IMG-LOGO

30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải (Đề số 13)

  • 20556 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Ở một loài sinh vật, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có alen là A và a. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số kiểu gen đồng hợp trội bằng hai lần tần số kiểu gen dị hợp

Xem đáp án

Đáp án D

Đặt tần số alen A là x

Vậy tần số alen a là 1 – x

Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội là x2

Tỉ lệ kiểu gen dị hợp là 2.x.(1 – x)

Theo bài ra, ta có : x2  =   2.2.x.(1 – x)

Giải ra, x = 0,8

Tần số alen A là 0,8

Tần số alen a là 0,2


Câu 3:

Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có độ ổn định cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Quần xã có độ ổn định cao nhất là rừng mưa nhiệt đới

Vì ở rừng mưa nhiệt đới có mạng lưới thức ăn dày đặc, nguồn thức ăn dồi dào, phong phú, độ đa dạng loài trong quần xã  lớn hơn các quần xã khác .

Đáp án D


Câu 5:

Một gen có cấu trúc đầy đủ, nếu gen đó đứt ra và quay ngược 1800, sau đó gắn trở lại vào ADN khi đó quá trình  phiên mã?

Xem đáp án

Đáp án C

Do cấu trúc của gen vẫn còn nguyên vẹn nên ARN polimeraza vẫn nhận biết được vùng trình tự nu đặc hiệu ở vùng điều hòa để tiến hành phiên mã

Cả 2 mạch của ADN đều có thể sử dụng làm khuôn tổng hợp ARN được vì cả 2 mạch đều có chiều 3’ - 5’ chỉ là cách đọc mã trong không gian ngược nhau mà thôi


Câu 6:

Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là +5,60C +420C. Dựa vào các số  liệu trên,hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Cá chép :    20C  – 44 0C

Cá rô phi : 5,60C  – 420C

Vậy cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì chịu được khoảng nhiệt độ rộng hơn


Câu 7:

Một gen có tổng số 2128 liên kết hidro. Trên mạch của 1 gen có số nucleotit loại A bằng số nucleotit loại T, số nucleotit loại G gấp hai lần số nucleotit loại A, nucleotit loại X gấp 3 lần số nucleotit loại T. Số nucleotit loại A của gen là

Xem đáp án

Đáp án A

Gen có 2128 liên kết H <=> 2A + 3G = 2128

Mạch 1 :

          A1 = T1 = x

          G1 = 2A1 = 2x

          X1 = 3T1 = 3x

Vậy trên toàn gen :

A = T = A1 + T1 = 2x

G = X = G1 + X1 = 5x

Vậy có 2.2x + 3.5x = 2128

Giải ra, ta có x = 112

Số nucleotit loại A là 2x = 224


Câu 10:

Locut 1 có 4 alen, locut 2 có 3 alen, các locut này cùng nằm trên một cặp NST thường, locut 3 có 5 alen nằm trên NST X vùng tương đồng trên Y. Tổng số kiểu gen tối đa được tạo ra từ 3 locut trên là

Xem đáp án

Đáp án A

Tổng số kiểu gen tối đa được tạo ra từ 3 locut trên là :

       (12+C121).(5+C52+52)=3120 =3120   

Đáp án A


Câu 11:

Trong khi nói về các nhân tố tiến  hóa, phát biểu nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu không đúng là B

Giao phối nẫu nhiên tạo ra nguyên liệu thứ cấp, nguyên liệu thứ cấp là biến dị tổ hợp


Câu 12:

Nghiên cứu khả năng lọc nước của một loài thân mềm thu được bảng như sau

Kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Kết luận không đúng là B

Mật độ 20 con /m3 nước thì tốc độ lọc nước thấp hơn so với 10 con /mnước


Câu 13:

Trật tự thời gian các kì địa chất nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Tân sinh <=> Trung sinh <=>Cổ sinh <=> Nguyên sinh <=>Thái cổ


Câu 14:

Một đột biến gen có thể gây ra biến đổi nucleotit ở bất kì vị trí nào trên gen. Nếu như đột biến xảy ra tại vùng điều hòa của gen thì gây nên hậu quả gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Đột biến tại vùng điều hòa của gen sẽ dẫn đến việc :

