Tổng hợp đề thi thử THPTQG môn Sinh Học có đáp án (Đề số 30)
-
17996 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 11:
Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn nào trong quá trình phát sinh cá thể người?
Đáp án A
Câu 13:
Nhiệt độ môi trường tăng, ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng, tuổi phát dục của động vật biến nhiệt?
Đáp án A
- Động vật biến nhiệt là động vật thay đổi thân nhiệt theo nhiệt độ môi trường
- Nhiệt độ tăng → làm tăng tốc độ các quá trình trao đổi chất trong cơ thể → tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, thời gian thế hệ rút ngắn hay thời gian phát dục rút ngắn.
Câu 14:
Môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất?
Đáp án A
- B, D sai do quần thể có kích thước nhỏ thường chịu tác động lớn của các nhân tố từ môi trường sống, mà môi trường không đồng nhất và thường xuyên thay đổi → khả năng thích nghi kém.
- C sai do quần thể sinh sản tự phối → độ đa dạng di truyền kém hơn quần thể ngẫu phối → khi môi trường sống thường xuyên thay đổi thì khả năng thích nghi kém
- A đúng do quần thể có kích thước lớn và sinh sản giao phối → tạo vô số biến dị tổ hợp, quần thể là một kho biến dị vô cùng phong phú → dù môi trường sống thường xuyên thay đổi thì quần thể vẫn có khả năng thích nghi được do tiềm ẩn sẵn kiểu gen thích nghi với môi trường mới.
Câu 15:
Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau :
Xác suất để người III2 mang gen bệnh là:
Đáp án B
- Xét thế hệ số 2 ta thấy:
II2 và II3 đều bình thường nhưng sinh con III1 là gái bị bệnh → Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định. III1 có kiểu gen aa → II2 và II3 đều có kiểu gen Aa
- Do III2 có kiểu hình bình thường → III2 có thể có kiểu gen AA hoặc Aa trong đó tỉ lệ Aa = 2 phần, tỉ lệ AA = 1 phần
Xác suất để người III2 mang gen bệnh (Aa) là 2/3 = 0,667.
Câu 16:
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỉ lệ: 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là:
Đáp án D
- F1 phân li theo tỉ lệ 3:3:1:1 mà P thấp trắng có kiểu gen đồng hợp lặn chỉ cho 1 loại giao tử → P cao, đỏ cho 4 loại giao tử theo tỉ lệ 3:3:1:1 → 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng và có hoán vị gen.
- Nhận thấy kiểu hình 1 trội – 1 lặn là cao trắng, thấp đỏ chiếm tỉ lệ > 25% → P cao đỏ dị hợp tử chéo Ab/aB
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?
Đáp án A
- Theo quan niệm của Đacuyn:
+ Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật, Chọn lọc tự nhiên có tác dụng giữ lại những cá thể mang kiểu hình có lợi, làm cho chúng sinh sản con cháu ngày càng đông, loại bỏ những cá thể mang kiểu hình bất lợi → con cháu ít dần.
+ Về quá trình hình thành loài mới: Đacuyn quan niệm loại mới được hình thành dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của Chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng, như vậy toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
Chọn B, C, D sai
- A đúng do Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời là quan niệm của Lamac.
Câu 18:
Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng có số cá thể dị hợp gấp 8 lần số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn. Vậy, tần số alen a bằng bao nhiêu?
Đáp án A
- Gọi tần số alen a là q, alen A là p
- Do quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng nên cấu trúc của quần thể là
P2AA : 2pqAa:q2aa
- Do số cá thể dị hợp gấp 8 lần số cá thể đồng hợp tử lặn nên ta có
2pq = 8.q2
P+q = 1 → q = 0,2
Câu 19:
Ở một quần thể ngẫu phối, xét ba gen, gen 1 và 2 đều có 3 alen nằm trên một cặp NST thường, gen 3 có 4 alen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả ba gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:
Đáp án C
- Số kiểu gen tối đa về 2 gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường là:
r1.r2 (r1r2+1)/2 = 3.3 (3.3+1)/2 = 45 kiểu
- Số kiểu gen tối đa về gen nằm trên X không có alen trên Y là:
+ Ở giới XX = 4.(4+1)/2 = 10
+ Ở giới XY = 4
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả ba gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là: 45. (10+4) = 630 kiểu.
