IMG-LOGO

Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải có đáp án (Đề số 19)

  • 14181 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đặc điểm nào sau đây được coi là bằng chứng tiến hóa về sinh học phân tử?

Xem đáp án

Chọn B

Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một mã di truyền là bằng chứng tiến hóa về sinh học phân tử.


Câu 2:

Cặp NST giới tính của cá thể đực là XX, của cá thể cái là XY gặp ở các loài

Xem đáp án

Chọn C

Ở các loài động vật có vú, ruồi giấm: Con đực XY, con cái là XX.

Ở các loài chim, ếch nhái, bướm, tôm cá, một số loài bò sát: Con đực XX, con cái là XY.

Ở bò sát, châu chấu, dệt: Con đực XO, con cái là XX.

Ở một số loài bọ gậy: Con đực XX, con cái XO


Câu 3:

Tiến hoá hoá học là giai đoạn hình thành nên các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi

Xem đáp án

Chọn D

Tiến hoá hoá học là giai đoạn hình thành nên các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi từ các chất vô cơ trong khí quyển nguyên thuỷ.

A sai vì đề bài hỏi từ các chất hữu cơ đơn giản thành các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi chỉ là 1 giai đoạn của quá trình tiến hóa hóa học.

B, C sai vì khí quyển nguyên thủy chưa có các chất hữu cơ


Câu 4:

Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 48. Số nhóm gen liên kết của loài này là

Xem đáp án

Chọn A

Nhóm gen liên kết:nhóm gen trên cùng 1 NST và di truyền cùng nhau.

Số lượng nhóm gen liến kết thường bằng số bộ NST đơn bội của loài

Loài có 2n=48 → số nhóm gen liên kết = n = 24.


Câu 5:

Nơi enzim ARN - pôlimerase bám vào chuẩn bị cho phiên mã gọi là

Xem đáp án

Chọn B

Phiên mã diễn ra ở kì trung gian khi NST đang dãn xoắn.

Cơ chế phiên mã: Quá trình phiên mã được phân thành 3 giai đoạn: khởi động, kéo dài và kết thúc.

Giai đoạn khởi động: ARN - pol làm tách hai mạch đơn ra, một mạch dùng làm khuôn để tổng hợp ARN.

Giai đoạn kéo dài: ARN - pol di động trên mạch khuôn, di động theo chiều 3' - 5'.

Giai đoạn kết thúc: ARN - pol di chuyển gặp tín hiệu kết thúc thì ngừng lại và nhả mạch khuôn ra.

Nơi enzyme ARN - pol bám vào là vùng điều hòa.


Câu 6:

Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng, khi giảm phân tạo giao tử  kiểu gen của cơ thể và tần số hoán vị gen là

Xem đáp án

Chọn C

Dị hợp 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng, A BD chiếm 15%.

Aa → 1/2 A: 1/2 a

→ BD = 0,15 × 2 = 0,3

0,3 BD là giao tử liên kết → dị hợp đều.

Tần số hoán vị gen = 40%


Câu 7:

Tuổi thọ sinh lý được tính

Xem đáp án

Chọn A

Thành phần nhóm tuổi thay đổi từng loài và điều kiện sống của môi trường.

+ Tuổi sinh lí là thời gian sống theo lý thuyết: từ khi cá thể sinh ra cho tới khi chết vì già.

+ Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế từ khi cá thể sinh ra cho tới khi chết vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

+ Tuổi quần thể là tuổi thọ bình quân của các cá thể trong quần thể


Câu 8:

Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

Xem đáp án

Chọn C

Hệ tuần hoàn hở gặp ở thân mềm, chân khớp.

Đường đi của máu: Tim à động mạch à khoang cơ thể (máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào à tĩnh mạch à tim)

Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp và tốc độ máu chảy chậm

 


Câu 9:

Mức xoắn 1 của NST là:

Xem đáp án

Chọn A

Nhiễm sắc thể có cấu trúc gồm 4 bậc cấu trúc không gian:

Cấu trúc bậc 1: Sợi cơ bản - nucleosome

Cấu trúc bậc 2: sợi chất nhiễm sắc

Cấu trúc bậc 3: Sợi tiền cromatit (sợi siêu xoắn).

Cấu trúc bậc 4: Cromatit.