Vùng điều hòa đảm nhận nhiệm vụ điều hòa lượng sản phẩm được tạo ra từ gen

Khi đột biến ở vùng điều hòa thì dẫn đến sản lượng sản phẩm của gen có thể thay đổi theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt


Câu 15:

Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn là:

Xem đáp án

Đáp án C

Hạn chế chủ yếu trong thuyết tiến hóa của Đac uyn là C

Chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị

Ở thời Đac uyn chưa có các thành tựu về sinh học tế bào, chưa có các khái niệm về gen , NST, đột biến,…


Câu 19:

Gen B có 1170 nucleotit, trong đó số nucleotit loại guanin gấp 4 lần số nucleotit loại Adenin. Gen bị đột biến thành gen b. Gen đột biến điều khiển tổng hợp phân tử prôtêin ít hơn phân tử prôtêin bình thường 1 axit amin. Khi gen b nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu loại nucleoti loại Adenin giảm xuống 14 nucleotit. Số liên kết hidro bị phá hủy trong quá trình  nói trên là

Xem đáp án

Đáp án B

Gen B có 1170 nu = 2A + 2G

G = 4A

Giải ra,       A = T = 117

                   G = X = 468

Gen b nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cần nucleotit loại A giảm xuống 14

=> Số nu loại A bị mất trong gen là :

1423-1 = 2

Protein do gen b tổng hợp giảm đi 1 axit amin ó gen b thiếu mất 3 nu

Vậy gen b bị mất 2 cặp nu A-T và 1 cặp nu G-X

Gen b có     A = T = 115

                   G = X = 467

Tổng số liên kết H là 2A + 3G = 1631

Vậy số liên kết H bị phá hủy trong quá trình nhân đôi trên là :

          (1 + 2 + 22 ) x 1631 = 11417


Câu 20:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactozo và khi môi trường không có lactozo?

Xem đáp án

Đáp án D

Sự kiện diễn ra ngây khi môi trường không có lactose là : D

Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế khi môi trường có hoặc không có lactose


Câu 21:

Ở một loài động vật, gen A quy định màu lông xám hòa mình với nền môi trường, từ gen A đột biến thành a quy định lông màu trắng làm cho kẻ thù dễ phát hiện. Trong trường hợp nào sau đây gen đột biến sẽ nhanh chóng bị loại ra khỏi quần thể?

Xem đáp án

Đáp án D

Trường hợp dễ bị loại bỏ nhất là D

Gen A nằm trên NST giới tính tại vùng Y phân hóa ( vùng không tương đồng )

Khi đó, gen A bị đột biến thành gen a

Gen a sẽ luôn được biểu hiện ra kiểu hình vì chỉ cần 1 alen là có thể biểu hiện

Khi gen A nằm trên  vùng tương đồng của X thì gen đột biến biểu hiện thành kiểu hình khi cần có hai alen lặn ở thể đồng giao XX thì mới biểu hiện thành kiểu hình , ở dạng dị hợp  không được biểu hiện thành kiểu hình , alen lặn vẫn tồn tại trong quần thể


Câu 23:

Ở một loài động vật, cho con được (XY) có kiểu hình mắt đỏ lai phân tích thu được đời con Fa có tỉ lệ: 25% con đực mắt đỏ; 25% con đực mắt trắng; 25% con cái mắt đỏ; 25% con cái mắt trắng. Biết rằng tính trạng màu mắt do 2 cặp gen quy định và phân li độc lập. Cho các kết luận sau:

(1) Có 4 kiểu gen quy định  con cái mắt đỏ.

(2) tính trạng màu mắt di truyền theo quy luật tương tác gen.

(3) Con cái mắt trắng ở Fa có  kiểu gen đồng hợp về một cặp gen.

