30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải (Đề số 12)
-
20558 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đơn phân cấu tạo nên ADN là
Đáp án : A
Đơn phân cấu tạo nên ADN là nucleotit
Đáp án A
B sai vì ribonucleotit là đơn phân cấu tạo nên ARN
C sai vì acid amin là đơn phân cấu tạo nên chuỗi polipeptit
D sai vì nucleoxom được coi là đơn vị cấu tạo nên NST
Câu 2:
Bazonitric dạng hiểm (G*) thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua ít nhất mấy lần nhân đôi?
Đáp án : B
Diễn biến cơ chế đột biến thay thế cặp nucleotit
=> Cần phải trải qua ít nhất 2 lần
Câu 3:
Liên kết giữa các đơn phân trong phân tử Protein là
Đáp án : B
Các đơn phân trong phân tử protein là acid amin. Liên kết giữa các acid amin ở cạnh nhau là bằng liên kết petit
Câu 4:
Một phân tử mARN của sinh vật nhân sơ có chiều dài 0,51µm, với tỉ lệ các loại nuclêôtit ađênin, guanin, xitôzin lần lượt là 10%, 20%, 20%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một phân tử ADN có chiều dài tương đương. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp trên là
Đáp án : D
Phân tử mARN dài 0,51 µm = 5100 Ao
ð Phân tử mARN có tổng số nu là 5100 : 3,4 = 1500
ð Tỉ lệ A : G : X lần lượt là 10 : 20 : 20 => U = 50%
Tỉ lê A : G : X : U = 10 : 20 : 20 : 50
ð Vậy A = 150 , G = 300, X = 300, U = 750
Do từ phân tử mARN tổng hợp phân tử ADN cần tổng hợp cả 2 mạch cho phân tử ADN , theo nguyên tắc bổ sung nên :
A = T (trên ADN) = A+U (trên mARN) = 900
G = X (trên ADN) = G+X (trên mARN) = 600
Câu 5:
Đột biến nhiễm sắc thể là
Đáp án : D
Đột biến nhiễm sắc thể là biến đổi về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể
Đột biến cấu trúc NST là những tahy đổi trong cấu trúc của NST
Biến đổi về số lượng NST gồm đột biến lệch bội ( biến đổi 1 hoặc 1 vài cặp NST) và đội biến đa bội ( bộ NST tăng theo bội số n hoặc 2n)
Câu 6:
Nhận định nào sau đây là không đúng?
Đáp án : B
Gen điều hòa không nằm trong Operon Lac => B sai
Câu 7:
Một gen ở vi khuẩn có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Khi gen tự nhân đôi 3 lần, môi trường cung cần cung cấp số nuclêôtit loại A là 1586.
(2) Chiều dài gen nói trên là 2665,6 A0
(3) Số Nu loại G trong gen là: 560
(4) Khối lượng của gen nói trên là: 475800 đvc;
(5) Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có số Nu là 784
Đáp án : C
Gen có 2128 liên kết H = 2A + 3G (1)
Mạch 1 :
A1 = T1 = x
G1 = 2A1 = 2x
X1 = 3T1 = 3x
Do nguyên tắc bổ sung, mạch 2 :
A2 = T2 = x
G2 = 3x , X2 = 2x
Vậy toàn mạch :
A = T = 2 x
G = X = 5 x
Thay vào (1) có 2.2 x + 3.5 x = 2128
Giải ra , x = 112
Vậy A = T = 224
G = X = 560
(1) Gen tự nhân đôi 3 lần, môi trường cung cấp số nu loại A là (23 – 1) x 224 = 1568 => (1) sai
(2) Chiều dài gen trên là (224 +560) x 3,4 = 2665,6 (Ao) => đúng
(3) Đúng
(4) Khối lượng gen nói trên là (224+560) x 2 x 300 = 336224 => (4) sai
(5) Phân tử mARN được tổng hợp tử gen có chiều dài là : 224 + 560 = 784 => đúng
Câu 8:
Trong tế bào, mARN có vai trò gì?