Cấu trúc bậc 1 cả sợi nhiễm sắc: Sợi ADN quấn quanh các protein histon tạo nên nucleoxom. Nucleoxom cấu tạo từ 8 phân tử histon. Đường kính 11nm. Phân tử ADN quấn quanh các hạt protein này được 1(3/4) vòng tương đương với 146 cặp nucleotit. Nối giữa 2 hạt nucleosome là 1 đoạn ADN không cuốn histon


Câu 10:

Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn, hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Cho cặp bố mẹ có kiểu gen AaBb x aaBb tỉ lệ loại kiểu hình xuất hiện ở F1

Xem đáp án

Chọn A

Ở Đậu Hà Lan, A-hạt vàng, a-hạt xanh, B-hạt trơn, b-hạt nhăn.

AaBb × aaBb tỷ lệ loại kiểu hình xuất hiện ở F1: Xét sự phân li riêng của từng cặp gen Aa × aa → (1 vàng: 1 xanh) Bb × Bb → (3 trơn: 1 xanh)

Tỷ lệ loại kiểu hình bằng tích các tỷ lệ: ( 1 vàng: 1 xanh) × ( 3 trơn : 1 xanh) → 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.


Câu 11:

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi về

Xem đáp án

Chọn B

Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về cấu trúc NST dẫn đến sự sắp xếp lại gen và làm thay đổi hình dạng của NST.

Có các dạng đột biến NST là: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

Mất đoạn: một đoạn nào đó của NST bị mất. Mất đoạn làm giảm số lượng gen.

Lặp đoạn: dạng đột biến làm cho một đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần.

Đảo đoạn: dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180 độ và nối lại.

Chuyển đoạn: dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.


Câu 12:

Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng:

Xem đáp án

Chọn B

- Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3-. Trong cây NO3- được khử thành NH4+ .


Câu 13:

Công nghệ gen là quy trình tạo ra

Xem đáp án

Chọn B

Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới làm tạo ra những đặc điểm mới ở sinh vật.

Phổ biến hiện nay là kĩ thuật tạo DNA tái tổ hợp để chuyển gen vào sinh vật


Câu 14:

Ở một loại côn trùng, gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường và di truyền theo hiện tượng trội hoàn toàn. Gen A: thân xám; gen a: thân đen; Gen B: mắt đỏ; gen b: mắt vàng; Gen D: lông ngắn; gen d: lông dài. Các gen nói trên phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân. Tỉ lệ của loại hợp tử A- B- D- tạo ra từ phép lai AaBbDd x AaBbDD là:

Xem đáp án

Chọn D

Ở một loài côn trùng, gen nằm trên NST thường và di truyền theo quy luật trội hoàn toàn.

Gen A: thân xám, a-thân đen, B-mắt đỏ, b-mắt vàng, D-lông ngắn, d- lông dài. Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân

AaBbDd × AaBbDD → A-B-D- là: 3/4 × 3/4 × 1 = 9/16 = 56, 25%.


Câu 15:

Quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây là cân bằng?

Xem đáp án

Chọn B

Quần thể cân bằng là quần thể có tần số alen và thành phần kiểu gen duy trì không đổi qua các thế hệ khác nhau.

Quần thể B: 0,36 AA + 0,48 Aa +0,16 aa =1

Tần số alen A = 0,6, alen a = 0,4

Thế hệ sau: AA = 0,36, Aa = 0,48 , aa = 0,16 → quần thể B cân bằng


Câu 16:

Để đảm bảo cân bằng sinh học trong tự nhiên, tăng năng suất, chống ô nhiễm môi trường, trong sản xuất nông nghiệp cần phải đẩy mạnh việc phòng trừ sâu bệnh bằng cách sử dụng


Câu 18:

Lai cà chua quả đỏ thuần chủng BB với cà chua quả vàng bb, được F1 toàn quả đỏ. Xử lí F1 bằng cônxisin rồi chọn một cặp giao phấn thì F2 thu được 11/12 số cây quả đỏ + 1/12 số cây quả vàng. Phép lai cho kết quả phù họp là

Xem đáp án

Chọn C

Cà chua quả đỏ thuần chủng BB, với quả vàng bb. Xử lý F1 (Bb) bằng consixin → BBbb.

Chọn 1 cặp giao phấn F2 thu được 11/12 quả đỏ, 1/12 quả vàng.