(4) Con đực mắt đỏ đem lai đồng hợp tử

Số kết luận đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

Đực (XY) đỏ lai phân tích

Fa : 1 đực đỏ : 1 đực trắng : 1 cái đỏ : 1 cái trắng

<=> 1 đỏ : 1 trắng

Do tính trạng màu mắt do 2 cặp gen qui định, phân li độc lập

=> Đực F1 cho 2 tổ hợp giao tử

=> F1 : AaBB ( hoặc AABb, vai trò tương đương )

Fa : 1AaBb : 1aaBb

F1 đỏ <=> AaBb đỏ

Vậy tính trạng do 2 cặp gen qui định theo cơ chế tương tác bổ sung :

A-B- = đỏ

A-bb = aaB- = aabb = trắng

1 đúng : Số kiểu gen qui định cái mắt đỏ là 4 : AABB, AaBB, AABb, AaBb

2 đúng

3 đúng : cái mắt trắng Fa : aaBb , đổng hợp cặp aa

4 sai


Câu 24:

Cho mỗi gen quy định một tính tạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình  giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai ABabDd x ABabDd, trong tổng số cá  thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng chiếm tỉ lệ 50,73%. Theo lý thuyết, số cá thể có kiểu hình lặn về một trong ba tính trạng chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án D

P : ABab Dd x ABabDd

F1 : A-B-D- = 50,73%

Mà D- = 75%

ð A-B- = 50,73% : 75% = 67,64%

ð Vậy   aabb = 67,64% - 50% = 17,64%

A-bb = aaB- = 25% - 17,64% = 7,36%

Theo lý thuyết, số cá thể có kiểu hình lặn 1 trong 3 tính trạng

A-B-dd + A-bbD- + aaB-D- là : 0,6764 x 0,25 + 0,0736 x 0,75 x 2 = 0,2795


Câu 25:

Chiều cao cây do 5 cặp gen phân li độc lập tác động cộng gộp, sự góp mặt mỗi alen trội làm cao thêm 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 220cm. Về mặt lý thuyết, phép lai: AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf cho đời con cây có chiều cao 190 cm và 200 cm chiếm tỉ lệ là

Xem đáp án

Đáp án A

Cây cao 190 cm có số alen lặn là (220 – 190):5 = 6

Cây cao 200 cm có số alen lặn là (220 – 200) :5 = 4

P : AaBBDdeeFf x AaBbddEeFf

Đời con chắc chắn có dạng : -- B- d- e- --

Tỉ lệ cây cao 190 cm là  C7427 = 35128 

Tỉ lệ cây cao 200 cm là C7227=21128


Câu 28:

ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin tạo ra bằng kĩ thuật di truyền được đưa vào trong  tế bào Ecoli nhằm

Xem đáp án

Đáp án C

Đưa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin vào trong  tế bào Ecoli nhằm tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện, giúp cho việc sản xuất insulin nhiều hơn


Câu 29:

Tạo giống thực vật bằng công nghệ gen, để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành xenlulozo, phương pháp không được sử dụng là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp không được sử dụng là D

Thực khuẩn thể ( phage) là virut của vi khuẩn , chúng không có khả năng xâm nhập vào cơ thể thực vật ( do tính đặc hiệu – tham kahor SGK lớp 10 – Chu trình nhân lên của virut )


Câu 30:

Có đột biến xảy ra trong gen quy định một chuỗi polipeptit chuyển bộ ba 5’UGG3’ mã hóa cho axit amin Tryptophan thành bộ ba 5’UGA3’ ở giữa vùng mã hóa của phân tử mARN. Tuy vậy trong tế bào lại còn có một  đột biến thứ hai thay thế nucleotit trong gen mã hóa tARN tạo ra các tARN có khả năng “sửa sai” đột biến thứ nhất. Nghĩa là đột biến thứ hai “át chế” được sự biểu  hiện của đột biến thứ nhất, nhờ tARN lúc này vẫn đọc được 5’UGA3’ như là  bộ ba mã hóa cho Trytophan. Nếu như phân tử tARN bị đột biến này  tham gia vào quá trình  dịch mã của gen bình thường khác quy định chuỗi polipeptit thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Bộ ba 5’UGA3’ là bộ ba kết thức không mã hóa aa nhưng đột biến làm cho

tARN lúc này vẫn đọc được 5’UGA3’ như là  bộ ba mã hóa cho Trytophan=>  chuỗi có tiếp tức dịch mã và chuỗi được tạo ra có chiều dài dài hơn bình thường


Câu 31:

Bệnh pheniketo niệu do

Xem đáp án

Đáp án B

Bệnh phenylketo niệu là do thiếu enzim chuyển hóa axit amin pheninalanin thành tiroxin trong cơ thể

Từ đó tích tụ lượng lớn pheninalanin, gây độc cho tế bào thần kinh

Đáp án B


Câu 32:

Có thể tạo được cành tứ bội trên cây lưỡng bội bằng cách tác động consixin là hóa chất gây đột biến đa bội

Xem đáp án

Đáp án C

Tạo cành tự bội trên cây lưỡng bội bằng cách tác động consixin lên đỉnh sinnh trưởng của một cành cây ( tác động vào quá trình nguyên phân )


Câu 33:

Ở một loài động vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Có bốn quần thể thuộc loại này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền về gen trê và có tỉ lệ kiểu hình lặn như sau

Trong các quần thể trên, quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Quần thể 1 có tần số alen a là 0,64=0,8 

=> Tỉ lệ dị hợp tử là 2 . 0,8 . 0,2 = 0,32

Quần thể 2 có tần số alen a là 0,0625=0,25 

=>Tỉ lệ dị hợp tử là 2 . 0,25 . 0,75 = 0,375

Quần thể 3 có tần số alen a là 0,09=0,3 

=> Tỉ lệ dị hợp tử là 2 .0,3 . 0,7 = 0,42

Quần thể 4 có tần số alen a là 0,25=0,5 

=> Tỉ lệ dị hợp tử là 2 . 0,5 . 0,5 = 0,5


Câu 34:

Nhiểu gen của người có trình tự các nucleotit rất giống với các trình tự tương ứng ở tinh tinh. Giải thích đúng nhất cho  quan sát này là

Xem đáp án

Đáp án B

Giải thích đúng là người và tinh tinh có 1 tổ tiên chung tương đối gần


Câu 35:

Ở một loài cỏ, quần  thể phía trong bờ sông ra hoa kết hạt đúng vào mùa lũ về, quần thể ở bãi bồi  ven sông ra  hoa kết hạt trước mùa lũ  về nền không  giao phấn được với nhau. Đây là ví dụ về?

Xem đáp án

Đáp án A

Đây là ví dụ về cách li mùa vụ. 2 loài có mùa sinh sản khác thời điểm của nhau


Câu 38:

Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của quần thể ngẫu phối?

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điểm không phải của quần thể ngẫu phối là B

Quần thể ngẫu phối tăng cường tạo ra các biến dị cá thể, giúp tăng độ đa dạng kiểu hình và kiểu gen trong quần thể , khi moi trường bị biến đổi thì tăng sự thích nghi của quần thể


Câu 39:

Cho sơ đồ phả hệ sau

Bệnh P được quy định bởi gen trội (P) nằm trên  nhiễm sắc thể thường; bệnh Q được quy định bởi gen lặn (q) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến  mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh conm đầu lòng là  con trai và mắc cả hai bệnh P, Q là

Xem đáp án

Đáp án A

Xét bệnh P :

          A bị bệnh P >> a bình thường

          Người số 11 bị bệnh (có dạng A-), có bố bình thường aa

=> Người số 11 nhận alen a từ bố

=> Người số 11 có kiểu gen là Aa

Người số 12 bình thường có kiểu gen aa

Cặp vợ chồng 11 x 12 : Aa x aa

Xác suất cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh là 12

Xét bệnh Q :

          B bình thường >> b bị bệnh

          Người phụ nữ số 9 bình thường ( có dạng XBX-) có bố bị bệnh ( XbY )

=> Người phụ nữ này nhận alen Xb từ bố

=> Người phụ nữ số 9 có kiểu gen XBXb

Người đàn ông số 8 bình thường có kiểu gen : XBY

Cặp vợ chồng 8 x 9 : XBY x XBXb

Đời con theo lý thuyết :14 XBXB : 14XBXb : 14XBY :14 XbY

Người phụ nữ số 12 bình thường nên có dạng (12XBXB : 12XBXb)

Người đàn ông số 11 bình thường, có dạng XBY

Cặp vợ chồng 11 x 12 : (12XBXB : 12XBXb) x XBY

Xác suất họ sinh được con trai, bị bệnh Q ( kiểu gen XbY) là

12x14=18

Vậy xác suất cặp vợ chồng 11 x 12 sinh con trai đầu lòng mắc cả 2 bệnh là :

                 12x18=116 = 6,25%


Câu 40:

Một loài thực vật, kiểu gen AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa hồng aa quy định hoa trắng. Gen B quy định hoa kép trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trơn. Đem giao phối hai cây bố mẹ cho F1 có tỉ lệ 10 cây hoa đỏ kép : 15 cây hoa đỏ, đơn: 25 cây hoa hồng, kép : 25 cây hoa hồng, đơn: 15 cây hoa trắng, kép : 10 cây hoa trắng, đơn. Tần số  hoán vị gen của phép lai trên là

Xem đáp án

Đáp án D

P : ?

