IMG-LOGO

Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải có đáp án (Đề số 06)

  • 16621 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cánh sâu bọ và cánh dơi, mang cá và mang tôm, chân chuột và chân dế chũi... là các ví dụ về cơ quan

Xem đáp án

Chọn A

Cánh sâu bọ và cánh dơi, mang cá và mang tôm, chân chuột và chân dế chũi là những ví dụ về cơ quan tương tự.

Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện những chức năng như nhau nên chúng có cấu tạo tương tự.


Câu 2:

Kiểu gen của cá chép kính là Aa, cá chép vảy là aa, kiểu gen đồng hợp trội AA làm trứng không nở. Phép lại giữa các cá chép kính sẽ làm xuất hiện tỉ lệ kiểu hình:

Xem đáp án

Chọn C

Phép lai giữa các cá chép kình(Aa): Aa x Aa → 1AA : 2Aa : 1aa.

Do AA làm trứng không nở nên tỉ lệ kiểu hình là: 2 cá chép kình(Aa) : 1 cá chép vảy (aa).


Câu 3:

Tiến hoá lớn nghiên cứu về quá trình hình thành các đơn vị phân loại 

Xem đáp án

Chọn A

Tiến hóa lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài (họ, bộ , lớp..) diễn ra trong quy mô lớn , thời gian lịch sử dài.


Câu 5:

Phân tử ADN gồm 3000 nuclêôtít có số nuclêôtít T chiếm 20%. Số nuclêôtít mỗi loài trong phân tử ADN này là

Xem đáp án

Chọn A

Ta có: T = A = 20%. → A = T = 0,2 × 3000 = 600 nucleotide.

 Theo nguyên tắc bổ sung A = T; G = X → %G = %X = 30%.

Vậy số nucleotide trong phân tử DNA: G = X = 0,3 × 3000 = 900; A = T = 600.


Câu 6:

Ở một loài màu sắc hoa do hai cặp gen (Aa và Bb) không cùng lôcut cùng quy định. Trong đó, nếu có cả hai gen trội A và B hoa sẽ biểu hiện màu đỏ, nếu chỉ có 1 trong 2 alen trội hoặc không có alen trội nào thì cây hoa có màu trắng. Tính trạng màu sắc hoa đậu thơm di truyền theo quy luật

Xem đáp án

Chọn C

Màu sắc hoa do hai cặp (Aa và Bb) không cùng locut tương tác bổ sung hình thành nên. Nếu có A và B thì biểu hiện màu đỏ, nếu chỉ có 1 trong 2 alen trội hoặc không có alen nào → màu trắng .

Tính chất màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.


Câu 7:

Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái

Xem đáp án

Chọn B

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

+ Khoảng thuận lợi: khoảng nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất - chính là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sinh vật phát triển thuận lợi nhất


Câu 8:

Ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều vì

Xem đáp án

Chọn A 


Câu 9:

Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc dẫn tới sự biến đổi nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc dẫn tới sự biến đổi: Gen đột biến → ARN thông tin đột biến → Prôtêin đột biến


Câu 10:

Yếu tố nào qui định kiểu hình của một cá thể?

Xem đáp án

Chọn A

Kiểu hình của một cá thể quy định bởi kiểu gen + môi trường.
Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường → kiểu hình.


Câu 11:

Mỗi nhiễm sắc thể điển hình đều chứa các trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là tâm động. Tâm động có chức năng

Xem đáp án

Chọn C

Mỗi NST điển hình đều chứa các trình tự nucleotide đặc biệt gọi là tâm động.

Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào trong quá trình phân bào, giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.


Câu 12:

Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa:

Xem đáp án

Chọn B

Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa lá (nơi có áp suất thẩm thấu cao) và rễ (nơi có áp suất thẩm thấu thấp)


Câu 13:

Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước cơ bản có trình tự là

Xem đáp án

Chọn D

Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là:

+ Xử lý mẫu vật bằng các tác nhân gây đột biến, tùy liều lượng xác định và thời gian xử lí tối ưu.

+ Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn: dựa vào những đặc điểm nhận biết được để tách chúng ra khỏi nhóm các cá thể được xử lí đột biến.

