IMG-LOGO

Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải có đáp án (Đề số 18)

  • 16362 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin, là bằng chứng chứng minh:

Xem đáp án

Đáp án C

 Bằng chứng sinh học phân tử: sự thống nhất và cấu tạo và chức năng của AND, protein, mã di truyền của các loài sinh vật, các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự, tỷ lệ các axitamin và các nucleotit càng giống nhau và ngược lại.

Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung 1 loại mã di truyền , đều dùng cùng 20 axit amin để cấu tạo nên protein . Đây là bằng chứng chứng tỏ các loài sinh vật hiện nay đã được tiến hóa từ một nguồn gốc


Câu 2:

Ở người, tính trạng tật dính ngón 2 và 3 có đặc điểm di truyền 

Xem đáp án

Đáp án B

Ở người tật dính ngón tay số 2 và số 3 là do gen quy định nằm trên NST giới tính Y, di truyền theo quy luật truyền thẳng: bố truyền cho con trai


Câu 3:

Quá trình tiến hóa của sự sổng trên Trái Đất cỏ thể chia thành các giai đoạn

Xem đáp án

Đáp án D

Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành các giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiến sinh học và tiến hóa sinh học.

- Tiến hóa hóa học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ.

- Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các tế bào sơ khai (protobion).

- Tiến hóa sinh học là giai đoạn tiến hóa từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến hóa


Câu 5:

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là

Xem đáp án

Đáp án B

Quá trình phiên mã là quá trình truyền thông tin di truyền tử ADN mạch kép sang ARN mạch đơn.

ADN gồm có 4 nucleotide là A, T, G, X; còn ARN gồm 4 ribonucleotide là A, U, G, X.

Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.Nucleotide trên mạch gốc của ADN sẽ liên kết với ribonucleotide trong môi trường nội bào để tạo thành ARN: A - U, G - X, X - G, T - A.


Câu 6:

Một cơ thể dị hợp 2 cặp gen, khi giảm phân tạo giao tử BD = 5%, kiểu gen của cơ thể và tần số hoán vị gen là

Xem đáp án

Đáp án B

 Giao tử hoán vị có tần số < 25%

→ BD là giao tử hoán vị => dị hợp chéo

→ tần số hoán vị gen = 5%.2=10%


Câu 7:

Tuổi thọ sinh thái được tính

Xem đáp án

Đáp án B

Mỗi quần thể đặc trưng cấu trúc các nhóm tuổi riêng: tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản, tuổi sau sinh sản.

Thành phần nhóm tuổi thay đổi từng loài và điều kiện sống của môi trường.

+ Tuổi sinh lí là thời gian sống theo lý thuyết

+ Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế từ khi cá thể sinh ra cho tới khi chết vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

+ Tuổi quần thể là tuổi thọ bình quân của các cá thể trong quần thể


Câu 8:

Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu

Xem đáp án

Đáp án B

 Ở hệ tuần hoàn kín, máu từ tim à động mạch à mao mạch (máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch) à tĩnh mạch à tim


Câu 9:

Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là

Xem đáp án

Đáp án C

Nhiễm sắc thể cấu tạo từ đơn vị cơ bản là nucleoxome. Mỗi nucleoxome cấu tạo từ đoạn ADN và Protein loại histon


Câu 10:

Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản di truyền phân li độc lập, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình ở F2 khi cho các cá thể F1 giao phối hoặc tự thụ phấn với nhau là

Xem đáp án

Đáp án C

P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản, di truyền độc lập. Tỷ lệ kiểu hình F2 khi F1 giao phối hoặc tự thụ phấn là: (3: 1)n


Câu 11:

Đột biến nhiễm sắc thể có các dạng cơ bản là

Xem đáp án

Đáp án D

Đột biến nhiễm sắc thể là đột biến liên quan tới NST, gồm các dạng là: đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST.

+ Đột biến cấu trúc NST: những biến đổi trong cấu trúc của NST, gồm các dạng như: mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn.

+ Đột biến số lượng NST gồm các dạng là: đột biến lệch bội (chỉ liên quan tới một hoặc một số cặp NST) và đột biến đa bội (liên quan tới toàn bộ bộ NST).


Câu 12:

Cây hấp thụ Kali ở dạng

Xem đáp án

Đáp án B

Cây hấp thụ Kali ở dạng K+.


