Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải có đáp án
Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải có đáp án (Đề số 09)
-
16619 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ví dụ nào dưới đây thuộc cơ quan thoái hoá:
Chọn B
Gai hoa hồng là biến dị của thân
Nhụy trong hoa đực của cây đu đủ là cơ quan thái hóa
Ngà voi thực chất là răng cửa của voi, dài ra giúp voi tự vệ ăn uống
Tua cuốn đậu hà lan là biến dạng của lá giúp cho cây có thể bám vào giá thể
Câu 2:
Ở cà chua A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng. Phép lai P: Aa x AA cho tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
Chọn A
Ở cà chua A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng. Phép lai P: Aa x AA cho tỉ lệ
Câu 3:
Phát biểu nào dưới đây là không đúng về tính chất và vai trò của đột biến cho tiến hoá?
Chọn D
Đột biến : Là những biến đổi trong vật chất di truyền, bao gồm đột biến gen và đột biến NST, trong đó, đột biến gen có vai trò quan trọng hơn trong quá trình tiến hoá → D không đúng
- Đột biến gen → Tạo alen mới : Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá
- Đột biến gen → Tạo alen mới→ Làm thay đổi tần số alen dẫn đến thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
- Phần lớn các đột biến có hại cho cơ thể sinh vật, tuy nhiên, tần số đột biến gen ở mỗi gen là rất thấp.
Câu 4:
Ở đậu Hà Lan. A- hạt vàng, a- hạt xanh; B - hạt trơn, b- hạt nhăn. Cho đậu hai Hà lan F1 lai với nhau thu được thế hệ F2 có tỷ lệ phân ly 3 vàng, nhăn : 1 xanh, nhăn. Kiểu gen của F1 là:
Chọn C
Cho đậu Hà lan lai với nhau thu được thế hệ sau phân li với tỷ lệ 3 vàng, nhăn: 1 xanh nhăn
Thế hệ sau có nhăn → k có alen B; tỷ lệ vàng: xanh = 3:1 → cặp gen quy định vàng xanh là dị hợp Aa → kiểu gen: Aabb
Câu 5:
Một ADN có A = 450, tỷ lệ A/G = 3/2. Số nucỉêôtit từng loại của ADN là
Chọn C
Tác động cộng gộp là hiện tượng di truyền đặc trưng của một số tính trạng số lượng. Trong đó các gen không alen cùng tác động biểu hiện một tính trạng, mỗi alen đóng góp một phần ngang nhau trong sự biểu hiện tính trạng.
Tác động đa hiệu là một gen quy định sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
Câu 6:
Kiểu tác động mà các gen đóng góp một phần như nhau vào sự hình thành tính trạng là
Chọn C
ADN có A = 450, = → G = 300.
→ Số nucleotide từng loại của ADN là: A = 450, A/G=3/2à G = 300
Câu 7:
Nhân tố nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
Chọn C
Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật.
+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh - nhân tố vật lí, hóa học môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, chất dinh dưỡng...
+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh - thế giới hữu cơ của môi trường, bao gồm cả con người: con người, sinh vật...
Nước uống, hàm lượng khoáng trong thức ăn, độ ẩm không khí là nhóm nhân tố vô sinh.
Giun sán ký sinh trong đường ruột là nhân tố hữu sinh
Câu 9:
Thể đột biến là:
Chọn D
Thể đột biến là những cá thể mang đột biến biểu hiện thành kiểu hình.
Các cá thể mang đột biến trội sẽ biểu hiện ở cả thể đồng hợp và dị hợp.
Các cá thể mang đột biến lặn chỉ biểu hiện ở cá thể đồng hợp lặn.
Câu 10:
Thường biến (sự mềm dẻo về kiểu hình) là
Chọn D
Thường biến (sự mềm dẻo về kiểu hình) là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể, dưới ảnh hưởng của môi trường. Thường biến không di truyền
Câu 11:
Một trong những chức năng của nhiễm sắc thể là
Chọn C
NST có chức năng lưu giữ,bảo quản và truyền đạt các thông tin di truyền
Câu 12:
Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là:
Chọn A
Động lực của dòng mạch rây là do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa các cơ quan nguồn (nơi saccarozo được tạo thành) có áp suất thẩm thấu cao và các cơ quan chức (nơi saccarozo được sử dụng hay dự trữ) có áp suất thẩm thấu. Khi nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa thì dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp.
