Thứ sáu, 29/03/2024
IMG-LOGO

30 đề thi thử THPTQG môn Sinh học Cực hay có lời giải (Đề số 20)

  • 16096 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 2:

Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 3:

Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 4:

Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 5:

Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuỗi hạch?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 6:

Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 7:

Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 8:

Xitôkilin chủ yếu sinh ra ở:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 9:

Thể vàng sản sinh ra hoocmôn:

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 10:

Đặc điểm của bào tử là:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 11:

Bộ nhiễm sắc thể của các nhân ở trong quá trình thụ tinh của thực vật có hoa như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 12:

Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn giản nhất?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 13:

Một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thật có số liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit là 2998, hiệu số giữa A với một nuclêôtit khác là 10%. Trong các đoạn intron số nuclêôtit loại A = 300; G = 200. Trong đoạn mã hoá axit amin của gen có số lượng từng loại nuclêôtit là

Xem đáp án

Đáp án B

-Tổng số nucleotit của gen là: 2998+2 = 3000 nucleotit (kí hiệu là N)

-Số nucleotit từng loại của gen là:

2A+2G = 3000 = 100%

A – G = 10% → G=X= 20%.N = 600 nu; A= T = 1500 – 600 = 900 nu

→Số nucleotit từng loại trong đoạn mã hóa axit amin của gen là:

A=T = 900 – 300 =600

G=X = 600 – 200 = 400


Câu 14:

Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì

Xem đáp án

Đáp án B

-Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn thực hiện chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm → thoái hóa.


Câu 15:

Phương pháp nuôi cấy mô thực vật có ưu điểm nổi trội là

Xem đáp án

Đáp án D

-Cây tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật từ 1 cây ban đầu có đặc điểm là đồng nhất về kiểu gen và giống với kiểu gen của cây ban đầu, sạch dịch bệnh


Câu 16:

Cho gen A quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt trắng. Thế hệ ban đầu (P0) có 1 cá thể mang kiểu gen Aa và 2 cá thể mang kiểu gen aa. Cho chúng tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ, sau đó cho ngẫu phối ở thế hệ thứ 3. Theo lí thuyết ở thế hệ thứ 4 quần thể có:.

Xem đáp án

Đáp án A

-Cấu trúc di truyền của quần thể ở P0 là: 1/3Aa: 2/3aa

-Sau 3 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc ta có

2/3aa → 2/3aa

1/3Aa →( 1/2)3× 1/3Aa; AA = aa = (1-  1/8). 1/2 ×1/3= 7/48

→Thành phần kiểu gen ở thế hệ thứ 3 là: 7/48AA: 1/24Aa: (7/48+ 2/3aa) = 7/48AA: 2/48Aa: 39/48aa

→Tỉ lệ giao tử là: A= 8/48 = 1/6; a = 5/6

→Cấu trúc di truyền sau ngẫu phối là: 1/36 AA : 10/36 Aa: 25/36 aa = 0,31 hạt đỏ : 0,69 hạt trắn


Câu 17:

Ở một loài thực vật, alen A quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen a quy định quả chua; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp NST thường. Thực hiện phép lai giữa hai cây P: AaBB × aabb, thu được các cây F1, tứ bội hoá thành công các cây F1 bằng dung dịch consixin. Chọn một trong các cây F1 đã được tứ bội hoá cho tự thụ phấn. Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 là

Xem đáp án

Đáp án D

P. AaBB × aabb → F1: 1/2 AaBb : 1/2 aaBb

-Tứ bội hóa các cây F1 bằng conxixin → tạo cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBbb; aaaaBBbb

-Nếu cây F1 AAaaBBbb tự thụ phấn → tạo F2 có kiểu hình (35A--- : 1aaaa) × (35B--- : 1bbbb) = 1225:35:35:1

-Nếu cây F1 aaaaBBbb tự thụ phấn → Tạo F2 có kiểu hình (1aaaa) × (35B--- : 1bbbb) = 35:1


Câu 18:

Các cá thể trong quần thể cùng chung ổ sinh thái, nhưng rất hiếm khi xảy ra đấu tranh trực tiếp. Lí do chủ yếu nào dưới đây khẳng định điều đó?

Xem đáp án

Đáp án C

-Các cá thể trong quần thể hiếm khi xảy ra đấu tranh trực tiếp vì nguồn thức ăn luôn thỏa mãn cho sự phát triển số

lượng tối đa của quần thể.

