30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải (Đề số 23)
-
20360 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đai caspari có vai trò nào sau đây?
Đáp án D
Trong con đường vận chuyển nước từ đất vào mạch gỗ của rễ có con đường thành tế bào – gian bào (Dẫn truyền apoplast): Nước từ đất vào lông hút Nước đi trong thành tế bào, khoảng gian bào và các mao quản trong thành, đến tế bào nội bì gặp đai Caspari thì bị chặn lại phải đi vào không bào và chất nguyên sinh của tế bào nội bì
Câu 2:
Khi nói về tính hướng động của rễ cây, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Rễ cây vươn về phía lòng đất và tránh xa ánh sáng, nhờ vậy mà rễ hút được nhiều nước và ion khoáng để cung cấp cho cây
Câu 3:
Khi nói về điện thế nghỉ, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Điện thế nghỉ là điện thế ở trên bề mặt màng tế bào. Điện thế này tồn tại khi tế bào không bị kích thích. Điện thế nghỉ được hình thành do phía ngoài màng tích điện dương (dư ion Na+) và phía trong màng tích điện âm
Câu 4:
Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây 1 lá mầm?
Đáp án A
Cây 1 lá mầm không có mô phân sinh bên nên không có sinh trưởng thứ cấp
Câu 6:
Tập tính bắt chuột ở mèo là thuộc dạng
Đáp án D
Tập tính bắt chuột ở mèo là tập tính hỗn hợp. Việc mèo kiếm thức ăn khi đói là mang tính bẩm sinh, còn việc rình, vồ mồi, cách săn mồi thì do học được
Câu 7:
Trong các thông tin về diễn thế sinh thái sau đây, có bao nhiêu thông tin chỉ có ở diễn thế thứ sinh mà không có ở diễn thế nguyên sinh?
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Có thể dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Đáp án D
Có 2 phương án đúng. Đó là (1) và (4).
Giải thích:
(1) đúng. Vì diễn thế thứ sinh bắt đầu từ môi trường đã có quần xã.
(2) và (3) đều sai. Vì cả diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh đều có đặc điểm này.
(4) đúng. Vì diễn thế thứ sinh có thể dẫn tới quần xã bị suy thoái hoặc có thể dẫn tới quần xã đỉnh cực. Diễn thế nguyên sinh luôn dẫn tới hình thành quần xã đỉnh cực.
Câu 8:
Quá trình dịch mã gồm giai đoạn hoạt hóa axit amin và giai đoạn tổng hợp chuỗi polipeptit. Sự kiện nào sau đây xảy ra đầu tiên trong chuỗi các sự kiện của quá trình dịch mã?
Đáp án D
Câu 9:
Cho chuỗi thức ăn: Cỏ->chuột->rắn->đại bàng. Nhận xét nào sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?
Đáp án B
Câu 10:
Giao phấn giữa hai cây (P) thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Dự đoán nào sau đây đúng?
Đáp án C
Giải thích:
- F2 có tỉ lệ 9 : 6 : 1 -> Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước gen:
A-B- quy định hoa đỏ; A-bb hoặc aaB- quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng.
- A sai. Vì cây hoa vàng có kiểu gen Aabb giao phấn với cây hoa trắng thì đời con có 100% hoa vàng. Nếu cây hoa vàng có kiểu gen Aabb giao phấn với cây hoa trắng thì đời con có tỉ lệ 50% hoa vàng : 50% hoa trắng.
- B sai. Vì nếu cây hoa đỏ có kiểu gen AABB thì đời con có 100% hoa đỏ. Nếu cây hoa đỏ có kiểu gen Aabb thì khi lai với cây hoa trắng sẽ thu được đời con có tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng.
- C đúng. Vì nếu cây hoa đỏ có kiểu gen AaBb lai với cây hoa vàng có kiểu gen Aabb thì đời con có tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 4 cây hoa vàng và 1 cây hoa trắng.
