IMG-LOGO

30 Bộ đề thi thử THPTQG Sinh học cực hay có lời giải (Đề số 20)

  • 20358 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thị chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?

Xem đáp án

Lông hút của rễ là cơ quan hút nước và ion khoáng.

Đáp án A toàn bộ bề mặt cơ thể là vị trí hấp thụ nước của thực vật thủy sinh.

Đáp án C là bộ phận bảo vệ rễ.

Đáp án D khí khổng là cơ quan thoát hơi nước.

¦ Đáp án B


Câu 2:

Tiêu hóa là quá trình

Xem đáp án

Đáp án D.

A sai. Vì các chất hữu cơ trong thức ăn được phân giải thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được; bên cạnh các chất hữu cơ trong thức ăn còn có các chất khoáng cơ thể cũng hấp thu được nhờ quá trình tiêu hóa.

B sai. Vì các chất hữu cơ trong thức ăn được phân giải thành các chất đơn giản.

C sai. Vì quá trình tiêu hóa chưa hình thành ATP


Câu 4:

Những nhóm động vật nào sau đây có hình thức sinh sản vô tính?

Xem đáp án

Ong có hình thức sinh sản vô tính bằng trinh sản; Thủy tức sinh sản vô tính bằng nảy chồi; Trùng đế giày sinh sản vô tính bằng phân đôi. ¦ Đáp án A


Câu 5:

Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến những chuỗi pôlipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì

Xem đáp án

Mã di truyền có tính thoái hóa nghĩa là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa một loại axit amin. Có nhiều trường hợp gen bị đột biến làm thay đổi bộ ba này khi đột biến nên chuỗi pôlipetit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi.

¦ Đáp án A


Câu 7:

Theo định luật Hacđi – Vanbec, có bao nhiêu quẩn thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

          (1) 0,5AA : 0,5aa.                               (2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.

          (3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa.                             (4) 0,75AA : 0,25aa.

          (5) 100%AA.                                                 (6) 100%Aa

Xem đáp án

Đáp án A.

Có 2 trường hợp thỏa mãn, đó là (2) và (5) ¦ Đáp án A.

Quần thể có cấu trúc di truyền = zAA + yAa + zaa = 1. Thì quần thể cân bằng di truyền nếu 4.x.z = y2.

(1) sai. Vì y = 0; 4.x.z = 1.

(2) đúng. Vì 4.x.z = 4.0,64.0,04 = 0,1024; y2 = (0,32)2 = 0,1024. ¦ 4.x.z = y2.

(3) sai. Vì 4.x.z = 4.0,2.0,2 = 0,16; y2 = (0,6)2 = 0,36.

(4) sai. Vì 4.x.z = 4.0,75.0,25 = 0,75; y2 = (0)2 = 0.

(5) đúng. Vì 4.x.z = 4.1.0 = 0; y2 = (0)2 = 0.

(5) sai. Vì 4.x.z = 4.0.0 = 0; y2 = (1)2 = 1


Câu 8:

Phương pháp nào sau đây có thể tạo được giống cây trồng mới mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau?

Xem đáp án

Đáp án D

A sai. Vì nuôi cấy đỉnh sinh trưởng thực vật bằng nuôi cấy mô thì cây con có bộ NST và kiển gen giống cây mẹ.

B sai. Vì phương pháp này chỉ là biến đổi vật chất di truyền của loài gốc.

C sai. Vì phương pháp nuôi cấy hạt phấn sẽ tạo ra các dòng thuần chủng của loài.

D đúng. Phương pháp này tạo giống mới mang bộ NST lượng bội của 2 loài (đầu tiên lai giữa 2 loài ¦ con lai mang bộ NST đơn bội của 2 loài ¦ sau đó đa bội hóa tạo ra cơ thể lai mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài).


Câu 9:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến có vai trò nào sau đây?

Xem đáp án

Đột biến tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

¦ Đáp án C


Câu 10:

Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sau đây sai?


Câu 11:

Trong cấu trúc tuổi của quần thể, tuổi sinh thái được hiểu là

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 12:

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

B sai. Vì bậc dinh dưỡng càng cao thì tổng sinh khối càng bé (do thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng). ¦ Đáp án B


Câu 13:

Trong pha tối của thực vật C­3, chất nhận CO2 đầu tiên là chất nào sau đây?

