Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học Trắc nghiệm tổng hợp Hóa học năm 2023 có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp Hóa học năm 2023 có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp Hóa học năm 2023 có đáp án (Phần 2)

  • 1656 lượt thi

  • 62 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một loại khí hóa lỏng chứa trong các bình gas có thành phần về khối lượng là: 0,3% etan; 96,8% propan và 2,9% butan. Thể tích không khí cần để đốt cháy hoàn toàn 10 gam khí đó (đktc) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong 10 gam khí đó có:

mC2H6=0,3.10100=0,03(g)nC2H6=0,0330=0,001(mol)mC3H8=96,8.10100=9,68(g)nC3H8=9,6844=0,22(mol)mC4H10=2,9.10100=0,29(g)nC4H10=0,2958=0,005(mol)

Phương trình hoá học:

2C2H6+7O2t°4CO2+6H2O (1)

C3H8+5O2t°3CO2+4H2O (2)

2C4H10+13O2t°8CO2+10H2O (3)

Theo PTHH (1), (2), (3): 

nO2=72nC2H6+5nC3H8+132nC4H10=3,5.0,001+5.0,22+6,5.0,005=1,136(mol)

VO2=1,136.22,4=25,4464(l) → Vkhông khí = 5. 25,45 = 127,23 (l).


Câu 2:

Cho 3,36 lít khí SO2 vào 150 gam dung dịch NaOH 20% sau phản ứng thu được dung dịch X. Tính C% các chất trong dung dịch X.

Xem đáp án

nSO2=3,3622,4=0,15(mol)nNaOH=150.20100.40=0,75(mol)

nNaOHnSO2=0,750,15=5>2 → NaOH dư, chỉ xảy ra 1 phản ứng hoá học sau:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

0,3………0,15…….0,15                 (mol)

→ nNaOH dư = 0,75 – 0,3 = 0,45 (mol)

Sau phản ứng dung dịch gồm 0,45 mol NaOH dư và 0,15 mol Na2SO3

Nồng độ % các chất sau phản ứng là:

C%NaOHdu=0,15.400,15.64+150.100%3,76%C%Na2SO3=0,15.1260,15.64+150.10011,84%


Câu 3:

Dẫn 8,96 lít khí SO2 vào 200 gam dung dịch NaOH 18%. Tính nồng độ % các chất sau phản ứng.

Xem đáp án

nSO2=8,9622,4=0,4(mol)nNaOH=200.18100.40=0,9(mol)

nNaOHnSO2=0,90,4=2,125>2 → NaOH dư, chỉ xảy ra 1 phản ứng hoá học sau:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

0,8………0,4…….0,4                 (mol)

→ nNaOH dư = 0,9 – 0,8 = 0,1 (mol)

Sau phản ứng dung dịch gồm 0,1 mol NaOH và 0,4 mol Na2SO3

Nồng độ % các chất sau phản ứng là:

C%NaOHdu=0,1.400,4.64+200.100%1,77%C%Na2SO3=0,4.1260,4.64+200.10022,34%

Câu 5:

Oxit cao nhất của một nguyên tố A chứa 52,94% khối lượng A. Xác định A.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đặt công thức của oxit cao nhất là A2On

%A=2MA2MA+16n.100%=52,94%

→MA = 9n

Với n = 3 thì MA = 27 g/ mol (thoả mãn).

Vậy A là nhôm (Al).


Câu 6:

Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hóa trị I) tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí clo (ở đktc) theo sơ đồ phản ứng R+Cl2t°RCl

a, Xác định tên kim loại R.

Xem đáp án

a. nCl2=1,1222,4=0,05(mol)

Phương trình hoá học: 2R+Cl2t°2RCl

Theo PTHH: nR=2nCl2=2.0,05=0,1(mol) 

MR=mRnR=2,30,1=23(g/mol) R là natri (Na).


Câu 7:

b, Tính khối lượng hợp chất tạo thành.

Xem đáp án

b. Phương trình hoá học:

2Na+Cl2t°2NaCl

nNaCl=2nCl2=2.0,05=0,1(mol) → mNaCl = 0,1. 58,5 = 5,85 (g)

Vậy khối lượng hợp chất tạo thành là 5,85 gam.


Câu 8:

Không dùng chất chỉ thị màu, chỉ dùng một hoá chất hãy nhận biết các dung dịch loãng đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt sau: BaCl2, NaCl, Na2SO4, HCl. Viết các phương trình hoá học.

Xem đáp án

- Trích mẫu thử: Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít ra ống nghiệm đánh số tương ứng.

