30 đề thi thử THPTQG môn Sinh học Cực hay có lời giải (Đề số 14)
-
18390 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
- A sai vì yếu tố ngẫu nhiên không làm xuất hiện kiểu gen mới trong quần thể mà nó chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
- B, C, D là những phát biểu đúng.
Câu 2:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể bởi tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Đáp án D
Một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể bởi tác động của nhân tố tiến hóa "Các yếu tố ngẫu nhiên" vì yếu tố ngẫu nhiên là những yếu tố xảy ra do thiên tai, dịch bệnh nên nó có tính chất đột ngột và vô hướng.
Câu 3:
Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai AABB x AABb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?
Đáp án D
P: AABB x AABb → 1AABB : lAABb
Vậy đời con có 2 kiểu gen
Câu 4:
Áp suất rễ thường thể hiện ở những hiện tượng nào?
Đáp án C
Áp suất rễ thường thể hiện ở 2 hiện tượng : hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt.
Câu 5:
Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những loại cây nào?
Đáp án D
Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những loại cây bụi thấp và những cây thân thảo.
Câu 6:
Ở thực vật, sản phẩm của quá trình hô hấp là
Đáp án D
Sản phẩm của quá trình hô hấp ở thực vật là CO2, H2O và năng lượng.
Câu 7:
Cường độ quang hợp là chỉ số thể hiện hiệu suất hoạt động quang hợp của cơ quan nào dưới đây?
Đáp án A
Cơ quan quang hợp chủ yếu xảy ra ở lá, vậy cường độ quang hợp là chỉ số thể hiện hiệu suất hoạt động quang hợp của lá.
Câu 8:
Khi nói về sự cân bằng pH nội môi ở người, nhận định nào dưới đây là chính xác?
Đáp án C
- A sai vì prôtêinat là hệ đệm mạnh nhất trong cơ thể
- B sai vì hệ đệm bicacbônat có tốc độ điều chỉnh pH rất nhanh
- C đúng vì “Hệ đệm phôtphat đóng vai trò quan trọng trong dịch ống thận”
- D sai vì hô hấp và bài tiết đều tham gia vào quá trình điều hoà pH của máu
Câu 9:
Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây?
Đáp án D
Pha sáng cung cấp cho pha tối sản phẩm là ATP và NADPH.
Câu 10:
Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
- A sai vì, tạo ra thể khảm chứ không phải là thể ba.
- B sai vì, thể lệch bội là làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng → có thể tăng hoặc giảm hàm lượng ADN.
- C đúng, cônsixin có tác dụng ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật
- D sai, vì thể đa bội chẵn có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
Câu 11:
Phép lai P: ♀ XAXa x ♂ XaY, thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Quá trình giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong số các cá thể F1, có thể xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây?
Đáp án D
P. ♀♂
- Con cái có kiểu gen XAXa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường tạo giao từ là XAXa, O.
- XaY giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử là: Xa, Y
Đời con xuất hiện những kiểu gen sau : XAXaXa; XAXaY, XaO, OY
Câu 12:
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết là
Đáp án B
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết là chuyển đoạn.
Câu 13:
Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo những giai đoạn nào?
1. Giai đoạn nước từ đất vào lông hút
2. Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ
3. Giai đoạn nước bị đây từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân
4. Giai đoạn nước từ mạch gỗ của thân lên lá
Tổ hợp đúng là:
Đáp án A
Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo 3 giai đoạn là:
1. Giai đoạn nước từ đất vào lông hút
2. Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ
3. Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân.
Câu 14:
Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
- A sai vì đột biến là nhân tố tiến hóa vô hướng.
- B đúng
- C sai vì tiến hóa nhỏ vẫn diễn ra khi không có di - nhập gen.
- D sai vì nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa nhỏ là đột biến gen.
Câu 15:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai ?
Đáp án B
- A, C, D là những phát biểu đúng
- B sai vì gen đột biến chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi nó ở trạng thái đồng hợp lặn, hoặc gen đột biến thành alen trội.
Câu 16:
Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac.
II. Vùng khởi động (P) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã.
IV. Khi gen cấu trúc A phiên mã 5 lần thì gen cấu trúc Z phiên mã 2 lần.
Đáp án A
- I đúng vì thành phần của opêron Lac gồm có : O, P, Z, Y, A
- II sai vì vùng khởi động là vị trí tương tác của ARN pôlimeraza để khởi đầu phiên mã.