Câu 13:

Khi tiến hành lai tế bào thực vật bước đầu tiên được các nhà khoa học thực hiện là

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 15:

Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền dạng: p2AA + 2 pq Aa + q2 aa = 1, p(A) + q(a) =1. Đây là quần thể

Xem đáp án

Đáp án C

Quần thể có cấu trúc di truyền dạng p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1

và p(A) + q (a) = 1

Quần thể này đang đạt trạng thái cân bằng Hacdi - Vanbec, Tần số alen và thành phần kiểu gen sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác


Câu 16:

Con người đã có cố gắng quan trọng trong việc “cải tạo” khí hậu là

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 17:

Bộ ba mã sao 5' GXA 3' có bộ ba đối mã tương ứng là 

Xem đáp án

Đáp án D

Bộ ba mã sao (codon) trên mARN, bộ ba đối mã (anti codon) trên tARN, các nucleotide này cũng gắn tạm thời theo nguyên tắc bổ sung A - U, T - A, G - X, X- G. Bộ ba mã sao 5' GXA 3' có bộ ba đối mã tương ứng trên tARN là 3' XGU 5'


Câu 18:

Ở cà chua, gen A quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả màu vàng. Cây cà chua tứ bội quả đỏ (P) tự thụ phấn sinh ra F1 có cả quả đỏ và quả vàng. Kiểu gen của P có thể là

Xem đáp án

Đáp án C

Ở cà chua, gen A quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả màu vàng.

Cây cà chua tứ bội quả đỏ, thụ phấn sinh ra cả quả đỏ quả vàng (aaaa) → bố mẹ tạo giao tử aa.

Loại đáp án A, B, D.


Câu 19:

Đốtđơ đã làm thí nghiêm: chia một quần thể ruồi giấm thành 2 loại và nuôi bằng 2 môi trường khác nhau chứa tinh bột và chứa đường mantôzơ. Sau đỏ bà cho hai loại ruồi sống chung và nhận thấy “ruồi mantôzơ” không thích giao phối với “ruồi tinh bột”. Giữa chúng đã có sự cách li sinh sản, đây là thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài mới bằng con đường:

Xem đáp án

Đáp án A

Đốtđơ đã làm thí nghiệm: chia một quần thể ruồi giấm thành 2 loại và nuôi bằng 2 môi trường khác nhau chứa tinh bột và chứa đường mantôzơ. Sau đó bà cho hai loại ruồi sống chung và nhận thấy “ ruồi mantôzơ” không thích giao phối với “ruồi tinh bột”. Giữa chúng đã có sự cách li sinh sản, đây là thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lý.

Sự cách li về mặt địa lí (sống ở trong các lọ khác nhau) và sự khác biệt về điều kiện môi trường sống (tinh bột và đường mantozo) đã làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối dẫn đến cách li sinh sản giữa 2 quần thể ruồi


Câu 20:

Ý có nội dung không phải là nguyên nhân làm cho quần thể bị suy thoái dẫn đển diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu là

Xem đáp án

Đáp án B

 Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để phát triển.

Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong là do:

+ sự hỗ trợ giữa các cá thể bị suy giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

+ khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với các cá thể cái ít.

+ sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

Ý không phải nguyên nhân làm quần thể suy thoái → diệt vong là B


Câu 22:

Cho các phát biểu sau đây về giới hạn sinh thái:

I. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

II. Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

III. Các cá thể trong cùng một loài đều có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái giống nhau.

IV. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái chính là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

I. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian: đúng.

II.  Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất: đúng.

III. Các cá thể trong cùng một loài đều có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái giống nhau: sai, ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của cá thể và ở các trạng thái sinh lí khác nhau có giới hạn sinh thái khác nhau.

IV. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái chính là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó: đúng


Câu 24:

Cho các hiện tượng sau:

I. Gen điều hòa của Opêron Lac bị đột biến dẫn tới prôtêin ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.

II. Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của Opêron Lac.

III. Vùng vận hành (vùng O) của Opêron Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với prôtêin ức chế.

IV. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza.

Trong các trường hợp trên, khi môi trường có đường lactozơ có bao nhiêu trường hợp Opêron Lac vẫn thực hiện phiên mã?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong cơ chế điều hòa Operol Lac: khi môi trường không có Lactozo, Protein ức chế sẽ bám vào vùng vận hành O làm ngăn cản quá trình phiên mã.

Tuy nhiên có một số trường hợp, khi không có đường Lactozo thì operol lac vẫn thực hiện phiên mã:

+ Gen điều hòa của Operol bị đột biến → protein ức chế bị biến đổi mất cấu trúc không gian → không gắn vào vùng O được.