Đáp án : A
Vai trò mARN trong tế bào là A. truyền thông tin di truyền từ ADN đến protein
Câu 9:
Quan sát tế bào sinh vật ở một loài người ta thấy bộ NST có dạng kí hiệu AABbDDdEE. Tế bào có kí hiệu NST trên là dạng
Đáp án : C
Có 3 chiếc NST tuơng đồng : DDd
Các cặp còn lại bình thường
ð Thể tam nhiễm 2n +1
Câu 10:
Tế bào có kiểu sắp xếp NST nào sau đây theo lí thuyết có thể cho loại giao tử mang toàn gen lặn chiếm tỉ lệ 50%?
(1) Bb (2) BBb (3) Bbb (4) BBBb (5) BBbb (6) Bbbb
Đáp án : B
Các tế bào cho giao tử toàn gen lặn chiếm 50% là (1) , (3) , (6)
Ta có
Bb => ½ B : ½ b
Bbb => (1/6 bb + 2/6 b )
Bbbb=> ( ½ bb)
Câu 11:
Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là
Đáp án : B
Enzim nối đó là ADN ligaza : xúc tác quá trình tạo thành liên kết phosphodieste giữa đầu 3 hydroxyl ( 3’ ) của mẩu ADN này với với đầu 5 phosphat (5’) của mẩu ADN kia nhờ năng lượng được cung cấp bởi ATP
Câu 12:
Một gen có chiều dài 5100A0 có tổng số nuclêôtit là
Đáp án : A
Gen dài 5100 Ao có tổng số nu là
Câu 13:
Một gen tự sao liên tiếp 4 lần, số gen con có mạch đơn cấu tạo hoàn toàn mới từ nguyên liệu môi trường là
Đáp án : A
Một gen tự sao liên tiếp 4 lần tạo ra 24 = 16 gen con
Trong các gen con tạo ra có 2 gen mang mạch cũ của ADN ban đầu
ð Số gen con được tổng hợp hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường: 16 – 2 = 14
Câu 14:
Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án : D
Phát biểu không đúng là D
Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng 1 hoặc 1 vài cặp NST, nguyên nhân là do rối loạn phân bào ở 1 số cặp NST không phân li
Nếu tất cả các cặp NST không phân li thì gây ra đột biến đa bội
Câu 15:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án : B
Phát biểu đúng là B
A sai, chỉ là hầu hết gây hại, một số có lợi hoặc trung tính
B đúng vì trong trường hợp thay thế đồng nghĩa thì thành phần chuỗi polipeptit được tổng hợp không biến đổi
C sai, khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến thay thế 1 cặp nu
D sai, tần số đột biến của các gen là khác nhau vì cấu trúc của các gen cũng như vị trí gen trên NST, độ cuộn xoắn của đoạn NST chứa gen đó là khác nhau
Câu 16:
Đột biến nào sau đây khác với các loại đột biến còn lại về mặt phân loại?
Đáp án : C
Đột biến khác về mặt phân loại là C
Các đột biến A, B, D đều là đột biến cấu trúc NST
A và D là đột biến lặp đoạn
B là đột biến mất đoạn trên NST số 22
C là đột biến mất khả năng tổng hợp sắc tố da => bệnh bạch tạng => do đột biến gen
Câu 17:
Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen như sau : ABCDEGHIK. Do đột biến nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng
Đáp án : A
Nhận thấy CDEGH bị đảo ngược thành HGEDC => đột biến đảo đoạn
Câu 18:
Có một trình tự ARN [5’-AUG GGG UGX XAU UUU-3’] mã hoá cho một đoạn polipeptit sơ khai gồm 5 axit amin. Sự thay thế nucleotit nào sau đây sẽ dẫn đến việc đoạn polipeptit sơ khai được tổng hợp từ trình tự ARN này chỉ còn lại 2 axit amin?