- Lấy dung dịch Na2CO3 cho vào mỗi ống trên:

+ Xuất hiện kết tủa trắng → Nhận biết được BaCl2

Phương trình hoá học: BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl

+ Có khí bay lên → Nhận biết được HCl:

Phương trình hoá học: 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

+ Hai ống nghiệm không có hiện tượng gì chứa NaCl và Na2SO4

- Dùng BaCl2 vừa nhận biết được ở trên cho vào hai mẫu NaCl và Na2SO4:

+ Xuất hiện kết tủa trắng → Nhận biết được Na2SO4

Phương trình hoá học: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

+ Còn lại không hiện tượng là NaCl.


Câu 9:

Tính thể tích của hỗn hợp (ở đktc) gồm 14 gam nitơ và 4 gam khí NO.

Xem đáp án

nN2=1414.2=0,5(mol)nNO=414+16=215(mol)

Thể tích hỗn hợp khí ở đktc là: (0,5+215).22,4=14,187(l)

Câu 10:

Trong cấu hình electron của 11Na có bao nhiêu phân lớp?

Xem đáp án

Cấu hình electron của 11Na là: 1s22s22p63s1.

Trong cấu hình electron của Na có 4 phân lớp: 1s, 2s, 2p, 3s.

Sắp xếp các phân lớp theo thứ tự phân mức năng lượng tăng dần là:

1s < 2s < 2p < 3s.


Câu 11:

Hòa tan 2 gam NaOH với nước thu được 500 ml dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.

Xem đáp án

nNaOH=240=0,05(mol)

V = 0,5 lít

OH=0,050,5=0,1M

pH=14+logOH=141=13

Vậy pH = 13


Câu 12:

Hỗn hợp A có thể tích 896 cm3 chứa một ankan, một anken và hidro. Cho A qua xúc tác Ni nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp B có thể tích 784 cm3. Cho B qua bình đựng dung dịch brom dư thấy dung dịch brom bị nhạt màu một phần và khối lượng của nó tăng 0,28 gam. Khí còn lại có thể tích 560 cm3 và có tỉ khối hơi so với hidro là 9,4. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định công thức của 2 hiđrocacbon.
Xem đáp án

Trong hỗn hợp ban đầu chỉ có 1 ankan, 1 anken và hiđro nên khi A qua xúc tác Ni nung nóng, ankan không tham gia phản ứng cộng, chỉ có phản ứng cộng giữa anken và hiđro để tạo thành ankan: Anken+H2t°,NiAnkan

Do phản ứng trên xảy ra hoàn toàn nên sẽ có 1 trong 2 khí là anken và hiđro phản ứng hết. Vậy sau phản ứng hỗn hợp khí B có thể có trường hợp sau:

(1) 2 ankan và 1 anken còn dư (hiđro hết)

(2) 2 ankan và hiđro dư (anken hết)

Cho B qua bình đựng dung dịch brom dư thấy dung dịch brom bị nhạt màu một phần nên đã có phản ứng cộng Br2, như thế hỗn hợp B chỉ có thể là trường hợp 1.

Khối lượng bình Br2 tăng 0,28 gam chính là khối lượng của anken còn dư, khí còn lại có thể tích 560 cm3 và có tỉ khối hơi so với hiđro là 9,4 chính là 1 hỗn hợp gồm 2 ankan.

→ n2ankan=0,5622,4=0,025(mol)

nB=0,78422,4=0,035(mol) → nanken dư = 0,035 – 0,025 = 0,01 (mol)

Manken=mankennanken=0,280,01=28(g/mol) →Anken có công thức là C2H4

nA=0,89622,4=0,04(mol)

Hỗn hợp A (ankan, anken, hiđro) qua Ni nung nóng thu được B (ankan cũ, ankan mới, anken dư)→ nanken phản ứng = nhiđro = nA  - nB = 0,04 – 0,035 = 0,005 (mol)

→ Ankan mới tạo thành là C2H6 có số mol là 0,005 mol

→ nankan cần tìm = n2 ankan = 0,025 – 0,005 = 0,02 (mol)

Hỗn hợp B gồm 0,005 mol C2H6 và 0,01 mol CnH2n+2

mB = 0,005. 30 + 0,02. (14n + 2) = 9,4. 2. 0,025 → n = 1

Vậy ankan cần tìm là CH4

Vậy công thức phân tử của 2 hiđrocacbon cần tìm là CH4 và C2H4.


Câu 13:

Dung dịch muối nào sau đây có màu xanh lam?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Dung dịch muối có màu xanh lam là CuCl2.


Câu 14:

Cho 11 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl 2M, phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí H2 (đktc).

a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại hỗn hợp đầu.