+ Vùng vận hành (O) của operol Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không có khả năng gắn kết với protein ức chế → ARN pol vẫn trượt qua và phiên mã.

+ Vùng khởi động của gen điều hòa R bị đột biến → không có khả năng tổng hợp nên protein ức chế → không thể ngăn cản sự phiên mã


Câu 25:

Ở một loài, khi cho cây F1 có kiểu gen giống nhau lai với 3 cơ thể I, II, III có kiểu gen khác nhau, thu được kết quả F2 phân li như sau: 

Phép lai

Kiểu hình phân tính ở F2

Cây cao

Cây thấp

F1 x Cây thứ I

485

162

F1  x  Cây thứ II

235

703

F1  x  Cây thứ III

1235

742

Cho các phát biểu sau

I. Cây thứ ba chắc chắn có kiểu gen Aabb.

II. Tính trạng chiều cao thân có thể di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ.

III. F1 có thể có 3 trường hợp về kiểu gen.

Giả sử quy ước: A-B-: thấp; A-bb + aaB- + aabb: cao , F1 dị hợp 2 cặp gen thì

IV. Cây thứ hai có kiểu gen AaBB hoặc AABb.

Số phát biểu có nội dung đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có tỉ lệ phân li kiểu hình ở các phép lai:

F1 x Cây thứ I: 485 cây cao : 162 cây thấp  = 3 : 1.

F1 x Cây thứ II: 235 cây cao : 703 cây thấp  = 1 : 3.

F1 x Cây thứ III: 1235 cây cao : 742 cây thấp  = 5 : 3.

Xét phép lai với cây thứ 3:

Ta thấy tính trạng do nhiều gen quy định, di truyền theo quy luật tương tác.

Cây thấp = 3/8 = 3/4 x 1/2

Để tạo ra tỉ lệ này tính trạng di truyền theo quy luật tương tác át chế 13 : 3 hoặc tương tác bổ sung kiểu 9:7.

TH1: Cây đem lai sẽ là Aabb, cây F1 có kiểu gen là AaBb.

AaBb x Aabb tạo ra (3/4 x 1/2) A_bb = 3/8Aabb.

Vậy A_B_ ; aaB_; aabb quy định cây cao; Aabb quy định cây thấp.

TH2: Cây đem lai sẽ là AaBb, cây F1 có kiểu gen là Aabb hoặc aaBb.

AaBb x Aabb tạo ra (3/4 x 1/2) A_bb = 3/8Aabb.

AaBb x aaBb tạo ra (3/4 x 1/2) aaB_ = 3/8aaB_.

Vậy A_bb ; aaB_; aabb quy định cây cao; A_B_ quy định cây thấp.

Nội dung I sai, cây thứ 3 có 2 trường hợp về kiểu gen.

Nội dung II sai, tính trạng di truyền theo quy luật tương tác át chế hoặc tương tác bổ  sung.

Nội dung III đúng, TH1 Fcó 1 trường hợp về kiểu gen, TH2 Fcó 2 trường hợp về kiểu gen, vậy Fcó thể có 3 kiểu gen.

Nội dung IV đúng. AaBb x (AABb hoặc AaBB) tạo ra 3/4 A_B_ : 1/4 (aaB_ hoặc A_bb) = 3 cây thấp : 1 cây cao.

Có 2 nội dung đúng.


Câu 29:

Ba tế bào sinh dục có kiểu gen AAaa thực hiện quá trình giảm phân hình thành giao tử. Biết không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, trong các tỉ lệ giao tử dưới đây, có bao nhiêu tỉ lệ giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của ba tế bào trên?

I. 100% Aa.

II. 1 AA: 2 aa: 1 Aa.

III. 4 Aa: 1 AA: 1 aa.

IV. 50% Aa: 50% aa

Xem đáp án

Đáp án C

Tế bào AAaa giảm phân có thể xảy ra các trường hợp sau:

TH1: 100%Aa

TH2: 50%AA : 50%aa.

Nếu cả 3 tế bào đều giảm phân theo TH1 thì tạo ra 100% Aa. Nội dung 1 đúng.

Nếu cả 3 tế bào đều giảm phân theo TH2 thì tạo ra 50%AA : 50%aa. Nội dung 3 đúng

Nếu 2 tế bào giảm phân theo TH1, tế bào còn lại giảm phân theo TH2 thì tạo ra: 8Aa : 2AA : 2aa = 4Aa : 1AA : 1aa. Nội dung 4 đúng.