- III đúng, dù có hay không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã.
- IV sai vì số lần phiên mã của gen cấu trúc là bằng nhau
Vậy có 2 phát biểu đúng
Câu 17:
Tính trạng có mức phản ứng rộng là
Đáp án B
Tính trạng có mức phản ứng rộng là những tính trạng phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường.
Câu 18:
Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau đây:
Thực vật → Sâu ăn lá → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này sinh vật có bậc dinh dưỡng cấp 2 là
Đáp án D
Bậc dinh dưỡng bậc 1 bắt đầu bằng sinh vật sản xuất nên ta có sơ đồ sau đây
Thực vật (bậc dinh dưỡng bậc 1) → Sâu ăn lá (bậc dinh dưỡng bậc 2) → Nhái (bậc dinh dưỡng bậc 3) → Rắn hổ mang (bậc dinh dưỡng bậc 4) → Diều hâu (bậc dinh dưỡng bậc 5).
Vậy trong chuỗi thức ăn này sinh vật có bậc dinh dưỡng cấp 2 là sâu ăn lá.
Câu 19:
Cho chuỗi thức ăn : Cỏ → Sâu ăn lá cây → Cầy → Đại bàng. Sinh vật có bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên là
Đáp án A
Cỏ (bậc dinh dưỡng bậc 1) → Sâu ăn lá cây (bậc dinh dưỡng bậc 2) → Cầy (bậc dinh dưỡng bậc 3) → Đại bàng (bậc dinh dưỡng bậc 4).
Câu 20:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
- A sai vì đột biến gen có thể xảy ra trong cả quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.
- B đúng, đột biến điểm là đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit
- C đúng
- D đúng
Câu 21:
Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ sinh thái giữa sầu ăn lá ngô và nhái là quan hệ cạnh tranh.
II. Quan hệ dinh dưỡng giữa nhái và rắn hổ mang dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
III. Rắn hổ mang và diều hâu thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.
IV. Sự tăng, giảm số lượng sâu ăn lá ngô sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng nhái.
Đáp án A
- I sai vì quan hệ sinh thái giữa sâu ăn lá ngô và nhái là mối quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác.
- II đúng vì số lượng nhái bị khống chế bởi rắn hổ mang và ngược lại.
- III đúng vì rắn hổ mang thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 còn diều hâu có bậc dinh dưỡng cấp 5.
- IV đúng vì sâu ăn lá ngô là thức ăn của nhái.
Vậy có 3 phát biểu đúng
Câu 22:
Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
- A, B, D là những phát biểu đúng
- C sai vì cấu trúc tuổi của quần thể không ổn định và phụ thuộc với yếu tố môi trường
Câu 23:
Chuỗi thức ăn nào sau đây mở đầu bằng sinh vật phân giải?
Đáp án A
- A chọn vì lá, cành cây khô là sinh vật phân giải.
- B, C, D loại vì đây là những chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.
Câu 24:
Hình ảnh dưới đây minh họa cho loại diễn thế sinh thái nào?
Rừng lim Hữu Lũng – Tỉnh Lạng Sơn
Đáp án B
Nhìn vào hình ảnh ta thấy, ban đầu đã có quần xã “Rừng lim nguyên sinh” từng sống → nên hình ảnh này minh họa cho diễn thế thứ sinh.
Câu 25:
Hình ảnh dưới đây là hiện tượng một số loài cua biển mang trên thân những con hải quỳ thể hiện mối quan hệ nào?
Đáp án C
Hình ảnh này là hiện tượng một số loài cua biển mang trên thân những con hải quỳ thể hiện mối quan hệ cộng sinh. Cua trú ngự trong hải quỳ trốn tránh kẻ thù (vì hải quỳ có độc tố). Hải quỳ có thể di chuyển, kiếm được nhiều thức ăn hơn.
Câu 26:
Hai quần thể chuột đồng (I và II) có kích thước lớn, sống cách biệt nhau. Tần số alen A quy định chiều dài lông ở quần thể I là 0,7 và quần thể II là 0,4. Một nhóm cá thể từ quần thể I di cư sang quần thể II. Sau vài thế hệ giao phối, người ta khảo sát thấy tần số alen A ở quần thể II là 0,415. Số cá thể di cư của quần thể I chiếm bao nhiêu % so với quần thể II?
