30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải (Đề số 29)
-
20559 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi côn trùng đậu vào lá của cây bắt ruồi thì lá khép lại. Đây là kết quả của kiểu cảm ứng nào sau đây?
Đáp án D
Cây ăn sâu bọ thường là những loài sống ở vùng đầm lầy, hoặc ở vùng đất cát nghèo muối khoáng, hoặc ở vùng đất thiếu đạm cho nên bắt động vật để lấy khoáng và nitơ.
Khi con mồi đậu vào lá thì sức trương của tế bào nách lá giảm → Các gai, tua, lông cụp lại để giữ chặt con mồi. Đây là kết quả của kiểu cảm ứng ứng động tiếp xúc và hóa ứng động.
Câu 2:
Cho chuỗi thức ăn: Cây lúa →Sâu ăn lá lúa → Ếch đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc mấy?
Đáp án A
Đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc 4. Vì chuỗi thức ăn này có 4 loại là sinh vật tiêu thụ
Câu 3:
Loại hoocmôn nào sau đây thúc đẩy quá trình chín của quả?
Đáp án C
Êtilen là hoocmôn thúc đẩy quá trình chín của quả
Câu 4:
Trong chăn nuôi, năng suất tối đa của vật nuôi phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?
Đáp án C
Giới hạn của năng suất phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống. Giống tốt thì cho năng suất cao còn giống kém thì cho năng suất thấp
Câu 5:
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật chịu sự tác động của nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên trong?
Đáp án D
Hoocmôn là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
Các nhân tố thuộc về bên ngoài cơ thể (thức ăn, nước uống, khí hậu, dịch bệnh,…) là nhân tố bên ngoài.
Câu 6:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt và bò sát phát sinh ở kỉ nào sau đây?
Đáp án B
Thực vật có hạt và bò sát phát sinh ở kỉ Cacbon (Than đá).
Câu 7:
Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?
Đáp án A
Tỉ lệ giới tính là đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật; loài ưu thế, loài đặc trưng, thành phần loài là đặc trưng của quần xã sinh vật
Câu 8:
Người mắc hội chứng bện nào sau đây là thể một?
Đáp án C
Tơcnơ là hội chứng bệnh do thiếu 1 NST X trong cặp NST giới tính ở giới XX tạo thành thể đột biến XO
Câu 9:
Những động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?
(1) Thủy tức. (2) Giun đốt. (3) San hô. (4) Mực.
(5) Cá . (6) Sứa. (7) Cua.
Đáp án C
Động vật có hệ thần kinh mạng lưới là các động vật thuộc ngành ruột khoang như: Thủy tức, sứa, san hô
Câu 10:
Loại hoocmôn nào sau đây có liên quan đến bệnh bướu cổ ở người?
Đáp án B
Bệnh bướu cổ do thiếu iôt (bướu cổ địa phương) hoặc do cường năng tuyến giáp (bướu cổ Bazơđô) đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoocmôn tiroxin.
Câu 11:
Theo lý thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBbDD tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
Đáp án D
Aa khi giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử A và a.
Bb khi giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử B và b.
DD khi giảm phân sẽ cho 1 loại D.
→ Cơ thể có kiểu gen AaBbDD giảm phân sẽ cho 2 x 2 = 4 loại giao tử
Câu 12:
Dòng vi khuẩn E. coli mang gen mã hóa insulin của người được tạo ra nhờ áp dụng kĩ thuật nào sau đây?
Đáp án A
Dòng vi khuẩn E.coli mang gen mã hóa insulin của người được tạo ra nhờ áp dụng kĩ thuật chuyển gen
Câu 13:
Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô →Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.
II. Quan hệ dinh dưỡng giữa sâu ăn lá ngô và nhái dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
III. Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang và diều hâu đều là sinh vật tiêu thụ.
IV. Sự tăng, giảm số lượng nhái sẽ ảnh hưởng đến sự tăng giảm số lượng rắn hổ mang.
Đáp án C
I sai. Vì quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ sinh vật ăn sinh vật.
II đúng. Vì sâu ăn lá ngô là thức ăn của nhái vì vậy số lượng sâu ăn lá ngô sẽ bị nhái khống chế ở một khoảng nhất định.
III đúng. Vì sâu ăn lá ngô là sinh vật tiêu thụ bậc 1, nhái là sinh vật tiêu thụ bậc 2, rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ bậc 3, diều hâu là sinh vật tiêu thụ bậc 4.
IV đúng. Vì rắn hổ mang sử dụng nhái làm thức ăn. Do đó, sự thay đổi số lượng cá thể rắn hổ mang (quần thể ăn thịt) sẽ làm thay đổi số lượng cá thể nhái (quần thể con mồi).
-> Có 3 phát biểu đúng
Câu 14:
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
B sai vì nếu kích thước quần thể vượt mức tối đa thì chưa hẳn quần thể đã bị diệt vong.