-Nếu không nguồn thức ăn không cung cấp đủ → giữa các cá thể xảy ra đấu tranh hoặc phát tán đi nơi khác


Câu 19:

Một loài thực vật có kiểu gen AbaBDEdeAbaBDEde tự thụ. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội hoàn toàn lấn át gen lặn và tần số hoán vị f(A-b) = 20%, f(D-E) = 40% thì ở đời con F1 tỉ lệ kiểu hình mang toàn tính trội là

Xem đáp án

Đáp án B

-Tỉ lệ kiểu hình aabb = (20% : 2 )2 = 1%

→Tỉ lệ kiểu hình A-B- = 50% +1% = 51%

-Tỉ lệ kiểu hình ddee = (0,5 – 0,4/2)2 = 9%

→tỉ lệ kiểu hình D-E- = 50% + 9% = 59%

-->tỉ lệ kiểu hình F1 mang toàn tính trội là: 59% × 51% = 30,09%


Câu 20:

Bệnh mù màu ở một quần thể người tỉ lệ nam mắc bệnh là 30%. Tỉ lệ nữ không biểu hiện bệnh nhưng có mang gen bệnh trong quần thể này là

Xem đáp án

Đáp án C

-Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST × không có alen tương ứng trên Y quy định.

-Nam giới mù màu có kiểu gen XaY = 0,3 → Xa = 0,3; XA = 0,7

→ tỉ lệ nữ không biểu hiện bệnh nhưng có mang gen bệnh trong quần thể XAXa = 2.0,3.0,7 = 0,42 = 42%


Câu 21:

Các nội dung chủ yếu của phương pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp là

1 . Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau

2 Sử dụng các tác nhân đột biến để gây biến dị có di truyền lên các giống

3 . Lai các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau và chọn lọc những tổ hợp gen mong muốn

4 . Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần các dòng có tổ hợp gen mong muôn để tạo ra giống thuần chủng

5 .Chọn lọc các đột biến tốt phù hợp với yêu cầu

Phương án đúng theo thứ tự là :

Xem đáp án

Đáp án B

-Các nội dung chủ yếu của phương pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp là:

1 . Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau

3 . Lai các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau và chọn lọc những tổ hợp gen mong muốn

4 . Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần các dòng có tổ hợp gen mong muôn để tạo ra giống thuần chủng


Câu 22:

Ở ngô, chiều dài bắp do 1 gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định: alen A: bắp dài, alen a: bắp ngắn; màu hạt do 1 cặp gen trội lặn hoàn toàn khác quy định: alen B: hạt màu vàng, alen b: hạt trắng. Hai gen này trên 2 cặp NST khác nhau. Thực hiện phép lai P: ♀Aabb × ♂aaBb. Nhận xét nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

-A sai vì hạt có kiểu gen hợp tử là Aabb → là sự kết hợp của giao tử Ab và ab → giao tử ab là của cây ♂, giao tử Ab là của cây ♀. Mà nội nhũ 3n là sự kết hợp của nhân phụ 2n của cây ♀ AAbb với giao tử ♂ ab→ nội nhũ có kiểu gen là Aaabbb.

-Lý giải tương tự ta có ý B, D đúng


Câu 23:

Lai hai cá thể đều dị hợp về hai cặp gen (Aa, Bb). Trong tổng số cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả hai cặp gen trên chiếm tỷ lệ 9%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường và không có đột biến xảy ra, kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

-Cá thể đồng hợp lặn về 2 cặp gen ab/ab= 9% = 0,09 → Trường hợp 1: hoán vị gen ở 2 giới với tần số bằng nhau → tỉ lệ giao tử ab của mỗi bên P là 0,9 = 0,3 → đây là giao tử liên kết.

→ P có kiểu gen dị hợp tử đều AB/ab; hoán vị gen ở 2 giới với tần số bằng nhau = (0,5 -0,3)×2 = 0,4 = 40%

-Trường hợp 2: hoán vị gen ở 1 giới. Ta có tỉ lệ đồng hợp lặn ab/ab = 0,09 = 0,5ab × 0,18ab → 0,18ab là giao tử hoán vị → 1 bên P có hoán vị gen với tần số: 2× 0,18 = 0,36 = 36%

→ Ý A, B, D đúng


Câu 24:

Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau:

1. Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.

2. Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.

3. Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.

4. Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.

Quy trình tạo giống theo thứ tự:

Xem đáp án

Đáp án A

-Các bước tiến hành để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh là:

1. Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.

3. Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.

2. Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.

4. Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.


