IMG-LOGO

Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải có đáp án (Đề số 11)

  • 16632 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ruột thừa ở người

Xem đáp án

Đáp án C

 Ruột thừa ở người và manh tràng có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi, chúng có nguồn gốc từ 1 cái túi nhỏ đựng thức ăn trong đó, nhưng ruột thừa ở người không còn chức năng đó.

Do vậy một thừa ở người và manh tràng là cơ quan tương đồng


Câu 2:

Menđen tìm ra qui luật phân li độc lập trên cơ sở nghiên cứu phép lai 

Xem đáp án

Đáp án C

  Menđen tìm ra quy luật phân li độc lập khi nghiên cứu phép lai hai cặp tính trạng vàng/xanh và trơn/nhăn trên đậu Hà Lan


Câu 3:

Đột biến gen là nhân tố tiến hoá

Xem đáp án

Đáp án C

 Đột biến gen là nhân tố tiến hóa, là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Đột biến gen là nhân tố không định hướng vì tính chất của đột biến là vô hướng, ngẫu nhiên.

Đột biến gen tùy thuộc vào điều kiện và tùy thuộc vào gen, có những gen có tần số đột biến cao, có những gen có tần số đột biến thấp


Câu 4:

Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn, hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Cho cặp bố mẹ có kiểu gen AaBb x Aabb tỉ lệ loại kiểu hình xuất hiện ở F1 là

Xem đáp án

Đáp án C

Tách từng cặp tính trạng ta có :

Aa x Aa → 3 vàng : 1 xanh

Bb x bb → 1 trơn : 1 nhăn

Thế hệ lai có kiểu hình: (3 vàng : 1 xanh).(1 trơn : 1 nhăn)

3 vàng trơn : 1 xanh trơn : 3 vàng nhăn : 1 xanh nhăn


Câu 5:

Yếu tố nào sau đây cần cho quá trình nhân đôi ADN

Xem đáp án

Đáp án D

Quá trình tái bản ADN gồm có các thành phần. ADN mẹ, các loại enzyme ( ADN polymeraza, ARN polymeraza, ligaza, helicase), nucleotide môi trường nội bào, Protein SSB....


Câu 6:

Ở người, bệnh máu khó đông được di truyền theo quy luật 

Xem đáp án

Đáp án A

 Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính quy định nên di truyền liên kết với giới tính


Câu 7:

Cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sống trong khoảng nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C. Khoảng nhiệt độ này được gọi là: 

Xem đáp án

Đáp án A

Cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sống trong khoảng nhiệt độ từ 5,6 - 42 độ - đây chính là giới hạn sinh thái về nhiệt độ ở cá rô phi.

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian


Câu 8:

Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 9:

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nucleotit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen

Xem đáp án

Đáp án D

Dạng đột biến không làm thay đổi số lượng nucleotide của gen là đạng đột biến thay thế. Gen có sự thay đổi số lượng liên kết hidro nên là dạng đột biến thay cặp khác loại.

Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X sẽ làm tăng 1 liên kết hidro

Đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T sẽ làm giảm 1 liên kết hidro


Câu 10:

Những biến đổi ở kiểu hình trong đời cá thể do ảnh hưởng của môi trường không do biến đổi kiểu gen được gọi là

Xem đáp án

Đáp án B

  Biến đổi kiểu hình trong đời cá thể do ảnh hưởng của môi trường, không do biến đổi kiểu gen là thường biến.

Biến dị có 2 loại là biến dị di truyền, liên quan đến kiểu gen.

Biến dị không di truyền, không làm thay đổi kiểu gen mà do tương tác giữa môi trường với kiểu gen hình thành tính trạng


Câu 11:

Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể

Xem đáp án

Đáp án D

 Trên NST có 3 vùng là : Vùng đầu mút, tâm động và vùng có một trình tự nucleotit đặc biệt để tiến hành quá trình nhân đôi ADN.

Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau


Câu 12:

Cơ quan thoát hơi nước của cây là

Xem đáp án

Đáp án D

Nước có thể thoát ra qua tất cả các bộ phận của cơ thể thực vật, nhưng chủ yếu là qua lá theo hai con đường: qua lớp cuticun của tế bào biểu bì và qua khí khổng. Do đó, lá lá cơ quan thoát hơi nước của cây


Câu 13:

Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả đối với

Xem đáp án

Đáp án B

 Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả đối với vi sinh vật vì vi sinh vật có cấu tạo chỉ 1 tế bào, đơn gen, thời gian thế hệ ngắn đột biến sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình


Câu 14:

Tính theo lỉ thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 1

Xem đáp án

Đáp án B

 AABbDd  x AaBBDd à 3:1

AabbDD x AABBdd  à100% A_B_D_

AaBbdd x AaBBDD à 3:1

AaBBDD x aaBbDD à 1:1


Câu 15:

Đặc điểm nổi bật của quần thể ngẫu phối là

Xem đáp án

Đáp án C

Quần thể ngẫu phối là quần thể có các cá thể lựa chọn bạn tình để giao phối 1 cách hoàn toàn ngẫu nhiên với nhau.

Trong quần thể ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau một cách ngẫu nhiên sẽ tạo nên lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể → nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.


Câu 16:

Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 bậc dinh dưỡng)

Xem đáp án

Đáp án A

 Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình trong sinh quyển năng lượng mất đi 90%, như vậy hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc sau là 10%. Vì thế chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài


Câu 19:

Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên (CLTN) khi tác động lên các cá thể là

Xem đáp án

Đáp án A

 CLTN tác động trưc tiếp lên KH của cá thể thông qua đó tác động lên KG và các alen

+ CLTN không tác động với từng gen riêng lẻ mà tác động với toàn bộ kiểu gen,  trong đó các gen tương tác thống hất.

+ Chọn lọc cá thể và chọn lọc quần thể song song diễn ra gồm: làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể và CL quần thể hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về mặt kiếm ăn, sinh sản, tự vệ, bảo đảm sự tồn tại, phát triển của những quần thể thích nghi nhất. CLTN thường hướng đến sự bảo tồn quần thể hơn là cá thể khi có mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thông qua sự xuất hiện di truyền biến dị


Câu 20:

Cho các quần xã sinh vật sau:

(1)  Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng.

(2) Cây bụi và cây có chiếm ưu thế.

(3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi.

(4) Rừng lim nguyên sinh.

(5) Trảng cỏ.

Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái là

Xem đáp án

Đáp án B

 Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái là: (4) à (1) à (3) à (2) à (5).


Câu 21:

Một bệnh nhân do bị cảm nên bị nôn rất nhiều lần trong ngày làm mất nhiều nước, mất thức ăn và mất nhiều dịch vị. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo những hướng nào sau đây?

I. pH máu tăng.

II. Huyết áp giảm.

III. Áp suất thẩm thấu tăng.

IV. Thể tích máu giảm

Xem đáp án

Đáp án D

 Nôn nhiều làm mất nước trong dạ dày dẫn tới lượng nược đước hấp thụ vào máu giảm à Gây giảm thể tích máu

Khi nôn nhiều làm mất dịch vị (mất nhiều HCL) thì lượng ion  trong máu giảm à Làm PH tăng 

Nôn nhiều gây mất muối dẫn tới làm áp suất thẩm thấu của máu.

Khi máu bị giảm áp suất thẩm thấu thì nước sẽ thẩm thấu vào các tế bào mô làm giảm thể tích máu dẫn tới giảm huyết áp

Nôn nhiều làm mất nước trong dạ dày dẫn tới lượng nước được hấp thụ vào máu giảm à Gây giảm thể tích máu từ  đó làm giảm huyết áp


Câu 22:

Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng

Xem đáp án

Đáp án C

 Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước có thể mở đầu bằng sinh vật sản xuất hoặc sinh vật phân giải


Câu 26:

Cho hình ảnh về các giai đoạn của một quá trình diễn thế sinh thái và các phát biểu sau đây:

I. Quá trình này là quá trình diễn thế nguyên sinh.

II. Giai đoạn a được gọi là quần xã sinh vật tiên phong

III. Quần xã ở giai đoạn d có độ đa dạng cao nhất

IV. Thành phần thực vật chủ yếu trong giai đoạn e là cây ưa hóng.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án D

 Nội dung 1 đúng. Đây là quá trình diễn thế nguyên sinh, bắt đầu từ một môi trường trống trơn trải qua các giai đoạn để hình thành nên quần xã đỉnh cực.