Câu 20:
Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và tính trạng trội là trội hoàn toàn. ở phép lai: (AB//ab)Dd x (AB//ab)dd, nếu xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số là 20% thì kiểu hình A-B-D- ở đời con chiếm tỷ lệ:
Đáp án D
- Xét cặp lai Dd * dd → F1 D- = 0,5
- Xét cặp lai AB/ab * AB/ab
+ Do hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số 20% → giao tử mỗi bên là AB = ab = 0,4
Ab = aB = 0,1
+ Tỉ lệ aabb ở đời con là 0,4 * 0,4 = 0,16
Tỉ lệ A-B- ở đời con = 0,16 + 0,5 = 0,66
Do cặp gen AB/ab phân ly độc lập với cặp gen Dd → Kiểu hình A-B-D- ở đời con chiếm tỉ lệ : 0,5 * 0,66 = 0,33 = 33%.
Câu 21:
1. Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp.
2. Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
3. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.
4. Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn.
5. Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp. 6. Nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc.
Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là:
Đáp án B
- Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là
Bước 1: Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào
Bước 2: Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn
Bước 3: Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp
Bước 4: Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận
Bước 5: Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp
Bước 6: Nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc.
Câu 22:
Cho phép lai P : AaBbDdEe x AaBbddEe. Nếu biết một gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội là:
Đáp án B
- Sử dụng biến cố đối ta có tỉ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội = 1- tỉ lệ kiểu hình toàn tính trạng lặn.
- Xét riêng từng cặp gen ta có tỉ lệ kiểu hình toàn tính trạng lặn = 1/2a*1/2a*1/2b*1/2b*1/2d*1d*1/2e*1/2e = 1/128 aabbddee
Tỉ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội là 1- 1/128 = 127/128
Câu 23:
Trong diễn thế sinh thái, dạng sinh vật nào sau đây có vai trò quan trọng nhất đối với việc hình thành quần xã mới?
Đáp án C
- Sinh vật có vai trò quan trọng nhất đối với việc hình thành quần xã mới là sinh vật sản xuất đóng vai trò cung cấp nguồn chất hữu cơ để đảm bảo vật chất cho quần xã
è Đó là hệ thực vật vì chúng có khả năng quang hợp để tự tổng hợp chất hữu cơ.
- Vi sinh vật, sinh vật sống hoại sinh, hệ động vật đều là sinh vật dị dưỡng sử dụng các chất hữu cơ có sẵn do TV tổng hợp.
Câu 24:
Đột biến mất một cặp nucleotit trên gen có thể do:
Đáp án C
- A sai do 5-BU gây ra đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X.
- B sai do nếu acridin chèn vào mạch khuôn của gen ban đầu → gây ra đột biến thêm một cặp nucleotit.
- D sai do đây là đột biến gen, không liên quan đến quá trình phiên mã.
- C đúng do acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp → mạch này thiếu 1 nucleotit→ khi làm khuôn tổng hợp mạch mới sẽ tạo được ADN mới mất 1 cặp nucleotit so với ADN ban đầu
Câu 25:
Theo thuyết tiến hóa trung tính, trong sự đa hình cân bằng:
Đáp án C
- Giải thích: theo thuyết tiến hóa trung tính, quần thể có sự đa hình cân bằng, không có sự thay thế hoàn toàn một alen trội bằng một alen lặn và ngược lại → Chọn A, B sai.
- Theo thuyết này, quần thể duy trì sự ưu thế của các thể dị hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó, như vậy không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.