Xem đáp án

a) Gọi nAl = x (mol; x > 0); nFe = y (mol; y > 0)

Mà mAl + mFe = 11 → 27x + 56y = 11 (1)

nH2=8,9622,4=0,4(mol)

Phương trình hoá học xảy ra như sau:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Theo các PTHH trên:

nH2=32nAl+nFe=32x+y=0,4 (2)

Giải (1), (2), ta được: x = 0,2 (mol); y = 0,1 (mol)

%mAl=0,2.2711.100%49,09%

%mFe = 100% – 49,09% = 50,91%

Câu 16:

Cho luồng khí H2 dư đi qua 1,6 gam CuO nung nóng. Sau phản ứng thu được 1,344 gam hỗn hợp chất rắn. Tính hiệu suất phản ứng.

Xem đáp án

Theo đề bài: nCuO=1,680=0,02(mol)

Gọi nCuO phản ứng là x (mol; x > 0)

Phương trình hoá học: CuO+H2t°Cu+H2O

Theo PTHH: nCu = nCuO phản ứng = x (mol)

nCuO dư = 0,02 – x (mol)

Chất rắn thu được sau phản ứng gồm Cu và CuO dư

→ 64. x + (0,02 – x). 80 = 1,344 → x = 0,016

H=0,0160,02.100%=80%

Vậy hiệu suất phản ứng là 80%


Câu 17:

Dẫn luồng khí H2 dư đi qua 2,4 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 nung nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,76 gam hỗn hợp chất rắn. Phần trăm khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

PTHH:

CuO+H2t°Cu+H2OFe2O3+3H2t°2Fe+3H2O

Gọi nCuO = x (mol; x > 0); nFe2O3=y (mol; y > 0)

mCuO+mFe2O3=2,480x+160y=2,4 (1)

Phản ứng xảy ra hoàn toàn:

mchất rắn = mCu + mFe = 1,76 → 64x + 56. 2y = 1,76 (2)

Giải (1), (2), ta được: x = y = 0,1

%mCuO=0,1.802,4.100%=33,33%

.


Câu 18:

Khi nào Fe hoá trị II và khi nào hoá trị III?

Xem đáp án

1) Fe hóa trị II

Sắt thể hiện hóa trị II khi cho Fe tác dụng với các axit trung bình, axit mà gốc axit không có tính oxi hoá như H2SO4 loãng, HCl

Ngoài ra, khi cho Fe tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn như muối đồng, muối chì … hoặc muối sắt (III) hay khi cho Fe tác dụng với phi kim hoạt động trung bình hoặc yếu … thì tạo muối Fe(II).

Ví dụ:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Fe + S to FeS.

2) Fe hóa trị III

Sắt thể hiện hóa trị III khi cho Fe tác dụng với các axit có tính oxi hoá mạnh như H2SO4 đặc, nóng; HNO3 …. Hay khi cho Fe tác dụng với một số phi kim mạnh như Cl2, F2

Ví dụ: 

2Fe + 6H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2

2Fe+3Cl2t°2FeCl3

Ngoài ra, hợp chất sắt(II) khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh cũng bị oxi hoá lên hợp chất sắt(III). Ví dụ: 

2FeCl2+Cl2t°2FeCl3


Câu 19:

FeCl3 + NaOH ----> Fe(OH)3 + NaCl

- Trình bày cân bằng phản ứng hoá học.

Xem đáp án

Phương trình hoá học cân bằng là:

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl


Câu 20:

Anion X2- và cation Y3+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p6. Xác định vị trí của X, Y trong bảng hệ thống tuần hoàn và viết phương trình hóa học giải thích sự hình thành liên kết giữa X và Y.

Xem đáp án

Cấu hình electron nguyên tử X là: 1s22s22p63s23p63d104s24p4

→ Z = 34 → X là Se thuộc chu kì 4, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.

Cấu hình electron nguyên tử Y là: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d15s2

→ Z = 39 → Y là Y thuộc chu kì 5, nhóm IIIB trong bảng tuần hoàn

Phương trình hoá học giải thích sự hình thành liên kết giữa X và Y là:

X2- + Y3+ → X3Y2.


Câu 21:

Trộn lẫn 500 ml dung dịch NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch H2SO4 0,1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu gam muối khan? 
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B 

nNaOH=0,5.0,1=0,05(mol); nH2SO4=0,4.0,1=0,04(mol)

 

Phương trình hoá học:

2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + 2H2O

Lập tỉ lệ: 0,052<0,041 H2SO4

Theo PTHH: phản ứng = nNa2SO412nNaOH=12.0,05=0,025(mol)

nH2SO4 = 0,04 – 0,025 = 0,015 (mol)

Dung dịch sau phản ứng gồm 0,015 mol H2SO4 dư, Na2SO4 0,025 mol

Cô cạn dung dịch Y thu được số gam muối khan là: 0,025. 142 = 3,55 (g).


