IMG-LOGO

Đề thi Toán lớp 6 có đáp án Giữa kì 1 (Đề 4)

  • 3343 lượt thi

  • 32 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các biển báo giao thông sau, biển báo nào có hình dạng là tam giác đều?

Xem đáp án

Biển báo có dạng là tam giác đều là biển báo 1

Chọn đáp án C.


Câu 2:

Tích 5.5.5.5 được viết dưới dạng lũy thừa là:
Xem đáp án

5.5.5.5 = 54(tích của 4 thừa số 5).

Chọn đáp án B.


Câu 3:

Cho các số: 2; 5; 6; 4. Trong các số đã cho, ước của 15 là:
Xem đáp án

Để tìm ước của 15 ta chia lần lượt số đó cho 2; 5; 6; 4 để xét xem 15 chia hết cho những số nào, khi đó số được chia hết sẽ là ước của 15.

Ta thấy trong 4 đáp án thì 15 chỉ chia hết cho 5.

Chọn đáp án D.


Câu 4:

Cho các số: 326; 124; 963; 148. Trong các số đã cho, có bao nhiêu số chia hết cho 2?
Xem đáp án

Dấu hiệu chia hết cho 2: “Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.”

Vây trong 4 số 326; 124; 963; 148 có 3 số chia hết cho 2.

Chọn đáp án D.


Câu 5:

Cho tập hợp P = {1; 2; 3}. Trong các khẳng định sau, khẳng định đúng là:
Xem đáp án

Khẳng định đúng là 1 ∈ P.

Chọn đáp án A.


Câu 6:

Cho các số: 11; 15; 26; 12; 31. Trong các số đã cho, có bao nhiêu số là hợp số?
Xem đáp án

11 lớn hơn 1, chỉ chia hết cho 1 và chính nó → Số nguyên tố

15 lớn hơn 1, chia hết cho 1, 3, 5 và chính nó → Hợp số

26 lớn hơn 1, chia hết cho 1, 2, 13 và chính nó → Hợp số

12 lớn hơn 1, chia hết cho 1, 2, 3, 4, 6, và chính nó → Hợp số

31 lớn hơn 1, chỉ chia hết cho 1 và chính nó → Số nguyên tố

Vậy có 3 hợp số.

Chọn đáp án D.


Câu 8:

Cho các số: 17; 28; 27; 49. Trong các số đã cho, số nguyên tố là:
Xem đáp án

Trong các số trên, số nguyên tố là 17, vì 17 lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và 17.

Chọn đáp án A.


Câu 9:

Cho các số: 125; 413; 718; 942. Trong các số đã cho, số chia hết cho 5 là:
Xem đáp án

Dấu hiệu chia hết cho 5: “Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.”

Vậy số chia hết cho 5 trong các số trên là: 125.

Chọn đáp án B.


Câu 10:

Giá trị của biểu thức 79 + 114 + 21 + 86 bằng:
Xem đáp án

79 + 114 + 21 + 86

= (79 + 21) + (114 + 86)

= 100 + 200 = 300

Chọn đáp án A.


Câu 11:

Cho hình chữ nhật ABFE và hình thoi ABCD, CD = 5 cm và AE = 2 cm. Diện tích hình chữ nhật ABFE bằng:

Xem đáp án

ABCD là hình thoi nên AB = BC = AD = CD = 5cm

Diện tích hình chữ nhật ABCD là: AB. AE = 5.2 = 10 (cm2).

Chọn đáp án C.


Câu 12:

Tập hợp E gồm các số tự nhiên lẻ, nhỏ hơn 7 là:
Xem đáp án

Các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 7 là: 1, 3, 5.

Vậy tập hợp E gồm các số tự nhiên lẻ, nhỏ hơn 7 là: E = {1; 3; 5}

Chọn đáp án D.


Câu 13:

Giá trị của biểu thức 22 – 2.(32+ 1) bằng
Xem đáp án

22 – 2.(32+ 1)

= 22 – 2.(9 + 1)

= 22 – 2.10

= 22 – 20

= 2

Chọn đáp án D.


Câu 14:

Phân tích số 100 ra thừa số nguyên tố ta được kết quả là:
Xem đáp án

Ta có: 100 = 4.25 = 22.52

Chọn đáp án C.


Câu 15:

Một hình chữ nhật và hình thoi có chu vi bằng nhau. Biết chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật lần lượt bằng 8 cm và 6 cm. Độ dài cạnh của hình thoi bằng:
Xem đáp án

Chu vi hình chữ nhật là:

(8 + 6).2 = 28 (cm)

Chu vi hình thoi có công thức P = 4a

Do đó một cạnh của hình thoi bằng:

28 : 4 = 7 (cm)

Chọn đáp án B.


