30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải (Đề số 19)
-
20847 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở thực vật có mạch, nước được vận chuyển từ rễ lên lá chủ yếu theo con đường nào sau đây?
Đáp án C
Câu 2:
Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ này là quan hệ
Đáp án C.
Cây phong lan bám lên cây thân gỗ để sống nhưng không gây hại cho cây thân gỗ. Vì vậy, một loài có lợi còn loài kia trung tính
Câu 3:
Khi nói về các kiểu hướng động của thân và rễ cây, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A.
Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. Cơ chế của phản ứng này là do sự sắp xếp auxin khác nhau ở các bộ phận trong cây, kích thích sinh trưởng khác nhau. Phản ứng này cũng có ý nghĩa quan trọng đối với cây: thân cây hướng về phía ánh sáng để thu nhận ánh sáng giúp cây quang hợp, rễ cây hướng về lòng đất để lấy dinh dưỡng và giúp cây có thể đứng vững
Câu 4:
Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?
Đáp án C.
Cấy truyền phôi có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu
Câu 5:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể bởi tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Đáp án A.
Một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể bởi tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 6:
Khi xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp thì sẽ làm mở kênh nào sau đây ở chùy xináp?
Đáp án C.
Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm thay đổi tính thấm ở chùy xináp -> Kênh Ca2+ mở -> Ca2+ đi vào trong chùy xináp. Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra
Câu 7:
Theo lý thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBBDd tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
Đáp án C.
Cơ chế AaBBDd có 2 cặp gen dị hợp. Do đó khi giảm phân bình thường sẽ tạo ra tối đa 4 loại giao tử
Câu 9:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, lưỡng cư và côn trùng phát sinh ở kỉ nào sau đây?
Đáp án D.
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, lưỡng cư và côn trùng phát sinh ở kỉ Đêvôn
Câu 10:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có bộ nhiễm sắc thể là
Đáp án C.
Cây tứ bội là 4n
Câu 11:
Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu?
Đáp án D.
Tần số alen a=0,48/2 +0,36 =0,6
Câu 12:
Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là
Đáp án D.
Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là mật độ các thể của quần thể
Câu 13:
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D.
D sai. Vì kích thước quần thể phụ thuộc vào điều kiện mội trường. Do đó, các quần thể của cùng một loài sống ở các điều kiện môi trường khác nhau thường có kích thước quần thể khác nhau
Câu 14:
Hệ sinh thái nào sau đây thường có độ đa dạng loài cao nhất?
Đáp án A.
Trong các hệ sinh thái nói trên, rừng mưa nhiệt đới thường có độ đa dạng loài cao nhất
Câu 16:
Loại mô phân sinh nào sau đây chỉ có ở thực vật 1 lá mầm mà không có ở thực vật hai lá mầm?
Đáp án C.
Mô phân sinh bao gồm:
- Mô phân sinh đỉnh: chồi đỉnh, chồi bên, đỉnh rễ (có ở cây hai lá mầm và một lá mầm).
- Mô phân sinh bên: gồm tầng sinh bần và tầng sinh vỏ (có ở cây hai lá mầm).
Mô phân sinh lóng: chỉ có ở cây một lá mầm
Câu 17:
Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D.
A sai. Vì enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ARN pôlimeraza.
B sai. Vì trong quá trình phiên mã không có sự tham gia của ribôxôm.
C sai. Vì quá trình phiên mã không diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn
D đúng
Câu 18:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A.
A đúng.
B sai. Vì cách li địa lí có thể không dẫn đến cách li sinh sản và không hình thành nên loài mới.
C sai. Vì hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra ở các loài có khả năng phát tán mạnh
D sai. Vì cách li địa lí không trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể mà chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa
Câu 19:
Ở thực vật hạt kín, loại mô phân sinh nào sau đây chỉ có ở cây 2 lá mầm?
Đáp án A.
Mô phân sinh bao gồm:
- Mô phân sinh đỉnh: chồi đỉnh, chồi bên, đỉnh rễ (có ở cây hai lá mầm và một lá mầm).
- Mô phân sinh bên: gồm tầng sinh bần và tầng sinh vỏ (có ở cây hai lá mầm).
- Mô phân sinh lóng: chỉ có ở cây một lá mầm.
Cây một lá mầm không có mô phân sinh bên
Câu 20:
Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào -> Tôm -> Cá rô -> Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.
II. Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
III. Tôm, cá rô và chim bói cá thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.
IV. Sự tăng, giảm số lượng tôm sẽ ảnh hửng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô.
Đáp án C.
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.
I sai. Vì quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ sinh vật ăn sinh vật.
II đúng. Vì cá rô là thức ăn của chim bói cá vì vậy số lượng cá rô sẽ bị chim bói cá khống chế ở một khoảng nhất định.