Các giai đoạn của quá trình này là: a → e → c → d → b.

Nội dung 2 sai. Giai đoạn a chưa có sinh vật sinh sống. Quần xã tiên phong là giai đoạn e.

Nội dung 3 sai. Quần xã giai đoạn b là đa dạng nhất, đây là quần xã đỉnh cực.

Nội dung 4 sai. Giai đoạn e là những cây ưa sáng.

Vậy có 1 nội dung đúng


Câu 27:

Có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm sau chỉ có ở thể đột biến đảo đoạn NST mà không có ở thể đột biến chuyển đoạn tương hỗ?

I. Không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của thể đột biến.

II. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

III. Thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến.

IV. Không làm thay đổi thành phần gen trên NST.

Xem đáp án

Đáp án D

Nội dung 1 sai. Cả hai dạng đột biến này đều không làm thay đổi lượng gen trong nhân tế bào.

Nội dung 2 sai. Cả hai dạng đột biến đều có thể làm giảm sức sống của thế đột biến.

Nội dung 3 sai. Đột biến NST thường sẽ ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến.

Nội dung 4 đúng. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi thành phần gen trên NST còn đột biến chuyển đoạn thì có.

Vậy có 1 nội dung đúng.


Câu 28:

Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

I. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8°C.

II. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.

III. Số lượng cây tràm ở rừng Ư Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

IV. Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là

Xem đáp án

Đáp án A

 Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là: 2 và 4.

Nội dung 1 sai. Đây không phải là biến động số lượng theo chu kì, chỉ những năm nào nhiệt độ giảm mạnh thì số lượng bò sát mới giảm, số lượng bò sát giảm do sự bất lợi của môi trường, không phải do thời gian.

Nội dung 3 sai. Số lượng tràm giảm do sự cố cháy rừng, không có tính chu kì


Câu 30:

Xét một số hiện tượng sau:

I. Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.

II. Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.

III. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

IV. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.

Có bao nhiêu hiện tượng là biểu hiện của cách li sau hợp tử

Xem đáp án

Đáp án C

 Cách li sau hợp tử là dạng cách li mà hợp tử đã được hình thành nhưng không phát triển thành một con trường thành có khả năng sinh sản được, có thể là hợp tử chết, không phát triển, hoặc con sinh ra chết trước tuổi sinh sản.

Vậy các dạng cách li sau hợp tử là: 2, 3.

Các dạng cách li 1, 4 là cách li trước hợp tử vì hợp tử vẫn chưa được hình thành.

Vậy có 2 nội dung đúng


Câu 32:

Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp ; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai ♀ABabXDXd×AbaBXdY thu đươc F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lý thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ

 

Xem đáp án

Đáp án C

- Xét màu mắt F1:

(P): XDXd x XdY => Tỷ lệ kiểu gen F1: 1/4 XDXd: 1/4 XDY: 1/4 XdXd: 1/4 XdY →  con cái mắt đen chiếm 1/4.

Tỷ lệ kiểu hình: 50% mắt nâu: 50% mắt đen

- Kiểu gen con cái Flông hung, chân thấp, mắt đen (aa,bb, XdXd)

Theo đề bài: aa,bb, XdXd = 0,01 = aa, bb x 1/4 XdXd →  aa,bb = 0,04 = 0,1ab x 0,4ab →  f = 20%.