Xem đáp án

Chất nhận CO trong quá trình cố định CO2 của thực vật C3 là Ribulôzơ 1-5-diP.

Còn APG là sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.

PEP là chất nhận CO trong quá trình cố định CO2 của thực vật C4.

AOA là sản phẩn cố định CO đầu tiên của thực vật C4.

¦ Đáp án D


Câu 14:

Khi nói về tính tự động của hoạt động hô hấp ở người, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

A sai. Vì phổi không có hệ cơ để co giãn. Sự lưu thông khí ở người nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngự tạo nên áp suất ấp lồng ngực để lưu thông khí.

¦ Đáp án A


Câu 16:

Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là

Xem đáp án

Đáp án B.

A và D đều sai. Vì quá trình phiên mã chỉ diễn ra trên một mạch ở những gen nhất định.

B đúng. Tất cả đều theo NTBS

+ NTBS trong tái bản là A = T, G = X

+ NTBS trong phiên mã là: Agốc/gen bổ sung Umôi trường để tổng hợp mARN

Tgốc bổ sung với Amôi trường để tổng hợp mARN

Ggốc bổ sung với Xmôi trường để tổng hợp mARN

Xgốc bổ sung với Gmôi trường để tổng hợp mARN

C sai. Vì quá trình phiên mã chỉ sử dụng enzim ARN polimeraza


Câu 17:

Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính, hãy chọn phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án C

A sai vì gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y không tồn tại theo cặp alen.

B sai vì giới XX, gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X luôn tồn tạo theo cặp alen.

D sai vì tế bào sinh dưỡng được nguyên phân từ hợp tử nên có NST giới tính có mang gen quy định giới tính


Câu 18:

Giả sử A nằm trên NST quy định hoa màu đỏ. Do tác nhân đột biến làm phát sinh một đột biết lăn a quy định hoa trắng. Ở trường hợp nào sau đây, kiểu hình hoa trắng sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể

Xem đáp án

Đáp án C. Vì khi các cá thể trong quần thể tự thụ phấn sẽ làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn aa làm kiểu hình lặn (hoa trắng) sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể


Câu 19:

Khi nói về nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B vì nhân tố sinh học thuộc nhân tố sinh thái hữu sinh


Câu 20:

Khi nói về các chu trình sinh địa hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch có thể làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên.

(2) Tất cả lượng cacbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hóa kín.

(3) Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nitrit hóa và vi khuẩn phản nitrat hóa luôn làm giàu nguồn dinh dưỡng khoáng nitơ cung cấp cho cây.

(4) Nước trên Trái Đất luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn.

Xem đáp án

Có 2 phát biểu đúng, đó là (1) và (4). ¦ Đáp án B.

Giải thích:

(1) đúng. Vì sử dụng tài nguyên hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt,…) sẽ làm tăng lượng CO2 trong khí quyển ¦ Gây hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên.

(2) sai. Vì có một lượng lớn cacbon được chuyển thành than đá, dầu mỏ chon vùi trong đất mà không được lưu trữ trong không khí.

(3) sai. Vì vi khuẩn phản nitrat hóa làm biến đổi NO3- thành N2 cho nên sẽ làm nghèo lượng nitơ trong đất.

(4) đúng. Vì chu trình nước được thực hiện theo chu trình tuần hoàn liên tục


Câu 22:

Có bao nhiêu cơ chế sau đây giúp điều hòa ổn định nội môi khi cơ thể bị nôn nhiều?

(1) Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp.

(2) Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ quan dự trữ.

(3) Tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp của máu.

(4) Tuyến yên tăng cường tiết aldosteron và ADH.

Xem đáp án

Cả 5 cơ chế nói trên. ¦ Đáp án D.

Khi cơ thể bị nôn nhiều làm giảm thể tích máu, giảm huyết áp, tăng pH máu, các hệ cơ quan tham gia hoạt động và có nhiều cơ chế giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường:

- Tuyến yên tăng cường tiết aldosteron và ADH. Các hoocmôn này gây tăng tái hấp thu Na+ và nước, làm co các mạch máu đến thận làm giảm áp lực lọc của thận để tăng thể tích máu và tăng huyết áp.