Câu 16:

Giá trị của biểu thức 36.29 + 36.71 bằng:
Xem đáp án

36.29 + 36.71

= 36.(29 + 71)

= 36.100

= 3600

Chọn đáp án A.


Câu 17:

Một hình vuông có diện tích bằng 121 cm2. Chu vi của hình vuông đó bằng:
Xem đáp án

Ta có: 121 = 11 . 11

Do đó một cạnh của hình vuông là: 11 (cm)

Chu vi hình vuông là:

11.4 = 44 (cm)

Chọn đáp án D.


Câu 18:

Có thể thay dấu * bởi chữ số nào trong các chữ số sau thì \(\overline {71*} \) chia hết cho 9?
Xem đáp án

Ta có: 7 + 1 + * = 8 + *

Để \(\overline {71*} \) chia hết cho 9 thì (8 + *) chia hết cho 9

Số * thỏa mãn là 1.

Chọn đáp án D.


Câu 19:

Một hình vuông và một hình lục giác đều có chu vi bằng nhau. Biết rằng độ dài cạnh hình vuông bằng 6 cm, độ dài cạnh của lục giác đều bằng:

Xem đáp án

Chu vi hình vuông là:

6.4 = 24 (cm)

Chu vi hình vuông bằng chu vi lục giác đều và bằng 24 cm

Độ dài cạnh của lục giác đều là:

24 : 6 = 4 (cm)

Chọn đáp án C.


Câu 20:

Trong các số dưới đây, bội chung của 12 và 20 là:
Xem đáp án

Cách 1:

Ta có:

12 = 22.3

20 = 22.5

BCNN(12, 20) = 22.3.5 = 60

BC(12, 20) = B(60) = {0; 60; 120;…}

Cách 2: Trong các số đã cho ở phần đáp án, ta thấy chỉ có số 60 vừa chia hết cho 12, vừa chia hết cho 20 nên 60 là bội chung của 12 và 20.

Chọn đáp án D.


Câu 21:

Tập hợp tất cả các ước chung của 20 và 30 là:
Xem đáp án

Ta có:

20 = 22.5

30 = 2.3.5

ƯCLN(20, 30) = 2.5 = 10

ƯC(20, 30) = Ư(10) = {1; 2; 5; 10}

Chọn đáp án B.


Câu 22:

Biết \(\overline {x54y} \) chia hết cho cả 2; 5 và 3. Có bao nhiêu chữ số x thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Xem đáp án

Để \(\overline {x54y} \) chia hết cho cả 2 và 5 thì chữ số tận cùng phải là 0.

Nên y = 0

Ta có: x + 5 + 4 + 0 = 9 + x

Để \(\overline {x540} \) ⁝ 3 thì (9 + x) chia hết cho 3.

Chữ số x (khác 0, vì là chữ số đầu tiên) thỏa mãn là: 3; 6; 9.

Vậy có 3 chữ số x thỏa mãn.

Chọn đáp án D.


Câu 23:

Trong các khẳng định sau, khẳng định sai là:
Xem đáp án

Đáp án A: 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất → Đúng

Đáp án B: Tổng của hai số nguyên tố lớn hơn 2 luôn là số chẵn → Đúng

Vì các số nguyên tố lớn hơn 2 đều là số lẻ. Nên khi cộng hai số lẻ ta được tổng của chúng là số chẵn.

Ví dụ: 3 + 5 = 8; 79 + 83 = 162

Đáp án C: Không có số nguyên tố nào chia hết cho 3 → Sai

Vì số 3 là số nguyên tố và chia hết cho 3

Đáp án D: Mọi số tự nhiên lớn hơn 5 và chia hết cho 5 đều là hợp số → Đúng

Chọn đáp án C.


Câu 24:

Cho số tự nhiên x biết rằng: x ∈ ƯC(60, 40) và x >4. Tổng tất cả các giá trị của x thỏa mãn yêu cầu bài toán bằng:
Xem đáp án

40 = 23.5

60 = 22.3.5

ƯCLN(60, 40) = 22.5 = 20

x ∈ ƯC(60, 40) = Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}

Vì x >4 nên x {5; 10; 20}

Tổng các giá trị của x bằng: 5 + 10 + 20 = 35.

Chọn đáp án B.


Câu 25:

Học sinh khối 6 của trường THCS Nghĩa Tân khi xếp thành hàng 12, hàng 18 và hàng 20 thì đều vừa đủ. Biết rằng số học sinh khối 6 có khoảng từ 500 đến 600 học sinh, số học sinh khối 6 của trường bằng:
Xem đáp án

Gọi số học sinh khối 6 của trường Nghĩa Tân là x (học sinh) \(\left( {x \in {\mathbb{N}^*}} \right)\).

