30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải (Đề số 14)
-
20843 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
Đáp án : A
Nhận định đúng là A
Cá chép có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn cá rô phi
Loài có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn thì sẽ có sinh tồn ở những khu vực có nhiệt độ mà loài có giới hạn chịu nhiệt nhỏ hơn không sống được => vùng phân bố của cá chép rộng hơn cá rô phi
Câu 2:
Kĩ thuật di truyền thực hiện ở thực vật thuận lợi hơn ở động vật vì
Đáp án : D
Các tế bào xoma ở thực vật có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh vì tế bào thực vật có tính toàn năng cao hơn tế bào của động vật
Tế bào thực vật có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh
Ở động vật, các tế bào xoma không thể phát triển thành 1 cơ thể được được, mà phải cần đến kĩ thuật nhân bản vô tính ( lấy nhân tế bào xoma ghép vào trứng đã bỏ nhân) .
Kĩ thuật này phức tạp, tốn kém xong lại cho ra các đời con có sức chống chịu kém, không có nhiều ý nghĩa
Câu 3:
Trên mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa X với A bằng 10% và giữa G với X bằng 20% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch thứ hai của gen có G = 300 nuclêôtit và hiệu số giữa A với G bằng 10% số nuclêôtit của mạch. Chiều dài của gen bằng
Đáp án : C
Có số nuclêôtit trên mạch 1 = Số nuclêôtit trên mạch 2 = Y
Mạch 1 :
X1 – A1 = 10% số nu của mạch = 0,1Y
G1 – X1 = 0,2m
Mạch 2 :
G2 = 300
A2 – G2 = 10% số nuclêôtit của mạch = 0,1Y
Theo nguyên tắc bổ sung : A2 = T1 và G2 = X1
=> Vậy X1 = 300
và T1 – X1 = 0,1Y
Mà X1 – A1 = 0,1Y
=> T1 – A1 = 0,2Y = G1 – X1
=> T1 + X1 = A1 + G1
Mà Y = A1 + T1 + G1 + X1
Vậy ta có T1 + X1 = 0,5Y
Mà có T1 – X1 = 0,1Y
Giải ra, có X1 = 0,2Y
Mà X1 = 300
=> Vậy Y = 1500
=> Mỗi mạch của gen có 1500 nucleotit
=> Chiều dài gen : 1500 x 3,4 = 5100 (Ao) = 0,51 mm
Câu 4:
Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện
Đáp án : D
Đáp án D.
Biến động không theo chu kì
Vì rét hại là 1 kiểu thời tiết khắc nghiệt không diễn ra theo chu kì
Câu 5:
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau
Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào?
Đáp án : B
Xét các thế hệ từ F1 tới F2 : Thành phần kiểu gen trong quần thể không biến đỏi => chưa chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên .
Xét các thế hệ từ F2 tới F3 : tần số alen và thành phần kiểu gen bị thay đổi một cách đột ngột và sâu sắc, => quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
Xét từ thế hệ F3 tới F5 tần số alen không đổi, thành phần kiểu gen thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỉ lệ dị hợp <=> giao phối không ngẫu nhiên
Câu 6:
Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án : D
Plasmit chứa ADN dạng vòng, giúp cho việc gắn gen cần chuyển vào đó để đưa vào trong tế bào nhận. Ở đây, plasmid nhân lên một cách tương đối độc lập với ADN của tế bào. Plasmid có thể nhân lên => các gen đích cần chuyển vào trong tế bào cũng được nhân lên trong tế bào nhận .
Phát biểu đúng là D
Câu 7:
Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là gì ?
Đáp án : D
Axit nucleic để thực hiện chức năng truyền đạt và lưu giữ thông tin di truyền và sinh sản.