Câu 13:
Có thể dùng cônxixin gây đột biến đa bội để tạo giống cây trồng nào trong số các cây dưới đây?
Chọn A
Consixin là hóa chất gây đột biến số lượng NST - đột biến đa bội vì : consxin ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc → các NST có nhân đôi nhưng không phân li về 2 cực của tế bào.
Có thể dùng consixin để gây đột biến đa bội với cây dâu tằm (cây thu hoạch lá)
Không áp dụng đa bội hóa được với những cây thu hoạch hạt như: ngô, lạc, đậu tương.
Câu 14:
Đậu Hà Lan: Gen A quy định hạt vàng, a - xanh, B - hạt trơn, b - hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân li độc lập với nhau. Phép lai cho số kiểu gen, kiểu hình ít nhất là
Chọn B
Aabb x aaBb → cho 4 kiểu gen, 4 kiểu hình.
AABB x AABb → cho 2 kiểu gen, 1 kiểu hình.
AABB x AaBb → cho 4 kiểu gen, 1 kiểu hình.
AABb x AaBB → cho 4 kiểu gen, 1 kiểu hình
Câu 15:
Điều nào dưới đây nói về quần thể giao phối là không đúng:
Chọn C
Quần thể giao phối là quần thể có sự giao phối tự do giữa các cá thể trong quần thể.
Sự giao phối tự do thường tạo ra sự đa dạng về kiểu gen, kiểu hình → các cá thể giống nhau những nét cơ bản còn lại thì khác nhau
Câu 16:
Nhận xét nào sau đây không chính xác?
Chọn D
Kiểu phân bố theo nhóm là phổ biến trong tự nhiên, các cá thể hợp tác với nhau để chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường đồng thời dễ dàng tìm kiếm thức ăn.. Kiểu phân bố ngẫu nhiên và phân bố đồng đều tương đối ít gặp hơn
Câu 17:
Một phân tử ADN nhân đôi x lần số mạch đơn mới trong tất cả các phân tử ADN con là:
Chọn D
Một phân tử ADN nhân đôi x lần → số tế bào con tạo ra sẽ là 2x → số mạch đơn trong tổng số ADN con 2 × 2x → Số mạch đơn mới trong tất cả các phân tử ADN con là: 2 × 2x - 2.
Câu 18:
Cho giao phấn giữa cây cà chua quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thu được F1 100% cây cho quả đỏ, cho cây F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 là cây cho quả đỏ : cây cho quả vàng. Cách lai nào sau đây không xác định đươc kiểu gen của cây hoa đỏ ở F2?
Chọn D
P: AA(đỏ) x aa(vàng) → F1: Aa → F2: 1AA : 2Aa : 1aa.
Cây hoa đỏ ở F2 gồm có: AA và Aa.
A đúng. AA x aa → 100% đỏ, Aa x aa → 1 đỏ : 1 vàng.
B đúng. AA x Aa → 100% đỏ, Aa x Aa → 3 đỏ : 1 vàng.
C đúng. AA x AA → 100% đỏ, Aa x Aa → 3 đỏ : 1 vàng.
D sai. vì cả AA, Aa khi lai với AA đều cho 100% đỏ
Câu 19:
Chọn lọc chống lại alen lặn chậm hơn quá trình chọn lọc chống lại alen trội vì
Chọn D
Chọn lọc chống lại alen lặn chậm hơn quá tình chọn lọc chống lại alen trội vì alen lặn thường tồn tại bên cạnh alen trội tương ứng và bị alen trội lấn át nên không biểu hiện ra kiểu hình do đó không bị chọn lọc tự nhiên tác động, chỉ khi ở trạng thái đồng hợp lặn chúng mới chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Qua giao phối, các alen lặn được phát tán trong quần thể, còn với alen trội sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình và bị tác động của chọn lọc tự nhiên .Neu alen trội là alen có hại thì sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải ngay sau 1 thế hệ
Câu 20:
Điều nào sau đây là không đúng khi nói về mối quan hệ cạnh tranh?
Chọn C
C sai vì các cá thể cùng loài cũng có thể cạnh tranh nhau khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng... hoặc con đực tranh nhau giành con cái.
Ví dụ:
+ Cạnh tranh nhau giành ánh sáng, chất dinh dưỡng ở thực vật. Những cá thể cạnh tranh yếu sẽ bị đào thải, kết quả dẫn tới mật độ phân bố của thực vật giảm.
+ Do thiếu thức ăn, nơi ở, nhiều cá thể trong quần thể cá, chim, thú... đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản. Kết quả dẫn tới mỗi nhóm cá thể bảo vệ 1 khu vực sống riêng, 1 số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.
+ Khi thiếu thức ăn, 1 số động vật ăn thịt lẫn nhau. Ta thường gặp các cá thể lớn ăn trứng do chính chúng đẻ ra hoặc cá thể lớn ăn cá thể bé hơn. Ví dụ: cá mập con khi mới nở ra sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
Câu 21:
Nguyên nhân nào sau đây làm cho cơ thể có cảm giác khát nước?
Chọn A
Khi áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm, khối lượng nước trong cơ thể giảm sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước nằm ở vùng dưới đồi thị làm giảm tiết nước bọt gây cảm giác khát. → Đáp án A.
Độ pH của máu giảm không liên quan đến cảm giác khát nước
Câu 22:
Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
Chọn C
A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng → đúng, các SV này sử dụng nguồn năng lượng AS mặt trời và CO2 để tổng hợp các chất dinh dưỡng.
B. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người→ đúng, do con người hay các sinh vật có khẳ năng tác động ngược lại môi trường và gây biến đổi môi trường.
C. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất → sai, có thể mở đầu bằng SV sản xuất hoặc SV phân hủy.
D. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước → đúng
Câu 23:
Có bao nhiêu nhận định không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu?
I. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
II. Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
III. Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
IV. Thường được phân chia thành nguyên tố đại lượng và vi lượng tương ứng với hàm lượng của chúng trong mô thực vật.
Chọn A
Nội dung I đúng. Nguyên tố khoáng thiết yếu sẽ không thể thay thế bằng một nguyên tố nào khác.
Nội dung II sai. Nguyên tố khoáng thiết yếu phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Nội dung III đúng. Nguyên tố khoáng thiết yếu là những nguyên tố mà thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống.
Nội dung IV đúng.
Vậy có 1 nội dung không đúng.
Câu 24:
Có mấy đặc điểm đúng khi nói về các phân tử ARN ở trong tế bào sinh dưỡng ở người?
I. Trong 3 loại ARN thì rARN bền vững nhất, mARN đa dạng nhất.
II. Có cấu trúc 1 mạch.
III. Trong 3 loại ARN thì chỉ tARN mới có liên kết hiđrô giữa các bazơ nitơ.
IV. Tất cả ARN đều được tổng hợp trong nhân rồi đưa ra tế bào chất để tham gia quá trình dịch mã.
Chọn C
Nội dung I đúng. rARN bền vững nhất, có nhiều liên kết hidro trong phân tử. mARN chứa trình tự mã hóa cho các loại polipeptit khác nhau nên đa dạng nhất.
Nội dung II đúng. ARN ở người có cấu trúc một mạch.
Nội dung III sai. rARN cũng có liên kết hidro giữa các bazo nitơ.
Nội dung IV sai. ARN do gen nằm trong tế bào chất tổng hợp thì không được tổng hợp trong nhân.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Câu 25:
Cho cây F1 có kiểu hình hoa tím, cây cao lai với nhau được F2 gồm các kiểu hình tỉ lệ như sau:
37,50% cây hoa tím, cao; 18,75% cây hoa tím, thấp;
18,75% cây hoa đỏ, cao; 12,50% cây hoa vàng, cao;
6,25% cây hoa vàng, thấp; 6,25% cây hoa trắng, cao.
Biết tính trạng chiều cao cây do một gen (D, d) quy định.
Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau:
I. Tính trạng màu sắc hoa và chiều cao cây di truyền phân li độc lập với nhau.
II. Có hiện tượng hoán vị gen với tần số 25%.
III. Cây F1 có kiểu gen Ad/aD Bb hoặc Aa Bd/bD.
IV. Cho F1 lai với cây có kiểu hình trắng, thấp thế hệ lai thu được tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1. Số phát biểu có nội dung đúng là
Chọn B
Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:
Hoa tím : hoa vàng : hoa đỏ : hoa trắng = (37,5 + 18,57) : (12,5 : 6,25) : 18,75 : 6,25 = 9 : 3 : 3 : 1.
Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước A_B_ hoa tỉm; A_bb – hoa vàng; aaB_ hoa đỏ; aabb – hoa trắng.
Thân cao : thân thấp = (37,5 + 18,75 + 12,5 + 6,25) : (18,75 + 6,25) = 3 : 1.
Tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, D – thân cao; d – thân thấp.
Tỉ lệ phân li kiểu hình chung của 2 tính trạng là:
37,5 : 18,75 : 18,75 : 12,5 : 6,25 : 6,25 = 6 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1 = (1 : 2 : 1) x (3 : 1) < (9 : 3 : 3 : 1) x (3 : 1).
Tích tỉ lệ phân li riêng lớn hơn tỉ lệ phân li kiểu hình => Có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn.
Nội dung 1, 2 sai.
Nội dung 3 đúng. Vì ở F2 xuất hiện kiểu hình cây cao, hoa trắng (aabbD_), có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn nên F1 phải có kiểu gen dị hợp tử chéo mới rạo ra được loại giao tử aD hoặc aB.
Nội dung 4 đúng. AD//ad Bb x ad//ad bb tạo ra tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1.
Có 2 nội dung đúng.
Câu 26:
Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu, số lượng sâu không được dồi dào. Cho các khả năng sau đây:
I. Mỗi loài chim ăn một loài sâu khác nhau.
II. Mỗi loài chim kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng.
III. Mỗi loài chim kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
IV. Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau.
Có bao nhiêu khả năng là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?
Chọn A
Cách để cho các loài sâu cùng tồn tại là phải giảm mức độ cạnh tranh của các loài chim. Nếu quan hệ cạnh tranh giữa các loài quá gay gắt, thì loài nào yếu hơn sẽ bị tiêu diệt.
Nội dung I đúng. Nếu mỗi loài chim ăn 1 loài sâu khác nhau, các loài chim không cạnh tranh nhau về thức ăn, giúp chúng có thể cùng tồn tại.
Nội dung II đúng. Mỗi loài chim kiếm ăn ở một vị trí khác nhau cũng sẽ khiến chúng không cạnh tranh nhau.
Nội dung III đúng. Mỗi loài chim kiếm ăn ở một thời gian khác nhau cũng sẽ khiến chúng không cạnh tranh nhau.
Nội dung IV sai. Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau sẽ làm cho mối quan hệ của các loài chim này càng trở nên gay gắt, dẫn đến loài nào yếu hơn sẽ bị tiêu diệt.
Vậy có 3 nội dung đúng.
Câu 27:
Có một cơ thể thực vật có kích thước lớn hơn so với các cây cùng loài. Người ta đưa ra 2 giả thuyết để giải thích cho sự hình thành kiểu hình khác thường của cây này.
Giả thuyết 1 cho rằng cây này là một dạng đột biến đa bội.
Giả thuyết 2 cho rằng cây này không bị đột biến nhung do thường biến gây nên sự thay đổi về kiểu hình.
Có bao nhiêu phương pháp sau đây sẽ cho phép xác định được cây này là do đột biến đa bội hay do thường biến?
I. Lấy hạt của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh kiểu hình với các cây của loài này ở trong cùng một môi trường.
II. Sử dụng phương pháp quan sát bộ NST của tế bào ở cây này và so sánh với bộ NST của loài.
III. Tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng cho cây này và so sánh sự phát triển của cây này với các cây cùng loài.
IV. Cho cây này lai với các cây cùng loài, dựa vào tỉ lệ kiểu hình đời con để rút ra kết luận.
Chọn D
Các phương pháp cho phép xác định được do đột biến đa bội hay thường biến là:
+ Lấy hạt của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh kiểu hình với các cây của loài này ở trong cùng một môi trường. Nếu là hiện tượng thường biến thì cây sẽ có kiểu hình giống kiểu hình các cây đang sống trước đó. Nếu là đa bội thì kiểu hình của cây vẫn to lên bất thường.
+ Sử dụng phương pháp tế bào học kiểm tra số lượng NST trong 1 tế bào → Nếu số lượng tế bào của cây này tăng lên bội số của n (khác 2n) thì chứng tỏ cây này bị đột biến đa bội. Còn nếu bộ NST là 2n thì hiện tượng này là do thường biến.
(III) sai vì khi ta bổ sung chất dinh dưỡng vẫn không thể biết được là do thường biến hay đa bội vì kích thước của cả 2 cây sẽ càng lớn hơn.
(IV) sai vì khi cho cây này lai phân tích hay lai với các cây cùng loài thì thế hệ sau vẫn có thể thu được kiểu gen và kiểu hình giống nhau.
Vậy I, II đúng.
Câu 28:
Trong một hồ nước thải, giàu chất hữu cơ, quá trình diễn thế kèm theo những biến đổi:
I. Chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ ở giai đoạn đầu, chuỗi thức ăn mở đầu bằng thực vật ưu thế ở giai đoạn cuối.
II. Hô hấp giảm dần, còn sức sản xuất tăng dần.
III. Hàm lượng ôxi tăng dần, còn cacbon điôxit giảm dần.
IV. Các loài có kích thước cơ thể nhỏ thay dần bằng các loài có kích thước cơ thể lớn.
Số nội dung nói đúng là
Chọn A
Cả 4 nội dung trên đều là những biến đổi về quá trình diễn thế trong một hồ nước thải giàu chất hữu cơ. Ban đầu khi chất hữu cơ còn nhiều, chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ, hô hấp diễn ra mạnh để phân giải chất hữu cơ, khí cacbon đioxit nhiều, đa số các loài có kích thước nhỏ. Sau đó, khi chất hữu cơ bị phân giải hết, chuyển thành chuỗi thức ăn mở đầu bằng thực vật ưu thế ở giai đoạn cuối, hô hấp giảm mà thay vào đó là quá trình sản xuất tăng lên, hàm lượng oxi tăng, cacbon điôxit giảm dần, các loài có kích thước cơ thể nhỏ thay dần bằng các loài có kích thước cơ thể lớn.
Câu 29:
Ở một loài thực vật lưỡng bội có 5 nhóm gen liên kết, có 4 thể đột biến số lượng NST được kí hiệu từ 1 đến 4. Bộ NST của mỗi thể đột biến như sau:
I. Có 22 NST.
II. Có 9 NST.
III. Có 11 NST.
IV. Có 12 NST.
Trong 4 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc loại lệch bội chỉ làm biến đổi số lượng ở một cặp NST?
Chọn A
Loài có 5 nhóm gen liên kết thì có n = 5 ⇒ 2n = 10.
Các thể đột biến thuộc loại lệch bội chỉ làm biến đổi số lượng ở một cặp NST là: (2); (4); (3).
Thể đột biến 2 là thể một.
Thể đột biến 3 là thể ba.
Thể đột biến 4 là thể bốn.
Câu 30:
Cho các hiện tượng cách li dưới đây:
I. Con lai giữa lừa và ngựa không có khả năng sinh sản.
II. Chim sẻ cái không hứng thú với tiếng hót của họa mi trống.
III. Cấu tạo cơ quan sinh dục của chuột và voi khác nhau, không giao phối được.
IV. Nòi chim sẻ châu Á giao phối với chim sẻ châu Âu nhưng phôi tạo ra không phát triển được.
Có bao nhiếu ví dụ về hiện tượng cách li trước hợp tử?
Chọn C
Cách li trước hợp tử là dạng cách li sinh sản ngăn cản sự hình thành hợp tử.