Đáp án A
Áp dụng công thức giải các bài tập di truyền quần thể chịu tác động của di – nhập gen
m.(pcho - phỗn) = phỗn – pnhận
Trong đó:
- phỗn : tần số alen A của quần thể hỗn hợp (sau khi nhập cư)
- pcho : tần số alen A của quần thể cho.
- pnhận : tần số alen của quần thể nhận
- m : tỉ lệ cá thể mới nhập cư so với số cá thể quần thể nhận ban đầu.
Như vậy từ công thức ta có: m.(pcho - phỗn) = phỗn – pnhận
m = (phỗn – pnhận )/ (pcho - phỗn) = (0,415 – 0,4)/(0,7 – 0,415) = 0,015/0,285 = 5,26%
Câu 27:
Một quần thể thực vật có tỉ lệ cây thân cao là 64%. Sau hai thế hệ tự thụ phấn, số cây thân thấp trong quần thể là 42%. Cho biết alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là:
Đáp án B
B: cao >> b : thấp
Tỉ lệ cây thân cao là 64% → tỉ lệ cây thân thấp là 100% - 64% = 36%
Gọi tỉ lệ kiểu gen Bb của quần thể ban đầu là x
Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là: (0,64 – x)BB : xBb : 0,36bb = 1
Sau hai thế hệ tự thụ phấn tỉ lệ kiểu gen thân thấp bb trong quần thể là:
0,36 + x = 0,42
x = 0,16 → Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ P là: 0,48BB : 0,16Bb : 0,36bb
Câu 28:
Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể là
Đáp án C
A : đỏ >> a : vàng
Gọi tần số alen A và a lần lượt là p và q
Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền nên tuân theo công thức: p2 AA + 2pqAa + q2 aa= 1
Theo bài ra ta có q2 = 0,25 → q = 0,5 → p = 0,5
Câu 29:
Trong quần thể xét một gen có 3 alen : . Biết rằng không xảy ra đột biến, người ta có thể thực hiện được bao nhiêu phép lai từ các kiểu gen của 2 alen trên (không kể các phép lai thuận nghịch?
Đáp án C
Ba alen tạo được số kiểu gen là: 3(3 + 1)/2 = 6
→ Số phép lai tạo ra là 6.(6+1)/2 = 21
* Lưu ý: Giả sử quần thể có n kiểu gen khác nhau, thì số kiểu giao phối hay số phép lai tình bằng công thức: n.
Câu 30:
Lai giữa con đực cánh dài, mắt đỏ với cái cánh dài, mắt đỏ, F1 thu được tỉ lệ kiểu hình: 14,75% con đực mắt đỏ, cánh dài; 18,75% đực mắt hồng, cánh dài; 6,25% đực mắt hồng, cánh cụt; 4% đực mắt đỏ, cánh cụt; 4% đực mắt trắng, cánh dài; 2,25% đực mắt trắng, cánh cụt; 29,5% cái mắt đỏ, cánh dài; 8% cái mắt đỏ, cánh cụt; 8% cái mắt hồng, cánh dài; 4,5% cái mắt hồng, cánh cụt. Biết kích thước cánh 1 cặp alen quy định (D, d), con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Kiểu gen của P là
Đáp án B
Xét riêng từng cặp tính trạng;
+ Ở F1 có tỉ lệ mắt đỏ : mắt hồng : mắt trắng: 9 : 6 : 1 → tương tác bổ sung và kiểu gen P về tính trạng màu mắt là AaBb x AaBB. Mặt khác tính trạng này phân bố không đều ở 2 giới → 1 trong 2 cặp alen phải nằm trên nhiễm sắc thể X (không có alen tương ứng trên Y).