D sai. Vì khi cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa vàng thu được F1 toàn hoa đỏ thì chứng tỏ F1 có kiểu gen AaBb. Khi tiếp tục cho F1 tự thụ phấn sẽ thu được F2 có 3 loại kiểu hình là 9 hoa đỏ : 6 hoa vàng : 1 hoa trắng.
Câu 11:
Khi nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ, một bạn học sinh đã mô tả như sau: Cỏ là nguồn thức ăn của cào cào, châu chấu, dế chuột đồng, thỏ, cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, châu chấu, giun đất, dế là nguồn thức ăn của loài gà. Chuột đồng, gà là nguồn thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột đồng, gà làm nguồn thức ăn. Cừu là loài động vật được nuôi để lấy lông nên được con người bảo vệ.
Nếu mỗi tên loài nói trên chỉ có 1 loài thì lưới thức ăn nói trên có bao nhiêu chuỗi thức ăn?
Đáp án B
Ở dạng bài này, chúng ta phải viết sơ đồ lưới thức ăn, sau đó dựa vào lưới thức ăn để làm bài.
Theo mô tả của đề ra thì lưới thức ăn của hệ sinh thái này là:
Dựa vào sơ đồ lưới thức ăn, ta thấy có 12 chuỗi thức ăn.
Câu 13:
Trong các thông tin về quá trình hình thành loài mới sau đây, có bao nhiêu thông tin đúng với quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí (khác khu vực địa lí)?
(1) Hai quần thể của cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
(2) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
(3) Xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
(4) Một số cá thể của quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi tập tính giao phối thì các cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li sinh sản với quần thể gốc.
(5) Những quần thể nhỏ sống cách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần được các nhân tố tiến hóa làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen.
Đáp án B
Có 3 thông tin đúng, đó là (2), (3), (5)
Giải thích:
(1) sai. Vì (1) thuộc dạng hình thành loài bằng con đường sinh thái chứ không phải hình thành loài bằng con đường địa lí.
(4) sai. Vì (4) thuộc dạng cách li tập tính dẫn tới hình thành loài bằng con đường tập tính.
Câu 14:
Sự phát tán, di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác có bao nhiêu ý nghĩa sau đây?
(1) Góp phần điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
(2) Phân bố lại cá thể trong các quần thể cho phù hợp với nguồn sống.
(3) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.
(4) Tăng mật độ cá thể của quần thể.
Đáp án A
Có 3 ý nghĩa, đó là (1), (2), (3)
Giải thích:
(1) đúng. Vì phát tán cá thể xảy ra khi mật độ quần thể quá cao. Sự phát tán sẽ làm giảm lượng cá thể của quần thể, do đó làm giảm mật độ về mức phù hợp. Góp phần điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
(2) đúng. Vì sự phát tán sẽ chuyển các cá thể từ quần thể có mật độ cao sang quần thể có mật độ thấp.
(3) đúng. Vì phát tán cá thể làm giảm số lượng cá thể nên giảm cạnh tranh.
(4) sai. Vì phát tán làm giảm số lượng cá thể nên làm giảm cạnh tranh.
Câu 15:
Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do 2 gen (A, a và B, b) quy định. Kiểu gen có cả hai alen trội A và B quy định quả tròn, kiểu gen chỉ có một alen trội A hoặc B quy định quả dài, kiểu gen đồng hợp lặn quy định quả dẹt. Cho (P) cây quả tròn lai với cây quả dài thu được đời F1 có 4 kiểu tổ hợp khác nhau. Theo lí thuyết, trong những nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Ở F1 có thể tạo ra tối đa 9 loại kiểu gen.
(2) Ở (P) có 6 phép lai phù hợp với kết quả trên.
(3) Có 2 phép lai (P) thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 3 cây quả tròn: 1 cây quả dài.
(4) Ở F1 cây quả dẹt chiếm tỉ lệ 25%.
