Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Toán Đề kiểm tra Cuối kì 1 Toán 11 CTST có đáp án

Đề kiểm tra Cuối kì 1 Toán 11 CTST có đáp án

Đề kiểm tra Cuối kì 1 Toán 11 CTST có đáp án - Đề 01

  • 335 lượt thi

  • 39 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Cho góc $\alpha $ thỏa mãn $\cos \alpha = \frac{3}{5}$. Giá trị của $P = \cos 2\alpha $


Câu 3:

Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số chẵn?


Câu 4:

Tập xác định $D$ của hàm số $y = 2\tan x$


Câu 5:

Nghiệm của phương trình $\cos 2x = 1$


Câu 7:

Trong các dãy số sau dãy số nào là dãy số tăng?


Câu 8:

Dãy số \[ - 1;1; - 1;1; - 1; \cdots \]có số hạng tổng quát là công thức nào dưới đây?


Câu 9:

Cho dãy số $\left( {{u_n}} \right)$, biết ${u_n} = \frac{{2{n^2} - 1}}{{{n^2} + 3}}$. Tìm số hạng ${u_5}$.


Câu 10:

Trong các dãy số sau, dãy số nào là một cấp số cộng?


Câu 12:

Cho cấp số cộng $\left( {{u_n}} \right)$${u_1} = - 5;d = 3$. Mệnh đề nào sau đây đúng?


Câu 13:

Trong các dãy số sau, dãy số nào không phải là một cấp số nhân?


Câu 20:

Hàm số nào sau đây liên tục trên $\mathbb{R}$?


Câu 22:

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?


Câu 25:

Cho tứ diện $ABCD.$ Gọi $M,\,N$ lần lượt là các điểm thuộc các cạnh $AB,\,AC$ sao cho $\frac{{AM}}{{AB}} = \frac{{AN}}{{AC}}$; $I,\,J$ lần lượt là trung điểm của $BD$$CD.$

Khẳng định nào sau đây đúng?


Câu 26:

Cho đường thẳng $a$ và mặt phẳng $\left( P \right)$ không có điểm chung. Kết luận nào sau đây đúng?


Câu 27:

Cho hình chóp tứ giác $S.ABCD.$ Gọi $M,\,N$ lần lượt là trung điểm của $SA,\,SC.$ Đường thẳng $MN$ song song với mặt phẳng nào dưới đây?

Cho hình chóp tứ giác S,ABCD gọi M, N lần lượt là (ảnh 1)

Câu 28:

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành tâm $O.$ Gọi $M,$ $N,\,\,P$ lần lượt là trung điểm của $SA,$ $SD,$$AB.$ Khẳng định nào sau đây đúng?


Câu 29:

Cho hình hộp $ABCD.A'B'C'D'$. Mặt phẳng $\left( {BC'D} \right)$ song song với mặt phẳng nào trong các mặt phẳng sau đây?


Câu 30:

Cho các đường thẳng không song song với phương chiếu. Khẳng định nào sau đây là đúng?


Câu 31:

Cho hình lăng trụ tam giác $ABC.A'B'C'.$

Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C' (ảnh 1)

Hình chiếu của tam giác $ACB$ trên mặt phẳng $\left( {A'B'C'} \right)$ theo phương $CC'$


Câu 36:

Tính các giới hạn sau:

a) \[\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left( {1 + n - {n^2}} \right)\];  b) \[\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt {{x^2} + 4} - 2}}{x}.\]

Xem đáp án

a) Ta có: \[1 + n - {n^2} = {n^2}\left( {\frac{1}{{{n^2}}} + \frac{1}{n} - 1} \right).\]

Ta có: $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {n^2} = + \infty ;$ $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left( {\frac{1}{{{n^2}}} + \frac{1}{n} - 1} \right) = \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \frac{1}{{{n^2}}} + \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \frac{1}{n} - \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } 1 = 0 + 0 - 1 = - 1 < 0.$

$ \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left( {1 + n - {n^2}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left[ {{n^2}\left( {\frac{1}{{{n^2}}} + \frac{1}{n} - 1} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {n^2}.\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left( {\frac{1}{{{n^2}}} + \frac{1}{n} - 1} \right) = - \infty .$

b) \[\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt {{x^2} + 4} - 2}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\left( {\sqrt {{x^2} + 4} - 2} \right).\left( {\sqrt {{x^2} + 4} + 2} \right)}}{{x\left( {\sqrt {{x^2} + 4} + 2} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{{x^2} + 4 - 4}}{{x\left( {\sqrt {{x^2} + 4} + 2} \right)}}\]

$ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{{x^2}}}{{x\left( {\sqrt {{x^2} + 4} + 2} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{x}{{\sqrt {{x^2} + 4} + 2}} = \frac{0}{{\sqrt {0 + 4} + 2}} = 0.$


Câu 37:

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành. Gọi $G,N$ lần lượt là trọng tâm của tam giác $SAB,ABC$.

a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng $\left( {SAC} \right)$$\left( {SBD} \right)$.

b) Chứng minh rằng $NG$ song song với mặt phẳng $\left( {SAC} \right)$.

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành (ảnh 1)

a) Gọi $O$là giao điểm của $AC$$BD$.

Khi đó: $\left\{ \begin{gathered}

O \in AC \hfill \\

AC \subset (SAC) \hfill \\

\end{gathered} \right. \Rightarrow O \in (SAC)$.

             $\left\{ \begin{gathered}

O \in BD \hfill \\

BD \subset (SBD) \hfill \\

\end{gathered} \right. \Rightarrow O \in (SBD)$.