- Hệ hô hấp này giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp dẫn tới giảm tốc độ thải CO2. Nguyên nhân là vì pH cao làm giảm kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm.

- Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ cơ quan dự trữ (ví dụ huy động lượng máu dự trữ ở trong gian, lách).

- Khi huyết áp giảm thì sẽ gây cảm giác khát dẫn đến tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp của máu


Câu 23:

Hình 2 minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ thể này. Phân tích hình này , hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A sai. Vì (1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. Nguyên tắc bổ sung đúng cho cả 2, còn bán bảo toàn là chỉ đúng cho cơ chế tái bản; còn cơ chế phiên mã (1) và dịch mã (2) là không theo nguyên tắc bán bảo toàn.

B sai. Vì hình 2 minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào. Đây là minh họa quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi polypetit (prôtêin) để biểu hiện các đặc tính và tính trạng.

C đúng. Vì nhờ cơ chế phiên mã (1) và dịch mã (2) mà thông tin di truyền từ gen mới được biểu hiện thành tính trạng.

D sai. Vì cơ chế (1) và (2) có những enzim xúc tác riêng


Câu 25:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau

Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Tần số alen A giảm dần, tần số alen a tăng dần. Như vậy, quần thể đang chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên vì sự thay đổi tần số alen theo một hướng xác định


Câu 26:

Đường cong tăng trưởng của một quần thể sinh vật được biểu diễn ở hình dưới. Phân tích hình, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Nhận xét: đồ thị tăng trưởng có dạng hình chữ “S” ¦ đây là kiểu tăng trưởng của quần thể sinh vật trong điều kiện môi trường bị giới hạn, gặp nhiều ở trong tự nhiên.

Giải thích:

A sai. Vì nếu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học thì đồ thị có dạng hình chữ “J” (Sinh trưởng theo tiềm năng sinh học là tăng trưởng liên tục mà không có giới hạn).

B đúng. Vì trong các điểm trên đồ thị, tại điểm C quẩn thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất (ở giai đoạn này điều kiện lý tưởng nhất).

C sai. Vì tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm E là thấp nhất.

D sai. Vì sự tăng trưởng của quần thể này bị giới hạn bởi các điều kiện môi trường (ở giai đoạn từ D đến E, quần thể tăng trưởng chậm lại và chịu sự giới hạn về khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường)


Câu 29:

Trong lòng ống tiêu hóa của thú ăn thịt, ở dạ dày luôn duy trì độ pH thấp (môi trường axit) còn miệng và ruột đều duy trì độ pH cao (môi trường kiềm). Hiện tượng trên có bao nhiêu ý nghĩa sau đây?

(1) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các enzim đặc trưng ở khu vực đó.

(2) Sự thay đổi đột ngột pH giúp tiêu diệt vi sinh vật kí sinh.

(3) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu hoa: mỗi loại chất dinh dưỡng được tiêu hóa ở một vùng nhất định của ống tiêu hóa.

(4) Là tín hiệu cho sự điều hòa hoạt động của các bộ phận trong ống tiêu hóa.

Tổ hợp đúng là

Xem đáp án

Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (2) và (4) ¦ Đáp án B.

Trong lòng ống tiêu hóa của thú ăn thịt, ở dạ dày luôn duy trì độ pH thấp (môi trường axit) còn miệng và ruột đều duy trì độ pH cao (môi trường kiềm). Điều này giúp:

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của enzim đặc trưng ở khu vực đó.

+ Sự thay đổi đột ngột pH từ vùng này sang vùng kề bên của ống tiêu hóa làm cho các vi sinh vật kí sinh bị tiêu diệt ở mức tối đa, hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh qua đường tiêu hóa.

+ Sự khác biệt pH giữa các vùng kề nhau là tín hiệu cho sự điều hòa hoạt động của các bộ phận trong ống tiêu hóa.