Tạo ra 12 tổ hợp giao tử → một bên cho 6 loại giao tử (BBbb), 1 bên cho 2 loại giao tử (Bb)


Câu 19:

Một đàn cá nhỏ sống trong hồ nước có nền cát màu nâu. Phần lớn các con cá có màu nâu nhạt, nhưng có 10% số cá có kiểu hình đốm trắng. Những con cá này thường bị bắt bởi một loài chim lớn sống trên bờ. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Sự kiện có xu hướng xảy ra sau đó là

Xem đáp án

Chọn C

Tỉ lệ cá có kiểu hình đốm trắng tăng dần vì để thích nghi với môi trường tránh sự phát hiện của những con chim lớn sống ở đó (trước nền cát màu nâu thì những con đốm trắng sẽ dễ bị phát hiện , sau khi rải 1 lớp sỏi làm mặt hồ trở nên có đốm trắng thì ngược lại cá nâu sẽ dễ bị phát hiện hơn).


Câu 20:

Ý có nội dung không phải là nguyên nhân làm cho quần thể bị suy thoái dẫn đến diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu là

Xem đáp án

Chọn B

Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để phát triển.

Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong là do:

+ Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị suy giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

+ Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với các cá thể cái ít.

+ Sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

Ý không phải nguyên nhân làm quần thể suy thoái → diệt vong là B


Câu 21:

Nói hoạt động của cơ tim tuân theo quy luật "tất cả hoặc không có gì" nghĩa là:

Xem đáp án

Chọn C

Cơ tim hoạt động theo qui luật tất cả hoặc không có gì. Tức là:

- Khi kích thích cường độ dưới ngưỡng cơ tim hoàn toàn không co bóp.

- Khi kích thích cường độ ngưỡng hoặc trên ngưỡng cơ tim co bóp tối đa


Câu 22:

Cho sơ đồ về giới hạn sinh thái của 3 loài sinh vật và một số nhận xét như sau:

 

I. Loài 3 được xem là loài ưa nhiệt, đồng thời là loài hẹp nhiệt nhất trong 3 loài.

II. Loài 2 thường có vùng phân bố rộng nhất trong 3 loài.

III. Sự cạnh tranh giữa loài 1 và loài 2 diễn ra mạnh hơn so với giữa loài 2 và loài 3 do có sự trùng lặp ổ sinh thái nhiều hơn.

IV. Khi nhiệt độ xuống dưới 10°C thì chỉ có một loài có khả năng sổng sót.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn B

I Loài 3 được xem là loài ưa nhiệt, đồng thời là loài hẹp nhiệt nhất trong 3 loài: đúng.

Do loài 3 thích nghi ở nhiệt độ cao nên gọi là loài ưa nhiệt, nhưng giới hạn về nhiệt độ của loài 3 hẹp nhiệt nhất.

II  Loài 2 thường có vùng phân bố rộng nhất trong 3 loài: đúng.

Do giới hạn về nhiệt độ của loài 2 là rộng nhất.

III Sự cạnh tranh giữa loài 1 và loài 2 diễn ra mạnh hơn so với giữa loài 2 và loài 3 do có sự trùng lặp ổ sinh thái nhiều hơn: đúng, sự trùng lặp ổ sinh thái càng nhiều thì sự cạnh tranh càng khốc liệt.

IV  Khi nhiệt độ xuống dưới 10oC thì chỉ có một loài có khả năng sống sót: đúng, khi nhiệt độ xuống dưới 10oC thì chỉ loài 1 mới có khả năng sống sót.

Vậy cả 4 ý đều đúng.


Câu 23:

Tế bào lông hút của rễ cây có bao nhiêu đặc điểm sau đây?

I. Thành tế bào dày.

II. Không thấm cutin.

III. Có không bào lớn nằm ở trung tâm.

IV. Có áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của hệ rễ mạnh.

Xem đáp án

Chọn C

Tế bào lông hút có chức năng hút nước và các chất khoáng cho cây, do đó cấu tạo của nó cũng phù hợp cho các chức năng này.

+ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin để dễ dàng cho các chất đi vào trong.

+ Không bào lớn ở trung tâm và hoạt động hô hấp mạnh tạo nên áp suất thẩm thấu cao giúp cho quá trình hút nước dễ dàng.