Nếu 2 tế bào giảm phân theo TH2, tế bào còn lại giảm phân theo TH1 thì tạo ra 4AA : 4aa : 4Aa = 1 AA : 1aa : 1Aa.  Nội dung 2 đúng

Vậy có 4 nội dung đúng.


Câu 32:

Ở một loài thú, sắc tố vàng của lông được tạo thành theo con đường chuyển hóa dưới đây. Biết rằng các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, alen lặn a và b quy định các enzim không có hoạt tính.

 

Cho giao phối con cái lông vàng với con đực lông trắng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 con cái lông vàng : 3 con cái lông trắng : 1 con đực lông vàng : 3 con đực lông trắng.

Cho các phát biểu sau:

I. Tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu 9:6:1.

II. Cả hai cặp gen quy định tính trạng màu sắc lông nằm trên 2 cặp NST thường.

III. Kiểu gen của p có thể là: AaXBXb×aaXbY

IV. Chọn ngẫu nhiên 1 cặp đực và cái ở F1 đều có lông trắng cho giao phối với nhau. Xác suất sinh ra một con có lông vàng ở F1 là 1/24. Số phát biểu có nội dung đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

Nhìn vào sơ đồ ta có quy ước kiểu gen:

A_B_ lông vàng. A_bb, aaB_, aabb lông trắng.

Nội dung I sai. Tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9 : 7.

Nội dung II đúng.

Nội dung III sai. Ta thấy tỉ lệ kiểu hình phân li đều ở cả 2 giới, 2 cặp gen quy định tính trạng này nằm trên 2 cặp NST thường.

Con lông vàng lai với lông trắng cho ra tỉ lệ 3 lông trắng : 1 lông vàng thì phép lai thỏa mãn là:

 AaBb x aabb.

Các con F1 có kiểu gen là: 1AaBb : 1aaBb : 1Aabb : 1aabb.

Con lông trắng Fgiao phối với nhau cho ra lông vàng thì phải là cặp Aabb x aaBb.

Xác suất để khi chọn ngẫu nhiên 1 cặp đực và cái ở F1  đều có lông trắng cho giao phối với nhau sinh ra con lông vàng là: 1/3 x 1/3 x 2 x 1/4 = 1/18. => Nội dung IV sai.

Vậy chỉ có 1 nội dung đúng


Câu 35:

Cho các hiện tượng sau:

I. Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.

II. Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

III. Vùng vận hành (vùng O) của Operon Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với protein ức chế.

IV. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza.

Khi không có đường Lactozo có bao nhiêu trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong cơ chế điều hòa Operol Lac: khi môi trường không có Lactozo, Protein ức chế sẽ bám vào vùng vận hành O làm ngăn cản quá trình phiên mã.

Tuy nhiên có một số trường hợp, khi không có đường Lactozo thì operol lac vẫn thực hiện phiên mã:

 + gen điều hòa của Operol bị đột biến → protein ức chế bị biến đổi mất cấu trúc không gian → k gắn vào vùng O được.

 + Vùng vận hành (O) của operol Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không có khả năng gắn kết với protein ức chế → ARN pol vẫn trượt qua và phiên mã.

 + Vùng khởi động của gen điều hòa R bị đột biến → không có khả năng tổng hợp nên protein ức chế → không thể ngăn cản sự phiên mã.

Vậy nội dung 1 và 3 đúng.


Câu 36:

Ở cà chua alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho hai cây quả đỏ dị hợp (P) lai với nhau thu được F1. Trong quá trình hình thành hạt phấn có 10% tế bào nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường. Các giao tử hình thành có khả năng thụ tinh như nhau. Theo lí thuyết, trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng?

I. Ở F1 thu được tỉ lệ kiểu gen là 1 : 1 : 9 : 18 : 9 : 1 : 1.

II. Trong số các cây quả đỏ Fl, cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 0,7241.

III. Ở F1 có 5 kiểu gen đột biến.

IV. Cho các cây lưỡng bội F1 giao phấn với nhau đời con thu được cây quả vàng chiếm tỉ lệ 25%

Xem đáp án

Đáp án A

Quy ước: A: đỏ, a: vàng.