Câu 22:

Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol, Mg2+ 0,3 mol, Cl- 0,4 mol,  y mol. Khi cô cạn dung dịch Y thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?

Xem đáp án

Áp dụng bảo toàn điện tích trong dung dịch Y, ta có:

0,1. 2 + 0,3. 2 = 0,4. 1 + y. 1 → y = 0,4

Khi cô cạn dung dịch Y, xảy ra phản ứng sau:

2HCO3t°H2O+CO32+CO2nCO32=12nHCO3=12.0,4=0,2(mol)

Khối lượng muối khan thu được là:

mmuối = mCa2++mMg2++mCl+mCO32 = 0,1. 40 + 0,3. 24 + 0,4. 35,5 + 0,2. 60 = 37,4 (g).

 


Câu 23:

Nguyên tử Fe ở   có khối lượng riêng là 7,87g/cm3, với giả thiết trong tinh thể nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng giữa các quả cầu. Cho khối lượng nguyên tử của Fe là 55,847. Bán kính gần đúng của nguyên tử Fe là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thể tích của 1 mol Fe là: 55,8477,87=7,096cm3

Thể tích của một nguyên tử Fe là: 7,0966,02.1023.75100=8,84.1024cm3

Bán kính gần đúng của nguyên tử Fe là: 3.8,84.10244.3,143=1,28.108cm=1,28A°


Câu 24:

Hoà tan 14,2 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và một muối cacbonat của kim loại M vào một lượng vừa đủ axit HCl 7,3%, thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong Y là 6,028%. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

nCO2=3,3622,4=0,15(mol)2H++CO32CO2+H2OnH+=2nCO2=2.0,15=0,3(mol); nCO32=nCO2=0,15(mol)

mdd YmX+mddHClmCO2=14,2+0,3.36,5.1007,30,15.44=157,6(g)

Bảo toàn nguyên tố Mg, ta có: nMgCO3=nMgCl2=6,028.157,6100.95=0,1(mol)

mMgCO3=0,1.84=8,4(g)mM2(CO3)n=14,28,4=5,8(g) (M2(CO3)n là muối cacbonat của kim loại M với hoá trị n)

nCO32/M2(CO3)n=0,150,1=0,05(mol)nM=2nCO32n=2.0,05n=0,1n

mM=mM2(CO3)nmCO32=5,80,05.60=2,8(g)MM=mMnM=2,80,1n=28n

Với n = 2 thì MM = 56 (g/mol). Vậy M là sắt (Fe) 

nFeCO3=5,8116=0,05 (mol)

Bảo toàn nguyên tố Fe, ta có: nFe2O3=12nFeCO3=0,025(mol)

→ Chất rắn gồm MgO: 0,1 mol; Fe2O3 0,025 mol

mchất rắn = 0,1. 40 + 0,025. 160 = 8 (g)


Câu 25:

Cặp chất nào sau đây có cùng phân tử khối:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

MN2=14.2=28 đvC; MCO2=12+16.2=44 đvC

MSO2=32+16.2=64 đvC; MC4H10=12.4+1.10=58 đvC

MNO=14+16=30 đvC; MC2H6=12.2+1.6=30 đvC

MCO=12+16=28 đvC; MN2O=14.2+16=44đvC

Cặp chất có cùng phân tử khối là NO và C2H6.


Câu 26:

H2 khác 2H như thế nào?

Xem đáp án

H2 chỉ một phân tử hiđro

2H chỉ hai nguyên tử hiđro.


Câu 27:

Brom có 2 đồng vị B3579r B3581r, biết M¯=79,82. Nếu có 89 nguyên tử B3579r thì có bao nhiêu nguyên tử B3581r?

Xem đáp án

Gọi phần trăm của mỗi đồng vị brom lần lượt là x và y (%)

→ x + y = 100 (1)

Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,82

79x+81y100=79,82 (2)

Giải hệ (1), (2), ta được: x = 59, y = 41

B3579r chiếm 59% có 89 nguyên tử

B3581r chiếm 41% có nguyên tử

Vậy nếu có 89 nguyên tử B3579r thì có 62 nguyên tử B3581r


Câu 28:

Đốt cháy hoàn toàn 4,2 gam 1 este E thu được 6,16g CO2 và 2,52 gam H2O. Công thức cấu tạo của E là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

nCO2=6,1644=0,14(mol);nH2O=2,5218=0,14(mol)

nCO2=nH2O → E là este no, đơn chức có công thức phân tử là: CnH2nO2

Bảo toàn nguyên tố C: nCnH2nO2=1nnCO2=0,14n(mol)

ME=14n+32=4,20,14n → n = 2 → C2H4O2

Công thức cấu tạo của E là HCOOCH3.


Câu 29:

Tính khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được 1 tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu suất của quá trình là 80%.

Xem đáp án

Trong 1 tấn gang chứa 95% Fe có mFe=1000.95100=950(kg)

Phương trình phản ứng: Fe2O3+3COt°2Fe+3CO2

Ta có: 160 kg Fe2O3 tạo ra 2. 56 = 112 kg Fe

     x kg Fe2O3 tạo ra 950 kg Fe

x=160.950112=1357,14(kg)

Hiệu suất đạt 80% nên thực tế Fe2O3 cần dùng:

mFe2O3cần dùng =1357,14.80100=1696,425(kg)

Khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 cần dùng:

mquặng =1696,425.100602827,325(kg)


Câu 30:

a) Tính hóa trị của Mg trong hợp chất MgCO3 (biết CO3 có hóa trị II).

Xem đáp án

a) Gọi hóa trị của Mg trong hợp chất MgCO3 là a

Theo quy tắc hoá trị, ta có: a. 1 = II. 1 → a = II

Vậy hóa trị của Mg trong hợp chất MgCO3 là II.


Câu 31:

b) Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi Fe (III) và SO4 (II).

Xem đáp án

b) Gọi công thức hoá học của hợp chất tạo bởi Fe (III) và SO4 (II) là Fex(SO4)y

Theo quy tắc hoá trị, ta có: III. x = II. y 

xy=IIIII=23 → x = 2, y = 3

Vậy công thức hoá học của hợp chất tạo bởi Fe (III) và SO4 (II) là Fe2(SO4)3


Câu 32:

c) Nêu ý nghĩa của công thức hoá học MgCO3.

Xem đáp án

c) Ý nghĩa của công thức hoá học MgCO3:

- Hợp chất gồm 3 nguyên tố magie (Mg), cacbon (C) và oxi (O) tạo thành.

- Trong 1 phân tử chất, có 1 nguyên tử Mg, 1 nguyên tử C, 3 nguyên tử O

- PTK MgCO3 = 24 + 12 + 16. 3 = 84 đvC.


Câu 33:

Oxi hoá hoàn toàn 16,8 gam một kim loại M, chưa biết hoá trị cần dùng 6,4 gam khí O2. Xác định công thức hoá học của oxit?

Xem đáp án

nO2=6,432=0,2(mol)

Trường hợp 1: 

Gọi kim loại M có hoá trị n (1n3) nên oxit của kim loại M sẽ là M2On

Phương trình phản ứng: 4M+nO2t°2M2On

Theo phương trình: nM=4nnO2=4n.0,2=0,8n(mol)

MM=16,80,8n=21n

Ta có:

Oxi hoá hoàn toàn 16,8 gam một kim loại M, chưa biết hoá trị cần dùng 6,4 gam khí O2. Xác định công thức hoá học của oxit? (ảnh 1)
 

Vậy không có kim loại M nào thoả mãn.

Trường hợp 2: Kim loại là Fe

3Fe + 2O2  Fe3O4.

0,3 0,2                         mol

Vậy mFe = 0,3.56 = 16,8 trùng khối lượng đề bài cho.

Vậy kim loại M là Fe.


Câu 34:

Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam kim loại M chưa rõ hóa trị trong bình chứa khí oxi, sau phản ứng thu được 23,2 gam một oxit kim loại M. Hãy xác định công thức oxit của kim loại M?

Xem đáp án

Bảo toàn khối lượng có:

nO2=23,216,832=0,2(mol).

Trường hợp 1:

Gọi kim loại M có hoá trị n (1n3) nên oxit của kim loại M sẽ là M2On

Phương trình phản ứng: 4M+nO2t°2M2On

Theo phương trình: nM=4nnO2=4n.0,2=0,8n(mol)

MM=16,80,8n=21n

Ta có:

Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam kim loại M chưa rõ hóa trị trong bình chứa khí oxi, sau phản ứng thu được 23,2 gam một oxit kim loại M. Hãy xác định công thức oxit của kim loại M? (ảnh 1)
 

Vậy không có kim loại M nào thoả mãn.

Trường hợp 2: Kim loại là Fe

Bảo toàn khối lượng có:

nO2=23,216,832=0,2(mol).

3Fe + 2O2 to Fe3O4.

0,3 0,2                         mol

Vậy mFe = 0,3.56 = 16,8 trùng khối lượng đề bài cho.

Vậy kim loại M là Fe.