Câu 25:

Một loài cây hoa đơn tính khác gốc, cây đực có kiểu gen XY, cây cái có kiểu gen XX. Qua thụ phấn, một hạt phấn đã nảy mầm và xảy ra thụ tinh kép. Kiểu gen của tế bào phôi và nội nhũ sẽ như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án B

-Phôi có bộ NST 2n do kết hợp giữa tinh tử n là noãn n; nội nhũ có bộ NST 3n do kết hợp giữa tinh tử n và nhân phụ 2n

-Phôi XX → tinh tử là X, noãn là X → nội nhũ tương ứng là XXX

- Phôi XY → tinh tử là Y, noãn là X → nội nhũ tương ứng là XXY


Câu 26:

Ở một loài thực vật, xét 3 gen nằm trên NST thường, mỗi gen có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai giữa một cơ thể dị hợp 3 cặp gen với một cơ thể đồng hợp lặn về 3 cặp gen này, thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình: 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 2 : 2 : 2. Kết luận nào sau đây là đúng?n.

Xem đáp án

Đáp án B

-A sai vì nếu 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau → tỉ lệ phân li kiểu hình là (1:1). (1:1). (1:1)

-C sai vì nếu 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST là liên kết hoàn toàn → tỉ lệ phân li kiểu hình là (1:1).(1:1)

-D sai vì nếu 3 cặp gen nằm trên 1 cặp NST và có hoán vị gen → kiểu hình chỉ có 4 loại nếu trao đổi chéo đơn hoặc 6 loại nếu trao đổi chéo kép.

-B đúng. Tỉ lệ phân li kiểu hình của bài = (3:3:2:2)×(1:1)


Câu 27:

Theo mô hình của Jacốp và Mônô, một Opêron Lac. không có thành phần nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

-Operon Lac theo mô hình của Mono và Jacob bao gồm vùng P, vùng O, các gen cấu trúc Z,Y,A.

-Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế không nằm trong cấu trúc của Opero


Câu 28:

Cho phả hệ:

Biết tô màu gia tộc bên trái mắc bệnh K do gen trội nằm trên NST thường, tô màu đen gia tộc bên phải mắc bệnh H do gen lặn nằm trên NST giới tính X ( để trắng là không biểu hiện bệnh )Khả năng đứa con trai thế hệ thứ IV mắc cả 2 bệnh Kvà H là :        

Xem đáp án

Đáp án B

-Xác suất để người con ở thế hệ thứ IV mắc bệnh K là:

+Người chồng ở thế hệ thứ III có kiểu gen Aa do nhận a từ bố anh ta

-Người vợ ở thế hệ thứ III có kiểu gen aa → Xác suất con mắc bệnh K là 1/2

-Xác suất để người con trai mắc bệnh H là:

+Người con gái bình thường ở thế hệ II có bố bị bệnh XbY →có kiểu gen XBXb, người này lấy chồng bình thường sinh con gái dị hợp tử tỉ lệ = 1/2.

+Người con gái dị hợp tử lấy chồng bình thường (XBY) sinh con trai bị bệnh H với tỉ lệ 1/2

→xác suất người con trai ở thế hệ IV mắc bệnh H là 1/2. 1/2 = 1/4

→Xác suất để đứa con trai ở thế hệ IV mắc cả 2 bệnh là: 1/4 × 1/2 = 1/8 = 12,5%


Câu 29:

Một đột biến gen có thể gây ra biến đổi nucleotit ở bất kì vị trí nào trên gen. Nếu như đột biến xảy ra ở vùng điều hòa của gen thì gây nên hậu quả gì?

Xem đáp án

Đáp án A

-Vì đột biến xảy ra ở vùng điều hòa, không phải vùng mã hóa nên cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi →B, D sai

-Đột biến xảy ra ở vùng điều hòa→ sản phẩm của gen có thể thay đổi theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt do thay đổi ái lực với ARN polymeraza


Câu 30:

Nếu cấu trúc di truyền của quần thể qua 3 thế hệ tự thụ phấn là 0,35 AA : 0,1 Aa : 0,55 aa, thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ xuất phát là

Xem đáp án

Đáp án C

-Giả sử cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ xuất phát là xAA: yAa : z aa

→Ta có y × (1/2)3 = 0,1 → y = 0,8 hay lượng Aa = 0,8


Câu 31:

Phong tục nào gây bất lợi cho đa dạng sinh học và giảm chất lượng môi trường cần xóa bỏ?

Xem đáp án

Đáp án A

-Các phong tục trong ý B,C,D đều nhằm tăng đa dạng sinh học, khả năng sống sót cho các loài.

