25 Bộ đề thi thử Sinh Học cực hay có đáp án (Đề số 20)
-
14042 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
(1) Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi nhiễm sắc có đường kính 700 nm.
(2) Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
(3) Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm ADN mạch kép và prôtêin loại histôn. (4) Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là 30 nm và 300 nm.
Đáp án B.
Các phát biểu đúng: (2), (3).
Sợi cơ bản: 11nm; sợi nhiễm sắc: 30nm.
Câu 2:
Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về dạng đột biến này
(1) thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
(2) thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
(3) thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
(4) thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
(5) thường tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.
Đáp án A.
Đây là đột biến lặp đoạn => không làm thay đổi số nhóm gen liên kết, tăng cường hoặc giảm bớt mức độ biểu hiện của tính trạng. Phát biểu đúng: (4).
Câu 3:
Một trong những đặc điểm của gen ngoài nhân là
Đáp án B.
Gen ngoài nhân không tồn tại thành cặp nhưng cũng có khả năng nhân đôi và phiên mã.
Câu 4:
Ở một sinh vật với số lượng nhiễm sắc thể đơn là 12 (n=12), Một trứng sẽ được tạo thành chứa cả 12 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ, có xác suất là bao nhiêu?
Đáp án C.
1 tế bào có 2n = 24 thì sẽ thì sẽ có 12 NST có nguồn gốc từ mẹ và 12 NST có nguồn gốc tử bố
Mỗi cặp NST giảm phân cho 2 loại giao tử (do có 2 NST)
=> Xác suất một trứng chứa cả 12 NST có nguồn gốc từ mẹ:
Câu 5:
Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A.
NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào, thành phần gồm ADN và protein histon. Sự cuộn xoắn thu gọn cấu trúc NST, thuận lợi cho sự phân ly, tổ hợp trong phân bào; có những vùng xoắn chặt thì không nhân đôi.
Câu 6:
Ở một gia đình nọ, người bố măc bệnh mù màu đỏ lục còn người mẹ dị hợp về tính trạng này. Đứa con trai của họ bị mù màu và mắc hội chứng Claifentơ (XXY). Cho rằng không có đột biến gen cũng như đột biến nhiễm sắc thể xảy ra. Điều khẳng định nào sau đây là chính xác?
Đáp án D.P: XaY x XAXA.
Con trai: XaXaY → nhận Y từ bố, XaXa từ mẹ hoặc nhận XaY từ bố và Xa từ mẹ
=> rối loạn giảm phân II ở mẹ; hoặc rối loạn giảm phân I ở bố
Câu 7:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về thể dị đa bội?
(1) Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
(2) Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.
(3) Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
(4) Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hoá
Đáp án C.
Các phát biểu đúng: (1), (2), (4).
Câu 8:
Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và BB. Khi tế bào này giảm phân cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
Đáp án D.
Aa → A, A.
Bb không phân ly trong giảm phân I → Bb, O
=> 2 loại giao tử: ABb, a hoặc aBb, A.
Câu 9:
Dùng cônsixin dể xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là:
Đáp án B.
Aa → AAaA.
AAaa → 1AA : 4Aa : 1aa
AAaa x AAaa → 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
Câu 10:
Cà độc dược có 2n=24. một thể đột biến có một chiếc của nhiễm sắc thể số 1 bị mất một đoạn, một chiếc của nhiễm sắc thể số 5 bị đảo một đoạn, một chiếc của nhiễm sắc thể số 3 được lặp một đoạn, khi giảm phân nếu các cặp nhiễm sắc thể phân li bình thường không có trao đổi chéo thì giao tử bị đột biến có tỉ lệ:
Đáp án B.
NST số 1 → tỷ lệ giao tử: 0,5 bình thường; 0,5 đột biến.
NST số 5 → 0,5 bình thường : 0,5 đột biến.
NST số 3 → 0,5 bình thường : 0,5 đột biến.
=> tỷ lệ giao tử bình thường: 0,53 = 0,125 => tỷ lệ giao tử đột biến: 1 – 0,125 = 0,875 = 87,5%.
Câu 11:
Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao từ 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn.
Theo lí thuyết, ti lệ phân li kiểu hình ở đời con là
Đáp án A.
AAaa x AAaa → 35A- : 1aa
Bbbb x Bbbb → 3B- : 1bb
=> AAaaBbbb x AAaaBbbb → 105A-B- : 35A-bb : 3aaB- : 1aabb.
Câu 12:
Nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về quy luật di truyền liên kết không hoàn toàn
Đáp án B.
Các gen càng gần thì càng khó xảy ra trao đổi chéo. Quá trình tiếp hợp xảy ra giữa 2 cromatit của 2 NST khác nguồn trong cặp tương đồng, ở kì đầu giảm phân I.
Câu 13:
Theo qui luật phân ly độc lập, nếu F1 có n cặp gen dị hợp tử, quy định kiểu hình trội lặn hoàn toàn thì F2 có số loại kiểu hình là
Đáp án A.
Trong phân ly độc lập có n cặp gen dị hợp tử, quy định kiểu hình trội lặn hoàn toàn thì F2 có số kiểu hình: 2n.
Câu 14:
Ở một loài thực vật kiểu gen A-B- cho hoa màu tím, kiểu gen A-bb cho hoa đỏ, kiểu gen aaB- cho hoa màu vàng và aabb cho hoa trắng. Gen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với d quy định thân thấp. Cho cây F1 hoa tím, thân cao lai phân tích được 20% hoa tím, thân thấp : 20% hoa vàng, thân thấp : 20% hoa đỏ, thân cao : 20% hoa trắng, thân cao : 5% hoa tím, thân cao : 5% hoa vàng, thân cao: 5% hoa đỏ, thân thắp : 5% hoa trắng, thân thấp. Xác định kiểu gen F1.
Đáp án A.
Cả 3 gen không phân ly độc lập vì nếu vậy, Fb có tỷ lệ kiểu hình: 1:1:1:1:1:1:1:1.
=> gen D, d liên kết gen A, a hoặc B, b.
Tỷ lệ kiểu hình màu hoa Fb: 25% : 25% : 25% : 25% => F1: AaBb.
Tỷ lệ kiểu hình chiều cao thân Fb: 50% : 50% => F1: Dd
Giả sử D, d liên kết với A, a
Bb x bb → 0,5B- : 0,5bb
=> F1 cho tỷ lệ giao tử ab = 0,1 < 0,25 => ab là giao tử hoán vị (xét riêng NST chứa cặp liên kết)
=> F1:
Câu 15:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa đỏ; alen B quy định quả dài trội hoàn toàn so với alen b quy định quả tròn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cây dị hợp về hai cặp gen trên thụ phấn với cây hoa tím, quả tròn thuần chủng. Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở đời con là đúng?
Đáp án A.
Câu 16:
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ l : 1 : 1 : 1?
Đáp án A.
Câu 17:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1: 2: 1 : 1 : 2 : 1 ?
Đáp án C.
1: 2: 1 : 1 : 2 : 1 = ( 1 : 1 ) ( 1 : 2 : 1 )
Câu 18:
Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều cặp gên nằm trên các cặp NST khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp, 1 alen trội có mặt trong kiểu gen sẽ cho quả tăng lên 10 g. Cho cây có quả nặng nhất lai với cây có quả nhẹ nhất (60g) được F1. Cho F1 giao phấn tự do được F2 có 7 loại kiểu hình về tính trạng khối lượng quả. Ở F2, loại cây có quả nặng 70g chiếm ti lệ
Đáp án C.
F2: 7 loại kiểu hình => 3 cặp gen tương tác => F1: AaBbDd
70 = 60 + 10 => cây có quả 70g có 1 alen trội trong kiểu gen.
Tỷ lệ ở F2:
Chọn C.
Câu 19:
Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ: 7 cây hoa màu trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là
Đáp án B.
F2: 9:7 => F1: AaBb
AaBb x AaBb → F2: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
=> A-B- : đỏ, còn lại: trắng.
Các cây đỏ F2: (1AA : 2Aa)(1BB : 2Bb)
F3 xuất hiện aabb chỉ khi cây đỏ F2 là AaBb
=> Xác suất xuất hiện aabb ở F3:
Câu 20:
Khi cho P đều thuần chủng giao phấn với nhau, đời F1 chỉ xuất hiện cây chín sớm, quả trắng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 4 kiểu hình, gồm 9698 cây, trong đó có 97 cây chín muộn, quả xanh. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây đúng về kết quả ở F2?
Đáp án B.
Chín sớm, quả trắng x chín sớm, quả trắng → chín muộn, quả xanh
=> chín sớm, quả trắng là trội; chín muộn, quả xanh là lặn. F1: (Aa, Bb)
Tỷ lệ chín muộn, quả xanh: => hoán vị gen.
=> F2: 10 kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
=> F1 cho tỷ lệ giao tử => giao tử hoán vị
F2: A-B- = 0,5 + 0,01 = 0,51;
=> Tỷ lệ đồng hợp trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội hai tính trạng:
A-bb = aaB- = 0,25 – 0,01 = 0,24 => A-bb + aaB- = 0,48 = 48%
Câu 21:
Người ta đem lai giữa cây hoa kép, màu đỏ với cây hoa đơn, màu vàng, thu được F1 toàn cây hoa kép, màu đỏ.
Cho cây F1 tiếp tục giao phấn, đời F2 xuất hiện 9654 cây gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 869 cây cho hoa kép, màu vàng. Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Dự đoán nào không thể xảy ra :
Đáp án C.
F2: tỷ lệ hoa kép, vàng (A-bb):
=> hoán vị gen
(đơn, vàng) = 0,25 – 0,09 = 0,16; aaB- = A-bb = 0,09.
Nếu hoán vị gen ở 2 giới như nhau: F1 cho tỷ lệ giao tử => ab là giao tử liên kết =>
Câu 22:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho giao phấn hai cây thuần chủng cùng loài (P) khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, thu được F1 gồm toàn cây thân cao, quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 50,16% cây thân cao, quả tròn; 24,84% cây thân cao, quả dài; 24,84% cây thân thấp, quả tròn; 0,16% cây thân thấp, quả dài. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của F1 là:
Đáp án B.
F1 cho tỷ lệ giao tử
=> ab là giao tử hoán vị
=>
Câu 23:
Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. Có bao nhiêu dự đoán sau đây là đúng với kết quả ở F1?
(1) Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
(2) Tỉ lệ kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 30%.
(3) Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16,5%.
(4) Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.
(5) Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/99.
Đáp án B.
Dd x Dd → 0,25DD : 0,5Dd : 0,25dd
ð tỷ lệ giao tử
→ F1: A-bb = aaB- = 0,25 – 0,16 = 0,09; A-B- = 0,5 + 0,16 = 0,66
=> Tỷ lệ mang 2 tính trội: 2 x 0,09 x 0,75 + 0,66 x 0,25 = 0,3 = 30%
Tỷ lệ mang 1 tính trội: 0,16 x 0,75 + 2 x 0,09 x 0,25 = 0,165 = 16,5%
=> tỷ lệ mang 3 cặp gen dị hợp: 0,34 x 0,5 = 0,17 = 17%
A-B-D- = 0,66 x 0,75 = 0,495
Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ:
F1: 10 x 3 = 30 kiểu gen; 8 kiểu hình
=> (1), (2), (3), (5).
Câu 24:
Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một locut có 2 alen, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau 1 thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết thành phần kiểu gen của quần thể (P) là:
Đáp án B.
F1: aa = 0,16 => tần số
=> P: Aa = 0,4 x 2 – 0,25 x 2 = 0,3 => AA = 0,45.
Câu 25:
Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Bb. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lý thuyết thì tỷ lệ thể dị hợp (Bb) trong quần thể đó là
Đáp án B.
Câu 26:
Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là : 0,25AA: 0,50Aa: 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ sau thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là:
Đáp án B.
Câu 27:
Ở người gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a qui định bệnh mù màu; gen B qui định máu đông bình thường, alen b qui định máu khó đông. Các alen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Gen D qui định thuận tay phải, alen d qui định thuận tay trái nằm trên NST thường, số kiểu gen tối đa về 3 locut gen trong quần thể người là:
Đáp án A.
NST thường: 3 kiểu gen.
NST giới tính:
XY = 2 x 2 = 4
=> Số kiểu gen: 3 x (10 + 4) = 42
Câu 28:
Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án A.
Con lai ưu thế lai không được sử dụng cho mục đích nhân giống.
Câu 29:
Trong các phương pháp sau có bao nhiêu phương pháp tạo ra sinh vật biển đổi gen?
(1) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
(2) Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
(3) Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen.
(4) Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính.
Đáp án C.
3 phương pháp tạo sinh vật biến đổi gen:
- biến đổi một gen sẵn có trong hệ gen
- loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen
- đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen
=> (1), (2), (3).
Câu 30:
Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
(2) Tạo giống dâu tằm tứ bội.
(3) Tạo giống lúa "gạo vàng” cỏ khả năng tổng hợp -carôten trong hạt.
(4) Tạo giống dưa hấu đa bội.
(5) Tạo giống cây trồng song nhị bội hữu thụ
Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến
Đáp án B
Đáp án đúng là (1), (2)
- Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
- Tạo giống lúa "gạo vàng” cỏ khả năng tổng hợp -carôten trong hạt.
Câu 31:
Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
Đáp án A.
Bệnh ung thư máu là do mất đoạn NST 21.
Câu 32:
Thể ba NST 21 ở người có đặc điểm là:
Đáp án C.
Thể ba NST 21 là hội chứng Đao: người thấp bé, co rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, tim dị tật.
Câu 33:
Trong phả hệ trên, hình vuông đại diện cho nam và vòng tròn đại diện cho phụ nữ. Những người biểu hiện một tính trạng cụ thể được đại diện bởi ô màu đen. Nhân tố di truyền nào sau đây giải thích tốt nhất về cơ chế di truyền trên?
Đáp án D.
Bố mẹ bị bệnh sinh con bình thường => do gen trội.
Bố bị bệnh sinh con gái bình thường => không nằm trên NST giới tính.
Câu 34:
Cho các nhân tố sau:
(l) Chọn lọc tự nhiên. (2)Giao phối ngẫu nhiên. (3)Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Cách li địa lý. (5) Dòng gen (6) Đột biến.
Có bao nhiêu nhân tố là nhân tố tiến hóa
Đáp án C.
Nhân tố tiến hóa: (1), (3), (5), (6).
Câu 35:
Các cá thể của quần thể muỗi hôm nay có khả năng kháng với một loại thuốc diệt muỗi đặc biệt, mặc dù vậy chính loài này lại không kháng được thuốc khi phun lần đầu tiên. Các nhà khoa học tin rằng khả năng kháng thuốc được tiến hóa trong quần thể muỗi bởi vì
Đáp án B.
Khả năng kháng thuốc là những đột biến phát sinh từ trước. Gặp môi trường phun thuốc, chúng trở nên ưu thế hơn và qua sinh sản được nhân rộng ra
Câu 36:
Một sô loài muỗi Anopheles sống ở vùng nước lợ, một số đẻ trứng ở vùng nước chảy, một số lại đẻ trứng ở vùng nước đứng. Loại cách li sinh sản nào cách li những loài nói trên?
Đáp án B.
Đây là hình thức cách ly về nơi sống,
Câu 37:
Năm 1953, Milơ và Urây đã làm thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Iíandan " các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên trái đất có thể được tổng hợp bằng con đường hóa học từ hợp chất vô cơ và nguồn năng lượng sấm sét, núi lửa,tia tử ngoại” , chất nào sau đây không có trong thí nghiệm của Milơ và Urây:
Đáp án A.
Chất không có trong thí nghiệm của Milo và Uray là photpho.
Câu 38:
Phiêu bạt di truyền(biến động di truyền) có thể ảnh hưởng nhất tới quần thể nào sau đây?
Đáp án A.
Phiêu bạt di truyền ảnh hưởng lớn nhất tới các quần thể nhỏ.
Câu 39:
Cây hạt trần ngự trị vào...
Đáp án A.
Cây hạt trần ngự trị vào kỉ Triat (Tam điệp) và kỉ Jura.
Câu 40:
Một quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi:
Đáp án D.
Một quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi điều kiện môi trường không giới hạn, nguồn sống hoàn toàn thuận lợi.
Câu 41:
Tất cả các câu sau đúng về điều hòa quần thể, ngoại trừ:
Đáp án B.
Nhân tố không phụ thuộc mật độ khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng của chúng không phụ thuộ mật độ quần thể. Ví dụ: tác động của ánh nắng giữa trưa lên 1 người cũng giống như tác động lên hàng tram người.
Câu 42:
Độ dốc của đường cong tăng trưởng quần thể bắt đầu giảm khi....
Đáp án C.
Độ dốc của đường cong tăng trưởng quần thể bắt đầu giảm khi quần thể bắt đầu chịu tác động của giới hạn môi trường
Câu 43:
Hình thức phân bố các cá thể của quần thể trong không gian nào là phổ biến nhất:
Đáp án C.
Hình thức phân bố theo nhóm là phổ biến nhất trong quần thể
Câu 44:
Mối quan hệ giữa hai loài mà một loài không có lợi cũng không bị hại, bao gồm:
Đáp án B.
Mối quan hệ giữa hai loài mà một loài không có lợi cũng không bị hại là hội sinh. Trong quan hệ ức chế cảm nhiễm thì một loài bị hại còn loài khác thì không có lợi cũng không có hại.
Câu 45:
Bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng nhất?
Đáp án D.
Bậc dinh dưỡng cao nhất dễ tuyệt chủng nhất, do năng lượng ít nhất.
Câu 46:
Hiệu suất sinh thái là 10%. Nếu sinh vật tiêu thụ bậc 1 ăn 2000kg thực vật thì……… sẽ được chuyến vào mô của sinh vật tiêu thụ bậc 1.
Đáp án A.
2000 x 10% = 200kg.
Câu 47:
Câu nào sau đây nói về giai đoạn đỉnh cực(trạng thái ổn định của quần xã) của diễn thế sinh thái là chính xác ?
Đáp án C.
Giai đoạn đỉnh cực là giai đoạn cuối cùng của quần xã. Khi đó, quần xã đã ở trạng thái ổn định.
Câu 48:
Khu sinh học có đa dạng sinh học lớn nhất là :
Đáp án D.
Khu sinh học có đa dạng sinh học lớn nhất là rừng mưa nhiệt đới.
Câu 50:
Quá trình nào sau đây không khớp với mô tả?
Đáp án D.
Quá trình phản nitrat hóa do một số loài vi khuẩn khử nitrat thành N2.