Câu 35:

Cho hỗn hợp X gồm a mol photpho và b mol lưu huỳnh. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đặc lấy dư 20% so với lượng cần dùng thu được dung dịch Y. Số mol NaOH cần dùng để trung hòa hết dung dịch Y là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2↑ + H2O

a….5a…………a                                 (mol)

S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2↑ + 2H2O

b…..6b……….b                                     (mol)

nHNO3pu=5a+6b(mol)

nHNO3 = (5a + 6b). 20% = a + 1,2b (mol)

nH+=nHNO3+2nH2SO4+3nH3PO4 = (a + 1,2b) + 2b + 3a = 4a + 3,2b (mol)

Phản ứng trung hoà: H+  + OH- → H2O

nNaOH=nOH=nH+=4a+3,2b  (mol).


Câu 36:

Tính hoá trị của C trong CO2 biết oxi hoá trị là II?

Xem đáp án

Gọi hoá trị của C trong CO2 là a

Theo quy tắc hoá trị, ta có: a. 1 = II. 2 → a = IV

Vậy hóa trị của C trong hợp chất CO2 là IV.


Câu 37:

Cần bao nhiêu mol NaOH để chuyển hóa hoàn toàn 28,4 gam P2O5 thành muối natri monohidrophotphat?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

nP2O5=28,4142=0,2(mol)

Phương trình phản ứng: P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O

Theo phương trình: nNaOH=4nP2O5=4.0,2=0,8(mol)


Câu 38:

Viết 8 phản ứng khác nhau điều chế CO2?

Xem đáp án

C+O2t°CO22NaHCO3t°Na2CO3+H2O+2CO2CO+CuOt°Cu+CO2CaCO3t°CaO+CO22CO+O2t°2CO2C+2H2SO4dt°CO2+2SO2+2H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + H2O + CO2


Câu 39:

Cân bằng phương trình hoá học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
K2MnO4+H2OKMnO4+MnO2+KOH
Xem đáp án

K2Mn+6O4+H2OKMn+7O4+Mn+4O2+KOH

Ta có:
2×1×Mn+6Mn+7+1eMn+6+2eMn+43K2MnO4+2H2O2KMnO4+MnO2+4KOH


Câu 40:

Khi delta H (lượng nhiệt phản ứng) < 0 thì phản ứng đó toả nhiệt hay thu nhiệt?

Xem đáp án

Khi delta H (Lượng nhiệt phản ứng) < 0 thì phản ứng đó toả nhiệt.


Câu 41:

Công thức cấu tạo của phân tử HCl là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Công thức cấu tạo của phân tử HCl là H – Cl.


Câu 42:

Nung một khối lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian thì dừng lại, làm nguội rồi cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam. Vậy khối lượng Cu(NO3)2 bị nhiệt phân là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khối lượng giảm là tổng khối lượng của NO2 và O2:

2Cu(NO3)2t°2CuO+4NO2+O2

Gọi nNO2=x(mol;x>0) thì nO2=x4(mol)

46.x+32.x4=0,54x=0,01

nCu(NO3)2bị nhiệt phân =12nNO2=12.0,01=0,005(mol)

mCu(NO3)2bị nhiệt phân = 0,005. 188 = 0,94 (gam)


Câu 43:

Nhóm HPO4 có hoá trị là mấy?

Xem đáp án

Nhóm photphat (PO4) có hoá trị là III

Nhóm HPO4 có thêm 1 nguyên tử H nên hoá trị của (HPO4) là: 3 – 1 = 2

Vậy nhóm HPO4 có hoá trị là II.


Câu 44:

Cho 5,9 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít H2 (ở đktc).

a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ban đầu.

Xem đáp án

a) nH2=3,3622,4=0,15(mol)

Phương trình hoá học:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

nAl=23nH2=23.0,15=0,1(mol)

mAl = 0,1. 27 = 2,7 (g)

%mAl=2,75,9.100%=45,76%

→ %mCu = 100% – 45,76% = 54,24%


Câu 45:

b) Tính thể tích dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) đã dùng, biết người ta đã dùng dư 10% so với lượng cần thiết.

Xem đáp án

b) nHClpu=2nH2=2.0,15=0,3(mol)

nHCl thực = nHCl pư + nHCl dư = 0,3+0,3.10100 = 0,33 (mol)

mddHCl=0,33.36,520=60,225(g)

VddHCl=60,2251,1=54,75(ml)


Câu 46:

Hòa tan 4,56 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 vào 45,44 gam H2O. Sau đó cho từ từ dung dịch HCl 3,56% vào dung dịch trên thấy thoát ra 1,1 gam khí. Dung dịch thu đuợc cho tác dụng với nước vôi trong thu được 1,5 gam kết tủa. (Giả sử khả năng phản ứng của Na2CO3, K2CO3 là như nhau).

a) Tính khối lượng dung dịch HCl tham gia phản ứng.