Protein là đại phân tử hữu cơ giúp cơ thể thực hiện các phản ứng trao đổi chất và điều chỉnh các hoạt độg sống của tế bào và cơ thể
Câu 8:
Tần số alen a của quần thể X đang là 0,5 qua vài thế hệ giảm bằng 0 nguyên nhân chính có lẽ
Đáp án : A
Nguyên nhân có thể là do kích thước quần thể bị giảm mạnh
B sai vì alen a là alen lặn, môi trường thay đổi chống lại alen a chính là CLTN loại bỏ alen a và không thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể được vì nó vẫn tồn tại ở 1 tỉ lệ rất nhỏ ở dạng dị hợp tử
C sai vì đột biến biến đổi gen A => a thì làm tăng tần số alen a trong quần thể ( vô lí)
D sai vì các cá thể di cư thì thành phần kiểu gen thay đổi, không thể chắc chắn được rằng những cá thể còn lại không mang alen a
Đáp án A có thể là đúng nhất vì kích thước quần thể giảm mạnh do nhiều nguyên nhân ( yếu tố ngẫu nhiên, sự di cư ồ ạt ,… ) điều này có khả năng đem tần số alen a giảm xuống bằng 0
Câu 9:
Những căn cứ nào sau đây được sử dụng để lập bản đồ gen?
1. Đột biến lệch bội. 4. Đột biến chuyển đoạn NST.
2. Đột biến đảo đoạn NST. 5. Đột biến mất đoạn NST.
3. Tần số HVG
Đáp án : C
Đột biến lệch bội => Xác định được gen quy định các tính trạng nào cũng nằm trên 1 NST vì khi NST đó được tăng lên hay giảm đi thì số lượng gen nằm trên NST đó cũng sẽ tăng lên hoặc giảm đi => biểu hiện ra kiểu hình .
Đột biến chuyển đoạn thường dùng để xác định vị trí của cá gen nằm trên NST
Hiện tượng trao đổi chéo giữa hai NST trong cặp tương đồng=> hoán vị gen giữa các gen trên cùng một NST .
=> Tần số hoán vị gen càng lớn thì các gen càng nằm gần nhau trên 1 NST
Các đột biến được sử dụng làm bản đồ gen là các đột biến nhằm giúp các nhà khoa học xác đinh được khoảng cách giữa 2 gen trên 1 NST . Đó là 1, 3, 4
Câu 10:
Ở một loài động vật, có một đột biến khi biểu hiện sẽ gây chết. Trường hợp nào sau đây đột biến sẽ bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể?
Đáp án : A
Đột biến sẽ bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể là đột biến gen trội và biểu hiện trước tuổi sinh sản
Vì ở gen trội sẽ được biểu hiện ra kiểu hình kể cả ở dạng dị hợp tử và biểu hiện trước tuổi sinh sản khiến cho chúng không thể tạo ra thế hệ sau, không di truyền lại gen đột biến
Câu 11:
Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Cho rằng phôi đó phát triển thành thể đột biến, thì ở thể đột biến đó
Đáp án : D
Ở lần nguyên phân thứ 6 thì số tế bào con tham gia vào quá trình nguyên phân là 2 5 = 32
Một số tế bào cặp Dd không phân li trong lần phân bào thứ 6 tạo ra 2 loại tế bào có bộ NST là 2n+2 và 2n-2
2 tế bào này tiếp tục nguyên phân bình thường tạo 2 dòng tế bào 2n+2 và 2n-2
Các tế bào 2n bình thường khác nguyên phân bình thường cho dòng tế bào 2n
=> Trong cơ thể xuất hiện 3 dòng tế bào có bộ NST khác nhau
Câu 12:
Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây ?
Đáp án : B
Tổ hợp các gen vốn có của bố mẹ bằng phương pháp lai hữu tính ó lai tạo, chọn giống thông thường, chỉ tạo ra các cá thể thông thường không tạo ra sinh vật biến đổi gen
Câu 13:
Trong cấu trúc phân tử của NST sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc của nhiễm sắc thể có đường kính
Đáp án : C
Sợi nhiễm sắc có đường kính 300A0
Câu 14:
Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?
Đáp án : C
Quần thể giao phối là tập hợp các các thể cùng loài và cùng chung sống trong một không gian và thời gian nhất định có khả năng giao phối với nhau để tạo ra thế hệ con .