Đáp án C
Có 2 nhận định đúng, đó là (2), (3)
Giải thích:
- Theo đề bài ta có: A-B- quy định quả tròn; A-bb hoặc aaB- quy định quả dài; aabb quy định quả dẹt.
- Cây P có quả tròn có thể có kiểu gen AABB hoặc AaBB hoặc AABb hoặc AaBb. Cây quả dài có thể có kiểu gen Aabb hoặc Aabb hoặc aaBB hoặc aaBb.
(1) Sai. Vì F1 chỉ có 4 kiểu tổ hợp thì chỉ có thể tạo ra tối đa 4 loại kiểu gen.
(2) Đúng. Vì đời F1 có 4 tổ hợp thì sẽ có các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Cây P cho 4 loại giao tử; cây quả dài cho 1 loại giao tử. Có 2 phép lai là: AaBb x Aabb hoặc AaBb x aaBb.
Trường hợp 2: Cây P cho 2 loại giao tử; cây quả dài cho 2 loại giao tử. Có 4 phép lai là: AABb x Aabb hoặc AABb x aaBb hoặc AaBB x Aabb hoặc AaBB x aaBb.
(3) Đúng. Vì trong 6 phép lai nói trên, có 2 phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3: 1 là các phép lai AABb x aaBb hoặc AaBB x Aabb.
(4) Sai. Vì trong 6 phép lai nói trên, có phép lai không sinh ra cây quả dẹt
Câu 16:
Ở bò, kiểu gen AA quy định lông đen; kiểu gen Aa quy định lông đốm; kiểu gen aa quy định lông vàng; alen B quy định không sừng trội hoàn toàn so với alen b quy định có sừng; alen D quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định chân ngắn. Biết các cặp gen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Để đời con thu được kiểu hình phân li theo tỉ lệ 18 : 9 : 9 : 6 : 6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1 kiểu gen của bố mẹ là
Đáp án B
Giải thích:
Tỉ lệ kiểu hình 18 : 9 : 9 : 6 : 6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1 gồm 64 tổ hợp.
Trong 4 phương án mà bài toán đưa ra chỉ có phép lai ở phương án B cho đời con có 64 tổ hợp
Câu 17:
Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa -> Chuột đồng -> Rắn hổ mang -> Diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây.
Đáp án C
Giải thích: Khi diều hâu giảm số lượng thì rắn hổ mang tăng số lượng. Khi rắn tăng số lượng thì sẽ làm giảm số lượng chuột đồng
Câu 19:
Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào làm cho động vật bậc thấp thường có số lượng phản xạ có điều kiện ít hơn phản xạ không điều kiện?
Đáp án C
Phản xạ có điều kiện được hình thành trong quá trình sống do quá trình học tập rèn luyện nhờ sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron, các trung thu khác nhau của não bộ.
Sự hình thành phản xạ có điều kiện phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và khả năng học tập.
Động vật bậc thấp có:
- Hệ thần kinh chưa phát triển, số lượng tế bào thần kinh ít, khả năng học tập, rút kinh nghiệm ít.
- Khả năng tập trung tế bào thần kinh kém nên khả năng tạo sự liên kết giữa các tế bào thần kinh kém.
- Tuổi thọ ngắn nên thời gian học tập ít do đó số phản xạ có điều kiện ít
Câu 20:
Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
Giải thích:
Quẩn thể có 3 nhóm tuổi, đó là nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
- A đúng. Vì khi điều kiện môi trường thay đổi thì tỉ lệ tử vong, sinh sản thay đổi làm cho thành phần nhóm tuổi thay đổi. Ví dụ khi điều kiện môi trường thuận lợi thì tỉ lệ sinh sản tăng làm tăng số lượng cá thể con non làm cho nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên.
- B đúng.
- C sai. Vì cấu trúc tuổi chỉ phản ánh số lượng cá thể ở mỗi nhóm tuổi chứ không phản ánh kiểu gen.