Câu 26:
Cho cây dị hợp về 2 cặp gen, kiểu hình cây cao hoa đỏ tự thụ phấn, ở F1 xuất hiện 4 kiểu hình trong đó cây cao hoa trắng chiếm tỷ lệ 16%. Phép lai nào dưới đây phù hợp với kết quả trên? (Biết rằng cây cao là trội hoàn toàn so với cây thấp , hoa đỏ hoàn toàn so với hoa trắng và mọi diễn biến trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn là giống nhau)
Đáp án A
- Do kiểu hình cao, trắng chiếm tỉ lệ 16%, tỉ lệ này khác với tỉ lệ 3/16 = 18,75% ở quy luật phân ly độc lập → 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và có hoán vị gen → C sai
- Cao, trắng = 16% → thấp, trắng = 25% - 16% = 9%
Giao tử ab = √9% = 0,3 → đây là giao tử liên kết, P có kiểu gen AB/ab
Giao tử hoán vị Ab = aB = 0,5-0,3 = 0,2 → tần số hoán vị gen là 0,2 .2= 0,4 = 40%
Lưu ý
aabb =ab x ab
A-bb= aaB- = 0,25 – aabb
A- B- = 0,5 + aabb
Câu 27:
Trong một gia đình, bố và mẹ biểu hiện kiểu hình bình thường về cả hai tính trạng, đã sinh 1 con trai bị mù màu và teo cơ. Các con gái biểu hiện bình thường cả hai tính trạng. Biết rằng gen m gây mù màu, gen d gây teo cơ. Các gen trội tương phản qui định kiểu hình bình thường. Các gen này trên NST giới tính X. Kiểu gen của bố mẹ là:
Đáp án B
- Bố bình thường → có kiểu gen XMDY
- Con trai bị mù màu và teo cơ → có kiểu gen XmdY → nhận giao tử Xmd từ mẹ, giao tử Y từ bố.
Mà mẹ có kiểu hình bình thường → Kiểu gen của mẹ là XMDXmd
Câu 28:
Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau :
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
Đáp án C
- Diễn thế nguyên sinh diễn ra ở môi trường chưa có quần xã sinh vật từng sống, dẫn tới quần xã ổn định.
- Diễn thế thứ sinh diễn ra ở môi trường đã có quần xã sinh vật từng sống, luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái
A, B, D sai
- Diễn thế sinh thái là sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường, song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường
Câu 29:
Ưu điểm của phương pháp lai tế bào là:
Đáp án C
- Giải thích
+ A, D sai vì phương pháp lai tế bào không áp dụng để lai giữa tế bào động vật với tế bào thực vật mà nhằm lai các tế bào giữa các loài thực vật với nhau, giữa các loài động vật với nhau.
+ B sai vì lai tế bào tạo ra 1 tế bào lai từ đó phát triển thành một cơ thể mới mang những đặc tính của cả 2 loài, không phải tạo ra thể khảm.
+ C đúng vì lai tế bào giúp tạo ra được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau mà bằng cách tạo giống thông thường không thể thực hiện được.
Câu 30:
Một gen đột biến đã mã hoá cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 198 aa. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen đột biến nói trên có tỉ lệ A:U:G:X lần lượt là 1:2:3:4, số lượng nucleotit trên phân tử mARN này là bao nhiêu?
Đáp án D
- Protein hoàn chỉnh là protein đã được cắt bỏ axit amin mở đầu
->Số bộ ba mã hóa trên mARN quy định protein này là: 198+1 axit amin mở đầu bị cắt + 1 bộ ba kết thúc không mã hóa = 200 bộ ba
->Số nucleotit trên mARN là 200*3 = 600 nucleotit
- Mà tỉ lệ các loại nucleotit trên mARN là A:U:G:X lần lượt là 1:2:3:4 → Số lượng nucleotit từng loại là:
A = 60, U = 120, G = 180, X = 240
Câu 31:
Tính xác suất để bố có nhóm máu A và mẹ có nhóm máu B sinh con gái có nhóm máu AB?
Đáp án D
- Bố nhóm máu A có thể có kiểu gen IAIA hoặc IAI0, mẹ có nhóm máu B có thể có kiểu gen IBIB hoặc IBI0
- Con có nhóm máu AB → Phải nhận được giao tử IA từ bố và giao tử IB từ mẹ
- Tỉ lệ giao tử IA của bố là: 0,5 IAIA * 1 + 0,5 IAI0 *1/2 = 0,75; tương tự tỉ lệ giao tử IB từ mẹ là 0,75
->Xác suất sinh con có nhóm máu AB là 0,75*0,75 = 0,5625
-> Xác suất sinh con gái là: ½
-> Xác suất sinh con gái có nhóm máu AB là: 0,5625 * ½ = 0,28125 = 28,125%
Câu 32:
Các hình thức chọn lọc nào diễn ra khi điều kiện sống thay đổi:
Đáp án D
B, C sai do chọn lọc ổn định diễn ra khi điều kiện sống ổn định.