Câu 15:
Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
B đúng.
A sai. Vì hình thành loài khác khu vực địa lí thường gặp ở những loài có khả năng phát tán mạnh.
C sai. Vì nhân tố trực tiếp tạo ra các alen mới làm phân hóa vốn gen của các quần thể bị chia cắt là đột biến.
D sai. Vì tất cả các quá trình hình thành loài đều chịu sự tác động của CLTN.
Câu 16:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên có chung đặc điểm nào sau đây?
Đáp án A
A đúng.
B sai. Vì yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên không cung cấp nguồn biến dị cho quá trình tiến hóa.
C sai. Vì giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D sai. Vì CLTN quy định chiều hướng tiến hóa
Câu 18:
Phép lai P: , thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Quá trình giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong số các cá thể F1, có thể xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây?
Đáp án A
Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường sẽ tạo ra 2 loại giao tử XaXa và 0. Giao tử XaXa thụ tinh với giao tử Y sẽ sinh ra đời con có kiểu gen XaXaY.
Câu 19:
Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
A sai. Vì cạnh tranh xảy ra ở tất cả các loài, trong đó có cả động vật và thực vật
Câu 20:
Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
C sai. Vì trong một lưới thức ăn mỗi loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau
Câu 21:
Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách dựa vào yếu tố nào sau đây?
Đáp án B
Một số động vật như thú, chim, hay cá… thay đổi nơi sống theo mùa. Chúng có thể di cư 2 chiều (đi và về) hay 1 chiều ( chuyển chỗ ở).
Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách dựa vào vị trị mặt trời, trăng, sao, địa hình.
Còn cá thì định hướng dựa vào dòng nước hoặc thành phần hóa học của nước
Câu 22:
Cho biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?
Đáp án B
Bố mẹ càng có nhiều cặp gen dị hợp thì đời con sẽ có nhiều loại kiểu gen. Ở phép lai B, bố mẹ có nhiều cặp gen dị hợp hơn các phép lai khác
Câu 23:
Khi nói về đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
C sai. Vì đột biến lặp đoạn có thể làm tăng hoặc giảm khả năng sinh sản tùy trường hợp.
Câu 24:
Ở giai đoạn trẻ em, nếu cơ thể thiếu hoocmôn tirôxin thì sẽ gây ra hậu quả nào sau đây?
Đáp án D
Ở người tiroxin có vai trò:
- Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của hệ thần kinh và hệ sinh dục.
- Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bằng cách tăng cường chuyển hóa cơ bản.
Khi trẻ em bị thiếu tiroxin thì sẽ giảm chuyển hóa cơ bản nên trẻ chậm hoặc ngừng lớn, hệ thần kinh phát triển không tốt, trí tuệ kém
Câu 25:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen A, a và B, b quy định. Kiểu gen có cả hai loại alen A và B cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu hình khác đều cho kiểu hình hoa trắng. Alen D quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen d quy định lá xẻ thùy. Phép lai P: AaBbDd x aaBbDd, thu được F1. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
A đúng. Vì cây hoa trắng, lá nguyên có tỉ lệ.
=(1-A-B-)xD=(1-1/2 x 3/4) x 3/4 =46,875%.
(Ở phép lai AaBb x aaBb, kiểu hình A- B- ở đời con chiếm tỉ lệ = 1/2 × 3/4).
B sai. Vì F1 có 2 kiểu gen đồng hợp tử về kiểu hình hoa trắng, lá xẻ thùy, đó là aaBBdd, aabbdd.
C đúng. Vì hoa đỏ, lá xẻ thùy (A-B-dd) ở F1 có 2 kiểu gen là AaBBdd, AaBbdd.
D đúng. Vì hoa đỏ, lá nguyên (A-B-D-) có 4 kiểu gen, đó là.
(AaBB, AaBb) x (DD, Dd)
Câu 26:
Một loại sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Bốn quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ các cá thể mang kiểu hình trội như sau
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
Quần thể 1 có: A- =96%->aa=4%->a=0,2,A=0,8->Aa = 0,32.
Quần thể 2 có: A- =64%->aa=36%->a=0,6,A=0,4->Aa = 0,48.
Quần thể 3 có: A- =75%->aa=25%->a=0,5,A=0,5->Aa = 0,5.
Quần thể 4 có: A- =84%->aa=16%->a=0,4,A=0,6->Aa = 0,48.
-> Đối chiếu với các phương án, chúng ta thấy A, B và D đều đúng.
C sai. Vì quần thể IV có tần số AA là 0,36
Câu 27:
Khi nói về operon Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của operon Lac
II. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã.
IV. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 10 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 10 lần.
Đáp án A
Câu 28:
Một loài thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. AaBbDdEe. II. AaBbdEe. III. AaBbDddEe.
