Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải có đáp án (Đề số 16)

  • 16884 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?

Xem đáp án

Đáp án A

 Phản ánh tiến hóa đồng quy là cơ quan tương đồng => Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân đúng


Câu 2:

Tương tác bổ sung và tương tác cộng gộp xảy ra khi

Xem đáp án

Đáp án A

 Tương tác bổ sung và tương tác cộng gộp xảy ra khi các cặp gen nằm trên cắc cặp NST tương đồng khác nhau


Câu 3:

Đại phân tử sinh học có khả năng tự tái bản xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là

Xem đáp án

Đáp án C

Đại phân tử sinh học có khả năng tự tái bản xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN.

A sai vì nhiều bằng chứng thực nghiệm đã chứng minh ARN xuất hiện trước ADN vì ARN có khả năng tự nhân đôi mà không cần enzim.

B và D sai vì Protein và Gluxit không có khả năng nhân đôi


Câu 4:

Kiểu gen nào được viết dưới đây là dị hợp chéo

Xem đáp án

Đáp án B

Dị hợp đều là AB/ab

Dị hợp chéo là Ab/aB


Câu 5:

Mã di truyền mang tính đặc hiệu là

Xem đáp án

Đáp án B

Mã di truyền có các đặc điểm: phổ biến, đặc hiệu, thoái hóa và liên tục.

Tính đặc hiệu của mã di truyền là mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một acid amine


Câu 7:

Hiện tượng thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là

Xem đáp án

Đáp án B

Mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể: Các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn, trốn tránh kẻ thù...

→ Vì thế hiện tượng thể hiện quan hệ hỗ trợ trong quần thể là quần tụ.

Còn cộng sinh: Quan hệ giữa các cá thể cùng loài hoặc khác loài, trong đó 2 bên cùng có lợi. → Đây là mối quan hệ trong quần xã

Hội sinh, kí sinh là mối quan hệ giữa các cá thể trong quần xã sinh vật


Câu 8:

Vai trò của tim trong tuần hoàn máu là

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 9:

NST ở sinh vật nhân sơ được cấu tạo gồm: một phân tử ADN vòng kép 

Xem đáp án

Đáp án C

NST ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ ADN và protein loại histon.

Ở sinh vật nhân sơ, NST cấu tạo từ phân tử ADN xoắn kép, dạng vòng không liên kết với Protein histon


Câu 10:

Cơ thể có các kiểu gen Aa tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen thế hệ thứ nhất là

Xem đáp án

Đáp án B

 P: Aa × Aa.

F1: 1AA : 2Aa : 1aa


Câu 11:

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 nhiễm sắc thể là

Xem đáp án

Đáp án D

 Dạng đột biến NST làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 NST là đột biến chuyển đoạn.

Các dạng đột biến khác như mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn chỉ xảy ra trên 1 NST.

Mất đoạn làm mất gen; đảo đoạn làm thay đổi vị trí của gen trên 1 NST


Câu 12:

Cây hấp thụ canxi ở dạng

Xem đáp án

Đáp án A

Cây hấp thụ Canxi dưới dạng Ca2+


Câu 13:

Phương pháp tạo giống cây trồng đồng hợp về tất cả các gen là

Xem đáp án

Đáp án C

Muốn tạo giống cây trồng đồng hợp về tất cả các gen, ta có thể áp dụng phương pháp nuôi cấy hạt phấn (n) → thành cây đơn bội sau đó lưỡng bội hóa bằng conxisin → tất cả các cặp gen trong cơ thể sẽ ở trạng thái đồng hợp


Câu 14:

Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn sẽ thu được đời con có số kiểu hình và kiểu gen tối đa là

Xem đáp án

Đáp án D

 Một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn → đời con có 2× 2× 2=8 kiểu hình, số kiểu gen là 3× 3 × 3=27 kiểu gen


Câu 15:

Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền

Xem đáp án

Đáp án D

Quần thể cân bằng di truyền là quần thể có tần số alen và thành phần kiểu gen không thay đổi qua các thế hệ.

Dễ nhận thấy quần thể D: 0,64 AA : 0,32 Aa: 0,04 aa

Tần số alen A = 0,8, alen a = 0,2 → thế hệ sau: AA = 0,8 × 0,8 = 0,64, Aa = 0,32, aa = 0,04

Cấu trúc di truyền của quần thể không thay đổi → quần thể cân bằng di truyền


Câu 16:

Tài nguyên tái sinh gồm có

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 17:

Các bộ ba kết thúc nằm trên mARN có thể là

Xem đáp án

Đáp án D

Có 3 bộ ba không mã hóa cho một acid amine nào mà quy định tín hiệu kết thúc. Đó là UAA, UAG, UGA.