+ Tạo dòng thuần: sau khi chọn lọc xong, chúng ta cho các cá thể sinh sản để nhân lên thành dòng thuần.


Câu 14:

Khi khảo sát về nhóm máu của một quần thể người có cấu trúc di truyền như sau:

0,25IAIA+ 0,21IAIO+0,09IBIB+ 0,12IBIO+ 0,3IAIB+ 0,041IOIO=1

Tần số tương đối của các alen IA,IB,IO  lần lượt là

Xem đáp án

Chọn A

Khảo sát nhóm máu của quần thể người có cấu trúc di truyền: → IOIO = 0,04 → IO= 0,2

IBIB = 0,09, IBIO = 0,12 , IOIO = 0,04 → IB = 0,3

IA = 1 - IB - IO = 1 - 0,3 - 0,2 = 0,5

Vậy tần số alen của quần thể là: p(IA) = 0,5; p(IB) = 0,3 , p(IO) = 0,2


Câu 15:

Khi một quần thể có sự phân bố kiểu gen trong quần thể là 0,5625 AA + 0,375 Aa + 0,0625 aa = 1, thì điều ta có thể khẳng định là

Xem đáp án

Chọn A

Quần thể có sự phân bố kiểu gen 0,5625 AA + 0,375 Aa + 0,0625 aa = 1

Tần số alen A = 0,5625 + 0,375:2 = 0,75

Tần số alen a = 0,25

Thế hệ sau : AA = 0,75^2 = 0,5625, Aa = 2 × 0,75 × 0,25 = 0,375, aa = 0,0625

Thế hệ sau sự phân bố kiểu gen trong quần thể không thay đổi : 0,5625AA + 0,375 Aa + 0,0625 aa =1

Quần thể này đạt trạng thái cân bằng di truyền.


Câu 16:

Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?

Xem đáp án

Chọn C

Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, lúc này nguồn sống của môi trường vẫn dồi dào, cung cấp đủ cho các cá thể trong quần thể. Tuy nhiên khi số lượng cá thể quá ít thì sự hỗ trợ giảm, khả năng gặp gỡ giữa con đực và con cái cũng giảm, giao phối gần dễ xảy ra do đó quần thể dễ rơi vào trạng thái suy vong.

Trong các đáp án trên, chỉ có đáp án C không phù hợp.


Câu 18:

Cho biết kết quả thí nghiêm của Mendel: P: hoa tím  x hoa trắng à F1: tím à F2: 3/4 tím và 1/4 trắng. Xác suất để một cây hoa tím chọn ngẫu nhiên từ F2 là dị hợp bằng bao nhiêu? Biết màu sắc hoa do một cặp gen quy định.

Xem đáp án

Chọn B

Hoa tím × hoa trắng → F1 : tím, F2 : 3/4 tím và 1/4 trắng → hoa tím là tính trạng trội so với hoa trắng.

Quy ước: A-hoa tím, a-hoa trắng.

Hoa tím F2 có: 1AA: 2Aa → tỷ lệ cây hoa tím F2 là dị hợp: 2/3 = 66.7%


Câu 19:

Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau:

I. Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

II. Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

III. Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

IV. Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Có bao nhiêu trường hợp trong các trường hợp trên, mà chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể?

Xem đáp án

Chọn D

Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1

→ tần số alen A = 0,5, a = 0,5

Xét trường hợp 1: Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường, khi đó quần thể có dạng: 0,25aa : 0,5Aa → 1/3aa : 2/3Aa → Tần số alen A = 2/3; a = 1/3 → trường hợp này đúng.

Trường hợp (2): Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường → khi đó quần thể có dạng: 0,25AA : 0,25aa → 05AA : 0,5aa → Tần số alen A = 0,5, a = 0,5 → tần số alen không thay đổi so với ban đầu.

Trường hợp (3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường → làm tương tự trường hợp 1 sẽ được tần số alen A = 2/3, tần số alen a = 1/3 → đúng.

Trường hợp (4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường → quần thể có dạng 0,5Aa hay 100%Aa → Tần số alen A = 0,5, a = 0,5 → tần số alen không thay đổi so với ban đầu.


