Đề kiểm tra Giữa kì 2 Toán 6 có đáp án (Mới nhất) - Đề 7
-
6822 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nam cùng các bạn trong tổ liệt kê tên một số loài thực vật để làm bài tập môn Khoa học tự nhiên, được dãy số liệu như sau: dương xỉ, thông, dừa, rêu, đậu, bưởi, vi khuẩn. Dữ liệu không hợp lí trong dãy dữ liệu trên là:
Đáp án đúng là: D
Bài tập yêu cầu liệt kê tên của một số loài thực vật.
Đậu, bưởi, rêu là các loài thực vật nhưng vi khuẩn thì không phải là thực vật.
Câu 2:
An tung một đồng xu 16 lần liên tiếp và nhận thấy có 12 lần xuất hiện mặt sấp (mặt S). Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt ngửa (mặt N) là:
Đáp án đúng là: A
Trong tổng số 16 lần tung đồng xu thì An tung được 12 lần xuất hiện mặt sấp (mặt S).
Vì đồng xu chỉ có hai mặt là mặt sấp (mặt S) và mặt ngửa (mặt N).
Suy ra, số lần An tung đồng xu xuất hiện mặt ngửa (mặt N) là: 16 – 12 = 4 (lần).
Vậy xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt ngửa (mặt N) là: 4 : 16 = 0,25.
Câu 3:
Một chiếc hộp đựng 3 quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau: 1 quả màu xanh, 1 quả màu đỏ, 1 quả màu vàng. Bạn Bình lấy 1 quả bóng trong hộp ra, ghi lại màu của quả bóng rồi bỏ lại vào hộp. Sau 20 lần thực hiện như trên, bạn Bình thống kê kết quả số lần xuất hiện các màu như sau: màu đỏ 5 lần; màu xanh 12 lần; màu vàng 3 lần. Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu xanh là:
Đáp án đúng là: B
Theo đề bài, sau 20 lần bạn Bình lấy 1 quả bóng trong hộp và ghi lại màu của quả bóng rồi bỏ lại vào trong hộp.
Số lần Bình lấy được quả bóng màu xanh là 12 (lần).
Vậy xác suất thực nghiệm xuất hiện quả bóng màu xanh là: 12 : 20 = 0,6.
Câu 4:
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là sai?
Đáp án đúng là: D
Đáp án A, (vì 3.45 = 5.27 = 135) là khẳng định đúng;
Đáp án B, ( vì (−3).(−5) = 5.3 = 15) là khẳng định đúng;
Đáp án C, (vì 18.(−3) = 27. (−2) = −54) là khẳng định đúng.
Đáp án D, không là phân số tối giản vì nên có thể rút gọn thành và đây là phân số tối giản, suy ra đây là khẳng định sai.
Câu 5:
Cách viết nào sau đây không phải là phân số?
Đáp án đúng là: D
Với Z, b ≠ 0, ta gọi phân số, trong đó a là tử số (tử) và b là mẫu số (mẫu) của phân số.
; ;là các phân số với tử số, mẫu số là các số nguyên và mẫu số khác 0.
không là phân số do mẫu số bằng 0.
Câu 6:
Thống kê số lượng điểm 10 trong từng học kì của bốn tổ trong lớp 6A năm học 2020 – 2021 được cho trong biểu đồ cột kép. Khẳng định nào đúng trong các khẳng định sau:
Đáp án đúng là: D
Dựa vào biểu đồ, các cột màu da cam thống kê số lượng điểm 10 trong học kì II của bốn tổ trong lớp 6A năm học 2020 – 2021.
Trong đó, cột có độ dài cao nhất là cột của tố 4 và số lượng điểm 10 là 55 (điểm 10).
Vậy, học kì II, tổ 4 có số lượng điểm 10 nhiều nhất lớp 6A.
Câu 7:
Cho hình vẽ. Khẳng định nào là đúng trong các khẳng định sau:
Đáp án đúng là: C
Theo hình vẽ, ta có:
Đáp án A sai vì điểm C không thuộc đoạn thẳng AB.
Đáp án B sai vì điểm D cũng không thuộc đoạn thẳng AB.
Đáp án C đúng vì điểm C thuộc đoạn thẳng BD hay điểm C nằm giữa hai điểm B và điểm D.
Đáp án D sai vì điểm D là một đầu mút của đoạn thẳng AD nên điểm D thuộc đoạn thẳng AD.
Câu 8:
Cho hình vẽ. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là sai?
Đáp án đúng là: D
Theo hình vẽ trên, ta thấy:
− Hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại điểm O hay điểm O là giao điểm của hai đường thẳng AB và CD. Do đó, khẳng định A đúng.
− Điểm O nằm trên đoạn thẳng CD hay điểm O thuộc đoạn thẳng CD. Do đó, khẳng định B đúng.
− Điểm O thuộc nằm trên đường thẳng AB hay điểm O thuộc đường thẳng AB. Do đó, khẳng định C đúng.