+ Ở F1 có tỉ lệ cánh dài: cánh cụt = 3 : 1 → kiểu gen P về tính trạng kích thước cánh là Dd x Dd và phân li đồng đều ở hai giới → gen nằm trên nhiễm sắc thể thường → có gen A hoặc B với gen D cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường → loại đáp án AaXDXd x AaXDY. Con đực mắt trắng, cụt có kiểu gen (ab/ab)XbY chiếm 2,25%
→ (ad/ad) = 2,25% : 25% = 9% (vì XbY chiếm tỉ lệ 1/4) = 30% ad x 30% ad
→ Kiểu gen của P:
Câu 31:
Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch thứ nhất có số nuclêôtit loại T và X lần lượt chiếm 20% và 40% số nuclêôtit của mạch; trên mạch thứ hai có số nuclêôtit loại X chiếm 15% số nuclêôtit của mạch. Tỉ lệ nuclêôtit loại T ở mạch thứ hai so với tổng số nuclêôtit của mạch là:
Đáp án D
Câu 32:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục. Các cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường.
Cho cây H thuộc loài này lần lượt giao phấn với 2 cây cùng loài, thu được kết quả sau:
- Với cây thứ nhất, thu được đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 150 cây thân cao, quả bầu dục; 30 cây thân thấp, quả tròn.
- Với cây thứ hai, thu được đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 30 cây thân cao, quả bầu dục; 150 cây thân thấp, quả tròn. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, kiểu gen của cây H là
Đáp án C
A: cao >> a: thấp; B: tròn >> b: bầu dục
- H x cây 1 → 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 150 cây thân cao, quả bầu dục; 30 cây thân thấp, quả tròn.
Cao/thấp = (210+150)/(90+30) = 3 : 1 → Aa x Aa
Tròn/bầu dục = (210+30) /(150+30) = 1 :1 → Bb x bb
→ (Aa, Bb) x (Aa,bb)
- H x cây 2 → 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 30 cây thân cao, quả bầu dục; 150 cây thân thấp, quả tròn.
Cao/thấp = (210+30)/(90+150) = 1:1 → (Aa x aa)
Tròn/bầu dục = (210 + 150)/(90+30) = 3:1 → (Bb x Bb)
→ (Aa,Bb x aa,Bb)
Vậy cây H dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb)
Ở phép lai với cây 1 tỉ lệ kiểu hình thấp - bầu dục
Nhận thấy giao tử
→ đây là giao tử liên kết gen → Kiểu gen của cây H là dị hợp tử đều AB/ab
Câu 33:
Cho một lưới thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau đây:
Có bao nhiêu kết luận dưới đây nói về lưới thức ăn trên là đúng?
(1) Lưới thức ăn bao gồm 5 chuỗi thức ăn.
(2) Chuột tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất.
(3) Diều hâu vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3, vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 4.
(4) Có 3 chuỗi thức ăn gồm có 5 mắt xích.
Đáp án C
(1) đúng
- Lưới thức ăn bao gồm 5 chuỗi thức ăn là:
1 - Thực vật → Châu chấu → Chuột → Diều hâu.
2 - Thực vật → Châu chấu → Chuột → Rắn → Diều hâu.
3 - Thực vật → Kiến → Chuột → Diều hâu.
4- Thực vật → Kiến → Chuột → Rắn → Diều hâu.
5 - Thực vật → Kiến → Ếch → Rắn → Diều hâu.
(2) sai vì
Chuột tham gia vào 4 chuỗi thức ăn còn diều hâu tham gia vào cả 5 chuỗi thức ăn.
(3) đúng
1- Thực vật (sinh vật sản xuất) → Châu chấu (sinh vật tiêu thụ bậc 1) → Chuột (sinh vật tiêu thụ bậc 2) → Diều hâu (sinh vật tiêu thụ bậc 3).
2 - Thực vật (sinh vật sản xuất) → Châu chấu (sinh vật tiêu thụ bậc 1) → Chuột (sinh vật tiêu thụ bậc 2) → Rắn (sinh vật tiêu thụ bậc 3) → Diều hâu (sinh vật tiêu thụ bậc 4).
(4) đúng
- Ba chuỗi thức ăn gồm có 5 mắt xích, đó là
1 - Thực vật → Châu chấu → Chuột → Rắn → Diều hâu.
2 - Thực vật → Kiến → Chuột → Rắn → Diều hâu.
3 - Thực vật → Kiến → Ếch → Rắn → Diều hâu.
Vậy có 3 kết luận trên đúng
Câu 34:
Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ, thu được F2 có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm 2%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F2 có số cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ
Đáp án B
P: thân cao, hoa trắng (A-bb) x thân thápa, hoa đỏ (aa,B-)
F1: (Aa,Bb) (thân cao, thân đỏ)
F1 giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (aaB-) thu được cây thân thấp, hoa trắng
F1 có kiểu gen dị hợp tử chéo
F2 có số cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ:
* Lưu ý đọc kĩ đề bài, vì đề bài hỏi cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng.