A sai vì những con cá có thể ở các loài khác nhau
B sai vì những con gà trống và gà mái bị nhốt không có khả năng sinh sản để tạo ra thế hệ sau
D những con ong thợ là những con ong cái ( đơn tính ) , tập hợp những con ong thợ không có khả năng sinh sản
Câu 15:
Sự phát triển của sâu bọ bay trong kỉ Giura tạo điều kiện cho
Đáp án : A
Sâu bọ là thức ăn của bò sát => sự phát triển của sâu bọ tạo điều kiện cho sự phát triển của bò sát khổng lồ
Đáp án A
Câu 16:
Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỷ lệ sinh là 12%/ năm, tỷ lệ tử vong là 8%/năm, xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể được dự đoán là bao nhiêu
Đáp án : D
Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể được dự đoán là
(12% - 8% - 2%) x 11000 + 11000 = 11220
Câu 17:
Phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen (Aa, Bb), các gen phân ly độc lập sẽ cho số kiểu hình là
Đáp án : A
P : AaBb x AaBb
F1 : (AA : 2Aa : aa)x(BB : 2Bb :bb)
Số kiểu gen tối đa của F1 là 9 ó có số kiểu hình tối đa là 9
Do các đáp án có 10 kiểu hình đều loại
Câu 18:
Ví dụ nào dưới đây thuộc cơ quan thoái hoá
Đáp án : A
Nhụy là cơ quan sinh sản của cây, chứa noãn.
Ở những loài thực vật mà hoa đơn tính ( chỉ có nhụy hoặc nhị ) , ở những hoa đực, chỉ có chứa nhị, không có nhụy do nhụy bị thoái hóa
Câu 19:
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng di truyền theo dòng mẹ là do
Đáp án : C
Do khi chỉ truyền nhân như vậy, các gen ngoài nhân nằm trong tế bào chất không được truyền cho trứng, do đó khi phôi hình thành chỉ chứa gen ngoài tế bào chất của mẹ
<=> kiểu hình do gen trong tế bào chất chỉ do mẹ quyết định
Câu 20:
Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng
Đáp án : B
Trong môi trường của sinh vật không phải là môi trường lí tưởng ; nguồn sống của môi trường cung cấp không đáp ứng đủ tiềm năng sinh học của sinh vật nên sinh vật sinh trưởng theo đường cong chữ S
Câu 21:
Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ?
Đáp án : C
Khuẩn lam trong hồ do kích thước của chúng là nhỏ nhất trong 4 loài, nhu cầu đối với môi trường ít, sinh sản nhanh nhất => sinh trưởng them hàm số mũ
Câu 22:
Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố, có giao phối với nhau và sinh con nhưng vẫn được xem là 2 loài. Xét các nguyên nhân sau:
(1) Một số con lai có sức sống yếu, chết trước tuổi sinh sản.
(2) Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.
(3) Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị chọn lọc đào thải.
(4) Chúng có mùa sinh sản khác nhau.
(5) Chúng có tập tính giao phối khác nhau.
(6) Con lai không có cơ quan sinh sản.
Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn tới được xem là 2 loài?
Đáp án : C
Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố, có giao phối với nhau và sinh con nhưng vẫn được xem là 2 loài.
- Một số con lai có sức sống yếu, chết trước tuổi sinh sản.
- Con lai không có cơ quan sinh sản.
Vì con lai không có khả năng tạo ra thế hệ sau
(2) (4) (5) sai vì như vậy chúng không thể tiến hành giao phối và không tạo ra con lai
(3) sai vì con lai có sức sống kém, bị chọn lọc đào tải nhưng nếu vẫn tạo ra được thế hệ tiếp theo thì 2 dòng trên vẫn chưa cách li sinh sản 1 cách hoàn toàn, chưa thể xem là 2 loà
Câu 23:
Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin của người
(2) Tạo giống dưa hấu 3n không hạt, có hàm lượng đường cao
(3) Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia
(4) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-carôten (tiền vitamin A) trong hạt
(5) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen
(6) Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa
(7) Tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua
Các thành tựu được tạo ra từ ứng dụng của công nghệ tế bào là
Đáp án : C
(1) (3) (4) (6) là thành tựu công nghệ gen
(2) là thành tựu đột biến số lượng NST
Câu 24:
Những tế bào nào dưới đây không chứa cặp nhiễm sắc thể tương đồng
Đáp án : A
Các tế bào không chứa cặp NST tương đồng là giao tử ( mang bộ NST đơn bội )
B sai, các tế bào sinh tinh ở giai đoạn sinh trưởng vẫn ở dạng tương đồng (2n), chỉ đến khi giảm phân xảy ra mới tạo ra dạng đơn bội, không chứa NST tương đồng
C . bộ NST 2n
D sai, giao tử n+1 có 1 cặp NST tương đồng
Câu 25:
Măt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là gì ?