Câu 20:

Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là

Xem đáp án

Chọn B

Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới


Câu 21:

Trong các phát biểu có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói đặc điểm tiêu hóa ở động vật?

I. Ruột non chỉ xảy ra quá trình hấp thụ thức ăn, không xảy ra quá trình tiêu hóa thức ăn.

II. Ruột non ở thú ăn thực vật dài hơn so với thú ăn thịt.

III. Ở thú ăn thịt, thức ăn là thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người.

IV. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào.

Xem đáp án

Chọn B

Nội dung I sai. Ở ruột non có cả quá trình tiêu hóa hóa học và cơ học, các enzim của ruột tiết ra giúp tiêu hóa thức ăn thành các đơn phân nhỏ nhất để hấp thu vào máu.

Nội dung II đúng. Nhìn chung ống tiêu hóa của thú ăn thực vật dài hơn thú ăn thịt.

Nội dung II đúng. Ở thú ăn thịt cũng như ở người, dạ dày là nơi co bóp nghiền nhỏ thức ăn, đồng thời tiết ra pepsin để phân cắt protein thành các chuỗi axit amin ngắn.

Nội dung IV sai. Ở các loài có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

Vậy có 2 nội dung đúng.


Câu 25:

Cho lai hai thứ lúa mì thân cao, hạt màu đỏ đậm vói lúa mì thân thấp, hạt màu trắng; thu được F1 100% thân cao, hạt màu hồng. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên, F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6,25% thân cao, hạt màu đỏ đậm : 25% thân cao, hạt màu đỏ vừa : 31,25% thân cao, hạt màu hồng : 12,5% thân cao, hạt màu hồng nhạt: 6,25% thân thấp, hạt màu hồng : 12,5% thân thấp, hạt màu hồng nhạt : 6,25% thân thấp, hạt màu trắng. Theo lí thuyết, trong các nhận xét sau đây có bao nhiêu nhận xét đúng?

I. Tính trạng màu sắc di truyền theo kiểu tưong tác cộng gộp.

II. Có 2 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hạt đỏ vừa.

III. Khi cho cây F1 lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình thu được là 1 : 1 : 1 : 1.

IV. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 6 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1.

Xem đáp án

Chọn D

Xét riêng từng cặp tính trạng: + cao: thấp = 3 : 1 = 4 tổ hợp

+ đỏ đậm : đỏ vừa : hồng : hồng nhạt : trắng = 1 : 4 : 6 :  4 : 1 = 16 tổ hợp

Quy ước: BBDD: Đỏ đậm; 2BbDD + 2BBDd: Đỏ vừa; 4AaBb + 1AAbb + 1aaBB: Hồng, 2aaBb + 2Aabb: hồng nhạt, 1aabb: trắng.

F1 xuất hiện toàn cao nên cao là trội hoàn toàn so với thấp. Quy ước: A: cao > a: thấp

Tính trạng màu sắc hạt do 2 cặp gen qui định tuân theo qui luật cộng gộp, mỗi alen trội có mặt làm cho hạt đậm hơn.

Tỉ lệ thực tế nhỏ hơn tỉ lệ lí thuyết → 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST → tích hợp di truyền liên kết và tương tác gen kiểu cộng gộp

Kiểu gen F1 đem lai là AB//ab Dd

F1 x F1 = (AB/ab x AB/ab) (Ddx Dd) → (1AB/AB : 2AB/ab : 1ab/ab).(1DD : 2Dd : 1dd)

Xét các phát biểu của đề bài:

I đúng.

II đúng. Thân cao, hạt đỏ vừa (A-BBDd hoặc A-BbDD), F2 có 2 kiểu gen: AB/ab DD và AB/AB Dd

III đúng. Khi cho cây Flai phân tích, ở Fa thu được tỉ lệ:

(AB/ab x ab/ab)(Dd x dd) = (1:1).(1:1) = 1:1:1:1.

IV sai vì F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là (1:2:1).(1:2:1) khác 6 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1.

→ Các phát biểu I, II, III đúng.


Câu 26:

Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

I. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới  

II. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.