- Tỷ lệ kiểu gen của cá thể thân xám dị hợp, chân thấp (Aa,bb) ở F1:

(0,1Ab x 0,1ab) + (0,4Ab x 0,4ab) = 0,17

→  Số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ: 0,17 x 0,5 = 0.085 = 8,5%


Câu 33:

Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, cấu trúc NST không thay đổi sau giảm phân. Người ta cho 2 cơ thể bố mẹ (P) đều có 2 cặp gen dị hợp trên cùng 1 cặp NST tương đồng lai với nhau. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Nếu P đều có kiểu gen dị hợp tử đều thì kiểu hình mang khác P chiếm 25%.

II. Nếu P đều có kiểu gen dị hợp tử chéo thì tỉ lệ kiểu hình đời con là 1 : 2 : 1.

III. Nếu P đều có kiểu gen dị hợp tử chéo thì đời con có kiểu hình giống chiếm 50%.

IV. Nếu kiểu gen của P khác nhau thì tỉ lệ kiểu hình lặn 2 tính trạng chiếm 25%.

Xem đáp án

Đáp án C

 Kiểu gen P: dị hợp 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng

→ P: AB//ab x AB//ab hoặc P: Ab//aB x Ab//aB hoặc P: AB//ab x Ab//aB.

Theo đề bài:  cấu trúc NST không thay đổi sau giảm phân → các gen liên kết hoàn toàn với nhau.

Xét các phát biểu của đề bài:

I  đúng. Nếu P đều có kiểu gen dị hợp tử đều → P: AB//ab x AB//ab → F1: 1AB//AB : 2AB//ab : 1ab//ab → kiểu hình khác bố mẹ là: ab//ab = 1/4 = 25%

II đúng. Nếu P đều có kiểu gen dị hợp tử chéo → P: Ab//aB x Ab//aB → F1: 1Ab//Ab : 2Ab//aB : 1aB//aB → Tỉ lệ kiểu hình: 1 : 2: 1.

III đúng. Nếu P đều có kiểu gen dị hợp tử chéo → P: Ab//aB x Ab//aB  → F1: 1Ab/Ab : 2Ab/aB : 1aB/aB → Tỉ lệ kiểu hình giống bố mẹ (Trội-Trội) = 1/2  = 50%

IV sai. Nếu kiểu gen của P khác nhau tức là: P: AB/ab x Ab/aB → F1: 1AB/Ab : 1AB/aB : 1aB/ab : 1Ab/ab → kiểu hình lặn 2 tính trạng chiếm tỉ lệ 0%.

Vậy trong các kết luận trên có 3 kết luận đúng: I, II, III.


Câu 34:

Một quần thể ngẫu phối ở trạng thải cân bằng Hacđi-Vanbec có 4000 cá thể, trong đó có 3960 cá thể lông xù. Biết rằng tính trạng này do 1 gen nằm trên NST thường quy định và lông xù trội hoàn toàn so với lông thẳng.

Cho các phát biểu sau:

I. Tần số tương đối của alen A trong quần thể là 0,9.

II. Có 720 cá thể lông xù không thuần chủng trong quần thể.

III. Nếu trong quần thể nói trên xảy ra đột biến gen làm 1% alen A thành alen a thì sau 1 thế hệ ngẫu phối tần số tương đối của alen a là 0,23.

IV. Nếu trong quần thể nói trên xảy ra đột biến gen làm 1% alen A thành alen a thì sau 1 thế hệ ngẫu phối tỉ lệ cá thể lông xù chiếm 98,81%. 

Số phát biểu có nội dung đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

  Quy ước A – lông xù; a – lông thẳng.

Số cá thể lông thằng trong quần thể là: 4000 – 3960 = 40.

Tần số kiểu gen aa trong quần thể là: 40/4000 = 0,01.

Gọi p; q lần lượt là tần số alen A và a.

Do quần thể cân bằng di truyền nên tần số kiểu gen của quần thể là:

p2AA + 2pqAa + q2aa.

q2 = 0,01 => q = 0,1 => p = 1 – 0,1 = 0,9 => Nội dung I đúng.

Tỉ lệ số cá thể lông xù không thuần chủng trong quần thể là: 0,9 x 0,1 x 2 = 0,18.

Số cá thể lông xù không thuần chủng trong quần thể là: 0,18 x 4000 = 720. => Nội dung II đúng.

