Đề thi Toán 6 Học kì 2 có đáp án (Đề 6)
-
5938 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số cuốn vở đã bán được từ thứ hai đến thứ sáu của một cửa hàng sách.
Đáp án đúng là: A
Số cuốn vở của cửa hàng sách đó bán trong thứ hai là:
9.10 + 1.5 = 95 (cuốn vở);
Số cuốn vở của cửa hàng sách đó bán trong thứ ba là:
8.10 = 80 (cuốn vở);
Số cuốn vở của cửa hàng sách đó bán trong thứ tư là:
8.10 + 1.5 = 85 (cuốn vở);
Số cuốn vở của cửa hàng sách đó bán trong thứ năm là:
7.10 + 1.5 = 75 (cuốn vở);
Số cuốn vở của cửa hàng sách đó bán trong thứ sáu là:
9.10 = 9 (cuốn vở);
Vậy ngày bán được nhiều cuốn vở nhất của cửa hàng đó là thứ Hai.
Câu 2:
Đáp án đúng là: B
Ta chia các số 12,35; – 21,35; 12,53 và – 21,53 thành hai nhóm:
Nhóm 1: – 21,53 và – 21,35
Nhóm 2: 12,35 và 12,53
• So sánh nhóm 1: – 21,53 và – 21,35
Số đối của số – 21,53 là số 21,53;
Số đối của số – 21,35 là số 21,35
Ta so sánh hai số 21,53 và 21,35
Kể từ trái qua phải, cặp chữ số cùng hàng đầu tiên khác nhau là hàng phần mười.
Mà 5 > 3 nên 21,53 > 21,35
Do đó: – 21,53 < – 21,35 (1)
• So sánh nhóm 2: 12,35 và 12,53
Kể từ trái qua phải, cặp chữ số cùng hàng đầu tiên khác nhau là hàng phần mười.
Mà 3 < 5 nên 12,35 < 12,53 (2)
Mà các số âm luôn nhỏ hơn các số dương (3)
Từ (1), (2) và (3) ta có: – 21,53 < – 21,35 < 12,35 < 12,53.
Vậy thứ tự từ bé đến lớn các số đó là: – 21,53; – 21,35; 12,35; 12,53.
Câu 3:
Phân số nghịch đạo của là:
Đáp án đúng là: B
Hai phân số gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1.
Phương án A sai vì ;
Phương án B đúng vì ;
Phương án C sai vì ;
Phương án D sai vì .
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 4:
Đáp án đúng là: A
Cách làm tròn số 60,986 đến chữ số hàng đơn vị như sau:
Vì chữ số ngay bên phải hàng đơn vị của 60,986 là số 9 > 5 nên ta tăng chữ số hàng đơn vị lên 1 đơn vị và bỏ các chữ số hàng thập phân đi.
Khi đó: 60,986 ≈ 61.
Vậy số 60,986 được làm tròn đến hàng đơn vị được số: 61.
Câu 5:
Đáp án đúng là: B
Chiều cao của mỗi tầng của ngôi nhà 4 tầng cao 14 m là:
14 : 4 = 3,5 (m).
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 6:
Đáp án đúng là: C
Độ dài đoạn thẳng AB là 50 cm;
Độ dài đoạn thẳng MN là 15 dm = 150 cm;
Vậy tỉ số độ dài của đoạn thẳng AB và đoạn thẳng MN là .
Ta chọn phương án C.
Câu 7:
Cho hình vẽ, khẳng định nào dưới đây là đúng?
Đáp án đúng là: B
Quan sát hình vẽ, ta thấy:
Phương án A sai vì 3 điểm A,B, C Không thẳng hàng nên A không là trung điểm BC;
Phương án B đúng vì điểm F nằm giữa hai điểm B,C và chia BC thành hai đoạn thẳng BF và FC bằng nhau;
Phương án C sai vì điểm F chia đoạn thẳng GH thành hai đoạn thẳng GF và FH không bằng nhau nên F không phải là trung điểm của GH;
Tương tự phương án D sai điểm B chia đoạn GC thành hai đoạn thẳng GB và BC không bằng nhau nên B không là trung điềm GC.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 8:
Cho hình vẽ, khẳng định nào dưới đây đúng?