IV. AaBbDdEee. V. AaBbDEe. VI. AaaBbDdEe.
Đáp án B
Thể một bao gồm II, V.
I là thể lưỡng bội;
III, IV, VI là các thể ba
Câu 30:
Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.
II. Loài D có thể thuộc 2 bậc dinh dưỡng khác nhau.
III. Loài A và loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất.
IV. Sự thay đổi số lượng cá thể của loài H liên quan trực tiếp đến sự thay đổi số lượng cá thể của loài I và loài G.
Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng. Đó là II, III và IV
I sai. Vì lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.
II đúng. Vì loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
III đúng. Vì tất cả các chuỗi thức ăn đề có loài A và loài E.
IV đúng. Vì loài H là thức ăn của loài I và loài H là vật ăn thịt loài G cho nên các loài này có mối quan hệ khống chế sinh học với nhau
Câu 31:
Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 66% cây thân cao, hoa đỏ; 9% cây thân cao, hoa trắng; 9% cây thân thấp, hoa đỏ; 16% cây thân thấp, hoa trắng. Biết ràng mồi gen quy định một tính trạng, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là
Đáp án A
P: cây cao, đỏ tự thụ phấn, F1 có 4 loại kiểu KH. Để tạo ra được 4 loại KH thì cây P phải có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.
Theo bài ra, kiểu gen thấp trắng = 16% ->Giao tử ab = 0,4.
-> Tần số hoán vị = 1 – 2 ×0,4 = 0,2 =20%.
Câu 32:
Một quần thể thực vật. alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, người ta thu được kết quả ở bảng sau
Cho rằng quần thể này không chịu tác động của nhân tố đột biến, di - nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
- Nhận thấy, tần số alen a giảm dần qua mỗi thế hệ -> Chọn lọc đang đào thải kiểu hình hoa trắng ->C hoặc A đúng.
- Nhận thấy, từ F1 đến F3, tỉ lệ kiểu gen luôn ở trạng thái cân bằng di truyền.
->Quần thể giao phấn ngẫu nhiên -> Chỉ có A hoặc B đúng
Câu 33:
Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ như sau
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có xuất cư và nhập cư.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.
II. Kích thước quần thể D lớn hơn kích thước quần thể C.
III. Quần thể D có kích thước lớn nhất.
IV. Kích thước quần thể C lớn hơn kích thước quần thể B.
Đáp án C
Kích thước quần thể = mật độ × diện tích môi trường.
-> Kích thước của các quần thể A, B, C, D lần lượt là = 3000, 5040, 2880, 3145.
-> Chỉ có II đúng
Câu 34:
Cho các ví dụ và các hình thức học tập như sau:
(1) Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đũa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp.
(2) Thầy giáo yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có bạn đã giải được bài tập đó.
(3) Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con Rùa, con Rùa sẽ rụt đầu vào chân và mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm nào thì Rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa.
(4) Một con mèo đang đói nó chủ động lục nồi để kiếm ăn.
Các hình thức học tập:
I - Quen nhờn; II - Học khôn;
III - Điều kiện hoá đáp ứng; IV - Điều kiện hoá hành động.
Khi xếp các ví dụ với hình thức học tập, cách sắp xếp nào sau đây là đúng?
Đáp án B
Đặc trung của các hình thức học tập là:
- Quen nhờn: Động vật phớt lờ không trả lời kích thích nhiều mà không kèm theo sự nguy hiểm nào.
- Điều kiện hóa: Điều kiện hóa đáp ứng do sự liên kết hai kích thích tác động đồng thời.
- Điều kiện hóa thao tác, hành động là hình thức liên kết thử -sai, liên kết một hành động với một phần thưởng.
- Học khôn: là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết tình huống mới.
Khi xếp các ví dụ với hình thức học tập, cách sắp xếp đúng là:
1 – III, 2 – II, 3 – I, 4 – IV
Câu 37:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy định. Cho hai cây đều có hoa hồng giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa hồng.
II. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2, số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/9.
III. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F3 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/27.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.
F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng -> Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước gen: A-B- quy định hoa đỏ; A-bb hoặc aaB- quy định hoa hồng; aabb quy định hoa trắng.
F2 có tỉ lệ 9:6:1 =16 kiểu tổ hợp giao tử -> Kiểu gen F1 là AaBb.
I sai. Vì F2 chỉ có 4 kiểu gen quy định hoa hồng, đó là Aabb, Aabb, aaBb, aaBB.
II đúng. Vì số cây thuần chủng (AABB) chiếm 1/9 nên số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ = 1 – 1/9 = 8/9.
III đúng. Vì ở cây hoa hồng F2, giao tử ab chiếm tỉ lệ 1/3; Ở cây hoa đỏ F2, giao tử ab chiếm tỉ lệ 1/9. -> Đời F3 có số cây hoa trắng (aabb) chiếm tỉ lệ = 1/9×1/3=1/27.
IV sai. Vì khi cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phối với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng