30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải (Đề số 24)
-
20367 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các biểu hiện sau đây, biểu hiện nào thuộc về triệu chứng thiếu
nguyên tố đồng (Cu) của cây?
Đáp án A
Câu 2:
Hệ đệm bicacbônat (NaHCO3/ Na2CO3) có vai trò nào sau đây?
Hệ đệm bicacbônat là hệ đệm doNaHCO3/ Na2CO3 thực hiện. Hệ đệm này
thực hiện đệm ion HCO3- và ion H+ ở phổi. Hệ đệm này sẽ điều chỉnh độ pH
cùa máu ở mức ổn định là vì
- Khi dư H+ (độ pH thấp) thì Na2CO3 sẽ phản ứng với H+ đế tạo thành NaHCO3 làm giảm nồng độ H trong máu (tăng độ pH).
- Khi thiếu H+ (độ pH cao) thì NaHCo3 sẽ phân li đế giải phóng H+ làm tăng nồng độ H+ trong máu (giảm độ pH).
Đáp án C
Câu 3:
Thụ tinh ở thực vật có hoa là
Thụ tinh: là quá trình hợp nhất nhân của giao tử đực với nhân của tế bào trứng tạo thành hợp tử khởi đầu cho cơ thể mới.
Ở thực vật có hoa có hiện tượng thụ tinh kép: cả 2 tinh tử (2 giao tử đực) đều được thụ tinh
- 1 tinh tử (n) + noãn (n) -> hợp tử (2n).
- 1 tinh tử (n) + nhân cực (2n) -> nhân tam bội.
Đáp án A chưa chính xác vì thụ tinh là quá trình hợp nhất nhân cùa giao tử đực
với nhân của tế bào trứng chứ không chỉ két hơp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của
hai giao tử đực và cái.
Đáp án C sai vì sự kết hợp hai nhân giao tử đực với nhân của nhân cực trong túi phôi tạo thành nhân tam bội chứ không phải hợp tử.
Đáp án D sai vì trong quá trình thụ tinh hai tinh tử được kết hợp với trứng và nhân cực trong túi phôi.
Đáp án B
Câu 4:
Sinh sản vô tính theo hình thức phân mảnh thường gặp ở những nhóm
động vật nào sau đây?
Ở động vật sinh sản vô tính bằng phân mảnh chỉ gặp ở một số nhóm động vật bậc thấp như bọt biển, ruột khoang, giun dẹp. Còn mối, kiến, châu chấu là các động vật sinh sản hữu tính.-> Đáp án A
Câu 5:
Trên phân tử ADN có bazơ nitơ timin (T*) trở thành dạng hiếm thì qua
quá trình nhân đôi sẽ gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Sơ đồ nào
sau đây mô tả đúng cơ chế gây đột biến làm thay thế cặp A-T băng cặp G-X
của bazơ nitơ dạng hiếm?
Đáp án C
Câu 7:
Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,4. Theo lí
thuyết, tần số kiểu gen AA là
Đáp án C
Câu 8:
Khi nói về thoái hoá giống, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án A
vì những giống có kiểu gen dị hợp nếu giao phấn ngẫu nhiên cũng có thể tạo ra các thể đồng hợp trong đó có các thể đồng hợp lặn có hại gây ra thoái hóa giống
Câu 10:
Các nhà khoa học cho rằng trong quá trình phát sinh sự sống, ARN là vật
chất mang thông tin di truyền chứ không phải là ADN. Cơ sở để đưa ra nhận
định này là
Đáp án B
Câu 13:
Quá trình quang hợp có 2 pha là pha sáng và pha tối. Pha tối sử dụng loại sản phẩm nào sau đây của pha sáng?
Pha sáng tạo ra 3 loại sản phẩm là O2, NADPH, ATP nhưng O2 được giải phóng ra môi trường, chỉ có NADPH và ATP được chuyển đến pha tối để pha tối khử CO2 thành chất hữu cơ. -> Đáp án C
Câu 14:
Có bao nhiêu yếu tố sau đây giúp hỗ trợ dòng máu trong tĩnh mạch chảy
về tim?
(1) Hệ thống van trong tĩnh mạch;
(2) Hoạt động co bóp của tim;
(3) Sự đóng mở của van tim;
(4) Hoạt động của các cơ bao quanh mạch máu.
(5) Hoạt động cử động hô hấp của các cơ lồng ngực.
Có 4 yếu tố giúp hỗ trợ máu chảy về tim, đó là 1,2,4 và 5
-> Đáp án B.
Sự đóng mở của van tim giúp máu trong động mạch chủ và động mạch phổi không chảy ngược trở lại về tim. Không phù hợp với yêu cầu của đề bài.
Câu 18:
Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu
nào sau đây là đúng?
Đáp án B
Câu 19:
Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc
và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ
Đáp án A
Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ làm cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
Câu 20:
Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không
gây hại cho các loài tham gia?
(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(4) Cây tầm gửi sổng trên tán các cây trong rừng.
(5) Loài kiến sống trên cây kiến.
Chỉ có (3) và (5) đúng.-> Đáp án D.
Câu 21:
Cơ chế đóng mở khí khổng là do
Khí khổng được tạo nên bởi 2 tế bào hình hạt đậu. Mỗi tế bào hình hạt đậu có thành tế bào mép trong dày và mép ngoài mỏng nên mép trong co giản ít hơn so với mép ngoài.
-> Đáp án A.
Phương án B sai. Vì sự thiếu hay thừa nước của 2 tế bào hình hạt đậu làm thay đổi sức trương nước của chúng (đây là nguyên nhân gián tiếp) nhưng sự đóng mở khí khổng là do nguyên nhân trực tiếp từ sự cong hay dãn của thành tế bào hạt đậu.
Phương án C sai. Vì áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng thay đổi tùy vào trạng thái no nước của tế bào hạt đậu.
Phương án D sai. Vì hai tế bào hình hạt đậu có cấu trúc giống nhau
Câu 22:
Khi nói về ý nghĩa của hiện tượng cấu trúc của 2 tâm thất ở người không
giống nhau, phát biểu nào sau đây sai?
Hai tâm thất của người có cấu tạo không giống nhau có vai trò:
Hệ tuần hoàn gồm có tim, hệ mạch và tế bào máu. Trong hệ tuần hoàn, tim có nhiệm vụ bơm máu vào động mạch để thực hiện lưu thông máu trong hệ tuần hoàn. Tâm thất trái bơm máu vào động mạch chủ đề thực hiện vòng tuần hoàn lớn, tâm thất phải bơm máu vào động mạch phổi để thực hiện vòng tuần hoàn nhỏ.
- Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ tâm thất phải đến hai lá phổi rồi trở về tâm nhĩ trái của tim. Đoạn đường này tương đối ngắn nên áp lực đẩy máu của tâm thất phải không cao chỉ khoảng 30mmHg, do đó thành tâm thất phải tương đối mỏng.
- Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Đoạn đường này dài, cần 1 áp lực đẩy máu rất cao của tâm thất trái (khoảng 120mmHg), do đó thành tâm thất trái rất dày.
- Nếu thành tâm thất trái có cấu trúc giống như thành tâm thất phải thì khi tâm thất trái co sẽ không thể đẩy máu đi đến tận các cơ quan của cơ thể, dẫn tới thiếu máu cung cấp cho các hoạt động.
- Nếu thành tâm thất phải có cấu trúc giống như thành tâm thất trái thì khi tâm thất phải co sẽ đẩy máu đi với một áp lực rất lớn vào mao mạch phổi làm tăng sự khuếch tán của nước và các ion vào trong dịch màng phổi gây ra hiện tượng tràn dịch màng phổi là ngạt thở và có thể gây chết. Do đó, nếu thành tâm thất phải có cấu trúc dày như thành tâm thất trái thì hiệu quả trao đổi khí ở phổi giảm, dễ gây tử vong. -> Đáp án D.