: Đáp án : D
Để ARN chỉ mã hóa cho 2 loại aa thì bộ ba mã hóa aa thứ 3 ( UGX) bị biến đôit thành bộ ba kết thúc
Thay thế X ở bộ (UGX) bằng A, bộ ba sẽ trở thành UGA – bộ ba kết thúc
ð Chỉ còn tổng hợp được 2 acid amin
Câu 19:
Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến
Đáp án : A
Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào khiến cho số lượng NST phân li về 2 cực tế bào không đều nhau
ð Đây là cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST
Câu 20:
Có 5 tế bào sinh tinh của 1 cá thể có kiểu gen AaBbddXEY tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng . Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
Đáp án : B
1 tế bào sinh tinh có thể tạo ra 2 loại giao tử
5 tế bào sinh tinh tạo ra tối đa : 2 x 5 = 10 giao tử
Nhưng kiểu gen trên chỉ có thể cho tối đa 23 = 8 loại giao tử
Vậy 5 tế bào trên chỉ tạo ra tối đa 8 loại giao tử
Câu 21:
Ở operon Lactôzơ, khi có đường lactôzơ thì quá trình phiên mã diễn ra vì
Đáp án : A
Lactose gắn với protein ức chế làm cho protein ức chế bị biến đổi cấu trúc không gian khiến cho nó không có khả năng gắn vào vùng vận hành của Operon nữa (bị bất hoạt) từ đó, quá trình phiên mã, dịch mã của các gen cấu trúc sẽ diễn ra
Câu 22:
Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này chỉ phát hiện ở tế bào
Đáp án : A
Cấu trúc ADN liên kết với protein histon chỉ có ở sinh vật nhân thực , sinh vật nhân sơ thì ADN dạng trần
Nấm là sinh vật nhân thực nên phân tử ADN liên kết với protein histon
Câu 23:
Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án : C
Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng 1 hoặc 1 vài cặp NST, nguyên nhân là do rối loạn phân bào ở 1 số cặp NST không phân li
Câu 24:
Cho các trường hợp sau:
1. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nuclêôtit.
2. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nuclêôtit.
3. mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nuclêôtit. 4. mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nuclêôtit.
5. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1aa. 6. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 aa
Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen?
Đáp án : D
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra ở cấp độ phân tử tại một điểm nào đó trên phân tử ADN và có liên quan đến sự thay đổi về số lượng, thành phần, trật tự các cặpnucleotide trong gen
Các trường hợp xếp vào đột biến gen là : 1, 2
Đáp án D
3,4 là có thể sai sót trong quá trình phiên mã => biến đổi trên mARN
5,6 là có thể do sai sót trong quá trình dịch mã => biến đổi trong phân tử polipeptit
Chưa thể đảm bảo 2 trường hợp trên do đột biến gen gây ra ( có khả năng do đột biến gen nhưng không chắc chắn 100%)
Câu 25:
Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂ AaBbDd X ♀ AabbDd, sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến?
Đáp án : B
Do các cặp NST phân li độc lập nên ta có thể xét riêng từng cặp NST
Aa x Aa cho 3 kiểu gen
Bb x bb cho 2 kiểu gen
Dd x Dd
Cặp Dd ♂ cho giao tử D, d, Dd, 0
Cặp Dd ♀ cho giao tử D, d
Cặp Dd cho số kiểu gen đột biến là 2 x 2 = 4
Vậy phép lai trên cho số kiểu gen đột biến là 3 x 2 x 4 = 24
Câu 26:
Các tế bào sinh dục chín của thể tứ bội có kiểu gen BBbb. Theo lý thuyết khi giảm phân cho tỉ lệ các loại giao tử hữu thụ là
Đáp án : A
BBbb cho giao tử : 1BB : 4Bb : 1bb
Câu 27:
Trong cấu tạo siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, mức xoắn hai là
Đáp án : C
Mức xoắn hai là sợi nhiễm sắc
Câu 28:
Cơ chế nào sau đây không thuộc cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào?