A sai do chỉ có 3 hình thức chọn lọc là chọn lọc vận động, chọn lọc ổn định, chọn lọc phân hóa, giới tính chỉ là 1 tính trạng chịu tác động của các hình thức chọn lọc trên.
D đúng do chọn lọc phân hóa, chọn lọc vận động diễn ra khi điều kiện sống thay đổi.
Câu 33:
Trong cấu trúc phân tử của NST sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc của nhiễm sắc thể có đường kính
Đáp án A
Hình vẽ dưới đây thể hiện cấu trúc của NST
Quan sát hình vẽ ta có thể dễ dàng nhìn thấy đường kính của sợi nhiễm sắc là 30nm.
Câu 34:
Ở Cà chua 2n = 24. Có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể tam nhiểm khác nhau ?
Đáp án A
Theo bài cho: 2n=24
Số loại thể tam nhiễm tối đa khác nhau có thể tạo ra = n =12
Câu 35:
Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ NST 2n = 20 . Một cá thể trong tế bào sinh dưỡng có tổng số NST là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó xảy ra hiện tượng
Đáp án C
Hàm lượng AND không đổi, chứng tỏ tế bào không bị mất hay thêm vật chất di truyền. Vậy loại B và D
Tuy nhiên số NST giảm đi 1, vậy chứng tỏ là chuyển đoạn NST nhưng theo kiểu sát nhập 2 NST thành 1 (chuyển đoạn Robertson)
Câu 36:
Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án C
C đúng vì: bệnh ung thư xuất phát từ 1 tế bào bị đột biến. Sự chuyển dịch từ 1 tế bào bình thường sang tế bào ung thư thì sẽ chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. Từ đó dễ dẫn đến các đột biến gen và đột biến NST.
Câu 37:
Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là
Đáp án A
Đặc điểm cuả nhân bản vô tính là cá thể con sinh ra sẽ giống cá thể mẹ cho vật chất di truyền, và ở phương pháp nhân bản vô tính này thì cá thể con có thể khác hoàn toàn các cá thể mang thai và sinh ra nó. Tế bào cho vật chất di truyền là tế bào sinh dưỡng, vì vậy mà tuổi thọ của cá thể do nhân bản vô tính thường thấp hơn.
Ví dụ ở Cừu Doly: cừu con sinh ra có các đặc điểm giống cừu mẹ cho nhân (cừu cho tế bào tuyến vú) và khác hoàn toàn với cừu mang thai và sinh ra nó
Câu 38:
Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành (operator) là
Đáp án B
- Vùng khởi động P (promoter): nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
- Vùng vận hành O (operator): có trình tự Nu đặc biệt để prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
- Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A quy định tổng hợp các enzym tham gia phản ứng phân giải đường lactôzơ trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 39:
Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn chéo có thể dẫn đến điều gì:
Đáp án D
Tự thụ phấn là tăng tỷ lệ kiểu gen đồng hợp trong đó có đồng hợp lặn thường quy định tính trạng xấu nên thường gây hiện tượng thoái hóa; giảm tỷ lệ kiểu gen dị hợp. Vậy D là đầy đủ nhất.
Câu 40:
Các bộ ba khác nhau bởi:
1.Số lượng nuclêôtit;
2.Thành phần nuclêôtit;
3. Trình tự các nuclêôtit;
4. Số lượng liên kết photphodieste.
Câu trả lời đúng là:
Đáp án A
Các bộ ba khác nhau bởi: thành phần Nucleotit và trình tự các Nucleotit
1 sai vì: tất cả các bộ 3 đều có số lượng nucleotit bằng 3
4 sai vì: liên kết photphodieste là liên kết giữa 2 nucleotit kế tiếp=> số lượng liên kết photphodieste trong bộ 3 là không đổi.