Vì ARN - polimeraza dịch chuyển tổng hợp nên mARN theo chiều 5' → 3' nên các bộ ba kết thúc sẽ là 5'UAA3', 5'UAG3', 5UGA3'


Câu 18:

Ở một loài thực vật, thể tứ bội tạo giao tử 2n có khả năng sống. Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ lai khi cho Aaaa tự thụ phấn là


Câu 19:

Trong mỗi quần thể giao phối luồn có một nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên là biến dị vô cùng phong phú và đa dạng vì

Xem đáp án

Đáp án D

Trong mỗi quần thể giao phối luôn có một nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên là biến dị vô cùng phong phú và đa dạng vì qua quá trình giao phối đã tạo ra vô số các tổ hợp gen thích nghi


Câu 20:

Quan hệ đối kháng cùng loài thể hiện ở:

1. Kí sinh cùng loài.

2. Hợp tử bị chết trong bụng cơ thể mẹ.

3. Ăn thịt đồng loại.

4. Cạnh tranh cùng loài về thức ăn, nơi ở.

Phương án đúng:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong tự nhiên, quan hệ đối kháng không chỉ xảy ra giữa các cá thể khác loài mà còn xảy ra giữa các cá thể cùng loài. Các cá thể cùng loài có thể kí sinh lên nhau, ăn thịt lẫn nhau, cạnh tranh nhau về thức ăn và nơi ở. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự phát triển của loài, là nguyên nhân làm mở rộng ổ sinh thái của loài.

Như vậy tổ hợp đúng gồm các ý 1, 3, 4 


Câu 22:

Cho một số khu sinh học:

1. Đồng rêu (Tundra).

2. Rừng lá rộng rụng theo mùa.

3. Rừng lá kim phương bắc (Taiga).

4. Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.

Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

Lưới thức ăn phức tạp dần khi đi từ các khu sinh học ở 2 cực của Trái Đất đến gần xích đạo.

Vậy thứ tự đúng là: 1 → 3 → 2 → 4


Câu 24:

Ở một loài thực vật (2n = 6) có kiểu gen AaBbDd, xét các trường hợp sau:

I. Nếu cơ thể này giảm phân bình thường thì số giao tử có thể tạo ra là 8.

II. Khi giảm phân, có một số tế bào cặp Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường và các cặp khác giảm phân bình thường thì số loại giao tử tối đa có thể tạo ra là 16.

III. Khi giảm phân, ở một số tế bào cặp Aa không phân li trong giảm phân II, giảm phân I bình thường và ở một số tế bào các cặp Bb, Dd không phân li ở giảm phân I, giảm phân II bình thường thì số loại giao tử có thể tạo ra là 80.

IV. Giả sử gây đột biến đa bội thành công tạo ra cơ thể tứ bội có kiểu gen AAaaBBbbDDdd, nếu đem cơ thể này tự thụ thì đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là (35: l)3

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung I đúng. Cơ thể này giảm phân tạo ra tối đa: 23 = 8 loại giao tử.

Nội dung II đúng. Cặp Aa nếu rối loạn giảm phân ở lần giảm phân 1 có thể tạo ra 2 loại giao tử Aa và O, giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử A và a. BbDd giảm phân bình thường tạo ra 4 loại giao tử. Vậy số loại giao tử tạo ra là: 4 × 4 = 16.

Nội dung III đúng. Cặp Aa nếu rối loạn giảm phân ở lần giảm phân 2 có thể tạo ra 3 loại giao tử AA, aa và O, giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử A và a. Bb nếu rối loạn giảm phân ở lần giảm phân 1 có thể tạo ra 2 loại giao tử là Bb và O, giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử B và b. Dd nếu rối loạn giảm phân ở lần giảm phân 1 có thể tạo ra 2 loại giao tử là Dd và O, giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử D và d. Vậy số loại giao tử tạo ra là: (3 + 2) × (2 + 2) × (2 + 2) = 80.

Nội dung IV sai. AAaa × AAaa → (1AA : 4Aa : 1aa) × (1AA : 4Aa : 1aa) = 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.

Vậy tỉ lệ phân li kiểu gen của phép lai là: (1 : 8 : 18 : 8 : 1)3

Vậy có 3 nội dung đúng.