$ \Rightarrow O \in \left( {SAC} \right) \cap (SBD)\,\,(1)$

Mặt khác $S \in \left( {SAC} \right) \cap (SB{\text{D}})\,\,\,\,(2)$

Từ (1) và (2) suy ra $\left( {SAC} \right) \cap (SB{\text{D}}) = SO$.

b) Gọi $I$ là trung điểm của $AB$.

$G$ là trọng tâm tam giác $SAB$ nên $\frac{{IG}}{{GS}} = \frac{1}{2}$.

$N$ là trọng tâm tam giác $ABC$nên $\frac{{IN}}{{NC}} = \frac{1}{2}$.

Xét $\Delta SIC$$\frac{{IG}}{{GS}} = \frac{{IN}}{{NC}} = \frac{1}{2} \Rightarrow GN{\text{//}}SC$ (Định lý đảo của định lí Thalès).

Khi đó ta có $\left\{ \begin{gathered}

GN{\text{//}}SC \hfill \\

SC \subset (SAC) \hfill \\

GN \not\subset (SAC) \hfill \\

\end{gathered} \right. \Rightarrow GN{\text{//}}(SAC)$.


Câu 38:

Một thợ thủ công muốn vẽ trang trí một hình vuông kích thước $4\;{\text{m}} \times 4\;{\text{m}}$ bằng cách vẽ một hình vuông mới với các đỉnh là trung điểm các cạnh của hình vuông ban đầu và tô kín màu lên hai tam giác đối diện (như hình vẽ dưới đây). Quá trình vẽ và tô theo quy luật đó được lặp lại 10 lần. Tính số tiền nước sơn để người thợ đó hoàn thành trang trí hình vuông trên? Biết tiền nước sơn 1 ${{\text{m}}^{\text{2}}}$ là 80 000 đồng.

Một thợ thủ công muốn vẽ trang trí một hình vuông kích thước  (ảnh 1)
Xem đáp án

Theo quy luật trang trí một hình vuông trên thì ta có các tam giác được tô màu sẽ là tam giác vuông cân.

Gọi ${u_n}$ là diện tích của hai tam giác được tô màu sau lần vẽ thứ $n$, với $n \in {\mathbb{N}^*}.$

Độ dài cạnh góc vuông của hai tam giác vuông cân được tô màu theo lần vẽ đầu tiên là $\frac{4}{2} = 2\,\,\left( {\text{m}} \right).$ Khi đó diện tích của hai tam giác được tô màu sau lần vẽ đầu tiên là

${u_1} = 2\left( {\frac{1}{2}.2.2} \right) = 4$ $\left( {{{\text{m}}^{\text{2}}}} \right).$

Độ dài cạnh góc vuông của hai tam giác vuông cân được tô màu theo lần vẽ thứ hai là $\frac{1}{2}.\sqrt {{2^2} + {2^2}} \, = \sqrt 2 \left( {\text{m}} \right).$ Khi đó diện tích của hai tam giác được tô màu sau lần vẽ thứ hai là

 ${u_2} = 2\left( {\frac{1}{2}.\sqrt 2 .\sqrt 2 } \right) = 4.\frac{1}{2}$ $\left( {{{\text{m}}^{\text{2}}}} \right).$

Độ dài cạnh góc vuông của hai tam giác vuông cân được tô màu theo lần vẽ thứ ba là$\frac{1}{2}.\sqrt {{{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2} + {{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2}} = 1\,\left( {\text{m}} \right).$ Khi đó diện tích của hai tam giác được tô màu sau lần vẽ thứ ba là

${u_3} = 2\left( {\frac{1}{2}.1.1} \right) = 4.{\left( {\frac{1}{2}} \right)^2}$ $\left( {{{\text{m}}^{\text{2}}}} \right).$

Khi đó, dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ là một cấp số nhân với số hạng đầu ${u_1} = 4$ và công bội $q = \frac{1}{2}.$

Ta có công thức số hạng tổng quát ${u_n} = 4.{\left( {\frac{1}{2}} \right)^{n - 1}}$ $\left( {{{\text{m}}^{\text{2}}}} \right).$

Tổng diện tích của các tam giác được tô màu sau lần vẽ thứ 10 là:

${S_{10}} = \frac{{4\left[ {1 - {{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^{10}}} \right]}}{{1 - \frac{1}{2}}} = \frac{{1\,\,023}}{{128}}$ $\left( {{{\text{m}}^{\text{2}}}} \right).$

Vậy số tiền nước sơn là $\frac{{1\,\,023}}{{128}}.80\,\,000 = 639\,\,375$ đồng.


Câu 39:

Xem đáp án

Theo đề ra ta có phương trình:

 \[10\sin \left( {10t + \frac{\pi }{2}} \right) = - 5\sqrt 3 \]

\[ \Leftrightarrow \sin \left( {10t + \frac{\pi }{2}} \right) = \frac{{ - \sqrt 3 }}{2} = \sin \left( {\frac{{ - \pi }}{3}} \right)\]

\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}

10t + \frac{\pi }{2} = \frac{{ - \pi }}{3} + k2\pi \hfill \\

10t + \frac{\pi }{2} = \frac{{4\pi }}{3} + k2\pi \hfill \\

\end{gathered} \right.,k \in \mathbb{Z} \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}

t = \frac{{ - \pi }}{{12}} + k\frac{\pi }{5} \hfill \\

t = \frac{\pi }{{12}} + k\frac{\pi }{5} \hfill \\

\end{gathered} \right.,k \in \mathbb{Z}\].

Vậy vào các thời điểm $t = \frac{{ - \pi }}{{12}} + k\frac{\pi }{5},\left( {k \geqslant 1,k \in \mathbb{Z}} \right)$$t = \frac{\pi }{{12}} + k\frac{\pi }{5}$$\left( {k \geqslant 0,k \in \mathbb{Z}} \right)$ thì $s = - 5\sqrt 3 $cm.


Bắt đầu thi ngay