (Aa) = 2/3.
Câu 30:
Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số là 32 %. Tính theo lý thuyết, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b là.
Đáp án C
-Hoán vị gen với tần số 50% có nghĩa là 100% số tế bào sinh tinh đều xảy ra hoán vị.
→ Hoán vị gen với tần số 32% → 64% số tế bào sinh tinh có hoán vị.
-->Cứ 1000 tế bào sinh tính của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị là:
1000 – 64%.1000 = 360 tế bào.
Câu 31:
Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng
Đáp án D
-Cá mập, cá ngư long và cá voi thuộc các nhóm phân loại khác nhau. Cá voi thuộc lớp thú, cá mập và cá ngư long thuộc lớp cá → Nguồn gốc vây khác nhau.
-Do cùng sống trong môi trường nước →thực hiện chức năng giống nhau nên vây có hình dạng giống nhau
→Đây là cơ quan tương tự.
Câu 32:
Nếu một chuỗi polypeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của nó sẽ là bao nhiêu? Không tính axit amin mở đầu.
5’ – XG AUG UUX XAA GUG AUG XAU AAA GAG UAG XXG – 3’
Đáp án A
-Bộ ba mở đầu của mARN là 5’AUG3’; quá trình dịch mã kết thúc khi gặp 1 trong các bộ ba sau 5’UAA3’ hoặc 5’UAG3’ hoặc 5’UGA3’
→ Nếu không tính axit amin mở đầu chuỗi polipeptit sẽ có 7 axit amin.
5’ – XGAUGUUX XAA GUG AUG XAU AAA GAG UAGXXG – 3’.
Câu 33:
Một cây ngô có lá bị rách thành nhiều mảnh và có hạt phấn tròn lai với cây ngô có lá bình thường và hạt phấn có góc cạnh, người ta thu được 100 % cây F1 có lá bị rách và hạt phấn có góc cạnh. Cho cây F1 tự thụ phấn, hãy cho biết xác suất cây có lá bị rách và hạt phấn có góc cạnh ở F2 là bao nhiêu? Biết rằng hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng trên nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
Đáp án A
-Do 1 gen quy định 1 tính trạng, F1 100% lá bị rách, hạt phấn có góc cạnh → gen quy định lá rách trội so với lá bình thường; gen quy định hạt phấn góc cạnh trội so với hạt phấn tròn
-Quy ước
A: lá rách
B: hạt phấn góc cạnh
a: lá bình thường
b: hạt phấn tròn
->P. AAbb * aaBB
→ F1: AaBb
→F2 lá rách, hạt phấn góc cạnh A-B- chiếm 9/16 = 56,25%.
Câu 34:
Điểm chung giữa di truyền độc lập và di truyền liên kết không hoàn toàn là
Đáp án C
-Di truyền độc lập và liên kết không hoàn toàn làm tăng khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp →A sai.
- Các gen di truyền độc lập nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, các gen liên kết không hoàn toàn nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng → B sai.
- Liên kết không hoàn toàn và di truyền độc lập → các tính trạng di truyền không phụ thuộc vào nhau → D sai.
- C đúng vì cả 2 quy luật đều tạo nguồn biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
Câu 35:
Bộ ba đối mã (anti côđon) của tARN vận chuyển axit amin metiônin là
Đáp án A
-bộ ba trên mARN mã hóa axit amin metionin là 5’AUG3’ → Bộ ba đối mã của tARN vận chuyển axit amin này là 3’UAX5’.
Câu 36:
Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
Đáp án D
-Do hạt phấn có bộ NST n → nuôi cấy sau đó lưỡng bội hóa sẽ tạo được giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.
Câu 37:
Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học?
Đáp án B
-Tiến hóa hóa học là quá trình hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản, chuỗi polipeptit hoặc các chuỗi nucleotit
-Các tế bào sơ khai hình thành trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
Câu 38:
Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng
Đáp án D
Để bảo vệ tài nguyên rừng có thể sử dụng nhiều biện pháp như chống phá rừng,tích cực trồng rừng, xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên,vận động đồng bào dân tộc định canh,định cư.Vậy A,B, C đúng
- D sai vì việc chống xói mòn, khô hạn,ngập úng, chống mặn cho đất chỉ nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên đất.
Câu 39:
Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
Đáp án D
A, B, là đặc trưng về mặt sinh thái của quần thể
Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở tần số alen và tần số kiểu gen.
Câu 40:
Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
-A sai vì giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể
-B đúng
-C sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó tác động đến kiểu gen
-D sai vì di nhập gen cũng có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.