Để xếp số học sinh thành hàng 12, hàng 18 và hàng 20 đều vừa đủ thì

x phải chia hết cho 12, 18 và 20

Hay x ∈ BC(12, 18, 20)

12 = 22.3

18 = 2.32

20 = 22.5

BCNN(12, 18, 20) = 22.32.5 = 180

BC(12, 18, 20) = B(180) = {0; 180; 360; 540; 900;…}

Biết rằng số học sinh khối 6 có khoảng từ 500 đến 600 học sinh.

Vậy số học sinh khối 6 của trường Nghĩa Tân là 540 học sinh.

Chọn đáp án C.


Câu 26:

Cho số tự nhiên x thỏa mãn: x ∈ Ư(20) và x >5. Tổng tất cả các giá trị của x thỏa mãn yêu cầu bài toán bằng:
Xem đáp án

Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}

Vì x >5 nên x ∈ {10; 20}

Tổng các giá trị bằng: 10 + 20 = 30.

Chọn đáp án C.


Câu 27:

Biết \(\overline {1x23y} \) chia hết cho 5 và 9 nhưng không chia hết cho 2. Khi đó, x + y bằng:
Xem đáp án

Để \(\overline {1x23y} \) chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 thì chữ số tận cùng phải là 5.

Nên y = 5

Ta có: 1 + x + 2 + 3 + 5 = 11 + x

Để \(\overline {1x235} \,\,\, \vdots \,\,\,9\) thì (11 + x) phải chia hết cho 9.

Có chữ số x = 7 thỏa mãn (11 + 7 = 18 chia hết cho 9)

Vậy x + y = 7 + 5 = 12.

Chọn đáp án A.


Câu 28:

Lớp 6A có 30 học sinh nam và 24 học sinh nữ. Cô giáo dạy môn Âm nhạc lớp 6A muốn chia đều lớp thành các nhóm để luyện tập sao cho số học sinh nam và nữ của mỗi nhóm là như nhau. Hỏi cô giáo có thể chia lớp thành nhiều nhất bao nhiêu nhóm?
Xem đáp án

Gọi số nhóm là x (nhóm, \(x \in {\mathbb{N}^*}\))

Để số học sinh nam và nữ của mỗi nhóm là như nhau và số nhóm là nhiều nhất thì: x = ƯCLN(24, 30)

24 = 23.3

30 = 2.3.5

ƯCLN(24, 30) = 2.3 = 6

Nên x = 6 (t/m)

Vậy cô giáo có thể chia lớp thành nhiều nhất là 6 nhóm.

Chọn đáp án B.


Câu 29:

Cho số tự nhiên x thoả mãn: x ∈ B(3) và 6 x 18. Có bao nhiêu giá trị của x thoả mãn yêu cầu bài toán?
Xem đáp án

B(3) = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18; …}

Vì 6 x ≤ 18 nên x ∈ {9; 12; 15; 18}

Vậy có 4 giá trị thỏa mãn yêu cầu của bài.

Chọn đáp án D.


Câu 30:

Cho biểu thức: P = 19924+ 20212020. Giá trị của biểu thức P có chữ số tận cùng là:
Xem đáp án

P = 19924+ 20212020

= (…2)4+ (…1)2020

= (…6) + (…1)

= …7

Vậy P có chữ số tận cùng là 7.

Chọn đáp án D.


Câu 31:

Cho số tự nhiên x và y thỏa mãn: (x + 2)(y – 1) = 7. Khi đó, x.y bằng:
Xem đáp án

(x + 2)(y – 1) = 7

Suy ra (x + 2) và (y – 1) ∈ Ư(7) = {1; 7}

Vì x, y là các số tự nhiên nên x + 2 ≥ 2

Nên x + 2 = 7 và y – 1= 1

Suy ra x = 5 và y = 2

Vậy x.y = 5.2 = 10

Chọn đáp án C.


Câu 32:

Cho hai số nguyên tố x và y thoả mãn: x2+ 117 = y2. Khi đó, x + 2y bằng:
Xem đáp án

x2+ 117 = y2

Dễ thấy y2>117

nên y >10

Do y là số nguyên tố nên y lẻ suy ra y2lẻ

Mà x2+ 117 = y2nên x2chẵn suy ra x chẵn

Mà x là nguyên tố nên x = 2 (vì 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất).

Thay vào đề bài ta có:

22+ 117 = y2

121 = y2

112= y2

Suy ra y = 11

Vậy x + 2y = 2 + 2.11 = 24

Chọn đáp án D.


Bắt đầu thi ngay