Vậy nội dung II, III, IV đúng.


Câu 24:

Ở người, xét các bệnh và hội chứng sau đây :

I. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

II. Bệnh phêninkêto niệu.

III. Hội chứng Đao.

IV. Bệnh mù màu đỏ và màu lục.

Có mấy bệnh, hội chứng liên quan đến đột biến gen là

Xem đáp án

Chọn D

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm và phêninkêto niệu do đột biến gen lặn nằm trên NST thường.

Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở NST số 21.

Bệnh mù màu đỏ và màu lục do gen đột biến lặn nằm trên NST giới tính.

Vậy có 3 nội dung đúng.


Câu 25:

Cho cây cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp, quả đỏ, F1 thu được toàn là cà chua thân cao, quả đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2: 718 cây cao, quả đỏ : 241 cây cao, quả vàng : 236 cây thấp, quả đỏ : 80 cây thấp, quả vàng. Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau:

I. F1 có kiểu gen dị hợp về hai cặp tính trạng.

II. Để ngay F1 có sự phân tính về 2 tính trạng theo tỉ lệ 3:3:1:1 thì P có thể xảy ra 2 trường hợp về kiểu gen.

III. Để ngay F1 có sự phân tính về 2 tính trạng theo tỉ lệ 3:3:1:1 thì có thể xảy ra 7 phép lai ở P.

IV. Để ngay F1 có sự phân tính về 2 tính trạng theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì có thể xảy ra 3 phép lai ở P.

Xem đáp án

Chọn B

P tương phản về 2 cặp tính trạng, F1 đồng nhất => P thuần chủng, F1 dị hợp về 2 cặp tính trạng.

Nội dung 1 đúng.

Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2:

Thân cao : thân thấp = (718 + 241) : (236 + 80) = 3 : 1.

Quả đỏ : quả vàng = (718 + 236) : ( 241 + 80) = 3 : 1.

Tỉ lẹ phân li chung là: 718 : 236 : 241 : 80 = 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1) x (3 : 1).

Hai tính trạng này di truyền theo quy luật phân li độc lập, trội lặn hoàn toàn.

Nội dung 2 đúng, 3 sai. 3 : 3 : 1 : 1 = (3 : 1) x (1 : 1) => P: AaBb x aaBb hoặc AaBb x Aabb.

Nội dung 4 sai. 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1) x (1 : 1) => P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb.

Có 2 nội dung đúng.


Câu 26:

Cho các kiểu quan hệ:

I. Quan hệ hỗ trợ.

II. Quan hệ cạnh tranh khác loài.

III. Quan hệ hỗ trợ hợp tác.

IV. Quan hệ cạnh tranh cùng loài.

Có bao nhiêu mối quan hệ thể hiện mối quan hệ sinh thái trong quần thể?

Xem đáp án

Chọn C

Các mối quan hệ thể hiện mối quan hệ sinh thái trong quần thể là quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh cùng loài.

Các mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, quan hệ hỗ trợ hợp tác, quan hệ cạnh tranh khác loài là các mối quan hệ trong quần xã, quần thể chỉ gồm một loài nên không có các mối quan hệ này.


Câu 27:

Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:

I. Tật dính ngón tay số 2 và 3.

II. Hội chứng đao.

III. Bệnh bạch tạng.

IV. Hội chứng claiphento.

Có bao nhiêu thể đột biến có nguyên nhân do đột biến nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Chọn A

Tật dính ngón tay số 2 và số 3 do gen lặn nằm trên NST giới tính Y.

Hội chứng Đao do đột biến số lượng NST, có 3 NST ở cặp số 21.

Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường.

Hội chứng Claiphento do đột biến số lượng NST ở NST giới tính (XXY).


Câu 29:

Xét một locus với alen trội B có X = G = 900, T = A = 600. Alen lặn b có G = X = 450 và T = A = 1050. F1 có kiểu gen là Bb được tự thụ phấn thu được F2 có hợp tử chứa 2250A, nhận xét nào dưới đây là không đúng khi nói về quá trình giảm phân ở F1?

Xem đáp án

Chọn A

Xét một locus với alen trội B có X = G = 900, T = A = 600. Alen lặn b có G = X = 450 và T = A = 1050.