Đáp án : C
Cơ chế di truyền cấp độ tế bào gồm nguyên phân , giảm phân , thụ tinh
Cơ chế không thuộc di truyền cấp độ tế bào là phiên mã – đây là cấp độ phân tử
Câu 29:
Một gen có A = 600. Khi gen phiên mã m«i trêng cung cấp 1200 U; 600 A ; 2700 G vµ X. Số liên kết hidro trong gen là
Đáp án : B
ð Tổng số nu A, T trên mạch mã gốc là 600
ð Theo nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã thì A gốc liên kết với U , và T gốc liên kết với G
ð Tổng số nu U, A môi trường cung cấp trong 1 lần phiên mã là 600
ð Vậy gen trên phiên mã (1200 + 600) : 600 = 3
ð Tổng số nu G và X trên mạch mã gốc là 2700 :3 = 900
ð Vậy gen có G = X = 900
Vậy số liên hidro trong gen là 2A + 3G = 3900
Câu 30:
Một loài động vật có bộ NST 2n=12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh ở một cá thể, người ta thấy 20 tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ
Đáp án : A
2000 tế bào sinh tinh tạo ra 8000 tinh trùng
20 tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 1 cho 40 tinh trùng 7 NST và 40 tinh trùng 5 NST
Vậy có 8000 – 80 = 7920 tế bào 6 NST
Vậy tỉ lệ tế bào 6 NST là 7920 : 8000 = 0,99 = 99%
Câu 31:
Hóa chất 5- BU thường gây đột biến
Đáp án : D
Hóa chất 5-BU gây đột biến gen, thay thế 1 cặp (A,T)= 1 cặp (G,X) trong quá trình nhân đôi ADN
Câu 32:
Tế bào sinh dục chín thể tứ bội có kiểu sắp xếp NST AAaa giảm phân bình thường cho tỉ lệ giao tử Aa có tỉ lệ
Đáp án : C
AAaa cho giao tử có tỉ lệ : 1AA : 4Aa: 1aa
Vậy giao tử Aa chiếm tỉ lệ 2/3 = 67%
Câu 33:
Một bộ ba trên tARN gọi là
Đáp án : B
Bộ ba trên tARN được gọi là anticodon ( bộ ba đối mã )
Câu 34:
Căn cứ vào đặc điểm nào của mã di truyền mà có thể tính được số bộ ba = số Nu 1 mạch : 3?
Đáp án : D
Căn cứ vào D. mã bộ ba đọc liên tục không chồng gối lên nhau
Có nghĩa là 1 bộ ba gồm 3 nu, các bộ sắp xếp liên tục, khít nhau và không gối chồng lên nhau ( không có nu nào là 2 bộ ba dùng chung cả )
Câu 35:
Tế bào có kiểu sắp xếp nhiễm sắc thể AaBBDdEe, trong nguyên phân rối loạn sự phân li của cặp nhiễm sắc thể có kí hiệu BB sẽ không tạo ra
Đáp án : A
Vì rối loạn phân li chỉ xảy ra ở một cặp NST BB nên sẽ không tạo ra thể ba kép 2n+1+1. Vì đột biến thể ba kép chỉ xảy ra khi có sự rối loạn của ít nhất 2 NST thuộc 2 cặp NST không tương đồng với nhau
Câu 36:
Sự giống nhau giữa hai quá trình nhân đôi và sao mã là
Đáp án : B
Sự giống nhau giữa hai quá trình nhân đôi và sao mã là :
B. đều có sự xúc tác của enzim ARN – pôlimeraza
Ở quá trình nhân đôi, enzim này xúc tác quá trình tổng hợp đoạn ARN mồi
Ở quá trình sao mã, enzim này xúc tác quá trình tổng hợp ARN
Câu 37:
Sự thụ tinh giữa 2 giao tử (n+1) sẽ tạo nên
Đáp án : D
Sự thụ tinh giữa 2 giao tử (n+1) sẽ tạo ra :
(n+1) (n+1) = 2n +1 +1 = 2n +2
Với 2n+1+1=> Thể ba nhiễm kép
Với 2n +2 => thể bốn nhiễm
Câu 38:
Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là
Đáp án : B
2n = 24 => n = 12
Số dạng đột biến thể ba 2n+1 phát hiện ở loài này là 12 (ứng với 12 nhóm gen liên kết)
Câu 39:
Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribônuclêôtit là ađênin, uraxin và guanin. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mARN nói trên?