- D đúng. Vì tỉ lệ giới tính mới phản ánh tỉ lệ đực cái trong quần thể
Câu 21:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đột biến mất một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen có thể được phát sinh trong nguyên phân hoặc phát sinh trong giảm phân
(5) Ở các loài sinh sản hữu tính, đột biến gen phát sinh ở phân bào nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không được di truyền cho đời sau.
(6) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
Đáp án B
Có 4 phát biểu đúng, đó là (2), (4), (5), (6)
Giải thích:
(1) sai. Vì có trường hợp đột biến mất một cặp nu làm cho bộ ba kết thúc của gen trở thành một ba khác. Khi đó sẽ kéo dài quá trình dịch mã.
(2) đúng. Vì đột biến gen làm xuất hiện alen mới. Các alen khác nhau về một hoặc một số cặp nuclêôtit.
(3) sai. Vì đột biến điểm chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit.
(4) đúng. Vì đột biến gen được phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN. Phân bào nguyên phân hoặc giảm phân đều gắn liền với sự nhân đôi ADN.
(5) đúng. Vì đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng thì không đi vào giao tử (chỉ có đột biến ở tế bào sinh dục thì mới đi vào giao tử). Đột biến không đi vào giao tử nên không di truyền cho đời sau.
(6) đúng.
Câu 22:
Có bao nhiêu trường hợp sau đây thuộc dạng gen đa hiệu?
(1) Người bị đột biến bệnh hồng cầu hình liềm thì luôn dẫn tới bị suy thận, suy gan.
(2) Các cây hoa cẩm tú cầu có màu sắc thay đổi theo độ pH của môi trường đất.
(3) Người mang gen đột biến bạch tạng ở dạng đồng hợp thì có da, tóc màu trắng, dễ bị ung thư da, sức sống yếu.
(4) Người mang đột biến bị bệnh mù màu thì không phân biệt được màu đỏ với màu xanh lục.
Đáp án B
Giải thích:
- Gen đa hiệu là hiện tượng một gen chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
- Trong 4 ví dụ nói trên, có 2 ví dụ là gen đa hiệu, đó là (1) và (3).
Câu 23:
Ở một loài động vật, cho biết kiểu gen AA quy định lông đỏ, kiểu gen Aa quy định lông vàng, kiểu gen aa quy định lông trắng. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình nào sau đây có tỉ lệ kiểu gen đang cân bằng theo định luật Hacđi – Vanbec?
Đáp án A
Giải thích:
Quần thể cân bằng di truyền khi tỉ lệ kiểu gen thỏa mãn công thức của định luật Hacđi-Vanbec.
Câu 26:
Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
Đáp án D
Giải thích:
- Các phương án A, B, C là những thành tựu của công nghệ gen.
- Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen là thành tựu của công nghệ tế bào thực vật. Tiến hành nuôi cấy hạt phấn thành dòng tế bào đơn bội, sau đó gây lưỡng bội hóa sẽ thu được dòng thuần chủng về tất cả các gặp gen.
Câu 27:
Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư ở động vật?
(1) Thức ăn. (2) Hoạt động sinh sản.
(3) Hướng nước chảy. (4) Thời tiết không thuận lợi
Đáp án C
(1), (2) và (4) đúng.
Nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư ở động vật thường là điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiếu thức ăn, chỗ ở hoặc di cư để tim nơi sinh sản
Câu 28:
Bằng chứng nào sau đây được coi là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?
Đáp án D
Giải thích:
- Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp phản ảnh quá trình tiến hóa của thế giới sinh vật. Các bằng chứng còn lại chỉ là bằng chứng gián tiếp suy luận.