Ý (3) sai vì: mỗi loại chất dinh dưỡng có thể được tiêu hóa ở nhiều vùng khác nhau trong ống tiêu hóa


Câu 30:

Nhịp tim của mèo là 120 lần/phút. Giả sử thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 0,45 giây và của tâm thất là 0,35 giây. Theo lí thuyết, tỉ lệ thời gian của các pha (tâm nhĩ co : tâm thất co : pha giản chung) trong chu kỳ tim của mèo là

Xem đáp án

Thời gian một chu kỳ tim của mèo là: 60 : 120 = 0,5 giây

Pha co tâm nhĩ là: 0,5 – 0,45 = 0,05 giây

Pha co tâm thất là: 0,5 – 0,35 = 0,15 giây

Pha dãn chung là: 0,5 – (0,05 + 0,15) = 0,3 giây

Vậy tỉ lệ thời gian các pha trong chu kỳ tim của mèo là: 0,05:0,15:0,3 ~1:3:6 ¦ Đáp án B


Câu 32:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Giun đất là động vật lưỡng tính chỉ sinh sản bằng tự phối.

(2) Những người có tuyến yên không phát triển thường không có khả năng sinh con.

(3) Đẻ trứng thai được xem là hình thức trung gian của đẻ trứng và đẻ con.

(4) Trong các hình thức sinh sản vô tính ở động vật thì trinh sinh là hình thức tiến hóa nhất.

(5) Nếu thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi thì gà có thể đẻ 2 trứng/ngày.

Xem đáp án

Có 4 phát biểu đúng, đó là (2), (3), (4) và (5) ¦ Đáp án B.

(1) sai. Vì trứng và tinh trùng của giun không chín cùng lúc nên giun đất thụ tinh chéo.

(2) đúng. Vì khi đó tuyến yên không tiết được FSH, LH nên trứng không chín và rụng hoặc không tạo được tinh trùng hoặc lượng tinh trùng ít, những người này sẽ bị vô sinh.

(3) đúng. Vì đẻ trứng thai tức là trứng được thụ tinh được giữ trong bụng mẹ cho phôi phát triển sau đó con nở và chui ra ngoài. Trong quá trình này phôi lấy dinh dưỡng từ noãn hoàng của trứng.

(4) đúng. Vì trong hình thức trinh sinh con được tạo ra từ trứng là tế bào chuyên hóa chức năng sinh sản; trứng được tạo ra qua giảm phân nên đời con có sự đa dạng di truyền; số lượng trứng cũng rất lớn nên so với phân đôi, nảy chồi, phân mảnh thì trinh sinh có hiệu suất sinh sản rất cao.

(5) đúng. Vì đây là một vận dụng điều chỉnh nhân tố ngoại cảnh để điều khiển hoạt động sinh sản của động vật


Câu 33:

Ở chuột, alen A quy định di chuyển bình thường trội hoàn toàn so với alen đột biến a quy định chột nhảy van, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Khi lai dòng chuột thuần chủng có khả năng di truyền bình thường với dòng chuột nhảy van (P), ở F1 người ta thu được một con chuột nhảy van. Giả sử chuột nhảy van được hình thành từ một trong hai cơ chế sau:

(1) Giao tử mang đột biến alen A thành alen a của dòng bình thường kết hợp với giao tử bình thường mang alen a của dòng chuột nhảy van.

(2) Giao tử mang đột biến mất đoạn chứa alen A của dòng bình thường kết hợp với giao tử bình thường mang alen a của dòng chuột nhảy van.

Bằng phương pháp nghiên cứu nào sau đây có thể phát hiện được cơ chế hình thành chuột nhảy van ở F1?

Xem đáp án

Đáp án A. Vì trong 4 phương pháp mà bài toán đưa ra thì chỉ có phương pháp làm tiêu bản tế bào học để quan sát bộ nhiễm sắc thể F1 thì sẽ phân biệt được đột biến mất đoạn NST với đột biến gen. Nếu đột biến mất đoạn NST thì sẽ làm thay đổi độ dài của đoạn NST bị mất. Nếu đột biến gen thì không làm thay đổi độ dài của NST


Câu 34:

Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Tính thoái hóa các mã di truyền là hiện tượng của một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại aa.

(2) Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3' ¦ 5' so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.

(3) Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại aa do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp.

(4) Trong quá trình phiên mã, cả hai mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.

(5) Trong quá trình dịch mã, ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3’ của mARN đến đầu 5’ của mARN

Xem đáp án

Chi có phát biểu (2) đúng. ¦ Đáp án D.

(1) sai vì tính thoái hóa của mã di truyền là nhiều bộ ba cũng mã hóa cho 1 loại axit amin.