Xem đáp án

a) Na2CO3 + HCl → NaCl + NaHCO3 (1)

K2CO3 + HCl → KCl + KHCO3 (2)

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O (3)

KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O (4)

Ca(OH)2 + NaHCO3 → NaOH + CaCO3 + H2O (5)

Ca(OH)2 + KHCO3 → KOH + CaCO3 + H2O (6)

Ta có: nCO2=1,144=0,025(mol)

nCaCO3=1,5100=0,015(mol)

Theo PTHH (1) và (6), ta có:

nhỗn hợp đầu = nCO2+nCaCO3 = 0,025 + 0,015 = 0,04 (mol)

nHCl = nhỗn hợp đầu + nCO2 = 0,065 (mol)

mdd HCl0,065.36,53,65.100=65(g)


Câu 47:

b) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch ban đầu.

Xem đáp án

b) Gọi số mol của Na2CO3 và K2CO3 lần lượt là x mol và y mol

Ta có hệ phương trình: x+y=0,04106x+138y=4,56x=0,03y=0,01

mhỗn hợp ban đầu = 4,56 + 45,44 = 50 (g)

mNa2CO3=0,03.106=3,18(g)C%Na2CO3=3,1850.100%=6,36%mK2CO3=0,01.138=1,38(g)C%K2CO3=1,3850.100%=2,76%


Câu 48:

c) Từ dung dịch ban đầu muốn thu được dung dịch mới có nồng độ phần trăm mỗi muối đều là 8,69% thì phải hòa tan bao nhiêu gam mỗi muối nói trên.

Xem đáp án

c) Gọi số mol của Na2CO3 và K2CO3 cần thêm vào lần lượt là a mol và b mol

Vì C% bằng nhau nên ta có: 3,18 + 106a = 1,38 + 138b (*)

Theo C% ta có: (3,18+106a).10050+106a+138b=8,96(**)

Từ (*) và (**) giải ra được: a = 0,015; b = 0,0246

Vậy khối lượng mỗi muối cần thêm vào là:

mNa2CO3=0,015.106=1,59(g)mK2CO3=0,0246.138=3,3948(g)


Câu 49:

Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vì dùng dung dịch NaOH tối thiểu để hấp thụ CO2 nên:

Phương trình phản ứng: NaOH + CO2 → NaHCO3

nNaOH=nCO2=4,4822,4=0,2(mol)

Vdd NaOH0,22=0,1(l)


Câu 50:

Hiện tượng xảy ra khi cho 1 lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chú ý: Một số kim loại như Al, Fe, Cr … không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội


Câu 51:

Ở 12oC có 1335 gam dung dịch bão hòa CuSO4, đun nóng dung dịch lên 90oC. Phải thêm bao nhiêu gam CuSO4 để được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ này? Biết ở 12oC độ tan của CuSO4 là 33,5 và ở 90oC là 80.

Xem đáp án

Ở 12oC: S = 33,5 gam

Cứ 100 gam nước hoà tan 33,5 gam CuSO4 tạo thành 133,5 gam dung dịch bão hoà

Cứ x gam nước hoà tan y gam CuSO4 tạo thành 1335 gam dung dịch bão hoà

→ x = 1000 gam nước; y = 335 gam CuSO4

Gọi a là số gam CuSO4 (a > 0) cần thêm để được dung dịch bão hoà ở 90oC

Ta có: mH2O = 1000 (g)

mCuSO4=(335 + a) (g)

Theo bài ra, ta có: 335+a1000.100=80a=465(g)

Vậy khối lượng CuSO4 cần thêm là 465 gam.


Câu 52:

Cho các nhận định sau về protein, nhận định nào đúng?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Protein chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).

Khi cấu trúc không gian 3 chiều (protein ở dạng bậc 3 hoặc bậc 4) bị phá vỡ (do nhiệt độ, pH….) thì làm cho chúng mất đi chức năng sinh học.


Câu 53:

Tính tổng số mol có trong hỗn hợp khí sau: 0,44 gam CO2; 0,04 gam H2; 0,56 gam N2.

Xem đáp án

nCO2=0,4444=0,01(mol)nH2=0,042=0,02(mol)nN2=0,5628=0,02(mol)

Tổng số mol của các khí trong hỗn hợp:

nhh=nCO2+nH2+nN2=0,01+0,02+0,02=0,05(mol)


Câu 54:

Dẫn ra các phương trình hóa học chứng minh nitơ có tính oxi hóa và có tính khử.

Xem đáp án

Các phương trình hóa học chứng minh nitơ có tính oxi hóa và có tính khử.

- Nitơ có tính oxi hoá:

3Mg0 + N02to Mg+23N323H02+ N022N3H+13 

- Nitơ có tính khử: N02 + O022N+2O2


Câu 55:

Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl sinh ra chất khí nhẹ hơn không khí, cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Khí H2 nhẹ hơn không khí, cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt.


Câu 56:

Xác định hoá trị của Fe trong Fe3O4?

Xem đáp án

Fe3O4 được coi như là hỗn hợp của FeO và Fe2O3 theo tỉ lệ 1:1. Cho nên hoá trị của Fe trong hợp chất đó là có cả II và III.

Hoá trị trung bình của Fe trong hợp chất trên là 83


Câu 58:

Có 6 ống nghiệm đánh số thứ tự từ 1 đến 6 chứa các dung dịch NaOH, (NH4)2SO4, Na2CO3, Ba(NO3)2, Pb(NO3)2, CaCl2. Hãy cho biết ống mang số nào đựng chất nào? Biết

a) dd (2) tạo kết tủa trắng với dd (1), (3), (4).

b) dd (5) tạo kết tủa trắng với dd (1), (3), (4).

c) dd (2) không tạo kết tủa với dd (5).

d) dd (1) không tạo kết tủa với dd (3), (4).

e) dd (6) không phản ứng với dd (5).

f) dd (5) được trung hòa bởi HCl.

g) dd (3) tạo kết tủa với HCl và tan khi bị đun nóng.

Xem đáp án

f, dd (5) được trung hoà bởi HCl nên (5) là NaOH.

g, dd (3) tạo kết tủa với HCl, tan kết tủa khi đun nóng nên (3) là Pb(NO3)2.

d, dd (1) không tạo kết tủa với Pb(NO3)2 nên (1) là Ba(NO3)2.

Ba(NO3)2 không tạo kết tủa với (4) nên (4) là CaCl2.

a, dd (2) kết tủa trắng với Ba(NO3)2, Pb(NO3)2, CaCl2 nên (2) là (NH4)2SO4.

→ Còn lại (6) là Na2CO3.


Câu 59:

Nhận biết các dung dịch bằng phương pháp hoá học: NaOH, Ca(NO3)2, H2SO4, K2SO4.

Xem đáp án

- Cho các chất tác dụng với quỳ tím:

+ Chất nào làm quỳ tím hoá đỏ là H2SO4.

+ Chất nào làm quỳ tím hoá xanh là NaOH.

+ Không làm quỳ tím đổi màu là: Ca(NO3)2 và K2SO4 (nhóm I).
- Cho 2 chất nhóm I tác dụng với BaCl2:
Xuất hiện kết tủa là K2SO4; còn lại không hiện tượng là Ca(NO3)2.
Phương trình: K2SO4 + BaCl2 → 2KCl + BaSO4↓.


Câu 60:

Nhận biết các dung dịch bằng phương pháp hoá học: HNO3, Ca(OH)2, H2SO4, KCl.

Xem đáp án

Cho quỳ tím vào từng mẫu thử 

+ Quỳ hóa xanh: Ca(OH)2

+ Quỳ hóa đỏ: H2SO4, HNO3 (nhóm I)

+ Quỳ không đổi màu: KCl

Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu làm quỳ hóa đỏ (nhóm I)

+ Kết tủa: H2SO4

H2SO+ BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

+ Không hiện tượng: HCl.


Câu 61:

Cho 1,89g Zn(NO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH 1M. Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu để không còn kết tủa là?

Xem đáp án
nZnNO32=1,89189=0,01(mol)

Đề bài yêu cầu tính thể tích dung dịch NaOH tối thiểu để không còn kết tủa nên xảy ra 2 phản ứng hoá học sau:

Zn(NO3)2 + 2NaOH → Zn(OH)2↓ + 2NaNO3

2NaOH + Zn(OH)2 → Na2ZnO2 + 2H2O

Theo phương trình trên:

nNaOH=4nZn(NO3)2=4.0,01=0,04(mol)

Vdd NaOH0,041=0,04(l)=40(ml)


Câu 62:

Cho phản ứng: M + HNO3 → M(NO3)n +NxOy + H2O. Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên tố giản thì hệ số của HNO3 là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

M0 + HN+5O3  M+nNO3n +N+2yxxOy + H2O

Ta có:

(5x2y)×n×M0  M+n + nexN+5 + 5x  2y  xN+2yx

Phương trình hoá học được cân bằng:

(5x-2y)M + (6nx-2ny)HNO3 → (5x-2y)M(NO3)n + nNxOy + (3nx-ny)H2O.


Bắt đầu thi ngay