- Các phương án A, B, C đều là bằng chứng gián tiếp. Di tích của thực vật là hóa thạch nên đây là bằng chứng trực tiếp
Câu 29:
Lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen, F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 56,25% cây thân cao, hoa đỏ : 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ : 6% cây thân cao, hoa trắng : 6% cây thân thấp, hoa vàng : 121,75% cây thân cao, hoa vàng : 0,25% cây thân thấp, hoa trắng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Giải thích:
- Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng:
+ Tính trạng màu hoa:
Hoa đỏ : hoa vàng : hoa trắng
=(56,25%+18,75%):(6%+12,5%):(6%+0,25%)
=13:3:1
Quy ước: A-B- hoặc A-bb quy định hoa đỏ;
aaB- quy định hoa vàng; aabb quy định hoa trắng.
-> Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác át chế. -> A sai.
+ Tính trạng chiều cao thân:
Thân cao : thân thấp =(56,25%+6%+12,75%):(18,75%+6%+0,25%)
=3:1-> Thân cao trội so với thân thấp.
- Nếu hai cặp tính trạng này di truyền độc lập thì kiểu hình thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/16 x 1/4 =1/64=0,015625. Trái với giả thuyết là 0,0025. Như vậy, hai cặp gen này đã liên kết gen không hoàn toàn.
- Cây thấp, hoa trắng có kiểu gen gen aabb/dd. Nếu b liên kết với d thì aa chiếm tỉ lệ 1/4 Kiểu gen bbdd chiếm tỉ lệ =0,0025:0,25=0,01
Kiểu gen bbdd chiếm tỉ lệ 0,01 -> giao tử bd chiếm tỉ lệ 0,1 -> Hoán vị gen 20% ->C đúng.
- Cây thân cao, hoa đỏ đồng hợp (có kiểu gen AABD/BD hoặc AabD/bD). Vì AA phân li độc lập với 2 cặp gen còn lại nên kiểu gen AA có tỉ lệ =1/4.
Kiểu gen BD/BD chiếm tỉ lệ = tỉ lệ kiểu gen ab/ab = 0,01; kiểu gen bD/bD chiếm tỉ lệ =0,16.
->Cây cao, hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ =1/4 x (0,01+0,16)= 0,0425
->Trong số các cây thân cao, hoa đỏ thì cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 0,0425:0,5625=0,0756-> B sai.
- Kiểu hình thân thấp, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen A-B-dd hoặc A-bbdd. Sẽ có 6 kiểu gen quy định kiểu hình này (vì A- có 2 kiểu gen, B- có 2 kiểu gen nên A-B-dd sẽ có 4 kiểu gen và A-bbdd sẽ có 2 kiểu gen).
Câu 30:
Mục đích của phương pháp cấy truyền phôi là
Đáp án B
Giải thích: Các phương án A, C, D đều sai. Vì cấy truyền phôi sẽ cho phép tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau. Do đó không tạo ra giống mới, không tạo ra biến dị, không tạo ra tính đa dạng về kiểu gen và kiểu hình
Câu 31:
Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số các alen IA, IB, IO lần lượt là 0,2; 0,3; 0,5. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Giải thích:
- Người máu A gồm IAIA và IAIO có tỉ lệ =0,04+2.0,2.0,5=0,24 A sai.
- Nếu người đàn ông máu A có kiểu gen IAIO, người vợ máu B có kiểu gen IBIO thì con đầu lòng có thể sinh máu A hoặc máu B hoặc máu O. -> B sai.
- Người đàn ông máu AB thì có kiểu gen IAIB nên luôn cho 2 loại giao tử là IA và IB với tỉ lệ ngang nhau. Do đó con của họ có thể máu A hoặc máu B với xác suất như nhau. ->C đúng.
- Nếu người đàn ông máu A có kiểu gen IAIO thì đứa con đầu lòng có thể máu A hoặc máu B. ->D sai.
Câu 32:
Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái
(1) Thực vật nổi. (2) Động vật nổi.
(3) Giun. (4) Cỏ (5) Cá ăn thịt.
Có bao nhiêu nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1?
Đáp án C
Có 2 phương án đúng, đó là (1) và (4)
Câu 33:
Một học sinh làm tiêu bản châu chấu đực, quan sát hình thái và số lượng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi thấy có 23 nhiễm sắc thể. Nhận xét nào sau đây của học sinh là đúng?