F1 Bb ttp với Bb F2 chứa 2250A = 600 x 2 + 1050

Vậy Cơ thể của F2 phải là BBb (thể 2n+1)

Quá trình giảm phân ở F1 sẽ xảy ra giảm phân không bình thường ở một trong 2 cơ thể, kết hợp với G bình thường của cơ thể  còn lại

BBb = Bb x B hoặc BB x b

Quá trình giảm phân I không bình thường dẫn đến hình thành G Bb

Quá trình giảm phân II không bình thường dẫn đến hình thành G BB và bb

Đáp án không đúng để tạo G BBb là sự kết hợp của G bình thường của bố và mẹ


Câu 31:

Cho ba lưới thức ăn ở ba quần xã sau:

 

Cho các nhận định về các lưới thức ăn trên như sau:

I. Trong các lưới thức ăn trên, có 3 chuỗi thức ăn có 5 bậc dinh dưỡng.

II. Nếu loài L di cư sang quần xã II thì số lượng loài H tăng lên.

III. Loài D có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 1, cũng có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2.

IV. Loài N là động vật ăn thịt đầu bảng.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án

Chọn A

Nội dung I sai. Chỉ có 2 chuỗi thức ăn có 5 mắt xích.

Nội dung II sai. Nếu loài L di cư sang quần xã II, loài L ăn loài A làm giảm số lượng loài A, loài B sử dụng loài A làm thức ăn dẫn đến làm giảm loài B, loài B giảm nên giảm cung cấp thức ăn cho loài H dẫn đến giảm số lượng loài H.

Nội dung III đúng. Ở quần xã I loài D là sinh vật tiêu thụ bậc 1, ở quần xã III loài D là sinh vật tiêu thụ bậc 2.

Nội dung IV sai. Ở quần xã II loài K mới là động vật ăn thịt đầu bảng


Câu 32:

Ở 1 loài chim, 2 tính trạng chiều cao chân và độ dài lông được chi phối bởi hiện tượng 1 gen quy định 1 tính trạng. Giả sử: A: chân cao, a: chân thấp, B: đuôi dài, b: đuôi ngắn.

Cho chim thuần chủng chân cao, lông đuôi dài lai với chim thuần chủng chân thấp lông đuôi ngắn. F1 thu được đồng loạt chân cao, lông đuôi dài.

Cho chim mái F1 lai với chim trống chân thấp, lông đuôi ngắn được:

25% trống chân cao, đuôi dài;

 25% trống chân thấp, đuôi dài

25% mái chân cao, đuôi ngắn;

25%mái chân thấp, đuôi ngắn

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:

I. Tính trạng chiều cao chân và tính trạng hình dạng đuôi cùng nằm trên 1 cặp NST.

II. Có xảy ra hiện tượng hoán vị gen với tần số 25%.

III. Chim mái F1 có kiểu gen AaXBXb.

IV. Khi cho chim trống F1 lai với mái chưa biết kiểu gen được tỷ lệ sau: 37,5% chân cao, đuôi dài : 37,5% chân cao, đuôi ngắn : 12,5% chân thấp, đuôi dài: 12,5% chân thấp, đuôi ngắn thì chim mái F1 có kiểu gen AaXbY

Xem đáp án

Chọn A

P thuần chủng tương phản 2 cặp tính trạng lai với nhau thì Fcó kiểu gen dị hợp tử tất cả các cặp gen.

Ta thấy tính trạng độ dài đuôi phân li không đều ở 2 giới, con trống toàn đuôi dài, con mái toàn đuôi ngắn nên tính trạng này do gen nằm trên NST X quy định, không gen tương ứng trên Y.

Mặt khác, chim mái F1 lai phân tích tạo ra 4 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau => Chim mái F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.

Ở chim, con mái có cặp NST giới tính là XY. Tính trạng độ dài đuôi do gen nằm trên NST X quy định, không gen tương ứng trên Y nên trên cặp NST này không thể xảy ra trao đổi chéo. Do đó, để tạo ra được 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau thì gen quy định tính trạng độ cao chân nằm trên cặp NST thường.

Nội dung I, II sai.

Chim mái Fdị hợp tất cả các cặp gen sẽ có kiểu gen là AaXBY => Nội dung III sai.

Xét nội dung 4 ta có:

Chim trống Fcó kiểu gen là AaXBXb.