Đáp án : C
Phân tử mARN chỉ có A,U,G
Mạch mã gốc : T,A,X Mạch bổ sung : A,T,G Đáp án C ( không có X)
Câu 40:
Trên một phân tử mARN có hiệu số giữa các loại ribonucleotit như sau: A-U=450, X-U=300. Trên mạch khuôn của nó có T - X = 20% số nuclêôtit của mạch. Biết gen tổng hợp ra mARN dài 6120 Angstron. Số lượng nuclêôtit loại A của mARN là
Đáp án : C
Trên mARN
A – U = 450
ð U = A - 450
X – U = 300
ð X = 300 + U = A - 150
Trên mạch khuôn :
T – X = 20% số nu của mạch
ð Trên mARN có A – G = 20% số nu của mARN
Gen tổng hợp ra mARN dài 6120 Ao ó có tổng số nu là 6120 : 3,4 x 2 =3600
ð Trên mARN có tổng số nu là 1800
Vậy A – G = 360
ð G = A – 360
Có A + U + G + X = 1800
Thay U, G, X, ta có
A + A – 450 + A – 360 + A – 150 = 1800
A = 690
Câu 41:
Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án : C
Phát biểu đúng là C
A sai, là ADN và protein
B sai cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho phân li NST, còn giãn xoắn mới tạo điều kiện cho nhân đôi
D sai, NST là vật chất di truyền cấp độ tế bào
Câu 42:
Nếu trình tự nucleotide của mạch gốc của ADN là 5'-ATGXGGATTTAA-3 trình tự mạch bổ sung sẽ như thế nào?
Đáp án : B
Theo nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN : A liên kết với T và G liên kết với X
Trình tự mạch bổ sung sẽ là 5'-TTAAATXXGXAT-3'
Câu 43:
Một loài có bộ NST 2n=36. Một tế bào sinh dục chín của thể đột biến một nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau của giảm phân I, trong tế bào có số lượng NST là
Đáp án : A
Thể đột biến một nhiễm kép 2n-1-1 = 34
Ở kì sau của giảm phân I, các NST kép phân li về 2 phía nhưng chưa tách thành NST đơn, tế bào cũng chưa phân chia nên sẽ có 34 NST kép trong tế bào
Câu 44:
Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường quy định. Ở một phép lai, trong số các loại giao tử đực thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 5%; trong số các giao tử cái thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 20%. Theo lí thuyết, trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể mang gen đột biến có tỉ lệ
Đáp án : C
Giả sử A bình thường >> a đột biến
Giao tử đực : a = 5% A = 95%
Giao tử cái : a = 20% A = 80%
Đời con theo lí thuyết : 76% AA : 23% Aa : 1% aa
Cá thể bình thường mang gen đột biến có kiểu gen Aa
Vậy trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể mang gen đột biến có tỉ lệ
23% /(23%+79%) = 23/99
Câu 45:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có ba alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét ?
Đáp án : C
Giả sử A bình thường >> a đột biến
Giao tử đực : a = 5% A = 95%
Giao tử cái : a = 20% A = 80%
Đời con theo lí thuyết : 76% AA : 23% Aa : 1% aa
Cá thể bình thường mang gen đột biến có kiểu gen Aa
Vậy trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể mang gen đột biến có tỉ lệ
23% /(23%+79%) = 23/99
Câu 46:
Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân, có 4% số tế bào bị rối loạn phân li trong giảm phân II ở cặp gen Bb ở một tế bào, giảm phân I diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả tạo ra giao tử đột biến với tỉ lệ:
Đáp án : C
1 tế bào đột biến trong giảm phân II ở cặp Bb tạo ra 2 giao tử đột biến : 1 giao tử n + 1 và 1 giao tử n – 1
Vậy 4% số tế bào đột biến sẽ tạo ra 4 % giao tử đột biến
Câu 47:
Có bao nhiêu nhận định không đúng khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực ?