(3) sai vì tính phổ biến của mã di truyền là hầu hết các loài sinh vật đều có chung 1 bộ mã di truyền trừ một vài trường hợp ngoại lệ.

(4) sai vì trong quá trình phiên mã chỉ có mạch gốc của gen có chiều 3’ – 5’ của gen được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN,

(5) sai vì trong quá trình dịch mã, ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 5’ của mARN đến 3’ của mARN


Câu 35:

Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng (P) thu được F1 có 100% cây hoa đỏ. F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 3 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa trắng chiếm tỉ lệ 25%. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen quy định màu hoa không phụ thuộc vào môi trường. Có bao nhiêu phát biểu sau đây phù hợp với kết quả phép lai trên?

(1) Kiểu hình hoa trắng có kiểu gen dị hợp ở F2 chiếm tỉ lệ 12,5%.

(2) Kiều hình hoa trắng có kiểu gen đồng hợp ở F2 chiếm tỉ lệ 12,5%.

(3) Có 3 loại kiểu gen ở F quy định kiểu hình hoa trắng.

(4) Trong các cây hoa trắng ở F2, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 50%

Xem đáp án

Đáp án B.

- Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 3 loại kiểu hình trong đó kiểu hình hoa trắng chiếm tỉ lệ 25%. ¦ Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen theo kiểu 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng.

- Quy ước:

A-B- quy định hoa đỏ;

A-bb quy định hoa vàng;

aaB- và aabb quy định hoa trắng.

- Cây F có kiểu gen AaBb.

- Đời F2 gồm có 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- 1aabb.

¦ Cả 4 phát biểu đều đúng. ¦ Đáp án B.

(1) đúng. Vì kiểu hình hoa trắng có kiểu gen dị hợp (aaBb) ở F2 chiếm tỉ lệ 216=0,125.

(2) đúng. Vì kiều hình hoa trắng có kiểu gen dị hợp (aaBB và aabb) ở F2 chiếm tỉ lệ =1+116=0,125.

(3) đúng. Vì có 3 kiểu gen là aaBB, aaBb, aabb.

(4) đúng. Vì trong các cây hoa trắng ở F, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ =12,5%25%=50%


Câu 37:

Cho lai hai dòng ruồi dấm thuần chủng thân xám, cánh dài với thân đen, cánh cụt; ở F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Khi cho các cá thể F1 giao phối với nhau, ở F1 thu được 215 ruồi thân xám, cánh dài và 103 ruồi thân đen, cánh cụt. Có bao nhiêu phát biểu sau đây có thể trở thành căn cứ để giải thích cho kết quả trên?

(1) Tính trạng thân xám và cánh dài là hai tính trạng trội so với tính trạng thân đen, cánh cụt.

(2) Trong quá trình phát sinh giao tử đã xảy ra đột biến gen.

(3) Hai tính trạng trên có thể do 2 cặp gen quy định liên kết hoàn toàn.

(4) Xảy ra hiện tương gen gây chết ở hợp tử F2 đối với thể đồng hợp trội.

(5) Hai tính trạng này do một cặp gen quy định và có hiện tượng gen gây chết ở hợp tử F2 đối với thể đồng hợp trội

Xem đáp án

Có 4 phát biểu, đó là (1), (3), (4), (5). ¦ Đáp án D.

- F1 có thân xám, cánh dài lai với nhau thu được đời F2 có 215 ruồi thân xám, cánh dài và 103 ruồi thân đen, cánh cụt. ¦ Tỉ lệ ≈ 2 : 1. ¦ Có hiện tượng gen gây chết ở dạng đồng hợp tử trội. ¦ (4) đúng.

¦ Thân xám, cánh dài là những tính trạng trội. ¦ (1) đúng.

- Đời F2 không có sự phân li giữa 2 tính trạng, do đó có thể 2 tính trạng này cùng do 1 cặp gen quy định (gen đa hiệu) hoặc 2 tính trạng này do 2 cặp gen quy định nhưng liên kết hoàn toàn.

¦ (3) đúng; (5) đúng.

- (2) sai. Vì nếu đột biến mới phát sinh thì sẽ xuất hiện riêng lẻ ở một số cá thể. Phép lai này không thấy sự xuất hiện riêng lẻ một số cá thể có kiểu hình lạ


Bắt đầu thi ngay