IV đúng. Vì cá rô sử dụng tôm làm thức ăn. Do đó, sự thay đổi số lượng cá thể tôm (quần thể con mồi) sẽ làm thay đổi số lượng cá thể cá rô (quần thể ăn thịt)
Câu 21:
Phép lai thu được F1. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. Theo lí thuyết, F1 có số cá thể mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng chiếm tỉ lệ
Đáp án A.
Có hoán vị gen với tần số 40% nên cơ thể 1/2 sẽ cho giao tử AB với tỉ lệ 0,2. Vì đây là phép lai phân tích nên kiểu hình A-B- có tỉ lệ = giao tử AB=20%
Câu 22:
Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?
Đáp án A.
A là kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì.
B, C, D là kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì
Câu 23:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên có chung đặc điểm nào sau đây?
Đáp án B.
A sai vì các yếu tố ngẫu nhiên thường làm nghèo vốn gen quần thể, và có thể dẫn tới tuyệt diệt quần thể.
B đúng. Vì cả chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
C sai. Vì cả chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều không cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D sai. Vì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định
Câu 24:
Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.
II. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.
III. Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
IV. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G
Đáp án B.
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.
I sai. Vì lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.
II đúng. Vì loài A và E tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.
IV đúng. Vì loài F tham gia 4 chuỗi thức ăn, loài G tham gia 3 chuỗi thức ăn.
Câu 25:
Hoocmôn nào sau đây gây ra những biến đổi trên cơ thể của cô gái ở tuổi dậy thì?
Đáp án B.
Hoocmôn gây ra những biến đổi ở tuổi dậy thì là các hoocmôn sinh dục, ở nam giới là testosterôn: ở nữ giới là ơstrôgen
Câu 27:
Nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbDDee để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng cônsixin để gây lưỡng bội hóa, thu được 80 cây lưỡng bội. Cho biết không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, khi nói về 80 cây này, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C.
C sai. Vì cây mẹ có kiểu gen AaBbDDee (có 4 cặp gen dị hợp) nên sẽ có 4 loại giao tử, do đó cây con có 4 dòng thuần chủng.
-> Các cây này có tối đa 4 loại kiểu gen
Câu 28:
Trong loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba?
I. AaaBbDdEe. II. ABbDdEe. III. AaBBbDdEe.
IV. AaBbDdEe. V. AaBbDdEEe. VI. AaBbDddEe.
Đáp án C.
Thể ba có bộ NST 2m+1. Trong các trường hợp mà đề bài đưa ra, có 4 trường hợp thể ba. Gồm I, II, V, VI.
IV thuộc về lưỡng bội; II thuộc dạng thể một
Câu 31:
Khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển trong đời sống sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Là hai quá trình độc lập nhau.
(2) Là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau.
(3) Sinh trưởng là điều kiện của phát triển.
(4) Phát triển làm thay đổi sinh trưởng.
(5) Sinh trưởng là một phần của phát triển.
(6) Sinh trưởng thường diễn ra trước sau đó phát triển mới diễn ra.
Đáp án C.
Có 4 phát biểu đúng, đó là 2,3,4 và 5
Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào làm cơ thể lớn lên.
Phát triển của cơ thể động vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
Hai quá trình này song song diễn ra thúc đẩy lẫn nhau: Sinh trưởng là một phần của phát triển và phát triển làm thay đổi mạnh mẽ tốc độ sinh trưởng
Câu 33:
Khi nói về operon Lac vở vi khuẩn E. col, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của operon Lac.
II. Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
IV. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 12 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 12 lần
Đáp án A.
Có 3 phát biểu sai, đó là I, II và III.
I sai. Vì gen điều hòa R không phụ thuộc operon Lac
II sai. Vì vùng vận hành là nơi prôtêin ức chế có thể bám vào để ức chế phiên mã
III sai. Vì khi môi trường không có Lactozo thì gen điều hòa R vẫn có thể phiên mã
IV đúng. Vì các gen Z, Y, A có chung một cơ chế điều hòa nên sẽ có số lần phiên mã bằng nhau. Do đó, khi gen A phiên mã 12 lần thì gen Y cũng phiên mã 12 lần
Câu 34:
Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, người ta thu được kết quả ở bảng sau:
Cho rằng quần thể này không chịu tác động của nhân tố đột biến, di – nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên.
Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C.
Nhận thấy, tần số alen A giảm dần qua mỗi thế hệ -> Chọn lọc đang đào thải kiểu hình hoa đỏ. -> C hoặc A đúng.
- Nhận thấy, từ F1 đến F3, tỉ lệ kiểu gen luôn ở trạnh thái cân bằng di truyền.
-> Quần thể giao phấn ngẫu nhiên. -> Chỉ có C đúng