Đáp án : C
Chọn lọc tự nhiên là 1 quá trình sàng lọc, đào thải những kiểu hình không có khả năng thích nghi với môi trường, củng cố các kiểu hình có khản năng thích nghi cao
Câu 26:
Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là
Đáp án : C
Phân bố ngẫu nhiên giúp tận dụng nguồn sống thuận lợi
Câu 27:
Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là
Đáp án : A
Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích
Câu 28:
Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới là
Đáp án : C
Vai trò của cách li địa lý là tạo điều kiện cho sự phân hóa trong nội bộ loài.
Cách li địa lý giúp cho 2 quần thể của loài không thể trao đổi vốn gen, duy trì sự khác biệt trong vốn gen giữa 2 quần thể => phân hóa vốn gen ngày càng sâu sắc
Câu 29:
Kích thước tối đa của quần thể bị giới hạn bởi yếu tố nào?
Đáp án : A
Ta có kích thước của quần thể = (Tỉ lệ sinh + Nhập cư) – ( Tỉ lệ tử + Xuất cư )
Kích thước tối đa của quần thể bị giới hạn bởi tỉ lệ tử vong của quần thể và xuất cư
Câu 30:
Điểm có ở đột biến nhiễm sắc thể và không có ở đột biến gen là
Đáp án : B
Ở đột biến NST thì luôn biểu hiện ra kiểu hình còn đột biến gen thì có thể biểu hiện ra kiểu hình hoặc có thể không (nếu đột biến là đột biến lặn)
Câu 31:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao; alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao dị hợp tự thụ phấn thu được F1 có 75% cây thân cao : 25% cây thân thấp. Trong số các cây F1 lấy 4 cây thân cao, xác suất để 4 cây này chỉ có 1 cây mang kiểu gen đồng hợp là bao nhiêu?
Đáp án : D
F1 : 1AA : 2Aa : 1aa
Xét nhóm cây thân cao: AA : Aa
4 cây thân cao , chỉ có 1 cây mang kiểu gen đồng hợp :
4 x x =
Câu 32:
Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen , ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 16 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là
Đáp án : D
Đặt tần số alen lặn là x
=> Tần số alen trội là 1-x
Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền
=> Cấu trúc quần thể : (1-x)2 AA : 2(1-x)x Aa : x2aa
Theo bài ra có (1-x)2 = 16x2
Giải ra, ta được x = 0,2
Vậy tỉ lệ Aa trong quần thể là 2.0,2.0,8 = 0,32
Câu 33:
Cho 3000 tế bào sinh hạt phấn có kiểu gen Rq/rQ. Nếu tần số hoán vị gen của loài bằng 20% thì số tế bào tham gia giảm phân không xảy ra hoán vị trong số tế bào nói trên là
Đáp án : B
3000 tế bào sinh hạt phấn giảm phân cho 3000× 4 = 12000 giao tử
Tần số hoán vị gen bằng 20% ó Số giao tử mang gen hoán vị là 12000 . 0,2 = 2400 giao tử
1 tế bào sinh hạt phấn giảm phân có hoán vị gen cho 4 giao tử, trong đó có 2 giao tử mang gen hoán vị
=> 2400 giao tử mang gen hoán vị được tạo ra từ 1200 tế bào sinh hạt phấn
=> Số tế bào giảm phân không xảy ra hoán vị là : 3000 – 1200 = 1800
Câu 34:
Một phân tử ADN mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080 A0. Trên mạch 1 của gen có A1 = 260 nu, T1 = 220 nu. Gen này thực hiện tự sao một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi polinucleotit. Số nu từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản của gen nói trên là
Đáp án : B
Gen dài 4080 A0 <=> tổng số nu là = 2400 =A+T+G+X = 2A + 2G
Do nguyên tắc bổ sung nên : T1 = A2 = 220
Vậy số nu loại A là 260+220 = 480
Do A= T và G = X
Vậy A = T = 480 và G = X = 720
Tái bản tạo ra 64 chuỗi polinucleotit ó 32 phân tử ADN mới
Số nu từng loại môi trường cung cấp cho quá trình tái bản là
A = T = 480 x (32-1) = 14880
G = X = 720 x (31-1) = 22320
Câu 35:
Một quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là: 0,3BB + 0,4Bb + 0,3bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp chiếm 0,95?