III. Số lượng cây tràm ở rừng u Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố chảy rừng tháng 3 năm 2002.

IV. Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

Có bao nhiêu dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?

Xem đáp án

Chọn C

Biến động số lượng cá thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.

Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là II, IV.

Nội dung I không phải là biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì vì chỉ những năm nào có mùa đông xuống dưới 8oC thì số lượng bò sát mới giảm mạnh. Sự giảm mạnh nhiệt độ này không có tính chu kì, có năm trời rét đậm hơn những năm khác.

 Nội dung III không phải là biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì vì sự giảm số lượng của các cây tràm là do cháy rừng, đây chỉ là một sự cố xảy ra ngẫu nhiên, không có tính chu kì


Câu 29:

Cho một số thông tin sau:

I. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XY;

II. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X;

III. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XO;

IV. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen trên nhiễm sắc thể thường;

Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Số trường hợp biểu hiện ngay thành kiểu hình là:

Xem đáp án

Chọn D

Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Các trường hợp biểu hiện ngay thành kiểu hình là

I. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội → gen lặn, gen nằm trên vùng không tương đồng của X, không có alen tương ứng trên Y → giới có bộ NST giới tính là XY thì sẽ biểu hiện thành kiểu hình ngay vì giới dị giao tử chỉ có 1 alen trên X → biểu hiện tính trạng.

II. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X → gen nằm trên Y thì giới dị giao tử sẽ biểu hiện tính trạng, chỉ có 1 alen → đột biến cũng sẽ biểu hiện ngay thành kiểu hình.

III. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội → lặn, gen nằm trên X, loài có cơ chế xác định giới tính là XO → chỉ có 1 alen trên X nên cũng sẽ biểu hiện ngay thành kiểu hình.

IV. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên NST thường → chưa chắc đã biểu hiện ngay thành kiểu hình vì gen lặn chỉ biểu hiện kiểu hình khi gen ở trạng thái đồng hợp lặn.

Chỉ có trường hợp 4 là cơ thể không biểu hiện ngay thành kiểu hình.

Vậy số đáp án đúng là  I, II, III.


Câu 30:

Cho các phát biểu sau:

I. Các đột biến trội có lợi với môi trường sống được củng cố nhanh trong quần thể.

II. Đối với sự tiến hóa của một quần thể, đột biến gen là nhân tố tạo ra các alien thích nghi.

III. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

IV. Hiện tượng nhập cư có thể làm gia tăng tốc độ tiến hóa của một quần thể nhanh chóng.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn A

Nội dung I đúng. Các đột biến trội sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình. Nếu đây là những đột biến có lợi, các cá thể mang đột biến này sẽ phát triển và sinh sản tốt hơn, làm cho đột biết ngày càng được phát tán rộng trong quần thể qua quá trình sinh sản.

Nội dung II đúng. Đột biến tạo ra các alen mới, từ đó cung cấp alen thích nghi cho quá trình tiến hóa của quần thể.

Nội dung III đúng.

Nội dung IV đúng. Hiện tượng nhập cư có thể mang đến cho quần thể thêm một nguồn gen phong phú, làm thay đổi nhanh chóng cấu trúc di truyền của quần thể, do đó làm tăng tốc độ tiến hóa của quần thể.

Vậy có 4 nội dung đúng.


Câu 31:

Cho sơ đồ về lưới thức ăn sau:

 

Cho các nhận định sau:

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích.

II. Mối quan hệ giữa trăn và diều hâu là mối quan hệ cạnh tranh. 

III. Nếu số lượng thằn lằn giảm xuống thì không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa trăn và diều hâu vì diều hâu không ăn thằn lằn.

IV. Nếu số lượng sóc giảm xuống sẽ làm tăng số lượng cây thông.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án

Chọn A

Nội dung I đúng.

Nội dung II đúng. Trăn và diều hâu cùng ăn chim gõ kiến nên cạnh tranh với nhau.

Nội dung III sai. Dù diều hâu không ăn thằn lằn nhưng số lượng thằn lằn giảm xuống thì nguồn thức ăn của trăn bị giảm đi, trăn chỉ còn thức ăn là chim gõ kiến, diều hâu cũng ăn chim gõ kiến nên mối quan hệ cạnh tranh giữa hai loài sẽ căng thẳng hơn.