P: Aa x Aa

Trong quá trình hình thành hạt phấn có 10% tế bào nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường → 5%Aa : 5%O, còn lại 90% Aa giảm phân cho giao tử bình thường: 45%A : 45%a →  cơ thể bố có thể tạo ra các giao tử: 5%Aa : 5%O : 45%A : 45%a

Cơ thể mẹ giảm phân bình thường cho giao tử 50%A : 50%a.

Ta có: P: (5%Aa : 5%O : 45%A : 45%a) x (50%A : 50%a) → 22,5%AA : 45%Aa : 22,5%aa : 2,5%AAa : 2,5%Aaa : 2,5%A : 2,5%a hay 9AA : 18Aa : 9aa : 1AAa : 1Aaa : 1A : 1a.

Xét các phát biểu của đề bài:

I đúng.

II sai vì tỉ lệ cây quả đỏ F1 thu được là: 100% - cây quả vàng = 100% - (22,5%aa + 2,5%a) = 75%

Tỉ lệ cây quả đỏ dị hợp = tỉ lệ cây quả đỏ - tỉ lệ cây quả đỏ đồng hợp = 75% - (22,5%AA + 2,5%A) = 50%

→ Trong số các cây quả đỏ F1, cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ: 50% : 75%= 66,67%

III sai vì ở F1 có 4 kiểu gen bị đột biến là AAa, Aaa, A, a.

IV đúng. Cây lưỡng bội F1 có kiểu gen: 22,25%AA : 45%Aa : 22,5%aa hay 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa, giao phấn với nhau.

1/4 AA giảm phân cho 1/4A; 2/4Aa giảm phân cho 1/4A : 1/4a; 1/4aa giảm phân cho 1/4a

Vậy tỉ lệ giao tử sinh ra từ các cây lưỡng bội F1 là: 1/2A : 1/2a.

Cho các cây lưỡng bội F1 giao phấn với nhau đời con thu được cây quả vàng chiếm tỉ lệ: 1/2a . 1/2a =25%


Câu 39:

 

Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Biết rằng không có các đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh con trai đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 - III.13 trong phả hệ này là

Xem đáp án

Đáp án A

Nhìn vào sơ đồ phả hệ ta thấy, bố mẹ bình thường sinh ra con gái bị bệnh => Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

Quy ước: A – bình thường, a – bị bệnh.

Cặp bố mẹ II.6 và II.7 đều không bị bệnh sinh ra con III.11 bị bệnh => Cặp bố mẹ này đều có kiểu gen dị hợp tử là Aa => Người con III.12 không bị bệnh có kiểu gen là 1/3AA : 2/3Aa.

Cặp bố mẹ II.8 và II.9 đều không bị bệnh sinh ra con III.14 bị bệnh => Cặp bố mẹ này đều có kiểu gen dị hợp tử là Aa => Người con III.13 không bị bệnh có kiểu gen là 1/3AA : 2/3Aa.

Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 và III.13 là: 2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9.

Xác suất sinh con không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 và III.13 là: 1 – 1/9 = 8/9.

Xác suất sinh con trai không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 và III.13 là: 8/9 x 1/2 = 4/9.


Câu 40:

Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Thực hiện phép lai P: Ab/ab De/de HhGg x AB/Ab dE/de Hhgg. Biết không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, trong các nhận xét dưới đây có bao nhiêu nhận xét đúng?

I. Ở thế hệ F1, có tối đa 32 loại kiểu hình khác nhau.

II. Các cá thể có kiểu gen dị hợp về tất cả các kiểu gen thu được ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 1/128.

III. Các cá thể có kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng thu được ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 1/32.

IV. Các cá thể có kiểu gen Ab/ab De/de HhGg thu được ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 1/64

Xem đáp án

Đáp án C

Thực hiện phép lai Ab//ab De//de HhGh x AB//Ab dE//de Hhgg.

Thế hệ F1 có số KH tối đa = 4 x 2 x 2 x 2 = 32 à I đúng.

dị hợp về tất cả các kg có thể có (không có tần số hoán vị gen - coi như tất cả các gen đều liên kết hoàn toàn) = AB//ab x De//dE x Hh x Gg = 0,5x 0,5 x 0,5 x 0,5 x 0,5 x 0,5 = 1/64 à II sai

Cá thể có kiểu gen lặn tất cả các tính trạng là: ab//ab x de//de x hh x gg = 0 x (0,5)3 x 0,25 = 0 à III sai.

Cá thể có kiểu gen Ab//ab De//de  x  HhGg = 0,56 = 1/64 à IV đúng


Bắt đầu thi ngay