Đáp án : B
Sau n thế hệ, thành phần kiểu gen của quần thể là :
BB = 0,3 + 0,4×
Bb = 0,4×
bb = 0,3 + 0,4 ×
Tỉ lệ đồng hợp tử là 0,6 + 0,4× =0,95
Giải ra, tìm được n = 3
Câu 36:
Ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tác động của 2 gen A và B theo sơ đồ
Gen a và b không tạo được enzim, 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Cho cây AaBb tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở đời F1 là
Đáp án : C
Theo sơ đồ, ta có:
A-B- cho kiểu hình hoa đỏ
A-bb cho kiểu hình hoa vàng
aaB- và aabb cho kiểu hình hoa trắng
Cho cây AaBb tự thụ phấn
Đời con : 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
Vậy kiểu hình ở đời con là 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng
Câu 37:
Trong một lứa đẻ khi bay giao hoan, ong con được tạo thành có 4 loại kiểu gen: AaBb, Aabb, aaBb, aabb. Kiểu gen của ong chúa và ong đực là
Đáp án : A
Đáp án A
Vì ở loài ong, ong đực có bộ NST đơn bội
Câu 38:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết, phép lai (P) x trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e có tần số 40%, cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ
Đáp án : A
Xét x
Ta có tần số hoán vị gen fB/b = 20%
Giao tử ab = 40%
Vậy kiểu gen có tỉ lệ bằng 0,4 x 0,4 = 0,16
=> Tỉ lệ kiểu hình A-B- bằng 0,5 + 0,16 = 0,66
Xét x
Ta có tần số hoán vị gen fE/e = 40%
Giao tử de = 30%
Kiểu gen chiếm tỉ lệ : 0,3 x 0,3 = 0,09
=> Tỉ lệ kiểu hình D-E- bằng 0,5 + 0,09 = 0,59
Vậy tỉ lệ kiểu hình A-B-D-E- bằng 0,66 x 059 = 0,3894
Vậy F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ 38,94%
Câu 39:
Ở một loài bọ cánh cứng: A mắt dẹt, trội hoàn toàn so với a: mắt lồi. B: mắt xám, trội hoàn toàn so với b: mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi, màu trắng là
Đáp án : B
P : AaBb x AaBb
F1 : (AA : 2Aa : aa) x (3B- : bb)
Do thể mắt dẹt đồng hợp AA bị chết sau sinh
Vậy F1 : (2Aa : aa) x (3B- : bb)
ó F1 : 6AaB- : 2Aabb : 3aaB- : aabb
Số cá thể có mắt lồi, trắng aabb là 1/12 x 780 = 65
Câu 40:
Một mARN trưởng thành của người được tổng hợp nhân tạo gồm 3 loại Nu A, U G. Số loại bộ ba mã hóa axit amin tối đa có thể có trên mARN trên là
Đáp án : D
Số bộ ba tối đa được tạo ra từ 3 nu là 33 = 27
Do 3 nu trên tạo ra 3 bộ ba kết thúc là UAG, UGA, UAA nên số loại bộ ba axit amin tối đa có thể có là 24
Câu 41:
Gen mã hóa cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 axit amin, một đột biến xảy ra làm cho gen mất 3 cặp nuclêôtit ở những vị trí khác nhau trong cấu trúc của gen nhưng không liên quan đến bộ ba mã mở đầu và bộ ba mã kết thúc . Trong quá trình phiên mã của gen đột biến môi trường nội bào đã cung cấp 7176 nuclêôtit tự do. Hãy cho biết đã có bao nhiêu phân tử mARN được tổng hợp?