Nội dung IV sai. Nếu số lượng sóc giảm xuống, diều hâu sẽ tăng ăn chim gõ kiến làm giảm số lượng chim gõ kiến, dẫn đến tăng số lượng xén tóc. Xén tóc tăng ăn cây thông thì cây thông sẽ giảm xuống.


Câu 34:

Ở một quần thể thực vật sinh sản hữu tính, xét cấu trúc di truyền của một locus 2 alen trội lặn hoàn toàn là A và a có dạng 0,46AA + 0,28Aa + 0,26aa. Một học sinh đưa ra một số nhận xét về quần thể này như sau:

I. Có hiện tượng tự thụ phấn ở một số các cây trong quần thể.

II. Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ được gia tăng.

III. Quần thể này sẽ đạt cấu trúc cân bằng di truyền sau 3 thế hệ ngẫu phối.

IV. Tần số alen trội trong quần thể p = 0,6 và tần số alen lặn q = 0,4.

Số lượng các nhận xét đúng là:

Xem đáp án

Chọn C

Nội dung I sai. Chỉ có cấu trúc di truyền ở một thế hệ, không nhìn thấy sự biến đổi của nó qua các thể hệ nên không thể kết luận được có hiện tượng tự thụ phấn hay không.

Nội dung II sai. Không biết được kiểu giao phối giữa các cá thể trong quần thể nên không kết luận được hướng biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

Nội dung III đúng. Quần thể này sẽ đạt cấu trúc cân bằng di truyền sau 1 thế hệ ngẫu phối nên sau 3 thế hệ ngẫu phối thì nó cũng cân bằng.

Nội dung IV đúng.

Có 2 nội dung đúng.


Câu 35:

Cho các phát biểu sau:

I. Thực chất của đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi số luợng, thành phần và trật tự sắp xếp các gen trên NST.

II. Trong nguyên phân của tế bào 2n, nếu hai crômatit của một NST kép không phân li thì sẽ hình thành các tế bào con đột biến dạng thể không và thể bốn.

III. Hiện tượng tương tác gen chỉ xảy ra giữa các gen không alen.

IV. Một tính trạng được quy định bởi gen nằm trong ty thể thì kiểu hình của con luôn giống với kiểu hình của mẹ.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn B

Trong các phát biểu trên, phát biểu I, IV đúng.

II sai vì trong nguyên phân của tế bào 2n, nếu hai crômatit của một NST kép không phân li sẽ tạo 2 tế bào con dạng thể ba và thể một.

Ví dụ: AaBb → kì đầu (AAaaBBbb) → Kì sau: AAaBb↔aBb hoặc AaaBb↔ABb → kì cuối: AAaBb, aBb hoặc AaaBb, ABb

III sai vì hiện tượng tương tác gen có thể xảy ra giữa các gen alen: Các gen alen có thể tương tác với nhau theo trường hợp đồng trội, trội hoàn toàn, trội không hoàn toàn.

→ Có 2 phát biểu đúng


Câu 36:

Biết một gen quy định một tính trạng. Màu hoa đỏ là trội không hoàn toàn so với màu hoa trắng nên kiểu gen dị hợp cho màu hồng. Lai hai thứ cây thuần chủng hoa kép - màu trắng với hoa đơn - màu đỏ được F1. Cho F1 thụ phấn với nhau F2 có tỷ lệ phân li

42% cây hoa kép - màu hồng; 24% cây hoa kép - màu trắng; 16% cây hoa đơn - màu đỏ;

9% cây hoa kép - màu đỏ; 8% cây hoa đơn - màu hồng; 1% cây hoa đơn - màu trắng.

Kiểu gen của F1 và quy luật chi phối?