Đáp án B
Giải thích: Vì ở châu chấu, con đực có cặp NST giới tính XO nên số NST là 23, con cái có cặp NST giới tính là XX nên có 24 NST
Câu 34:
Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì sẽ kéo theo bao nhiêu đặc điểm nào sau đây diễn ra tiếp theo?
(1) Số lượng cá thể của quần thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
(2) Số lượng loài trong quần xã tăng làm gia tăng cạnh tranh khác loài dẫn tới làm giảm số lượng cá thể của quần thể.
(3) Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
(4) Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.
(5) Môi trường suy giảm nguồn sống, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.
Đáp án C
Có 3 trường hợp, đó là (1), (3), (4)
Câu 35:
Ở lúa có bộ NST 2n=24. Do đột biến, một số thể đột biến có số lượng nhiễm sắc thể thay đổi. Dạng đột biến có bộ NST nào sau đây không phải là đột biến lệch bội?
Đáp án C
Câu 36:
Trong 5 nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu nhân tố có thể làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một hướng xác định?
Đáp án B
Trong 5 nhân tố tiến hóa thì có 3 nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định, đó là nhân tố đột biến; nhân tố di – nhập gen; nhân tố các yếu tố ngẫu nhiên.
- Nhân tố giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen; Nhân tố chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định
Câu 37:
Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
(2) Cách li địa lí là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi theo một hướng xác định.
(3) Cách li địa lí kéo dài có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(4) Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
(5) Cách li địa lí luôn dẫn tới cách li sinh sản.
Đáp án D
Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (3) và (4).
Giải thích:
(1) đúng. Vì cách li địa lí ngăn ngừa giao phối tự do giữa các phần thể cho nên duy trì sự khác biệt do các nhân tố tiến hóa tạo ra.
(2) sai. Vì cách li địa lí không phải là nhân tố chọn lọc. Điều kiện địa lí (nhiệt độ, độ ẩm,…) mới là nhân tố chọn lọc.
(3) đúng. Vì cách li địa lí kéo dài sẽ dẫn tới sự phân hóa sâu sắc về thành phần kiểu gen của quần thể. Do đó có thể dẫn tới cách li sinh sản và hình thành loài mới.
(4) đúng. Vì khi bị các chướng ngại địa lí ngăn cách thì các cá thể không thể đến giao phối với nhau.
(5) sai. Vì cách li sinh sản chỉ xảy ra khi sinh vật có cấu tạo cơ quan sinh sản khác biệt nhau dẫn tới không
Câu 38:
Tại sao việc tắm nắng vào lúc có ánh sáng yếu lại có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
Đáp án B
Ánh sáng yếu có lượng tia tử ngoại ở mức hợp lí; khi trẻ tắm nắng vào lúc này tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa Ca để hình thành xương.
Ngược lại lúc nắng gắt lượng tia tử ngoại cao lại gây hại cho người như gây ung thư da…
Câu 39:
Ở ruồi giấm 2n=8, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể chứa một cặp gen dị hợp. Một cơ thể ruồi giấm cái có 6 tế bào sinh trứng giảm phân có thể cho ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
Đáp án C
Giải thích: Vì ở tế bào sinh dục cái, mỗi tế bào giảm phân chỉ cho 1 giao tử. Vì vậy có 6 tế bào giảm phân thì chỉ cho 6 loại giao tử
Câu 40:
Trong các nhân tố sau đây, có bao nhiêu nhân tố vừa có khả năng làm thay đổi tần số alen của quần thể, vừa có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?
(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên.
(3) Tự thụ phấn. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(5) Đột biến. (6) Di – nhập gen.
Đáp án B
Giải thích:
Chỉ có 2 nhân tố vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen vừa làm phong phú vốn gen của quần thể. Đó là đột biến và nhập gen