Câu 35:
Ở người, bệnh mù màu và bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y quy định. Bố bình thường, mẹ bình thường có kiểu gen XAbXaB sinh con mắc cả hai bệnh trên. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nhận định nào sau đây là đúng?
Đáp án B
Bố bình thường nên kiểu gen của bố là: XABY; mẹ có kiểu gen là: XAbXaB
Vì bố bình thường nên chắc chắn con gái bình thường (luôn nhận giao tử XAB từ bố) → người con bị bệnh là con trai
Để sinh con trai mắc cả hai bệnh trên (XabY) thì mẹ phải cho giao tử Xab mà mẹ có kiểu gen dị hợp chéo (XAbXaB) → trong giảm phân của mẹ đã xảy ra hoán vị gen
→ trong các nhận định mà để bài đưa ra, nhận định đúng là: “Đứa con trên là trai, trong giảm phân của mẹ có xảy ra hoán vị gen.”
Câu 36:
Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do một alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định nhìn màu bình thường. Một người phụ nữ nhìn màu bình thường có chồng bị bệnh này, họ sinh ra một người con trai bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Theo lí thuyết, người con trai này nhận alen gây bệnh từ ai?
Đáp án B
Quy ước gen
A : bình thường >> a: mù màu
- Chồng bị bệnh mù màu nên kiểu gen của người chồng là XaY
- Người phụ nữ bình thường về bệnh có kiểu gen là
- Cặp vợ chồng này sinh được 1 người con trai bị bệnh có kiểu gen là XaY (người con trai này luôn nhận giao tử Y từ bố và giao tử X từ mẹ) → người con trai nhận Xa từ mẹ → B đúng
Câu 37:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu trường hợp lai của P cho đời con có tỉ lệ kiểu hình khác nhau?
Đáp án A
A : thân cao >> a: thân thấp
B : hoa đỏ >> b : hoa vàng
Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (aaBB; aaBb) tự thụ phấn có thể xảy ra các trường hợp sau đây:
- TH1: Cả 3 cây đều có kiểu gen aaBB, ta có P: aaBB x aaBB → F1 : 100% aaBB → kiểu hình : 100% thấp, đỏ
- TH2 : Cả ba cây đều có kiểu gen là aaBb, ta có P: aaBb x aaBb → F1: 1/4aaBB: 2/4aaBb : 1/4aabb → kiểu hình : 3 thấp, đỏ : 1 thấp vàng
- TH3: 1 cây có kiểu gen aaBB, 2 cây có kiểu gen aaBb, ta có : (1/3aaBB : 2/3aaBb) tự thụ
+ P: 1/3aaBB → F1: 1/3aaBB
+ P: 2/3aaBb → F1: 2/3(1/4aaBB : 2/4aaBb : 1/4aabb) = 1/6aaBB : 2/6aaBb : 1/6aabb
Vậy F1 : 1/2aaBB : 2/6aaBb : 1/6aabb → kiểu hình : 5 thấp, đỏ : 1 thấp vàng
- TH4: 2 cây có kiểu gen aaBB, 1 cây có kiểu gen aaBb, ta có : (2/3aaBB : 1/3aaBb) tự thụ
+ P: 2/3aaBB → F1: 2/3aaBB
+ P: 1/3aaBb → F1: 1/3(1/4aaBB : 2/4aaBb : 1/4aabb) = 1/12aaBB : 2/12aaBb : 1/12aabb
Vậy F1 : 9/12aaBB : 2/12aaBb : 1/12aabb → kiểu hình : 11 thấp, đỏ : 1 thấp vàng
Vậy có 4 trường hợp
Câu 38:
Ở người, bệnh máu khó đông do một đột biến gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Trong một gia đình có người bố và mẹ đều không bị mắc bệnh máu khó đông. Họ sinh được một con gái bình thường và một con trai mắc bệnh máu khó đông, người con gái lấy một người chồng bình thường, khả năng cặp vợ chồng này sinh được con trai không mắc bệnh là
Đáp án C
Quy ước: A: bình thường >> a: máu khó đông
Bố mẹ bình thường sinh được người con trai mắc bệnh máu khó đông Y → mẹ có kiểu gen dị hợp.