F1 : 10 đỏ kép : 15 đỏ, đơn: 25 hồng, kép : 25 hồng, đơn: 15 trắng, kép : 10 trắng, đơn

<=> 2AAB- : 3AAbb : 5AaB- : 5Aabb : 3aaB- : 2aabb

Có     F1 : 1AA : 2Aa : 1aa <=> P : Aa x Aa

          F1 : 1B- : 1bb <=> P : Bb x bb

Nếu 2 gen phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình đời con sẽ là :

          (1 :  2 : 1) x (1 : 1) khác với thỉ lệ đề bài

Vậy 2 gen cùng nằm trên 1 cặp NST

P : (Aa,Bb) x Abab 

Có tỉ lệ aabb = 0,1

Mà kiểu genAbab cho giao tử ab = 50%

=> (Aa,Bb) cho giao tử ab = 20% < 25%

=> Vậy ab là giao tử mang gen hoán vị

=> Tần số hoán vị gen là ab = 40%


Câu 42:

Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây không  đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phát biểu không đúng là D

Ở các loài sinh sản vô tính, gen ngoài nhân nằm trong tế bào chất, được di truyền cho đời con. Tế bào( nhóm tế bào) tách ra từ cơ thể mẹ sẽ nhận gen trong nhân và gen trong tế bào chất của mẹ 


Câu 44:

Cho các tập hợp sau:

(1) Một đàn sói sống trong rừng         (4) Một đàn gà  nuôi

(2) Một lồng gà bán ngoài chợ                (5) Một rừng cây.

(3) Đàn cá rô phi đơn tính sống dưới ao.

Những tập hợp nào không phải là quần thể?

Xem đáp án

Đáp án B

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tự do với nhau để sinh sản tạo thành những thế hệ mới.Các tập hợp không là quần thể là (2) (3) (5)

2 , 3 không sinh sản được

5 không phải là 1 tập hợp cùng 1 loài


Câu 45:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Ở phép  lai ABab x AbaB nếu hoán vị gen đều xảy ra ở hai bên với tần số 30%. Cho các phát biểu sau về đời con của phép lai trên:

(1) Kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 39,5%

(2) Kiểu hình khác bố mẹ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 45%.

(3) Kiểu gen ABab chiếm tỉ lệ lớn hơn 10%

(4) Có tối đa 9 kiểu gen được tạo ra ở đời con.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

P : ABabxAbaB

Hoán vị gen f = 30%

ABab cho giao tử : AB = ab = 35% và Ab = aB = 15%

AbaBcho giao tử : AB = ab = 15% và Ab = aB = 15%

Có kiểu hình aabb = 0,35 x 0,15 = 0,0525 = 5,25%

Kiểu hình A-bb = aaB- = 25% - aabb = 19,75%

Kiểu hình A-B- = 50% + aabb = 55,25%

(1)  A-bb + aaB- = 39,5% <=> 1 đúng

(2) Kiểu hình bố mẹ là A-B- = 55,25%

Kiêu hình khác bố mẹ là A-bb = aaB- = aabb = 44,75% <45%

2 đúng

(3) Kiểu genABab chiếm tỉ lệ 0,35 x 0,15 + 0,15 x 0,35 = 10,5% <=> (3) đúng

(4) Có tối đa  kiểu gen tạo ra ở đời con <=> (4) sai


Câu 46:

Ở quần thể động vật, cho biết alen A quy định kiểu hình chân dài trội hoàn toàn so với alen a quy định chân ngắn. Biết rằng quần thể trên có cá thể bao gồm cả đực và cái. Tần số alen A ở giới đực là 0,6; còn ở giới cái tần số alen A là 0,4. Sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên, quần thể F1 trên thu được 2000 cá thể. Sau một thế hệ ngẫu phối nữa ta thu được quần thể F2 với 4000 cá thể. Cho các phát biểu sau:

(1) Trong 2000 các thể ở quần thể F1 sau đó, số cá thể chân ngắn là 480

(2) Quần thể F2 là một quần thể cân bằng.