Đáp án : B
Phân tử protein hoàn chỉnh có 298 axit amin
=> Chuỗi polipetit được tổng hợp có 299 axit amin ( hơn một aa do bộ ba mở đầu AUG toogn hợp)
=> Trên mARN có 300 bộ ba <=> có 900 nu bộ ba kết thúc không tổng hợp protein)
=> Đoạn gen mã hóa tương ứng có 900 cặp nu
Do đột biến làm mất đi 3 cặp nucleotit
=> Đoạn gen mã hóa có 897 cặp nucleotit
Trong quá trình phiên mã, môi trường nội bào cung cấp 7176 nu tự do
=> Số phân tử mARN tạo ra là = 8
=> Vậy có 8 phân tử mARN được tạo ra
Câu 42:
Một phân tử ARN ở vi khuẩn sau quá trình phiên mã có 15% A, 20% G, 30% U, 35 % X. Hãy cho biết đoạn phân tử ADN sợi kép mã hóa phân tử ARN này có thành phần như thế nào?
Đáp án : B
Áp dụng nguyên tắc bổ sung , ta có mạch gốc dùng để tổng hợp phân tử ARN này có :
15% Tg , 30%Ag , 20%Xg và 35%Gg
Nhưng đoạn mạch gốc này lại kết hơp với đoạn mạch bổ sung để có được phân tử ADN sợi kép, do đó tỉ lệ các nucleotit sẽ là :
A = T = (Tg + Ag ) : 2 = = 22,5%
G = X = (Xg + Gg ) : 2 = = 27,5%
Câu 43:
Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền nhóm máu hệ ABO và một bệnh ở người. Biết rằng, gen quy định nhóm máu gồm 3 alen IA , IB , IO; trong đó alen IA quy định nhóm máu A, alen IB quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so với alen IO quy định nhóm máu O và bệnh trong phả hệ là do một trong 2 alen của một gen quy định, trong đó alen trội là trội hoàn toàn.
Giả sử các cặp gen quy định nhóm và quy định bệnh phân li độc lập và không c ó đột biến x ả y ra . Xác suất người con đầu lòng là con trai có nhóm máu B và không bị bệnh của cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ thứ II là
Đáp án : B
- Xét về nhóm máu
Cặp vợ chồng số 3 và 4 có nhóm máu B (IB-) có con có nhóm máu O (IOIO)
Do đó cặp vợ chồng này có kiểu gen : IBIO x IBIO
Vậy người số 8 có dạng :
Người số 7 có nhóm máu O có kiểu gen : IOIO
Vậy xác suất để cặp vợ chồng 7 x 8 có con có nhóm máu O là x1 = x 1
Vậy xác suất để cặp vợ chồng 7 × 8 có con có nhóm máu B là
- Xét khả năng bị bệnh
Cặp vợ chông 1,2 bình thường sinh ra con bị bệnh và là con gái
=> Alen gây bệnh nằm trên NST thường
D bình thường >> d bị bệnh
Vậy người số 7 sẽ có dạng : DD : Dd
Người số 8 bình thường có bố bị bệnh
ð Người số 8 có kiểu gen Dd
Cặp vợ chồng 7, 8 : x Dd
Xác suất con đầu lòng của họ bị bệnh là
=> Xác suất con đầu lòng của họ không bị bệnh là
Vậy xác suất con đầu lòng của họ là con trai, không bị bệnh, nhóm máu B là
Câu 44:
Ở người, tính trạng nhóm máu ABO do một gen có 3 alen IA, IB, IO qui định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang nhóm máu B.Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?