-Tự do hái lộc trong đêm giao thừa → gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của các loài thực vật → bất lợi cho đa dạng sinh học và giảm chất lượng môi trường


Câu 32:

Giao tử bình thường của loài vịt nhà có chứa 40 nhiễm sắc thể đơn. Một hợp tử của loài vịt nhà nguyên phân bình thường 4 lần và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương 1185 nhiễm sắc thể đơn. Tên gọi nào sau đây đúng với hợp tử trên?

Xem đáp án

Đáp án C

-Hợp tử 2n bình thường của vịt nhà có 40.2 = 80NST

-Giả sử số NST trong hợp tử của vịt nhà là × → ta có: (24 - 1).x = 1185 NST → x = 79 NST

→Hợp tử này ít hơn hợp tử bình thường 1 NST → đây là thể 1 nhiễm


Câu 33:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

-A sai do bồ câu là động vật có xương sống, châu chấu là côn trùng → nguồn gốc cánh của 2 loài khác nhau → không phải cơ quan tương đồng.

-B đúng vì các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau. Ví dụ: tay người và vây cá voi.

-C sai vì chúng là cơ quan tương tự, 2 loài thuộc 2 lớp phân loại khác nhau.

-D sai vì gai hoa hồng là biến dạng biểu bì thân, gai xương rồng là biến dạng lá → là cơ quan tương tự.


Câu 34:

Cho cây hoa đỏ, quả tròn lai với cây hoa trắng, quả dài, người ta thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 1/4 cây hoa đỏ, quả tròn : 1/4 cây hoa đỏ, quả dài : 1/4 cây hoa trắng, quả tròn : 1/4cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả trên có thể nhận định:

(1) gen quy định màu hoa và hình dạng quả di truyền độc lập nhau.

(2) chưa xác định hết tính chất di truyền của các gen là trội hoàn toàn hay trội không hoàn toàn.

(3) có thể các tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen liên kết không hoàn toàn nhau với tần số hoán vị là 50%.

(4) một tính trạng do 2 cặp gen tương tác và liên kết hoàn toàn nhau, tính trạng còn lại do một cặp gen quy định.

Kết luận đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

-Từ kết quả phép lai → có thể gen quy định màu hoa và hình dạng quả di truyền độc lập nhau hoặc có thể các tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen liên kết không hoàn toàn nhau với tần số hoán vị là 50%. (kết luận 1,3)

+ Nếu phân li độc lập:

P. AaBb (đỏ, tròn)  × aabb (trắng, dài)

G. AB, Ab, aB, ab ;       ab

F1: 1AaBb (đỏ tròn) : 1 Aabb (đỏ dài): 1 aaBb (trắng tròn) : 1aabb (trắng, dài)

+ Nếu 2 cặp gen liên kết và hoán vị 50%

P. AB/ab hoặc Ab/aB (đỏ, tròn) × ab/ab (trắng dài)

G và tỉ lệ kiểu hình F1 giống như trường hợp phân li độc lập.

-Từ kết quả lai 1:1:1:1 → cũng có thể lý giải do 1 tính trạng do 2 cặp gen tương tác và liên kết hoàn toàn, tính trạng còn lai do 1 cặp gen quy định (kết luận 4)

P. AB/ab Dd × ab/ab dd

G: AB D; ABd ; abD ; abd ;   abd

F1: AB/ab Dd (đỏ, tròn): AB/abdd (đỏ, dài) : ab/abDd (trắng, tròn) : ab/abdd (trắng, dài)


Câu 35:

Khi lai cây hoa thuần chủng màu hồng với cây hoa màu trắng, người ta thu được F1 toàn cây có hoa màu đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn thì thu được F2 phân li kiểu hình với tỉ lệ: 9 đỏ : 3 hồng : 4 trắng. Cho các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên đời con thu được cây cho hoa màu đỏ chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án C

-F2 phân li theo tỉ lệ 9 đỏ: 3 hồng: 4 trắng = 16 tổ hợp giao tử = 4×4 → F1 cho 4 loại giao tử → F1 dị hợp tử 2 cặp gen.

→ Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen tương tác theo kiểu át chế 9:3:4

-Quy ước: 9A-B- : đỏ               3aaB- : hồng                  3A-bb: trắng                  1aabb: trắng

-Hoa đỏ F2 có tỉ lệ 1/9 AABB: 2/9AaBB: 2/9AABb: 4/9AaBb → giao tử của F2 là: 4/9AB:  2/9Ab: 2/9  aB: 1/9ab

→F2 có màu hoa đỏ là: 1- (hoa màu hồng F2 + hoa màu trắng F2)

Tỉ lệ A-bb = aaB- = 2/9  ×  2/9  + 2/9. 1/9. 2 = 8/81

Tỉ lệ aabb = 1/9 × 1/9  = 1/81

->F2 hoa đỏ F2 = 1 – 8/81 – 8/81  – 1/81 = 64/81


Câu 36:

Ở một loài động vật cho con cái (XX) mắt đỏ thuần chủng lai với con đực (XY) mắt trắng thuần chủng được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F1lai phân tích, đời Fb thu được 50% con đực mắt trắng, 25% con cái mắt đỏ, 25% con cái mắt trắng. Nếu cho F­1 giao phối tự do thì ở F2, loại cá thể đực mắt trắng chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án D

Ở phép lai phân tích con đực F1, ta thấy:

- Ở đời con của phép lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình là

Mắt đỏ : mắt trắng = 1:3

→Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen bổ sung.

Mặt khác tất cả các con đực đều có mắt trắng còn ở giới cái thì có cả mắt đỏ và mắt trắng → Tính trạng liên kết giới tính và gen nằm trên NST giới tính X.

Quy ước gen:              A-B-                                        quy định kiểu hình mắt đỏ.

A-bb, aaB-, aabb                     quy định kiểu hình mắt trắng.

- Vì trong tương tác bổ trợ loại hai kiểu hình, vai trò của gen A và B là ngang nhau, do đó cặp gen Aa hay Bb nằm trên cặp NST × đều cho kết quả đúng.

- Sơ đồ lai:Đực F1 có kiểu gen XAY Bb, cái F1 có kiểu gen X­AXaBb.

XAY Bb ×XAXaBb = (XAY × XAXa)(Bb × Bb).

Cá thể đực mắt trắng có các kiểu gen XaYB- và XAYbb và XaYbb

- Kiểu gen XaYB- có tỉ lệ    

     

- Kiểu gen XAYbb có tỉ lệ        

- Kiểu gen XaYbb có tỉ lệ         

- Cá thể đực mắt trắng có tỉ lệ


Câu 37:

Nghiên cứu một quần thể động vật sinh sản hữu tính ở trạng thái cân bằng di truyền, có kích thước cực lớn với hai alen A và a, các phép thử cho thấy có 60% giao tử được tạo ra trong quần thể mang alen A. Người ta tạo một mẫu nghiên cứu bằng cách lấy ngẫu nhiên các cá thể của quần thể ở nhiều vị trí khác nhau với tổng số cá thể thu được chiếm 20% số cá thể của quần thể. Tỉ lệ số cá thể trong mẫu nghiên cứu mang kiểu gen dị hợp về 2 alen trên là

Xem đáp án

Đáp án D

-Từ giả thiết → tần số alen A = 0,6; tần số alen a = 1-0,6 = 0,4

- Do quần thể có kích thước cực lớn, mẫu nghiên cứu lấy ngẫu nhiên ở nhiều vị trí khác nhau → cấu trúc di truyền của mẫu nghiên cứu giống với cấu trúc di truyền của cả quần thể.

→ Tỉ lệ số cá thể trong mẫu nghiên cứu mang kiểu gen dị hợp về 2 alen trên là:

Aa = 2pq = 2×0,6×0,4 = 0,48


Câu 38:

Ở ngô 2n = 20 NST, trong quá trình giảm phân có 6 cặp NST tương đồng đều xảy ra trao đổi chéo đơn thì số loại giao tử được tạo ra là:

Xem đáp án

Đáp án B

-Số loại giao tử được tạo ra tính theo công thức

2n+m trong đó n là số NST của bộ đơn bội, m là số cặp NST xảy ra trao đổi chéo đơn

→Số loại giao tử là 210+6 = 216


Câu 39:

Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục, các gen nằm trên NST thường. Cặp bố mẹ đem lai đều có kiểu gen Ab/aB hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số như nhau. Kết quả nào dưới đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con?

Xem đáp án

Đáp án C

-Giả sử tần số hoán vị gen là x ta có tỉ lệ giao tử ở 2 bên bố mẹ là:

Ab = aB = 0,5 – x

AB = ab = x

→ Quả vàng, bầu dục có kiểu gen ab/ab = x2 → đây là 2 giao tử hoán vị → tỉ lệ quả vàng, bầu dục ở F1 phải nhỏ hơn 0,25 × 0,25 = 0,0625 = 6,25%


Câu 40:

Nếu kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau thì kết luận nào dưới đây là đúng nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

-Kết quả lai thuận khác kết quả lai nghịch → gen quy định tính trạng có thể nằm ở tế bào chất (trong ti thể, lục lạp) hoặc nằm trên NST giới tính.


Bắt đầu thi ngay