Nếu trong quần thể nói trên xảy ra đột biến gen làm 1% alen A thành alen a thì sau 1 thế hệ ngẫu phối tần số tương đối của alen a là: 0,1 + 1% x 0,9 = 0,109.

Nếu trong quần thể nói trên xảy ra đột biến gen làm 1% alen A thành alen a thì sau 1 thế hệ ngẫu phối tỉ lệ cá thể lông xù chiếm: 1 – 0,1092 = 98,81% => Nội dung IV đúng.

Có 3 nội dung đúng


Câu 35:

Cho các thông tin về quá trình phiên mã:

I. Là quá trình tổng hợp mARN dựa trên mạch bổ sung của gen.

II. Cả 2 mạch của gen đều có thể làm khuôn cho quá trình phiên mã.

III. Ở sinh vật nhân thực, phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào.

IV. Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã.

Thông tin đúng về quá trình phiên mã là:

Xem đáp án

Đáp án A

 Nội dung I, II sai. Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN, trong đó mạch gốc của gen làm khuôn cho quá trình tổng hợp.

Nội dung III sai. Phiên mã của gen ngoài nhân không diễn ra trong nhân tế bào.

Nội dung IV sai. Quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra ở 2 thời điểm hoàn toàn khác nhau, ARN được tạo thành chưa phiên mã được ngay mà còn cần trải qua các quá trình biến đổi.

Vậy không có nội dung nào đúng


Câu 36:

Cho các thông tin về quá trình phiên mã:

I. Là quá trình tổng hợp mARN dựa trên mạch bổ sung của gen.

II. Cả 2 mạch của gen đều có thể làm khuôn cho quá trình phiên mã.

III. Ở sinh vật nhân thực, phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào.

IV. Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã.

Thông tin đúng về quá trình phiên mã là:

Xem đáp án

Đáp án A

 Nội dung I, II sai. Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN, trong đó mạch gốc của gen làm khuôn cho quá trình tổng hợp.

Nội dung III sai. Phiên mã của gen ngoài nhân không diễn ra trong nhân tế bào.

Nội dung IV sai. Quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra ở 2 thời điểm hoàn toàn khác nhau, ARN được tạo thành chưa phiên mã được ngay mà còn cần trải qua các quá trình biến đổi.

Vậy không có nội dung nào đúng


Câu 39:

Cho sơ đồ phả hệ và một số phát biểu về phả hệ này như sau:

I. Cả hai tính trạng trên đều do gen lặn trên NST giới tính qui định.

II. Có tối đa 10 người có kiểu gen đồng hợp về tính trạng bệnh điếc.

III. Có 10 người đã xác định được kiểu gen về tính trạng bệnh điếc.

IV. Cặp vợ chồng III.2 và III.3 sinh ra một đứa con trai, xác suất để đứa con này bị bệnh điếc là 37,5%.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

- Xét tính trạng bệnh câm điếc bẩm sinh: Ở thế hệ I và II, bố mẹ đều bình thường nhưng sinh con gái bị bệnh điếc bẩm sinh à Bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

 - Xét tính trạng mù màu:do gen lặn nằm trên NST X quy định.

I sai.

II sai, chỉ có tối đa 7 người có KG đồng hợp.

III sai, có 11 người xác định được kiểu gen về tính trạng bệnh điếc.

IV Người III.2 chắc chắn có kiểu gen Aa à giao tử: 1/2A : 1/2a.

Bố mẹ của người III. 3. Có kiểu gen (Aa) x (1/3AA : 2/3Aa) = (1/2A : 1/2a)(2/3A : 1/3a) à Người III.3 là người bình thường nên có kiểu gen 2/5AA : 3/5Aa.

Muốn sinh con trai bị điếc bẩm sinh thì III. 3 phải có kiểu gen 3/5Aa.

Khi đó xác suất sinh con trai bị điếc bẩm sinh là: 3/5. 1/4 = 15% à IV sai.

Vậy không có ý nào đúng


Bắt đầu thi ngay