Đáp án : B
Tần số alen IO trong quần thể là = 0,5
Nhóm máu B chiếm tỉ lệ 39% = IBIB + 2IBIO
Giải ra, ta được tần số alen IB là 0,3
Vậy tần số alen IA là 0,2
Vậy nhóm máu A trong quần thể có tỉ lệ : 0,04 IAIA : 0,2IAIO
Người mang nhóm máu A có dạng :
Cặp vợ chồng mang nhóm máu A
Xác suất để con có nhóm máu O là:
Vậy xác suất để con có nhóm máu giống bố mẹ ( nhóm máu O) là
Câu 45:
Ở một loài thực vật, quả tròn trội hoàn toàn so với quả dẹt, hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Cho cây có quả tròn, hạt trơn tự thụ phấn, đời con thu được 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình cây có quả dẹt, hạt trơn chiếm tỉ lệ 15%. Trong trường hợp giảm phân bình thường, nếu hoán vị gen chỉ xảy ra ở một bên thì tần số hoán vị là
Đáp án : B
A tròn >> a dẹt
B trơn >> b nhăn
P dị hợp tự thụ
F1 : aaB- = 15%
=> Vậy kiểu hình aabb = 25% - 15% = 10%
Giảm phân bình thường, hoán vị gen chỉ xảy ra ở 1 bên
=> Bên không có hoán vị gen phải là để có thể cho được giao tử ab
Kiểu gen trên cho giao tử ab = 50%
Vậy bên còn lại cho giao tử ab = = 0,2
Vậy tần số hoán vị gen bằng f = 20% x 2 = 40%
Câu 46:
Ở tằm, gen A qui định màu trứng trắng, gen a qui định màu trứng sẫm. Biết rằng tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái. Phép lai nào sau đây giúp các nhà chọn giống phân biệt con đực và con cái ở ngay giai đoạn trứng?
Đáp án : D
Phép lai có thể phân biệt được tằm đực – tằm cái là D
XaXa x XAY=> XAXa x XaY
Con đực có kiểu gen XAXa là màu trứng trắng
Con cái có kiểu gen XaY là màu trứng sẫm
Câu 47:
Ở phép lai x ,nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen qui định một tính trạng và các gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là
Đáp án : D
Số kiểu gen có thể tạo ra ở đời con là 4 x 10 = 40 loại kiểu gen
Số kiểu hình có thể tạo ra ở đời con là 4 x 4 = 16 loại kiểu hình
Câu 48:
Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể 2n = 18. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể ba đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là
Đáp án : B
Thể ba 2n +1= 19
Kì sau nguyên phân, các NST phân li nhưng tế bào chưa phân chia
Vậy số lượng NST có trong tế bào là 19 x 2 = 38
Câu 49:
Bệnh bạch tạng ở người do alen lặn trên NST thường qui định, alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng.Về mặt lý thuyết, hãy tính xác suất để họ sinh 3 người con trong đó có cả trai lẫn gái và ít nhất có được một người không bị bệnh
Đáp án : D
A bình thường >> a bị bạch tạng
Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng
=> Cặp vợ chồng là Aa x Aa
Xác suất để họ sinh được 3 người con, toàn là con gái hoặc toàn là con trai là
Xác suất để họ sinh được 3 người con có cả trai lẫn gái là
Xác suất để họ sinh được 3 người con đều bị bệnh là
Xác suất để họ sinh được 3 người con có ít nhất 1 người không bị bệnh là
Vậy xác suất để họ sinh được 3 người con có cả trai lẫn gái và có ít nhất 1 người không bị bệnh là
Câu 50:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả tròn chiếm tỉ lệ 12%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả dài ở F2 chiếm tỉ lệ
Đáp án : B
P : thuần chủng
F1 : Dd
F2 : kiểu hình aabbD- = 12%
Có kiểu hình D- ở F2 sẽ là 75%
=> Kiểu hình aabb = = 0,16 = 16%
=> Kiểu hình A-B- = 50% + 16% = 66%
=> Kiểu hình A-B-dd = 66% x 0,25 = 16,5%
Vậy cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả dài ở F2 chiếm tỉ lệ 16,5%