(3) Ở quần thể F2 số cá thể dị hợp là 1000.

(4) Ở quần thể F1 số cá thể đồng hợp là 960.

Số phát biểu đúng là?

Xem đáp án

Đáp án B

P :     Giới đực : A = 0,6 a = 0,4

          Giới cái : A = 0,4 a = 0,6

Ngẫu phối,

F1 :    AA = 0,6 x 0,4 = 0,24

          Aa = 0,6 x 0,6 +  0,4 x 0,4 = 0,52

          aa = 0,6 x 0,4 = 0,24

F1 : 0,24AA : 0,52Aa : 0,24aa

ở F1 , tần số alen đã được san bằng giữa 2 giới đực và cái

tần số alen A là 0,6+0,42 

Tần số alen a là 0,5

F1 ngẫu phối,

F2 : 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa

(1) ở F1 , số cá thể chân ngắn aa = 0,24 x 2000 = 480 ó (1) đúng

(2) đúng

(3) dị hợp ở F2 là 0,5 x 4000 = 2000 ó 3 sai

(4) ở F1 , đồng hợp AA + aa là 0,48 x 2000 = 960 ó (4) đúng


Câu 47:

Ở một  loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp NST kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li;  giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể được tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là

Xem đáp án

Đáp án A

1 tế bào sinh tinh chỉ tạo ra 4 giao tử

Cặp Bb không phân li trong giảm phân I

Kết thúc GP I , tạo ra 2 tế bào : AABBbb, aaO   hoặc aaBBbb  và AA

Giảm phân II diễn ra bìn thường tạo ra 2 loại giao tử Abb và a hoặc abb và A


Câu 48:

Một quần thể ngẫu phối có kích thước lớn, xét một gen có hai alen A và a nằm trên một cặp NST thường. Ở thế hệ xuất phát có tần số alen A ở giởi đực là 0,6 và tần số alen A ở giới cái là 0,4. Khi cho các cá thể của quần thể ngẫu phối thu được thế hệ F1. Biết các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau và quần thể không có đột biến và di nhập gen xảy ra. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1

Xem đáp án

Đáp án C

P :     giới đực : A = 0,6 a = 0,4

          Giới cái : A = 0,4 a = 0,6

Ngẫu phối,

F1 :    AA = 0,6 x 0,4 = 0,24

          Aa = 0,6 x 0,6 +  0,4 x 0,4 = 0,52

          aa = 0,6 x 0,4 = 0,24

F1 : 0,24AA : 0,52Aa : 0,24aa


Câu 49:

Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng.

Xem đáp án

Đáp án D

Phát biểu đúng là D

A sai, tự thụ phấn, không có nhân tố tiến hóa tác động, không làm thay đổi tần số alen

B sai, tự thụ phấn chưa hẳn đã tạo ra thoái hóa giống, có những loài đã thích nghi với điều này : ví dụ Đậu Hà Lan tự thụ phấn nghiêm ngặt

C sai, quần thể tự thụ phấn thường không đa dạng bằng quần thể giao phối ngẫu nhiên


Câu 50:

Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh kết hôn với người đàn ông bình thường có em gái bị bệnh. Biết rằng những người khác trong gia đình trên đều không mắc bệnh. Họ sinh ra được một đứa con trai không bị bệnh. Xác suất để đứa con trai này không mang alen gây bệnh là

Xem đáp án

Đáp án C

Người phụ nữ bình thường, em trai bị bệnh

=> bố mẹ người phụ nữ có kiểu gen Aa

=> Người phụ nữ có dạng (13AA : 23Aa)

Tương tự, người đàn ông bình thường có em gái bị bệnh có dạng là (13AA : 23Aa)

Cặp vợ chồng : (13AA : 23Aa) x (13AA : 23Aa)

Xác suất để họ sinh ra 1 người con không bị bệnh là 1 –13 x1389

Xác suất để họ sinh ra người con không mang alen bệnh là23 x23 =49

Vậy xác suất để người con trai bình thường của họ không mang alen bệnh là

         49x12:89x12 = 0,5


Bắt đầu thi ngay