− Điểm A và B nằm cùng phía với điểm O nên điểm O không nằm trên đoạn thẳng AB. Do đó, khẳng định D sai.
Câu 9:
Lớp 6A1 có 35 học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp 6A1 thống kê số lượng học sinh đi học trực tiếp trong tuần 2 tháng 2 năm 2022 như sau:
a) Nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê?
b) Ngày nào có mặt đầy đủ các học sinh lớp 6A1?
c) Tính tổng số lượt học sinh vắng mặt tại lớp trong tuần?
a) Đối tượng thống kê là học sinh lớp 6A1.
Tiêu chí thông kê là các học sinh đi học trực tiếp trong tuần 2 tháng 2 năm 2022.
b) Dựa vào bảng thông kê ngày có mặt đầy đủ 35 học sinh lớp 6A1 là thứ tư.
c) Số học sinh lớp 6A1 có mặt ngày thứ hai là 33 học sinh.
Khi đó, số học sinh lớp 6A1 vắng mặt ngày thứ hai là:
35 – 33 = 2 (học sinh).
Số học sinh lớp 6A1 có mặt ngày thứ ba là 34 học sinh.
Khi đó, số học sinh lớp 6A1 vắng mặt ngày thứ ba là:
35 – 34 = 1 (học sinh).
Số học sinh lớp 6A1 có mặt ngày thứ tư là 35 học sinh.
Khi đó, không có học sinh lớp 6A1 vắng mặt ngày thứ tư.
Số học sinh lớp 6A1 có mặt ngày thứ năm là 32 học sinh.
Khi đó, số học sinh lớp 6A1 vắng mặt ngày thứ ba là:
35 – 32 = 3 (học sinh).
Số học sinh lớp 6A1 có mặt ngày thứ sáu là 30 học sinh.
Khi đó, số học sinh lớp 6A1 vắng mặt ngày thứ sáu là:
35 – 30 = 5 (học sinh).
Số học sinh lớp 6A1 có mặt ngày thứ bảy là 31 học sinh.
Khi đó, số học sinh lớp 6A1 vắng mặt ngày thứ bảy là:
35 – 31 = 4 (học sinh).
Do đó, trong tuần tổng số lượt học sinh lớp 6A1 vắng mặt tại lớp là:
2 + 1 + 3 + 5 + 4 = 15 (lượt).
Vậy tổng số lượt học sinh lớp 6A1 vắng mặt tại lớp trong tuần là 15 lượt.
Câu 10:
Bạn Khánh gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối 40 lần liên tiếp và thống kê lại số lần xuất hiện số chấm trong bảng sau:
Số chấm |
1 chấm |
2 chấm |
3 chấm |
4 chấm |
5 chấm |
6 chấm |
Số lần |
8 |
6 |
4 |
5 |
5 |
12 |
a) Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm.
b) Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt có số lẻ chấm.
a) Tổng số lần bạn Khánh gieo một con xúc xắc là 40 (lần).
Số lần Khánh gieo xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm là 12 (lần).
Suy ra, xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm là 12 : 40 = 0,3.
b) Trên con xúc xắc 6 mặt cân đối xác mặt có số chấm lẻ là: 1 chấm; 3 chấm; 5 chấm.
Số lần Khánh gieo xúc xắc xuất hiện mặt 1 chấm là 8 (lần).
Số lần Khánh gieo xúc xắc xuất hiện mặt 3 chấm là 4 (lần).
Số lần Khánh gieo xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm là 5 (lần).
Tổng số lần Khánh gieo xúc xắc xuất hiện mặt có số chấm lẻ là:
8 + 4 + 5 = 17 (lần).
Vậy xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt có số lẻ chấm là 17 : 40 = 0,425.
Câu 12:
a) Vẽ hình theo các diễn đạt sau (trên một hình):
− Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
− Vẽ điểm D không thuộc đường thẳng AC.
− Vẽ đoạn thẳng DB.
− Kể tên các đoạn thẳng có trong hình bên.
b) Vẽ đoạn thẳng AB = 8 cm, điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn thẳng AM.
a) Cách vẽ:
− Vẽ một đường thẳng bất kỳ. Trên đường thẳng đó, lấy ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
− Lấy điểm D không nằm trên đường thẳng AC.
− Nối D với B, ta được đoạn thẳng DB.
− Các đoạn thẳng có trong hình vẽ là: AB, AC, BC, DB.
b) Hình vẽ đoạn thẳng AB = 8cm.
Vì điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB nên:
(cm).
Vậy độ dài đoạn thẳng AM là 4 cm.
Câu 13:
Tìm phân số bằng phân số biết rằng tổng của mẫu số và hai lần tử số bằng 210.
Phân số đã cho
Gọi phân số cần tìm có dạng với N*,
Ta có, tổng của mẫu số và 2 lần tử số bằng 210, suy ra:
16m + 2 . 7m = 210
16m + 14m = 210
30m = 210
m = 210 : 30
m = 7.
Do đó
Vậy phân số cần tìm là