Xét riêng từng cặp tính trạng:

Thân cao : thân thấp = 3 : 1 => Chim mái có kiểu gen về tính trạng này là Aa.

Đuôi dài : đuôi ngắn = 1 : 1 => Chim mái có kiểu gen về tính trạng này là XbY.

Vậy kiểu gen của chim mái đem lai là AaXbY.

Có 1 nội dung đúng.


Câu 34:

Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen quy định. Alen quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen quy định lông xám và alen quy định lông trắng; alen quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen quy định lông trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con lông đen; 24% con lông xám; 1% con lông trắng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?


Câu 35:

Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến gen?

I. Ở vi khuẩn, đột biến gen lặn có hại không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.

II. Cơ thể mang đột biến gen trội sẽ luôn luôn biểu hiện thành thể đột biến.

III. Đột biến gen vẫn có thể phát sinh trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến.

IV. Đột biến gen không làm thay đổi nhóm gen liên kết trên một nhiễm sắc thể.

Xem đáp án

Chọn B

Nội dung I sai. Gen ở vi khuẩn không tồn tại thành từng cặp alen nên đột biến sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình, do đó đột biến lặn cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn.

Nội dung II sai. Nếu đột biến trội là đột biến giao tử thì cũng không biểu hiện ở cơ thể mang đột biến mà biểu hiện ở thế hệ sau.

Nội dung III đúng. Đột biến gen có thể xảy ra ngay cả khi không có tác nhân gây đột biến, xảy ra do sự bắt cặp nhầm ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.

Nội dung IV đúng.


Câu 36:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa đỏ (P), ở thế hệ F1 thu được kiểu hình gồm 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các trường hợp tỉ lệ phân li kiểu gen dưới đây, có bao nhiêu trường hợp thỏa mãn F1?

I. 1: 2: 1.

II. 1: 1: 1: 1.

III. 1: 1: 1: 1:2:2.

IV. 3: 3: 1: 1.

Xem đáp án

Chọn A

Cây hoa đỏ lai với cây hoa đỏ cho ra tỉ lệ kiểu hình 3 đỏ : 1 trắng thì có thể xảy ra các trường hợp sau:

+ Tính trạng do một cặp gen quy định, trội hoàn toàn, A - hoa đỏ, a - hoa trắng. Hai cây hoa đỏ P có kiểu gen Aa. Tỉ lệ phân li kiểu gen trong trường hợp này là: 1 : 2 : 1.

+ Tính trạng do 2 cặp gen quy định, tương tác bổ sung kiểu 9 : 7. A_B_ hoa trắng; aaB_, A_bb, aabb hoa đỏ. P: Aabb × aaBb. Tỉ lệ phân li kiểu gen trong trường hợp này là 1 : 1 : 1 : 1.

+ Tính trạng do 2 cặp gen quy định, tương tác át chế 13 : 3. A_B_ ,aaB_, aabb - hoa đỏ; A_bb - hoa trắng. P: AABb × AaBb. Tỉ lệ phân li kiểu gen trong trường hợp này là 3 : 3 : 1 : 1.

Vậy có 3 nội dung đúng.


Câu 37:

Ở phép lai ♂AaBbDdEe × ♀AabbddEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 20% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Chọn A

 - Cơ thể đực có 20% số tế bào có đột biến nên giao tử đực đột biến có tỉ lệ = 0,2.

→ Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,2 = 0,8.

- Cơ thể cái có 10% số tế bào có đột biến nên giao tử đực đột biến có tỉ lệ = 0,1.

→ Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,1 = 0,9.

- Hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 0,8 × 0,9 = 0,72.

→ Hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,72 = 0,28 = 28% 


Câu 39:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định.

 

Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Các nhận định nào sau đây không chính xác với phả hệ trên?

I. Gen gây bệnh là gen lặn nằm trên cặp NST số 23.

II. Thế hệ thứ II có 3 người chưa biết rõ kiểu gen là 7, 10, 11.

III. Cặp vợ chồng 15, 16 có khả năng sinh con gái bị bệnh.

IV. Số người nhiều nhất có cùng một kiểu gen là 5 (không tính những người chưa rõ KG)

Xem đáp án

Chọn B

Ta thấy bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ, người con gái II.5 bị bệnh nhưng bố không bị bệnh => Bệnh do gen nằm trên NST thường quy định.