Câu 24:
Biến dị tổ hợp là loại biến dị được hình thành do sự tổ hợp lại các gen sẵn có
ở bố mẹ. Có bao nhiêu quá trình sau đây là cơ chế tạo nên các biến dị tổ hợp?
(1) Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân.
(2) Sự nhân đôi của các gen trong phân bào nguyên phân.
(3) Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit khác nguồn gốc trong cặp
NST tương đồng.
(4) Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng.
Chỉ có (1) và (3) đúng. -> Đáp án D
Câu 25:
Trong các bằng chứng sau đây, những bằng chứng nào được xem là bằng
chứng tiến hoá trực tiếp?
(1) Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa vẫn còn di tích của nhụy.
(2) Xác voi ma mut được tìm thấy trong các lớp băng.
(3) Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương
tự nhau.
(4) Xác sâu bọ sống trong các thời đại trước còn để lại trong nhựa hổ phách.
(5) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
(6) Những đốt xương sống của khủng long được tìm thấy trong các lớp đất đá.
Có 3 phát biểu đúng, đó là (2), (4) và (6) -> Đáp án D
Câu 26:
Cho các đặc điểm sau:
(1) Số lượng cá thể của quần thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
(2) Số lượng loài trong quần xã tăng làm gia tăng cạnh tranh khác loài dẫn tới làm giảm số lượng cá thể của quần thể.
(3) Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đồi của môi trường.
(4) Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.
(5) Môi trường suy giảm nguồn sống, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.
Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiếu thì sẽ kéo theo bao nhiêu những đặc điểm diễn ra tiếp theo?
Sẽ kéo theo 3 đặc điểm là (1), (3), (4). -> Đáp án C.
Giải thích: Khi kích thích quần thể xuống mức tối thiểu thì:
- Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm nên quần thể không có khả năng chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường như dịch bệnh, thiên tai, kẻ thù,...
- Do số lượng cá thể rất ít nên khả năng gặp nhau giữa các cá thể khác giới thấp. Vì vậy, khả năng sinh sản giảm, nếu sinh sản thì cũng chủ yếu là giao phối cận huyết.
Câu 27:
Trong một quần xã sinh vật gồm các loài sau: Cây gỗ lớn, cây bụi, cây
cỏ, hươu, sâu, thú nhỏ, đại bàng, bọ ngựa và hồ. Đại bàng và hổ ăn thú nhỏ, bọ
ngựa và thú nhỏ ăn sâu ăn lá, hổ có thể bắt hươu làm thức ăn, cây gỗ, cây bụi,
cây cỏ là thức ăn của hươu, sâu, bọ ngựa. Trong các nhận xét sau đây, có bao
nhiêu nhận xét đúng?
(1) Hươu và sâu ăn lá cây đều thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1.
(2) Thú nhỏ, bọ ngựa và hổ đều là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
(3) Nếu sâu bị chết hết thì thú nhỏ và bọ ngựa sẽ bị thiếu thức ăn, không có thức ăn thay thế.
(4) Nếu bọ ngựa bị tiêu diệt thì số lượng thú nhỏ sẽ tăng nhưng sau đó sẽ giảm về mức cân bằng.
Phải vẽ lưới thức ăn của quần xã trên, sau đó dựa vào lưới thức ăn để đánh giá tính đúng sai của mỗi nhận xét.
Dựa vào sơ đồ lưới thức ăn, ta thấy phát biểu (3) sai. Các phát biểu (1), (2), (4) đều đúng
-> Đáp án B
Câu 29:
Khi nói về tác dụng của hoocmôn glucocortioid của vỏ thượng thận và
hoocmôn adrenalin của tuỷ thượng thận lên đường huyết, phát biểu nào sau đây sai?
Hoocmôn glucocortioid do vỏ thượng thận và hoocmôn adrenalin do tủy thượng thận tiết ta có tác dụng tăng đường huyết.
Nhưng chúng hoạt động theo cách thức khác nhau: Glucocortioid kích thích chuyển hóa lipit, prôtêin thành glucôzơ; còn adrenalin kích thích phân giải glycôgen thành glucôzơ.