Câu 25:

Ở một loài động vật khi cho các con đực (XY) có kiểu hình mắt trắng giao phối với những con cái mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 18,75% con đực mắt đỏ; 25% con đực mắt vàng; 6,25% con đực mắt trắng; 37,5% con cái mắt đỏ; 12,5% con cái mắt vàng. Nếu cho các con cái và đực mắt vàng ở F2 giao phối với nhau thì theo lý thuyết tỉ lệ con đực mắt đỏ thu được ở đời con là bao nhiêu

Xem đáp án

Đáp án D

Con đực XY trắng lai con cái đỏ

F1 đồng loạt đỏ

F1 giao phối với nhau F2: 8,75% con đực mắt đỏ : 25% con đực mắt vàng : 6,25% con đực mắt trắng : 37,5% con cái mắt đỏ : 12,5% con cái mắt vàng.

Xét tính trạng phân ly: 9 đỏ : 6 vàng : 1 trắng.

Trong khi sự phân ly tính trạng ở đực khác ở cái.

=> Quy luật chi phối gen trên là 1 gen trên 1 NST thường PLDL với gen còn lại trên NST giới tính.

Kiểu gen của P đực mắt trắng x cái mắt đỏ: aaXbY x AAXBXB

=> Kiểu gen F1: AaXBXb x Aa XBY

Cho con cái và đực mắt vàng

Xét G từng giới:

Ở giới cái mắt vàng gồm: 1/2 aaXBX: 1/2 aaXBXB => tỉ lệ giao tử: 3/4 aXB : 1/4 aXb

Ở giới đực mắt vàng gồm: 1/4aaXBY : 1/4AAXbY : 1/2AaXbY => tỉ lệ giao tử: 1/4 aY : 1/4 AY.

con đực mắt đỏ (A-B-) = aXB x AY = 3/4 x 1/4 = 3/16


Câu 27:

Cho một số phát biểu sau về cảc gen trong operon Lac ở E. Coli:

I. Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit khác nhau.

II. Mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt.

III. Các gen đều có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau.

IV. Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung I đúng. Mỗi gen trong Operon mã hóa cho một chuỗi polipeptit khác nhau.

Nội dung II sai. Các gen trong Operon phiên mã tạo ra 1 mARN dùng chung cho các gen.

Nội dung III đúng. Vì các gen phiên mã tạo thành một mARN chung cho các gen nên có số lần phiên mã và số lần nhân đôi bằng nhau.

Nội dung IV đúng. Ở sinh vật nhân sơ, chưa có cấu trúc nhân nên mọi hoạt động phiên mã, dịch mã, nhân đôi ADN đều diễn ra ở tế bào chất.

Vậy có 3 nội dung đúng


Câu 29:

Cho một số thông tin sau:

I. Loài đơn bội, đột biến gen trội thành gen lặn.

II. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XY.

III. Loài lưõng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X.

IV. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XO.

Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Có bao nhiêu trường hợp biểu hiện ngay thành kiểu hình?

Xem đáp án

Đáp án A

Alen đột biến được biểu hiện thành kiểu hình khi không có alen nào khác lấn át đi nó.

Nội dung I đúng. Loài đơn bội mỗi gen chỉ có 1 alen nên alen đột biến luôn được biểu hiện ngay ra kiểu hình.

Nội dung II đúng. Gen trên X không có alen tương ứng trên Y nên ở giới XY, alen đột biến được biểu hiện ngay ra kiểu hình tương tự như ở loài đơn bội.

Nội dung III, IV đúng. Tương tự như ở nội dung 2


Câu 33:

Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen qui định nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST giới tính Y, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn (kí hiệu a) qui định được tìm thấy có 40% con đực và 16% con cái. Có bao nhiêu nhận xét nào sau đây chính xác:

I. Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a là 48%

II. Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là 48%.

III. Tần số alen A ở giới đực là 0,4

IV. Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là 24%.

Xem đáp án

Đáp án D

Ở động vật có vú, XX là con cái còn XY là con đực.

Tỉ lệ con cái lông nâu XaXa là 16%, con đực lông nâu XaY là 40%, quần thể cân bằng di truyển  Tần số alen a = 0,4  A = 0,6. Nội dung 3 sai. 

Tỉ lệ con cái XAXa là: 0,4 × 0,6 × 2 = 0,48. Nội dung 1 đúng.

Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là: 0,48 × 0,5 = 24%. Nội dung 2 sai, nội dung 4 đúng.

Vậy có 2 nội dung đúng


Câu 34:

Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen qui định nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST giới tính Y, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn (kí hiệu a) qui định được tìm thấy có 40% con đực và 16% con cái. Có bao nhiêu nhận xét nào sau đây chính xác:

I. Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a là 48%

II. Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là 48%.

III. Tần số alen A ở giới đực là 0,4

IV. Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là 24%.

Xem đáp án

Đáp án D

Ở động vật có vú, XX là con cái còn XY là con đực.

