Các phản ứng cộng hiđro; brom; tráng gương của este
-
13245 lượt thi
-
33 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
CH3COOC2H3 phản ứng với chất nào sau đây tạo ra được este no?
Chọn đáp án D
gốc –C2H3 (–CH=CH2) chưa no nên khi tham gia phản ứng hiđro hóa
ta thu được este no (phản ứng + H2/(xt Ni và to):
CH3COOCH=CH2 + H2 –––Ni, to–→ CH3COOCH2CH3
Câu 2:
Chất nào sau đây không phản ứng được với metyl acrylat (CH2=CH-COOCH3)?
Chọn đáp án C
Vì CH2=CH–COOCH3 không chứa nhóm –COOH
⇒ Metyl acrylat không thể tác dụng với CaCO3
Câu 3:
Este CH3COOCH=CH2 không tác dụng với hóa chất nào sau đây?
Chọn đáp án C
Vì este không tác dụng với kim loại Natri ⇒ Chọn C
CH3COOCH=CH2 + H2O ⇌ CH3COOH + CH3CHO
CH3COOCH=CH2 + H2 CH3COOCH2CH3
CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO
Câu 4:
Este CH2=CHCOOCH3 không tác dụng với
Chọn đáp án C
+ Nhận thấy CH2=CHCOOCH3 là một este không no
+ Vì este ⇒ Có phản ứng thủy phân trong môi trường axit và trong môi trường bazo.
+ Vì không no ⇒ có thể có phản ứng cộng với H2
+ Không có H linh động ⇒ Không thể tác dụng với Na
Câu 5:
Metyl acrylat không tác dụng được với chất nào sau đây?
Chọn đáp án A
Vì CH2=CH–COOCH3 không chứa H linh động như ancol và axit cacboxylic
⇒ Metyl acrylat không thể tác dụng với kim loại N
Câu 6:
Este nào sau đây khi đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ đều không làm mất màu nước brom?
Chọn đáp án C
Loại A vì tạo CH3CHO làm mất màu nước brom.
Loại B vì tạo CH3CHO làm mất màu nước brom.
Loại D vì tạo CH2=CH–CH2–OH làm mất màu nước brom.
⇒ Chọn C (Vì + NaOH tạo muối của axit cacboxylic no và ancol no).
Câu 7:
Cho hợp chất hữu cơ no X tác dụng với hiđro dư (Ni, to) thu được chất hữu cơ Y. Cho chất Y tác dụng với chất Z trong điều kiện thích hợp thu được este có mùi chuối chín. Tên thay thế của X là:
Chọn đáp án B
Este có mùi chuối chín là isoamyl axetat : CH3COOCH2CH2CH(CH3)2
CH3-CH(CH3)-CH2-CHO (X) + H2 CH3-CH(CH3)-CH2-CH2OH (Y)
CH3-CH(CH3)-CH2-CH2OH (Y) + CH3COOH (Z) CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O.
Chú ý hỏi tên thay thế của X là 3-metylbutanal ( đánh số từ nhóm chức). anđehit isovaleric là tên gốc chức
Câu 9:
Chất không phản ứng với dung dịch brom là
Chọn đáp án C
Este no đơn chức mạch hở không tác dụng được với dung dịch brom
Câu 10:
Este nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường?
Chọn đáp án D
Để làm mất màu nước Br2 ⇒ Cần liên kết C=C, C≡C hoặc nhóm andehit.
⇒ Chọn D (Vì CTCT của đáp án D là CH2=CH–COOCH3)
Câu 11:
Este nào sau đây có phản ứng với dung dịch Br2?
Chọn đáp án D
Vì metyl acrylat (CH2=CH–COOCH3) có nối đôi C=C
⇒ Metyl acrylat có thể phản ứng với dung dịch Br2
Câu 12:
Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với nước Br2?
Chọn đáp án C
Chất vừa tác dụng được với NaOH, vừa tác dụng được với Br2 thì đó là este hoặc axit không no. Vậy đó chính là CH2=CH-COOH
Câu 13:
Chất vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với dung dịch Br2/CCl4 là
Chọn đáp án A
Để tác dụng với Br2/CCl4 ⇒ PHải có liên kết bội C=C hoặc C≡
Câu 14:
Este X có CTPT C3H4O2 khi tác dụng với NaOH tạo ra 2 sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số chất X thỏa mãn điều kiện trên là
Chọn đáp án A
Với CTPT là C3H4O2 ta chỉ có 1 CTCT este thỏa mãn là
HCOOCH=CH2 (vinyl fomat)
Câu 15:
Một este có công thức phân tử là C3H6O2, có phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO3 trong NH3 tên gọi của este đó là
Chọn đáp án B
Este no đơn chức có pứ tráng ⇒ Este có dạng HCOOR'
Bảo toàn nguyên tố ⇒ R' là nhóm C2H5–
⇒ Este đó là HCOOC2H5 (etyl fomat)
Câu 16:
Este E mạch hở, có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng a mol E trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch T. Cho toàn bộ T tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, thu được 4a mol Ag. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của E là
Chọn đáp án A
a mol E thủy phân thu được dung dịch T tráng bạc tạo 4a mol Ag
⇒ este đơn chức E phải dạng HCOOCH=CH–R (thủy phân cho cả 2 chất đều tráng bạc được).
⇒ đồng phân duy nhất của C4H6O2 thỏa mãn điều này là HCOOCH=CHCH3
Câu 17:
Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được 2 chất đều có khả năng tráng gương. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
Chọn đáp án C
Để este đơn chức thủy phân tạo 2 sản phẩm đều có tráng gương
⇒ Este phải có dạng HCOOCH=C(R1)R2
Câu 18:
Một este có công thức phân tử C4H6O2. Thuỷ phân hết X được hỗn hợp Y. Để Y tham gia phản ứng tráng gương tạo ra lượng Ag lớn nhất thì X có công thức cấu tạo nào sau đây ?
Chọn đáp án A
Để Y tham gia tráng gương tạo ra lượng Ag lớn nhất thì Y phải là muối HCOONa và
andehit
HCOOCH=CHCH3 + H2 → HCOONa + CH3CH2CHO
Câu 19:
Số este mạch hở có công thức phân tử C4H6O2 có thể phản ứng với Brom trong nước theo tỷ lệ mol neste : nbrom = 1:2 là
Chọn đáp án A
CH2=CHCOOCH3, CH3COOCH=CH2, HCOOCH=CHCH3 (cis-trans), HCOOC(CH3)=CH2
Câu 20:
Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
Chọn đáp án C
Có 4 công thức cấu tạo phù hợp của X gồm:
HCOOCH=CHCH3; HCOOC(CH3)=CH2; HCOOCH2CH=CH2; CH3COOCH=CH2
Câu 21:
Thủy phân hoàn toàn este E (C4H8O2) trong dung dịch NaOH, thu được muối T. Nung nóng hỗn hợp gồm T, NaOH và CaO dư, thu được C2H6. Tên gọi của E là
Chọn đáp án C
Ta có phản ứng: RCOONa + NaOH → RH↑ + Na2CO3.
Khí tạo thành là C2H6 ứng với công thức RH ⇒ R là C2H5–
Este đơn chức RCOOR' có R là nhóm C2H5– || BTNT ⇒ R' là nhóm CH3–.
⇒ Este cần tìm là C2H5COOCH3 (Metyl propionat)
Câu 22:
Cho 10 gam este X có CTPT C5H8O2 thuỷ phân hoàn toàn trong môi trường kiềm tạo thành hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được tối đa 43,2 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo thoả mãn X là
Chọn đáp án A
Ta có nEste = 10÷100 = 0,1 mol || nAg = 0,4 mol.
Nhận thấy nAg ÷ nEste = 4 ⇒ Este đơn chức phải có dạng HCOOC=C(R1)R2.
Số đồng phân cấu tạo thoả mãn X gồm:
HCOOCH=CH–CH2–CH3 || HCOOCH=C(CH3)CH3
Câu 23:
X là este được tạo bởi axit 2 chức, mạch hở và ancol no, 2 chức, mạch hở có công thức đơn giản nhất là C3H2O2. Để hiđro hóa hoàn toàn 1 mol X (Ni, to) cần bao nhiêu mol H2 ?
Chọn đáp án A
X là este được tạo bởi axit 2 chức, mạch hở và ancol no, 2 chức, mạch hở → X là este 2 chức và có 1 vòng → công thức của X là CnHmO4
Mà X có công thức đơn giản nhất là C3H2O2 → công thức phân tử của X là C6H4O4 ( Do X là este 2 chức)
Luôn có π + v = 5 = 2π COO + 1 vòng + 2π C=C
→ Để hiđro hóa hoàn toàn 1 mol X (Ni, t0): nH2 = 2π C=C = 2 mol
Câu 24:
X là este mạch hở được tạo bởi từ một axit cacboxylic đa chức và một ancol đơn chức, trong X chỉ chứa một loại nhóm chức. Hiđro hóa hoàn toàn X bằng lượng H2 vừa đủ (xúc tác Ni, t0), thu được este Y có công thức phân tử là C6H10O4. Số đồng phân có thể có của X thỏa mãn các điều kiện trên là
Chọn đáp án A
Các CTCT thỏa mãn là CH3OOC-CH=CH-COOCH3,
CH3OOC-C(=CH2)-COOCH3, CH3OOC-C≡C-COOCH3
Câu 25:
Khi thủy phân (trong môi trường axit) một este có công thức phân tử C7H6O2 sinh ra hai sản phẩm X và Y. X khử được AgNO3 trong amoniac, còn Y tác dụng với nước brom sinh ra kết tủa trắng. Tên gọi của este đó là
Chọn đáp án A
Dễ dàng nhận ra, X khử được AgNO3 (phải có gốc CHO) thì X chắc chắn phải là HCOOH
Y tác dụng với Br2 sinh kết tủa trắng nên Y là phenol (C6H5OH)
Như vậy este là:
⇒phenyl fomat
Câu 26:
Este T mạch hở, có công thức phân tử là C7H8O4. Hiđro hóa hoàn toàn a mol T cần tối đa b mol H2. Biết H2 chỉ cộng vào liên kết pi (π) ở phần gốc hiđrocacbon của T. Giá trị của b : a là
Chọn đáp án C
Este T mạch hở, có công thức phân tử là C7H8O4.
∑πtrong T = (2 × 7 + 2 – 8) ÷ 2 = 4 (cách nhẩm: C7 thì H16 là no → H8 là 4π)
O4 cho biết T là este 2 chức → πC=O = 2 → πC=C = 2.
Phản ứng: 1πC=C + 1H2 nên 2πC=C cần 2H2.
||→ tỉ lệ a : b = 1 : 2.
Câu 27:
Geranyl axetat là một este đơn chức X mạch hở có mùi hoa hồng. X tác dụng với Br2 trong CCl4 theo tỷ lệ mol 1:2. Trong phân tử X, cacbon chiếm 73,47% theo khối lượng. Tổng số nguyên tử có trong phân tử geranyl axetat là:
Chọn đáp án A
X tác dụng với Br2/CCl4 theo tỉ lệ 1:2 → chứng tỏ trong X chứa 2 liên kết π C=C
X là este đơn chức → tổng số liên kết π trong X là 3. Công thức tổng quát của X là CnH2n-4O2
%C = (12n/12n+28).100% = 73,47% → n =12. X có công thức C12H20O2
Câu 28:
Cho các chất: buta-1,3-đien, benzen, ancol anlylic, anđehit axetic, axit acrylic, vinylaxetat. Khi cho các chất đó cộng H2 dư (xúc tác Ni, to) thu được sản phẩm hữu cơ, đốt cháy sản phẩm hữu cơ này cho số mol H2O lớn hơn số mol CO2. Số chất thỏa mãn là
Chọn đáp án B
Khi cộng H2 dư với Ni xúc tác ta có:
+ Buta-1,3-đien ⇒ C4H6 + 2H2 → C4H10 (Chọn) vì khi đốt ⇒ 4CO2 + 5H2O
+ Benzen ⇒ C6H6 + 3H2 → C6H12 (Loại).
+ Ancol anlylic ⇒ C3H6O + H2 → C3H8O (Chọn) vì khi đốt ⇒ 3CO2 + 4H2O
+ Anđehit axetic ⇒ C2H4O + H2 → C2H6O (Chọn) vì khi đốt ⇒ 2CO2 + 3H2O
+ Axit acrylic ⇒ C3H4O2 + H2 → C3H6O2 (Loại)
+ Vinylaxetat ⇒ C4H6O2 + H2 → C4H8O2 (Loại)
Câu 30:
Este X vừa tham gia được phản ứng tráng gương, vừa tham gia phản ứng trùng hợp. Chất hữu cơ Y khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được ancol Z. Ancol Z hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Công thức cấu tạo của các chất X, Y lần lượt là
Chọn đáp án B
Câu 31:
Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là
Chọn đáp án D
RCOOR1 + NaOH → RCOONa + R1OH
Z + AgNO3 → T
T + NaOH → Y
Do đó, Z và Y cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử.
CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO
CH3CHO + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
CH3COONH4 + NaOH → CH3COONa + NH3 + H2O