Xem đáp án

Chọn D

Lai hai cây thuần chủng tương phản → F1  dị hợp 2 cặp gen

F1 tự thụ được F2 → 6 kiểu hình với tỷ lệ khác nhau → có hoán vị gen

% đơn, trắng = 1% ( aabb) = 0,1 ab × 0,1 ab hoặc 0,2 ab × 0,5 ab

TH1: Hoán vị 1 bên: % aabb = 0,2 ab × 0,5 ab → tần số hoán vị = 40% → loại

TH2 : Hoán vị hai bên: %aabb = 0,1 ab × 0,1 ab → 0,1ab < 0,25 → dị hợp chéo → Ab/aB

Tần số hoán vị gen = 0,1 × 2 = 20%


Câu 38:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Kiểu gen có cả A và B thì quy định hoa tím; kiểu gen chỉ có A thì quy định hoa đỏ; chỉ có B thì quy định hoa vàng; kiểu gen đồng hợp lặn thì quy định hoa trắng; Tính trạng hình dạng quả do cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường khác quy định, trong đó DD quy định quả tròn, dd quy định quả dài, Dd quy định quả bầu dục. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 2 loại kiểu gen khác nhau quy định kiểu hình hoa vàng, quả tròn.

II. Cho các cây hoa đỏ, quả bầu dục giao phấn với nhau thì có tối đa 6 loại kiểu hình.

III. Nếu cho các cây hoa vàng, quả dài giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì có tối đa 3 sơ đồ lai.

IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ, quả tròn cho lai phân tích thì có thể thu được đời con có số cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm 50%.

Xem đáp án

Chọn B

Quy ước gen: A-B- quy định hoa tím; A-bb quy định hoa đỏ; aaB- quy định hoa vàng; aabb quy định hoa trắng; DD quy định quả tròn, Dd quy định quả bầu dục, dd quy định quả dài.

I đúng. Vì kí hiệu kiểu gen của cây hoa vàng là aaB- → Có 2 kiểu gen quy định hoa vàng; Kiểu hình quả tròn có 1 kiểu gen là DD → Có số KG = 2×1 = 2 kiểu gen.

II đúng. Vì cây hoa đỏ, quả bầu dục có kí hiệu kiểu gen A-bbD- nên số kiểu hình ở đời con = 2 × 3 = 6 kiểu hình.

III đúng. Vì cây hoa vàng, quả dài có kí hiệu kiểu gen aaB-dd nên sẽ có 2 loại kiểu gen. Có 2 loại kiểu gen thì sẽ có số sơ đồ lai = 2(2+1)/2 = 3 sơ đồ lai.

IV đúng. Vì nếu cây hoa đỏ, quả tròn có kiểu gen AabbDD thì khi lai phân tích sẽ có 50% số cây AabbDd.

Vậy có 4 nội dung đúng.


Câu 39:

Cho sơ đồ phả hệ sau :

Biết rằng hai cặp gen qui định hai tính trạng nói trên không cùng nằm trong một nhóm gen liên kết; bệnh hói đầu do alen trội H nằm trên NST thường qui định, kiểu gen dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và không hói đầu ở người nữ. Cặp vợ chồng III10 và III11 sinh được một người con gái không bị bệnh P và không hói đầu, xác suất để người con gái này có kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là bao nhiêu? Biết rằng người   có kiểu gen dị hợp về 2 tính trạng trên.

Xem đáp án

Chọn A

- Xét bênh P:

(1) và (2) không bị bệnh P sinh con gái (5) bị bệnh P,. Vậy gen quy định bệnh P là gen lặn trên NST thường

Quy ước: A - bình thường, a - bị bệnh.

(8) và (9) có kiểu gen Aa. Nên người (11): 1/3AA : 2/3 Aa → Tần số alen: 2/3A : 1/3a.

(1) x(2): Aa x Aa → (6) 1/3AA : 2/3Aa → Tần số alen: 2/3A : 1/3a, (7) Aa  → Tần số alen: 1/2A : 1/2a

(6) x (7) tạo ra: 2/6AA : 3/6 Aa : 1/6 aa

Vậy người (10) thuộc 2/5AA : 3/5Aa → Tần số alen: 0,7A : 0,3a

Vậy có: (10) x (11): (2/3A: 1/3a)(0,7A : 0,3a) = 7/15AA : 13/30 Aa : 1/10 aa

Người con gái của cặp vợ chồng (10) và (11) thuộc: 14/27AA + 13/27Aa. Suy ra xác suất để người con gái có kiểu gen dị hợp Aa là 13/27.