Ta có sơ đồ lai của bố mẹ vợ:
Dựa vào sơ đồ lai, ta nhận thấy kiểu gen của người vợ (có kiểu hình bình thường) có thể là hoặc với xác suất: 1/2 :1/2 (cho giao tử với tỉ lệ: 3/4:1/4)
Người chồng bình thường có kiểu gen làY (cho giao tử với tỉ lệ 1/2Y)
Khả năng cặp vợ chồng này sinh được con trai không mắc bệnh Y là:
Câu 39:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen A, a và B, b quy định. Kiểu gen có cả hai loại alen A và B cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen khác đều cho kiểu hình hoa trắng. Alen D quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen d quy định lá xẻ thùy. Phép lai P: AaBbDd x aaBbDd, thu được F1. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
A-B-: hoa đỏ; còn lại các kiểu gen khác đều cho kiểu hình hoa trắng.
D: lá nguyên >> d: lá xẻ thùy
P: AaBbDd x aaBbDd
+ Aa x aa → 1/2 Aa : 1/2aa
+ Bb x Bb →1/4 BB : 2/4Bb : 1/4bb
+ Dd x Dd → 1/4DD : 2/4Dd : 1/4dd
- F1: hoa trắng, lá xẻ thùy đồng hợp tử có các kiểu gen sau: aaBBdd, aabbdd → A là phương án sai.
- B đúng, F1 có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, lá xẻ thùy là: AaBBdd, AaBbdd
- C đúng, F1 số cây hoa trắng, lá nguyên có tỉ lệ là: 1/2AA.1/4bB.3/4D- + 1/2AA.1(B,b).3/4 = 46,875%
- D đúng, ở F1 số kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, lá nguyên là: AaBBDD, AaBbDD, AaBBDd, AaBbDd.
Câu 40:
Sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền hai tính trạng ở người. Alen A quy định mũi cong trội hoàn toàn so với alen a quy định mũi thẳng (gen nằm trên NST thường); alen B quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen b quy định máu khó đông (gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X).
Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả các thành viên trong gia đình. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Con gái của cặp vợ chồng (A) và (B) không bao giờ bị máu khó đông.
II. Con gái của cặp vợ chồng (D); (E) có thể có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông.
III. Xác suất để cặp vợ chồng (D); (E) sinh ra người con trai mũi cong và bị bệnh máu khó đông là =1/12
IV. Kiểu gen của (D) có thể là một trong bốn trường hợp.
Đáp án D
Quy ước:
A: mũi cong >> a: mũi thẳng
B: bình thường >> b: máu khó đông
- (A) và (B) đều bình thường có kiểu gen lần lượt là , vì con gái của cặp vợ chồng này luôn nhận XB từ bố nên luôn có máu đông bình thường → I đúng.
- (C) mũi thẳng, bị bệnh máu khó đông có kiểu gen là aaY → (A); (B) đều mang alen a, ngoài ra, (B) còn mang alen → kiểu gen của (A) và (B) lần lượt là AaY, Aa, người con gái (D) mũi cong, máu khó đống bình thường sẽ có kiểu gen dạng A- X-.
- (E) có mũi thẳng và mẹ bị bệnh máu khó đông nên sẽ có kiểu gen là aaY (do luôn nhận alen Xb từ mẹ).
- Nếu (D) mang kiểu genAa thì con gái của cặp vợ chồng này có thể có mũi thẳng và bị bệnh máu khó đông (vì cả bố và mẹ đều có thể cho giao tử aXb) → II đúng
- Xét từng cặp tính trạng riêng rẽ.
+ Tính trạng dạng mũi
(A) x (B) : Aa x Aa → 1AA : 2Aa : 1aa → kiểu gen của (D): 1AA:2Aa hay 2/3A:1/3a; (E) có kiểu gen là aa nên cho 100% giao tử a.
+ Tính trạng khả năng đông máu
cho giao tử với xác suất:3/4 : 1/4; (E1 (D); (E) sinh ra người con trai mũi cong và bị bệnh máu khó đông là:
- Kiểu gen của (D) có thể là một trong bốn trường hợp sau:
Vậy có 4 phát biểu đúng.