-> Đáp án D
Câu 31:
Một cây cam có kiểu gen AaBBDd. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
(1) Nếu chiết cành thì có thể sẽ thu được các cây con mang kiểu gen AABBDD.
(2) Nếu lấy hạt để nảy mầm thành cây con thì có thể thu được cây con mang kiểu gen aaBBdd.
(3) Nếu muốn có được giống cam thuần chủng thì phải cho sinh sản hữu tính và chọn lọc.
(4) Nếu sử dụng phương pháp nuôi cấy mô thì luôn thu được các cây con mang kiểu gen AaBBDd.
Có 3 phát biểu đúng, đó là (2), (3) và (4) -> Đáp án C.
(1) Sai. Vì chiết cành là phương pháp nhân giống vô tính cho nên cây con luôn có kiểu gen giống cây mẹ.
(2) Đúng. Vì sinh sản bằng hạt là sinh sản hữu tính nên có thể sinh ra cây con có kiểu gen aaBBdd.
(3) Đúng. Vì cây mẹ có kiểu gen dị hợp, muốn thu được cây con thuần chủng thì phải tiến hành cho sinh sản hữu tính. Chỉ có sinh sản hữu tính thì mới thu được cây có kiểu gen khác cây mẹ.
(4) Đúng. Vì nuôi cấy mô là phương pháp nhân giống vô tính cho nên tất cả các cây con đều có kiểu gen giống cây mẹ.
Câu 32:
Vì sao phụ nữ ờ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường dễ bị bệnh
loãng xương?
Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường dễ bị loãng xương, vì: Ở gian đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh -> hàm lượng estrogen suy giảm -> giảm lắng đọng canxi vào xương -> loãng xương. -> Đáp án D
Câu 33:
Mỗi phân tử Hêmôglôbin (Hb) là một prôtêin cấu trúc bậc IV gồm 2
chuỗi và 2 chuỗi liên kết với nhau. Nếu axit amin thứ 6 của chuỗi là
glutamic bị thay bằng valin thì hồng cầu biến dạng thành hình lưỡi liềm. Cho
biết trên mARN có các bộ ba mã hoá cho các axit amin:
¾ Valin: 5’-GUU-3’; 5’-GUX-3’; 5’-GUA-3’; 5’-GUG-3’.
¾ Glutamic: 5’-GAA-3’; 5’-GAG-3’; Aspactic: 5’-GAU-3’; 5’-GAX-3’
Phân tích nào sau đây đúng về việc xác định dạng đột biến cụ thể xảy ra trong
gen mã hoá chuỗi gây bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm?
Chỉ có giải thích C là phù hợp. -> Đáp án C.
Câu 34:
Trong các trường hợp sau đây, có bao nhiêu trường hợp mà một tế bào
không phải là đơn bội có số nhiễm sắc thể là một số lẻ?
(1) Thể tam bội mà bộ nhiễm sắc thể đơn bộ là một số lẻ.
(2) Thể tứ bội mà bộ nhiễm sắc thể đơn bộ là một số lẻ.
(3) Thể không của loài lưỡng bội.
(4) Thể ba của loài lưỡng bội.
(5) Tế bào sinh dưỡng của châu chấu đực.
Có 3 phương án đúng, đó là (1), (4), (5). -> Đáp án D.
Đúng. Vì châu chấu có 2n=24 Ở châu chấu, con đực có nhiễm sắc thể giới tính XO nên bộ NST của châu chấu đực = 23
Câu 36:
Ở ruồi giấm, môt tế bào của cơ thể có kiểu gen giảm phân bình thường sinh ra giao tử. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Luôn cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ như nhau.
(2) Nếu có giao tử ABdY thì sẽ không có giao tử abdY
(3) Loại giao tử ABd chiếm tỉ lệ 25%.
(4) Sinh ra giao tử mang NST Y với tỉ lệ 50%.