- Xét tính trạng hói đầu:

HH: không bị hói

Hh: nam: hói đầu; nữ: không hói

hh: không hói

Có (8) x (9) là: Hh x Hh → (11) 1/3HH : 2/3Hh → Tần số alen: 2/3H :1/3h

Có (1) x(2) là: HH x hh → (6) Hh. Mà (3) có kiểu gen hh → (7) Hh.

Vậy (10): 2/3Hh : 1/3hh → alen 1/3H : 2/3h.

Ta có (10) x (11): (1/3H : 2/3h)(2/3H :1/3h) = 2/9 HH : 5/9Hh : 2/9hh

Vậy xác suất để người con gái có kiểu gen Hh là: 5/7

Vậy xác suất cần tính là: 13/27. 5/7 = 34,39%


Câu 40:

Ở một loài, A quy định thân đen, a quy định thân vàng; B quy định cánh dày, b quy định cánh mỏng; D quy định đuôi dài; d quy định đuôi ngắn. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.

Đem cơ thể F1 dị hợp về 3 cặp gen lai phân tích, thu được kết quả Fa theo các trường hợp sau:

   a. Trường hợp 1: Fa có 8 kiểu hình với tỷ lệ bằng nhau.

   b. Trường hợp 2: Fa chỉ xuất hiện 2 loại kiểu hình với tỷ lệ phân li 50% thân đen, cánh dày, đuôi dài; 50% thân vàng, cánh mỏng, đuôi ngắn.

   c. Trường hợp 3: Fa xuất hiện 4 loại kiểu hình với tỷ lệ 25% thân đen, cánh dày, đuôi ngắn : 25% thân đen, cánh mỏng, đuôi dài : 25% thân vàng, cánh dày, đuôi ngắn : 25% thân vàng, cánh mỏng, đuôi dài.

Cho các phát biểu sau:

I. Ở trường hợp 1, 3 cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau.

II. Ở trường hợp 2, cả 3 cặp gen quy định 3 cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST.

III. Ở trường hợp 3, tính trạng màu sắc và tính trạng độ dày cánh cùng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn với nhau.

IV. F1 ở trường hợp 3 có kiểu gen  AaBdbD

Số phát biểu có nội dung đúng là

Xem đáp án

Chọn B

Đặc trưng trong phép lai phân tích là tỉ lệ kiểu hình phản ánh tỉ lệ giao tử ở cơ thể có kiểu hình trội.

Trường hợp 1 tạo ra 8 kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau => F1 dị hợp 3 cặp gen giảm phân cho ra 8 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau => Các gen quy định các cặp tính trạng nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau.

Trường hợp 2 tạo ra 2 kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau => F1 dị hợp 3 cặp gen giảm phân cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau => Các gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn với nhau.

Trường hợp 3 xuất hiện 4 kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau => F1 dị hợp 3 cặp gen giảm phân cho ra 4 loại giao tử bằng nhau. => Có 2 cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng liên kết hoàn toàn với nhau và cặp gen còn lại nằm trên cặp NST tương đồng khác.

Vậy nội dung I sai, nội dung II đúng.

Ở trường hợp III, theo tỉ lệ kiểu hình ta có tỉ lệ giao tử: (ABd) = (AbD) = (aBd) = (abD).

Do có 2 gen liên kết hoàn toàn với nhau nên 2 gen đó phải là gen B và D. Không thể là gen A và B vì không có hoán vị gen sẽ không thể tạo 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab được, tương tự với gen A và D cũng thế. => Nội dung 3 sai.

Vậy để tạo ra tỉ lệ giao tử như trên thì F1 có kiểu gen là: Aa Bd//bD. => Nội dung 4 đúng.

Ở trường hợp 2 từ tỉ lệ kiểu hình => Tỉ lệ giao tử tạo ra ở F1 là: ABD = abd => F1 có kiểu gen là ABD//abd.

Vậy có 2 nội dung đúng.


Bắt đầu thi ngay