(1). Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
(2). Dịch mã là quá trình tổng hợp protein. Quá trình này chia thành 3 giai đoạn: mở đầu chuỗi, kéo dài chuỗi và kết thúc chuỗi.
(3) Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
(4) Bộ ba đối mã trên tARN khớp với bộ ba trên m ARN theo nguyên tắc bổ sung.
(5) Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’ --> 3’ trên mạch gốc của phân tử ADN.
(6) Tiểu phần bé của Riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. Vị trí này nằm tại codon mở đầu
Đáp án : C
Các nhận định không đúng là (2) (5) (6)
Nhận định (2) sai. Quá trình này chia thành 2 giai đoạn : hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit
Nhận định (5) sai vì Riboxom dịch chuyển chiều 5’--> 3’ trên mARN
Nhận định (6) sai vị trí đặc hiệu nằm trước codon mở đầu
Câu 48:
Có bao nhiêu nhận định đúng khi quan sát một giai đoạn (kỳ) trong chu kì phân bào ở hình vẽdưới đây?
(1) Đây là kỳ đầu của nguyên phân I vì: Các cặp NST đã nhân đôi.
(2) Đây là quá trình giảm phân của tế bào sinh dục sơ khai.
(3) Đây là kỳ giữa của giảm phân I vì 4 nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng.
(4) Đây là kì cuối của giảm phân I vì trong tế bào NST tồn tại ở trạng thái kép.
(5) Đây là một bằng chứng cho thấy có trao đổi chéo giữa các crômatit trong các cặp NST kép tương đồng
Đáp án : B
Các nhận định đúng là (3) (5)
Đáp án B
1 sai vì kì đầu nguyên phân, thoi vô sắc chưa gắn vào tâm động
2 sai vì tế bào sinh dục sơ khai chưa tham gia giảm phân, nó nguyên phân nhiều lần thành tế bào sinh tinh rồi tế bào sinh tinh mới tham gia giảm phân
4 sai vì kì cuối giảm phân 1 , các NST kép đã phân li hoàn toàn về 2 phía, tế bào trong quá trình phân đôi
Câu 49:
Ở cà chua, alen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng, alen B quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Thế hệ P cho cây tứ bội AAaaBbbb tự thụ phấn. Biết hai cặp gen nói trên phân li độc lập, giảm phân bình thường, không xảy ra đột biến. Tính theo lý thuyết cây thuần chủng ở F1 chiếm tỉ lệ:
Đáp án : A
AAaaBbbb tự thụ
2 cặp gen phân li độc lập
AAaa cho giao tử :1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa
F1 thuần chủng :1/36AAAA : 1/36aaaa
Bbbb cho giao tử :1/2Bb: 1/2bb
F1 thuần chủng :1/4 bbbb
Vậy F1 thuần chủng cả 2 cặp tính trạng chiếm tỉ lệ :
(1/36 + 1/36) x 1/4 = 1/72
Câu 50:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thuần chủng (P), thu được các hợp tử. Dùng cônsixin xử lí các hợp tử, sau đó cho phát triển thành các cây F1. Cho một cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 175 cây quả đỏ và 5 cây quả vàng. Cho biết cây tứ bội giảm phân chỉ tạo giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí
Đáp án : C
P : AA x aa
F1 : Aa
Xử lí consixin F1 có thể cho AAaa và Aa
F1 tự thụ
F2 : 175 đỏ : 5 vàng -> 35 đỏ : 1 vàng
F2 có 36 tổ hợp lai
-> F1 phải cho 6 tổ hợp giao tử
-> F1 phải là AAaa, cho giao tử : 1AA : 4Aa : 1aa
Vậy F2 thu được toàn bộ 5 kiểu gen : AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa