IMG-LOGO

Chuyên đề ôn thi THPTQG Sinh học cực hay có đáp án cưc hay (Chuyên đề 24)

  • 15801 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quần thể ít phụ thuộc vào sự biến động của nhân tố sinh thái là quần thể

Xem đáp án

Đáp án D

Quần thể ít phụ thuộc vào sự biến động của các nhân tố sinh thái là quần thể có giới hạn chịu đựng rộng vì trong điều kiện các nhân tố sinh thái biến động thì quần thể vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển. 

Quần thể có đặc điểm A, B dễ chịu biến động di truyền 

Quần thể tuy có số lượng nhiều nhưng  có thể có giới hạn chịu đựng thấp nên cũng dễ bị suy giảm


Câu 2:

Cho các bước tao động vật chuyển gen:

(1) Lấy trứng ra khỏi con vật.

(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình  thường.

(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.

(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi. 

Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là

Xem đáp án

Các bước tạo ra động vật chuyển gen là

→ (1) Lấy trứng ra khỏi con vật.

→(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.

→(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi. 

 →(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.

Đáp án B


Câu 3:

Khi gen trên ADN của lục lạp ở thực vật bị đột biến sẽ k hông  dẫn đến kết quả nào dưới đây ?

Xem đáp án

Vì đột biến chỉ làm một số lục lạp mất khả năng tổng hợp diệp lục nên không có hiện tượng toàn cây hóa trắng do hầu hết các lục lạp khác vẫn còn khả năng tổng hợp diệp lục.

Đáp án B


Câu 5:

Quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,2 AABb: 0,2 AaBb: 0,3aaBB: 0,3aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là:

Xem đáp án

Xét gen A: 0,2AA: 0,2 Aa: 0,6aa  A=0,3, a=0,7 

Xét gen B: 0,3BB: 0,4Bb: 0,3bb→B=0,5, b=0,5

Quần thể giao phối tự do nên tỉ lệ cơ thể mang hai cặp gen đồng hợp lặn là:

aabb= (0.7)2.(0.5)2 = 0.1225

Đáp án A


Câu 6:

Đột biến số lượng NST có thể tạo ra các thể đột biến sau: 

1. Thể không.

2. Thể một.

3. Thể tứ bội.

4. Thể bốn.

5. Thể ba. 

Công thức NST của các thể đột biến  1, 2, 3, 4 và 5 được viết tương ứng là :

Xem đáp án

Thể không là   2n – 2

Thể một  2n – 1

Thể tứ bội  4n              

Thể bốn  2n + 2

Thể ba  2n + 1  

Đáp án C


Câu 7:

Trong khí quyển nguyên thủy của Trái đất chưa có:

Xem đáp án

Trong khí quyển nguyên thủy mới chỉ có các khí như CH4,CO, H2O,NH3,… chưa có khí oxi hoặc có thì chỉ rất ít không đáng kể.

Đáp án C


Câu 8:

Ở 1 loài A: thân cao; a: thân thấp; B: quả đỏ; b: quả vàng. Khi cho cây thân cao quả đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được số cá thể có kiểu hình thân cao, quả vàng hiếm 24%. Tỉ lệ cây thân cao, quả đỏ có kiểu gen AB/ab ở đời con là? (Biết rằng mọi diễn biến trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn là như nhau).

Xem đáp án

Nếu 2 tính trạng phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả vàng là 3/16 # 24%

→ Xảy ra hiện tượng liên kết gen không hoàn toàn 

Kiểu gen của cây thân cao, qua vàng sẽ là  A- bb =24%

→ ab/ab=25% - 24% = 1%

→Tỉ lệ giao tử ab =10%

Đây là tỉ lệ giao tử hoán vị →P:

 AbaBxAbaBAB=ab=10%ABab=2x10%x10%=2%

Đáp án C


Câu 9:

Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng

Xem đáp án

Tuyến nọc độc của rắn tương đồng với tuyến nước bọt của các ĐV khác. Các ví dụ còn lại là các cơ quan tương tự, chúng chỉ có chức năng giống nhau mà không phải có cùng nguồn gốc

Đáp án C


Câu 10:

Cho một số khu sinh học: 

(1) Đồng rêu (Tundra).

(2) Rừng lá rộng rụng theo mùa. 

(3) Rừng lá kim phương bắc (Taiga).

(4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới. 

Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là

Xem đáp án

Khu sinh thái nào các đa dạng thì lưới thức ăn càng phức tạp 

Độ đa dạng của khu sinh thía được sắp sếp theo tứ tự  tăng dần 

Đồng rêu→ Rừng lá kim phương bắc (Taiga). → Rừng lá rộng rụng theo mùa. → Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.

Mức độ phức tạp dần là (1)→(3)→(2)→(4).

Đáp án C


Câu 12:

Mối đe dọa của cành từ một cây cao phủ bóng lên một cây bụi khác là một ví dụ cho mối quan hệ nào:

Xem đáp án

Quá trình phát triển của một cây vô tình làm ức chế sự phát triển của cây khác

Đáp án B


Câu 13:

Vai trò chủ yếu của CLTN trong quá trình tiến hoá nhỏ:

Xem đáp án

Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể dưới tác động của các nhân tố tiến hóa, vì vậy chọn lọc tự nhiên  quy định nhịp điệu biến đổi, chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.

Đáp án B


Câu 14:

Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là loài:

Xem đáp án

Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là Homo habilis

Đáp án B


Câu 15:

Loài đẻ nhiều, phần lớn bị chết trong những ngày đầu, số sống sót đến cuối đời rất ít là

Xem đáp án

Các loài thân mềm như hàu,sò, trai,… tuy đẻ nhiều nhưng giai đoạn đầu chúng thường sống kí sinh trên các loài cá,tôm,… Nên số lượng giảm nhanh do những cá thể không bám được để kí sinh

Đáp án D


Câu 16:

Phân tử ADN của một vi khuẩn chỉ chứa N15 nếu chuyển nó sang môi trường chỉ có N14  thì sau 10 lần phân đôi liên tiếp có tối đa bao nhiêu vi khuẩn con có chứa N14 ?

Xem đáp án

Số phân tử AND tạo thành sau 10 lần nhân đôi liên tiếp là 210 = 1024. 

Nhưng trong số các phân tử này có 2 phân tử ADN  mà trong phân tử có một mạch chứa N14, mạch kia chứa N15 , số ADN còn lại chứa toàn N14

Vậy số vi khuẩn tối đa chứa N14  là 1024.

Đáp án B


Câu 17:

Đem lai bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về ba cặp gen F1 xuất hiện

toàn cây hoa đỏ, thân cao. Cho F1  tự thụ phấn F2  có kết quả: 56,25% cây hoa đỏ, thân cao;

18,75% hoa đỏ, thân thấp; 12,75% hoa vàng, thân cao; 6% hoa vàng, thân thấp; 6% hoa trắng,

thân cao; 0,25% hoa trắng, thân thấp. Kiểu gen của F1 và tần số hoán vị gen là:

Xem đáp án

Xét tính trạng màu sắc hoa:  đỏ: vàng: trắng =12:3:1→ Tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen A,

B quy định theo quy luật tương tác át chế →A,B phân li độc lập với nhau→A,B không liên kết 

với nhau.

Xét tính trạng chiều cao cây:  cao: thấp=3:1→Dd x Dd

Ta có: cây quả trắng thân thấp = 0,25% có kiểu gen đồng hợp lặn aabdbd hoặc adadbb

→Tỉ lệ bd/bd hoặc ad/ad =0,25.1/4 = 1% = 0.01

→ Tỉ lệ giao tử ad hoặc bd =10% = 0.1

→ ab hoặc bd là giao tử hoán vị 

→ Tần số hoán vị gen là f = 0.1 x 2 =  0.2 = 20%. 

Kiểu gen của cơ thể F1 là : AaBdbD hoặc BdAdaD

Lưu ý: Ở đây đề bài chưa nói đến A hay B là gen át chế nên từ f ta suy ra được đáp án.

Đáp án D


Câu 18:

Ở một loài thực vật: A- thân cao, a - thân thấp; B- hoa đỏ, b- hoa trắng; D- quả tròn, d- quả dài. Cho cây thân cao hoa đỏ quả tròn tự thụ phấn, F1 gồm: 301 cây thân cao hoa đỏ quả dài; 99 cây thân cao hoa trắng quả dài; 600 cây thân cao hoa đỏ quả tròn; 199 cây thân cao hoa trắng quả tròn; 301 cây thân thấp hoa đỏ quả tròn; 100 cây thân thấp hoa trắng quả tròn. Biết không xảy ra đột biến, kiểu gen của P là:

Xem đáp án

Ta có cao:thấp= 3:1  →F1: Aa x Aa

đỏ:trắng=3:1 →F1: Bb x Bb

tròn:dài =3:1 →F1: Dd x Dd

F1 dị hợp ba cặp gen. 

Xét 2 cặp gen A,B: cao, đỏ: cao, trắng: thấp, đỏ: thấp, trắng= 9:3:3:1→cặp gen Aa,Bb phân li độc lập.

Xét 2 cặp gen A,D: cao, tròn: cao, dài: thấp, tròn: thấp, dài=2:1:1:0  (3:1)(3:1)→A, D liên kết gen.

F1 không xuất hiện thấp, dài nên không có giao tử chứa ad .

Đáp án B


Câu 20:

Lai giữa hai cây thuần chủng thân cao với thân thấp, F1 đều có thân cao. Cho F1 lai phân tích con lai thu được tỉ lệ kiểu hình: 75 % cây thân cao : 25 % cây thân thấp. Tính trạng chiều cao của cây di truyền theo qui luật nào?

Xem đáp án

Ta có F1 lai phân tích cho ra 4 loại kiểu hình => F1dị hợp hai cặp gen: AaBb (thân cao) 

F1 có AaBb x aabb →AaBb:Aabb : aaBb:aabb =1:1:1:1

→ Nếu tương tác bổ trợ kiểu 9:7 thì tỉ lệ sẽ là cao: thấp=1:3

 →Nếu  tương tác át chế kiểu 13:3 thì tỉ lệ là cao: thấp=3:1.

Đáp án C


Câu 21:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ưa sáng?

Xem đáp án

Những cây ưa sáng thường có phiến lá dày, mô giậu phát triển

Đáp án C


Câu 22:

Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Tính đa dạng về loài tăng, không gian sinh thái không tăng , để giảm bớt độ cạnh tranh giữa các loài thì dẫn đến hiện tượng phân li sinh thái giũa các laoif cùng soosngs trong một không gian làm cho ổ sinh thái của mỗi loài bị thu hẹp dần.

Đáp án D


Câu 23:

Ý nào KHÔNG đúng khi cho rằng: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, năng lượng bị mất đi trung bình tới 90% do:

Xem đáp án

Đáp án B

Vì câu B đề cập đến năng lượng ban đầu của hệ sinh thái  chịu ảnh hưởng của sự bức xạ năng lượng chứ không liên quan đến mất mát năng lượng khi chuyển từ bậc thấp lên bậc cao.


Câu 24:

Một mARN trưởng thành của người được tổng hợp nhân tạo gồm 3 loại Nu A, U G. Số loại bộ ba mã hóa axit amin tối đa có thể có trên mARN trên là:

Xem đáp án

Số bộ ba là 3.3.3=27. Có 3 bộ ba không mã hóa axit amin là UAA, UAG, UGA nên số bộ ba mã hóa tối đa trên mARN nhân tạo là 27-3=24.

Đáp án B


Câu 25:

Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Ưu thế lai xuất hiện khi lai 2 giống thuần chủng nhưng không phải 2 giống thuần chủng nào cũng tạo ưu thế lai(ví dụ lai 2 giống đồng hợp lặn). Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ nên người ta chỉ dùng con lai F1 để làm sản phẩm, không dùng F1 làm giống . 

Đáp án A


Câu 26:

Có 1 đột biến lặn trên NST thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Những con gà như vậy mổ được ít thức ăn nên yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường phải liên tục loại chúng khỏi đàn. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 100 cặp gà bố mẹ mỏ bình thường, thu được 1500 gà con, trong đó có 15 gà biểu hiện đột biến trên. Giả sử không có đột biến mới xảy ra, hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ dị hợp tử  về đột biến trên?

Xem đáp án

A bình thường >> a mỏ dưới dài hơn trên

Trước giao phối chủ chăn nuôi đã loại các thể đột biến nên các cá thể  có kiểu gen Aa và AA. 

Tỉ lệ gà con sinh ra có kiểu gen aa là 1 5 : 1500 = 0.01 

ð  Tỉ lệ a trong quần thể là 0.1 

ð Tỉ lệ các thể có kiểu gen Aa trong quần thể là : 0, 1 x 2 = 0.2 

ð Số gà bố mẹ dị hợp tử đột biến trên là 0.2 x 100 x 2 = 40 con 

Đáp án D


Câu 27:

Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%. Xét phép lai AbaBXEDXEd x AbabXEdY , kiểu hình A-bbddE ở đời con chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Ta có kiểu hình A_bb là:Ab/ab và Ab/Ab

Cơ thể có kiểu gen AbaBXEDXEd cho giao tử AbXEd=40%.0,5=20% và giao tử abXEd =10%.0,5 =5%

Cơ thể có kiểu gen AbaBXEDY cho giao tử Ab  XEd= abXEd = AbY = 25%

→Tỉ lệ kiểu hình A_bbddE_ là 20%.100%+ 5%.(25%+25%)=22,5%

Đáp án A


Câu 28:

Một hợp tử có 2n = 26 nguyên phân liên tiếp. Biết chu kỳ nguyên phân là 40 phút, tỉ lệ thời gian giữa giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3/1 ; thời gian của kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối tương ứng với tỉ lệ : 1 :1,5 :1 :1,5. Theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử từ đầu giai đoạn chuẩn bị của lần phân bào đầu tiên. Xác định số tế bào, số crômatit, số NST trong các tế bào ở 2 giờ 34 phút.

Xem đáp án

Thời gian chuẩn bị của một chu kỳ là 30ph

Thời gian kì đầu là 2ph, kì giữa là 3ph, kì sau là 2ph và kì cuối là 3ph.

Ta có 2h34ph=154ph =3.40ph+30ph+2ph+2ph→ Các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân  lần thứ 4.

→Số TB=8, số NST  trong tế bào là =8.2n=208, Số cromatit =2.8.2n=416

Đáp án D


Câu 29:

Cơ quan tương tự là những cơ quan

Xem đáp án

Cơ quan tương tự là những cơ quan  có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự

Đáp án D


Câu 30:

Cho biết 2 gen A và B cùng nằm trên 1 cặp NST và cách nhau 40 cM.

Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab tiến hành giảm phân, theo lí thuyết sẽ tạo ra loại giao tử AB với tỉ lệ:

Xem đáp án

Một TB sinh tinh giảm phân sẽ tạo ra 4 tinh trùng. 

Nếu giảm phân bình thường sẽ tạo ra 2 loại tinh trùng có kiểu gen ABab với tỉ lệ bằng nhau. 

Nếu giảm phân xảy ra hoán vị gen tạo ra 4 tinh trùng có kiểu gen khác nhau là AB , Ab, aBab .

Do đó AB = 25%

Đáp án C


Câu 31:

Khi quan sát quá trình tái bản của 1 phân tử ADN người ta thấy có 80 đoạn Okazaki và 100 đoạn mồi, biết rằng kích thước các đơn vị tái bản đều bằng 51000 A0.

Môi trường nội bào cung cấp tổng số nulêôtit cho phân tử ADN trên tái bản 2 lần là

Xem đáp án

Một đơn vị tái bản có số đoạn mồi = Số đoạn Okazaki +2

→ Số đơn vị tái bản của phân tử ADN này là (100-80) : 2=10.

Mỗi đơn vị tái bản có số nu là 2 x 51000 : 3,4 = 30000 nu

→ Số nu trên phân tử AND = 30000 x 10=300000

Số nu môi trường cung cấp cho ADN tái bản 2 lần là 300000.(22 -1)=900000 nu

Đáp án D


Câu 32:

Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 4 lần nguyên phân liên tiếp môi trường nội bào đã cung cấp 165 NST đơn. Hợp tử trên có thể phát triển thành:

Xem đáp án

Số NST đơn có trong mỗi TB là 165 : (24-1)=11

Hợp tử này thuộc dạng thể một nhiễm 2n-1.

Đáp án B


Câu 33:

Vì sao trong một sinh cảnh xác định khi số loài tăng lên thì số lượng cá thể của mỗi loài giảm đi ?

Xem đáp án

Khi số loài tăng thì sẽ dẫn đến sự cạnh trng nguồn sống giữa các loài . Thiếu thức ăn, nơi ở và

nguồn sống nên  số lượng cá thể  trong loài giảm đi .  

Đáp án A


Câu 34:

Cho các nhân tố sau:

(1) Đột biến.

(2) Giao phối ngẫu nhiên.

(3) Chọn lọc tự nhiên.

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. 

Những nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:

Xem đáp án

Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen là: 

-Đột biến làm thay đổi tần số alen → thay đổi tần số kiểu gen

-Chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số kiểu gen → thay đổi tần số alen

Đáp án B


Câu 35:

Ở người, gen đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường vì :

Xem đáp án

Do phần lớn các gen trên X không có gen tương ứng trên Y nên khi trên X có gen đột biến lặn thì ở cơ thể XY sẽ biều hiện bệnh do đó phát hiện được dễ hơn. Còn ở NST thường thì phải 2 NST đều bị đột  biến lặn mới biểu hiện kiểu hình do đó phát hiện khó hơn.

Đáp án C


Câu 36:

Trong tự nhiên, những loài không di động hoặc ít di động dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách li nào sau đây:

Xem đáp án

Những loài không di động hoặc ít di động dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách li sinh thái  

Đáp án C


Câu 37:

Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?

Xem đáp án

Nhóm sinh vật có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật là sinh vật sản xuất vì chúng có khả năng tự dưỡng hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời

Đáp án A


Câu 38:

Phép lai P: ♀ AaBbDd × ♂ AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

Xem đáp án

-Cá thể cái giảm phân bình thường tạo ra 8 loại giao tử.

-Một số TB ở cá thể đực giảm phân I xảy ra không phân li cặp NST Aa và giảm phân II diễn ra bình thường nên tạo ra 4 loại giao tử không bình thường là AaBd, Aabd, Bd, bd. Số TB còn lại giảm phân bình thường tạo 4 loại giao tử bình thường là ABd, abd, Abd, aBd.

-Các giao tử bình thường tổ hợp với nhau tạo ra 3.3.2=18 kiểu gen.

-Xét gen A có các kiểu gen khi giao tử đực không bình thường kết hợp với giao tử cái bình thường là: a, A, Aaa, Aaa→có 4 kiểu gen về gen A. Vậy khi cho các giao tử cái kết hợp với các giao tử đực không bình thường sẽ tạo ra số kiểu gen là 4.3.2=24(vì các gen B,D giảm phân bình thường).

Tổng số kiểu gen thu được là 18+24=42 kiểu gen.

Đáp án D


Câu 39:

Theo Đacuyn, đối tượng của tiến hóa là:

Xem đáp án

Theo Đacuyn, đối tượng của tiến hóa là cá thể

Đáp án B


Câu 40:

Ở người 2 gen lặn cùng nằm trên NST X quy định 2 bệnh mù màu và teo cơ . Trong một gia đình, bố mẹ sinh được 4 đứa con trai với 4 kiểu hình khác nhau : một đứa chỉ bị mù màu, một đứa chỉ bị teo cơ, một đứa bình thường, một đứa bị cả 2 bệnh. Biết rằng không có đột biến. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về người mẹ:

Xem đáp án

A –bình thường, a mù màu 

B – bình thường , b bị teo cơ 

Đời con có 

Một đứa chỉ bị mù màu => aaB- 

Một đứa chỉ bị teo cơ=> A- bb 

Một đứa bình thường=> A-B - 

Một đứa bị cả 2 bệnh=> aabb 

Ta có đứa con có kiểu gen aabb => nhận ab cả từ bố và mẹ 

ð  Bố chỉ có 1 NST X nên => bố bị bệnh ab  

ð  Mẹ dị hợp hai cặp gen AaBb và mẹ bình thường  

Đáp án C


Câu 41:

Nhân tố nào dưới đây làm cho tần số tương đối của các alen trong quần thể biến đổi theo hướng xác định?

Xem đáp án

Chọn lọc tự nhiên làm cho tần số alen biến đổi theo hướng tăng dần tần số alen có lợi và giảm

dần tần số alen có hại.

Đáp án B


Câu 42:

Một NST  chứa 38 nucleôxôm, mỗi đoạn nối có 15 cặp nucleotit và 1phân tử histon. Số phân tử histon và chiều dài NST là:

Xem đáp án

Mỗi nucleôxôm có 146 cặp nucleotit quấn quanh 8 phân tử protein histon nên tống số phân tử

protein histon có trên NST là  38.8+37=341.

Chiều dài NST là:  146.3,4.38+15.3,4.37=20750,2 =2,07502micromet

Đáp án D


Câu 43:

Cho cá thể lông trắng giao phối với cá thể lông đỏ được F1 đồng loạt lông trắng. Cho F1 giao phối tự do, đời F2 có 75% cá thể lông trắng; 18,75% cá thể lông đỏ; 6,25% cá thể lông hung. Nếu tất cả các cá thể lông trắng ở đời F2 giao phối tự do thì theo lí thuyết, số cá thể lông hung ở đời F3 có tỉ lệ là:

Xem đáp án

Ở F2 xuất hiện 3 loại kiểu hình là lông trắng, lông đỏ và lông hung. 

Tỉ lệ 3 kiểu hình này lần lượt là 12:3:1→ Có 16 kiểu tổ hợp

→F1 tạo 4 loại giao tử→F1 dị hợp 2 cặp gen. 

Tính trạng màu lông di truyền theo quy luật tương tác át chế.

Giả sử gen A át chế gen B→Lông đỏ có kiểu gen aaB_ và lông trắng có kiểu gen A_B_ và

A_bb.

Để F3 có kiểu hình lông hung thì bố mẹ ở F2 phải có kiểu gen là AaBb hoặc Aabb.

Trong các cá thể lông trắng thì tỉ lệ AaBb=4/12=1/3 và Aabb=2/12=1/6

Cá thể lông hung có kiểu gen  aabb.

Tỉ lệ cá thể lông hung là 13.13.116+16.16.14+13.16.18.2+136

Đáp án C


Câu 44:

Xét 3 tế bào sinh dục trong một cá thể ruối giấm đực có kiểu gen AB/ab De/dE. Gen A cách gen B 15cM, gen D cách gen E 20cM. Ba tế bào trên giảm phân tạo ra số loại tinh trùng tối đa có thể là:

Xem đáp án

Ruồi giấm đực không xảy ra hoán vị gen có thể có kiểu gen AB/ab De/dE=> 2 x 2 = 4 giao tử

1 tế bào giảm phân cho ra 2 loại tinh trùng khác nhau

 3 tế bào giảm phân cho ra 3 x 2  = 6 loại tế bào

Thực tế cơ thể tạo ra tối đa 4 giao tử nên số loại giao tử tối đa là 4 

Đáp án C


Câu 45:

Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau: 

(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. 

(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. 

(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. 

(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là

Xem đáp án

Cả diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh đều có đặc điểm:

-  Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. 

- Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. 

Các diễn thế sinh thái này có thể dẫn đến một quần xã tương đối ổn định, trong đó diễn thế nguyên sinh xuất hiện trên môi trường chưa từng có quần xã nào sinh  sống. 

Đáp án A


Câu 46:

Quan sát  tế bào sinh dưỡng của 1 con châu chấu bình thường người ta đếm được 23 NST. Đây là bộ NST của con châu chấu nào ?

Xem đáp án

Đây là bộ NST của châu chấu đực, trong đó NST giới tính của châu chấu đực là XO (2n=23),

của châu chấu cái là XX(2n=24).

Đáp án D


Câu 47:

Một cặp NST tương đồng được qui ước là Aa. Nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm phân II thì sẽ tạo ra các loại giao tử nào ?

Xem đáp án

Nếu cặp NST này không phân li ở giảm phân II thì có thể tạo ra các loại giao tử là AA và O

hoặc aa và O.

Đáp án C


Câu 48:

Ưu thế nổi bật của kĩ thuật di truyền là

Xem đáp án

Ưu thế nổi bật của kĩ thuật di truyền chính là khả năng cho tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại do có khả năng ghép ADN của loài này vào ADN của loài khác.

Đáp án C


Câu 49:

Cho cây (P) thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1 gồm: 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân cao, hoa trắng; 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ; 6,25% cây thân thấp, hoa trắng. Biết tính trạng chiều cao cây do một cặp gen quy định, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không có hoán vị gen và không xảy ra đột biến. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về ba cặp gen trên thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là

Xem đáp án

Ta có cao: thấp=3:1→P dị hợp về gen quy định chiều cao cây. Quy ước A:cao, a:thấp

đỏ: trắng=9:7→P dị hợp 2 cặp gen cùng quy định màu sắc hoa và theo quy luật tương tác bổ trợ. Quy ước B_D_: đỏ; B_dd, bbD_, bbdd: trắng

→P dị hợp 3 cặp gen. Nếu 3 cặp gen phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình sẽ là (9:7).(3:1)= 27:21:9:7

Mà theo đề bài tỉ lệ kiểu hình là 6:3:3:1→Xảy ra liên kết gen. Vai trò của B và D là như nhau nên ta có thể giả sử A liên kết với B hoặc A liên kết với b(do B và D phân li độc lập). Khi đó P

có thể là: ABabDd hoặc AbaBDd

Do F1 xuất hiện thấp, đỏ có kiển gen aaB_D_ nên kiểu gen của P là  AbaBDd

Khi cho P giao phối với cây có kiểu gen đồng hợp lặn ababdd sẽ cho các kiểu gen và kiểu hình

là: AbabDd;Ababdd: cao, trắng

aBabDd: thấp, đỏ và  aBabdd: thấp, trắng

Đáp án B


Câu 50:

Bằng chứng tiến hóa nào có sức thuyết phục nhất:

Xem đáp án

Bằng chứng sinh học phân tử là dựa trên sự khác biệt về đặc điểm cấu tạo của các phân tử như ADN, ARN hay protein. Bằng chứng này có sức thuyết phục nhất vì cấu tạo của các phân tử này ở các loài khác nhau thì khác nhau.

Đáp án C


Bắt đầu thi ngay