Ruồi giấm đực giảm phân không xảy ra hoán vị gen.
1 tế bào giảm phân bình thường sẽ cho 4 tế bào con đơn bội.
- Khi kiểu gen dị hợp AB/ab ddX^E Y sẽ cho 2 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau.
-> Vậy (1) đúng.
- Nếu có giao tử ABdY thì sẽ có giao tử aBdXE không có giao tử aBdY.
-> Vậy (2) đúng.
- Loại giao tử ABdXE chiếm tỉ lệ 0% hoặc 50%. -> (3) sai.
- Sinh ra giao tử mang NST Y với tỉ lệ 50%. -> (4) đúng.
Có 3 phát biểu đúng (1), (2), (4). -> Đáp án B
Câu 38:
Thực chất của tương tác gen là sự tương tác giữa sản phẩm của các gen
với nhau để cùng quy định một tính trạng. Giả sử có 2 gen A và B, trong đó
gen A quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit A; gen B quy định tổng hợp chuỗi
pôlipeptit B. Có bao nhiêu trường hợp sau đây được gọi là tương tác bổ sung
giữa 2 gen A và B?
(1) Chuỗi pôlipeptit của gen A ức chế sự phiên mã của gen B nên khi có A thì
gen B không tổng hợp được chuỗi pôlipeptit.
(2) Chuỗi pôlipeptit cùa gen A tương tác với chuỗi pôlipeptit của gen B để tạo
nên prôtêin hoàn chỉnh thực hiện chức năng sinh học.
(3) Chuỗi pôlipeptit của gen A trở thành enzim A, chuỗi pôlipeptit của gen B trở
thành enzim B. Cà hai enzim này cùng xúc tác cho một chuỗi phản ứng được
mô tà bằng sơ đồ: Tiền chất chất trung gian Sản phẩm Quy định
tính trạng.
(4) Chuỗi pôlipeptit A quy định chức năng khác với chức năng của chuỗi
pôlipeptit B.
Đáp án B, gồm (2), (3).
(1) sai vì đây là tương tác át chế.
(4) sai vì mỗi gen quy định một chức năng khác nhau (không tương tác với nhau).
Câu 39:
Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 2 cặp
gen Aa và Bb phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn, trong đó có tần số alen A = 0,7; a = 0,3; B = 0,4; b = 0,6. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?
(1) Quần thể này có 4 kiểu hình.
(2) Trong các kiểu gen của quần thể, số cá thể có kiểu gen AaBb chiếm tỉ lệ cao nhất.
(3) Quần thể này có 8 kiểu gen.
(4) Trong các kiểu gen của quần thể, số cá thể có kiểu gen aaBB chiếm tỉ lệ ít nhất.
(1) Đúng. Vì với 2 cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn thì quần thể sẽ có 4 loại kiểu hình.
(2) Sai. Vì trong 3 kiểu gen của gen A thì AA = 0,49 chiếm tỉ lệ cao nhất (Aa chiểm tỉ lệ trung bình); trong 3 kiểu gen của gen B thì Bb = 0,48 chiếm tỉ lệ cao nhất. Do đó kiểu gen AaBb không chiếm tỉ lệ cao nhất. (Kiểu gen sẽ có tỉ lệ cao nhất nếu từng cặp gen trong kiểu gen đó có tỉ lệ cao nhất). Kiểu gen chiếm tỉ lệ cao nhất là AABb.
(3) Sai. Vì quần thể này có 2 cặp gen phân li độc lập thì sẽ có 9 kiểu gen.
(4) Đúng. Vì trong 3 kiểu gen của gen A thì aa = 0,09 chiếm tỉ lệ thấp nhất; trong 3 kiểu gen của B thì BB = 0,16 chiếm tỉ lệ thấp nhất. Do đó, kiểu gen aaBB chiếm tỉ lệ thấp nhất. (Kiểu gen sẽ có tỉ lệ thấp nhất nếu từng cặp gen trong kiểu gen đó có tỉ lệ thấp nhất).
-> Đáp án B.