Tỉ lệ con cái lông nâu XaXa là 16%, con đực lông nâu XaY là 40%, quần thể cân bằng di truyển  Tần số alen a = 0,4  A = 0,6. Nội dung 3 sai. 

Tỉ lệ con cái XAXa là: 0,4 × 0,6 × 2 = 0,48. Nội dung 1 đúng.

Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là: 0,48 × 0,5 = 24%. Nội dung 2 sai, nội dung 4 đúng.

Vậy có 2 nội dung đúng


Câu 37:

Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 2 lần liên tiếp tạo được 20 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 3 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.

II. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 580 mạch polinucleotit chỉ chứa N15.

III. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 156 phân tử ADN chỉ chứa N15.

IV. Sau khi kết thúc quá trình trên có 60 phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (II) và (IV) 

I. đúng. Vì khi nhân đôi 2 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là = k.(22 – 2) = 20→ k = 20 : 2 = 10.

II. đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (2 lần + 3 lần) thì tạo ra số phân tử ADN = 10 × 25 = 320 phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 = 10 × (23 – 2) = 60 → Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = 2×320 – 60 = 580.

III sai. Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 320 – 60 = 260.

IV. đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử ADN có N14 = 60


Câu 38:

Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A thì cho kiểu hình hoa vàng, khi chỉ có alen trội B thì kiểu hình hoa hồng, khi có hoàn toàn alen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phương pháp sau đây sẽ cho phép xác định được kiểu gen của một cây đỏ T thuộc loài này?

I. Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng thuần chủng.

II. Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp về hai cặp gen.

III. Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen.

IV. Cho cây T giao phấn với cây hoa hồng thuần chủng

Xem đáp án

Đáp án C

Có 1 trường hợp, đó là 2.

Nội dung I sai. Vì khi cây A-B- giao phấn với cây AAbb thì không thể xác định được cặp gen AA hay Aa của cây T.

Nội dung II đúng. Vì khi giao phấn với cây AaBb thì sẽ biết được kiểu gen của cây T.

Nội dung III sai. Vì khi giao phấn với cây AABb hoặc AaBB thì ở cặp gen đồng hợp không thể xác định được kiểu gen của cây T.

Nội dung IV sai. Vì giao phấn với cây aaBB thì cũng không xác định được kiểu gen của cây T về cặp gen BB hay Bb.

Vậy có 2 nội dung đúng


Câu 39:

Trong dòng họ của một cặp vợ chồng có người bị bệnh di truyền nên họ cần tư vấn trước khi sinh con. Bên phía người vợ: Có anh trai của người vợ bị bệnh phêninkêtô niệu, ông ngoại của người vợ bị bệnh máu khó đông, những người còn lại không bị hai bệnh này. Bên phía người chồng: Có mẹ của người chồng bị bệnh phêninkêtô niệu, những người khác không bị hai bệnh này. Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh hai con đều bị cả hai bệnh trên là

Xem đáp án

Đáp án B

Bệnh phêninkêtô niệu là bệnh do gen lặn trên NST thường. Anh trai người vợ bị bệnh này trong khi bố mẹ của họ không bị bệnh => Bố mẹ của người vợ đều có KG dị hợp về gen này. Quy ước KG của bố mẹ người vợ là Aa => Người vợ không bị bệnh thì có thể có KG là 1/3AA và 2/3Aa.

Với trường hợp người vợ có KG AA thì con sinh ra không bao giờ bị bệnh.

=> Để sinh con bị bệnh thì người vợ phải có KG Aa, xác suất xảy ra trường hợp người vợ có KG Aa là 2/3

Người chồng không bị bệnh nhưng có mẹ bị bệnh phêninkêtô niệu => Người chồng có KG là Aa

Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X. Người chồng bình thường => Người chồng có KG là XMY

Ông ngoại của người vợ bị bệnh máu khó đông thì mẹ của người vợ sẽ được nhận một giao tử Xông ngoại, mẹ của người vợ bình thường => có KG là XMXm

Bố của người vợ bình thường XMY => Người vợ có thể có KG là 1/2 XMXm và 1/2 XMXM

Với trường hợp người vợ có KG XMXM thì con sinh ra không bao giờ bị bệnh => Để sinh con bị bệnh thì người vợ phải có KG XMXm

Ta có người chồng có KG AaXMY

Để sinh ra 2 con bị cả 2 bệnh thì người vợ có KG là AaXMXm, xác suất người vợ có KG này là 2/3*1/2 = 1/3

Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 con bị cả 2 bệnh là: 1/3*(1/4*1/4)2 = 1/768


Bắt đầu thi ngay