Ở người, NST số 23 là NST giới tính => Nội dung I sai.

Bố mẹ không bị bệnh sinh ra con bị bệnh nên bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

Quy ước kiểu gen: A – bình thường, a – bị bệnh.

Cặp vợ chồng I.1 và I.2 đều không bị bệnh nhưng sinh ra con bị bệnh nên cặp vợ chồng này có kiểu gen dị hợp tử là Aa. Người con II.7 và II.8 được sinh ra từ cặp vợ chồng này và không bị bệnh nên có thể có kiểu gen AA hoặc Aa.

Cặp vợ chồng I.3 và I.4 đều không bị bệnh nhưng sinh ra con bị bệnh nên cặp vợ chồng này có kiểu gen dị hợp tử là Aa. Người con 9, 10, 11  được sinh ra từ cặp vợ chồng này và không bị bệnh nên có thể có kiểu gen AA hoặc Aa.

Tuy nhiên cặp vợ chồng I.8 và I.9 đều không bị bệnh nhưng sinh ra con bị bệnh nên cặp vợ chồng này có kiểu gen dị hợp tử là Aa.

Những người bị bệnh chắc chắn có kiểu gen là aa.

Vậy chỉ có 3 người là người 7, 10, 11 là chưa biết kiểu gen.

Nội dung II đúng.

Cặp vợ chồng I.8 và I.9 đều không bị bệnh nhưng sinh ra con bị bệnh nên cặp vợ chồng này có kiểu gen dị hợp tử là Aa. Người con II.15 được sinh ra từ cặp vợ chồng này và không bị bệnh nên có thể có kiểu gen 1/3AA : 2/3Aa.

Người chồng III.16 bị bệnh nên có kiểu gen aa.

Nếu người vợ 15 có kiểu gen Aa lấy người chồng 16 có kiểu gen aa thì có thể sinh con gái bị bệnh => Nội dung III đúng.

Nội dung IV sai. Người 1, 2, 3, 4, 8, 9 đều không bị bệnh nhưng sinh con bị bệnh nên có kiểu gen là Aa.

Có 2 nội dung đúng.


Câu 40:

Cây đậu lai F1 mang kiểu hình hoa tím - hạt phấn dài tương ứng với sự có mặt của hai cặp gen dị hợp trên NST tương đồng. Giả sử có 1000 tế bào sinh giao tử trải qua giảm phân để phát sinh hạt phấn, trong đó có 100 tế bào xảy ra hoán vị gen. Cây F1 đuợc dùng làm trong phép lai phân tích để cho thế hệ lai. Biết rằng tất cả hạt phấn sinh ra đều tham gia thụ tinh và hoa tím (A) trội hoàn toàn so với hoa đỏ (a), hạt phấn dài (B) trội hoàn toàn so với hạt phấn tròn (b).

Cho các nhận định sau:

I. Trong quần thể trên có tối đa 9 kiểu gen về hai tính trạng đang xét.

II. Có xảy ra hiện tượng hoán vị gen với tần số 10%.

III. Kiểu gen F1 có thể là AB/ab hoặc Ab/aB

IV. F1 lai phân tích, thế hệ lai thu được tỉ lệ kiểu hình 47,5% hoa tím, hạt phấn dài : 47,5% hoa đỏ,hạt phấn tròn : 2,5% hoa tím, hạt phấn tròn: 2,5% hoa đỏ, hạt phấn tròn.

Số nhận định có nội dung đúng là

Xem đáp án

Chọn A

Nội dung I sai. Tất cả sẽ tạo ra 4 loại giao tử là ABabAbaB nên số kiểu gen tạo trong quần thể về 2 tính trạng đang xét là: 10 

Tổng số giao tử được tạo ra là: 1000 x 4 = 4000.

Tổng số giao tử hoán vị là: 100 x 2 = 200.

Tần số hoán vị gen là: 200 : 4000 = 5% => Nội dung II sai.

Nội dung III đúng.

Nội dung IV sai. F1 có 2 trường hợp dị hợp tử đều và dị hợp tử chéo, mỗi trường hợp sẽ cho ra tỉ lệ kiểu hình khác nhau nên không khẳng định được tỉ lệ.

Vậy chỉ có nội dung 3 đúng.


Bắt đầu thi ngay