Đáp án đúng là: C
Xét phương án A: JI và IJ không phải là hai tia trùng nhau. Do đó A sai.
Xét phương án B: KJ và JL không phải là hai tia đối nhau. Do đó B sai.
Xét phương án C: KL và KI là hai tia đối nhau. Do đó C đúng.
Xét phương án D: KL và KJ là hai tia đối nhau. Do đó D sai.
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 10:
b) –3,5 + 4,6 + 3,5 + (–1,6)
= (–3,5 + 3,5) + [4,6 + (–1,6)]
= 0 + 3
= 3.Câu 14:
c)
c)
• Trường hợp 1:
3x – 1 = 0
3x = 1
• Trường hợp 2:
Vậy giá trị x cần tìm là .
Câu 15:
Tung hai đồng xu cân đối 50 lần bạn An được kết quả dưới đây, trong đó bạn quên không điền thống kê số lần cả hai đồng xu cùng xuất hiện mặt ngửa:
Sự hiện |
Hai đồng ngửa |
Một đồng ngửa, một đồng sấp |
Hai đồng sấp |
Số lần |
? |
26 |
14 |
a) Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện xuất hiện một đồng ngửa, một đồng sấp.
a) Số lần xuất hiện một đồng ngửa, một đồng sấp là 26 lần.
Xác suất thực nghiệm của sự kiện xuất hiện một đồng ngửa, một đống sấp là: ;
Câu 16:
b) Tính số lần cả hai đồng xu cùng xuất hiện mặt ngửa từ đó tính xác suất thực nghiệm của sự kiện xuất hiện hai đồng xu cùng ngửa.
b) Các sự kiện có thể xảy ra khi An tung hai đồng xu cân đối bao gồm: hai đồng ngửa; một đồng ngửa và một đồng sấp; hai đồng sấp.
Tổng số lần xuất hiện một đồng ngửa, một đồng sấp và hai đồng sấp là:
26 + 14 = 30 (lần)
Số lần cả hai đồng xu cùng xuất hiện mặt ngửa là:
50 – 30 = 20 lần.
Xác suất thực nghiệm của sự kiện xuất hiện hai đồng xu cùng ngửa là:
Câu 17:
Mẹ mua cho An một hộp sữa tươi loại 1 lít. Ngày đầu An uống 0,25 lít, ngày tiếp theo An uống tiếp 0,3 lít.
a) Hỏi sau hai ngày An uống bao nhiêu lít sữa?
a) Tổng số lít sữa An đã uống sau hai ngày là:
0,25 + 0,3 = 0,55 (lít);
Câu 18:
b) Tính tỉ số % lượng sữa tươi An đã uống của ngày thứ hai so với ngày thứ nhất?
b) Tỉ số phần trăm lượng sữa tươi An đã uống của ngày thứ hai so với ngày thứ nhất là:
Câu 19:
Vẽ hình theo diễn đạt sau:
- Vẽ tia Ox, lấy điểm A nằm trên tia Ox sao cho OA = 6 cm.
- Vẽ điểm I là trung điểm của đoạn thẳng OA.
a) Kể tên hai tia trùng nhau gốc I và hai tia đối nhau gốc I.
Cách vẽ hình theo các bước sau:
Chọn điểm O làm gốc dùng thước thẳng vẽ đường thẳng bắt đầu từ điểm O.
Vậy ta được tia Ox cần vẽ.
Trên tia Ox dùng thước thẳng có chia đơn vị cm. Đặt thước thẳng trùng với tia Ox và sao cho điểm O trùng với vạch 0 của thước thẳng, tại vị trí vạch chỉ 6 cm là điểm A, ta được đoạn thẳng OA = 6 cm.
Từ đoạn OA đã vẽ dùng thước đo chiều dài và chọn điểm nằm giữa chia đoạn thẳng OA thành 2 phần bằng nhau tại đó ta được điểm I là trung điểm của đoạn thẳng OA.
a) Các tia có chung gốc I trùng nhau có IA và Ix;
Hai tia đối nhau gốc I là IO và IA; IO và Ix.
Câu 20:
b) Tính độ dài đoạn OI và IA.
b) Theo đề ta có: I là trung điểm của đoạn thẳng OA.
Suy ra OI = IA = OA : 2 = 6 : 2 = 3 cm.
Vậy OI = IA = 3 cm.