Nội dung I sai. Đây là dạng cách li sau hợp tử, con lai đã được hình thành nhưng không sinh sản được.
Nội dung II, III đúng. Cách li trước hợp tử, làm cho 2 loài không giao phối với nhau.
Nội dung IV sai. Đây là dạng cách li sau hợp tử, hợp tử hình thành nhưng không phát triển được.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Câu 31:
Cho sơ đồ lưới thức ăn sau:
Cho các nhận định sau về lưới thức ăn trên. Có bao nhiêu nhận định đúng?
I. Trong các loài trên, chuột tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất.
II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích.
III. Tổng sinh khối của lá cây lớn hơn tổng sinh khối của các loài còn lại.
IV. Nếu đại bàng bị tuyệt diệt thì kéo theo làm giảm số lượng cầy.
Chọn A
Nội dung I sai. Chuột và sâu đều tham gia vào 8 chuỗi thức ăn khác nhau.
Nội dung II sai. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.
Nội dung III đúng. Sinh khối của sinh vật sản xuất trên cạn lớn hơn tổng sinh khổi của các loài còn lại.
Nội dung IV sai. Nếu đại bàng bị tuyệt diệt thì số lượng cầy tăng lên do đại bàng dùng cầy làm thức ăn.
Vậy có 1 nội dung đúng.
Câu 32:
Ở 1 loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho 1 cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
I. Tính trạng màu hoa chịu sự chi phối của quy luật di truyền tương tác bổ sung.
II. Xác suất để có được 3 hạt hoa đỏ trong số 4 hạt ở F2 là 31,146%.
III. Xác suất để có được 3 hạt hoa trắng trong tổng số 4 hạt ở F2 là 18,84%.
IV. Xác suất để thu được 4 hạt trong đó có 2 hạt hoa đỏ là 6,06%.
Chọn D
Cây F1 lai phân tích tạo ra 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ => F1 dị hợp tử 2 cặp gen.
Cây hoa đỏ có kiểu gen là AaBb lai phân tích tạo ra 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng => Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9 : 7 => Nội dung I đúng.
Quy ươc A_B_ hoa đỏ ; A_bb, aaB_, aabb hoa trắng.
F1 x F1: AaBb x AaBb. => 9/16 hoa đỏ : 7/16 hoa trắng.
Xác suất để có được 3 hạt hoa đỏ trong số 4 hạt ở F2 là: 31,146%=> Nội dung II đúng.
Xác suất để có được 3 hạt hoa trắng trong tổng số 4 hạt ở F2 là:18,84% => Nội dung III đúng.
Xác suất để thu được 4 hạt trong đó có 2 hạt hoa đỏ là: 24,22%=> Nội dung IV sai.
Có 3 nội dung đúng.
Câu 33:
Cho một cây hoa đỏ, thân cao ở thế hệ P lai phân tích, F1 thu được toàn cây hoa đỏ, thân cao. Tiếp tục cho F1 lai phân tích thu được F2 phân tính theo tỉ lệ sau:
18% cây hoa đỏ, thân cao; 7% cây hoa đỏ, thân thấp;
6,5% cây hoa hồng, thân cao; 43,5% cây hoa hồng, thân thấp;
0,5% cây hoa trắng, thân cao; 24,5% cây hoa trắng, thân thấp.
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:
I. Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.
II. Tính trạng chiều cao thân di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu bổ sung.
III. Các cặp gen phân bố ở 2 cặp NST và cả 2 cặp NST đều xảy ra hoán vị.
IV. Có xảy ra hoán vị gen với tần số 10% và 20%.
Chọn C
Phép lai phân tích sẽ cho tỉ lệ phân li kiểu hình giống với tỉ lệ giao tử ở cây có kiểu hình trội.
Cây thân cao, hoa đỏ P lai phân tích cho ra F1 100% hoa đỏ, thân cao => F1 dị hợp tử tất cả các cặp gen.
F1 lai phân tích ta xét riêng từng cặp tính trạng:
Hoa đỏ : hoa hồng : hoa trắng = 1 : 2 : 1
=> Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9 : 6 : 1.
Thân cao: thân thấp = 1 : 3 => Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9 : 7.
Nội dung I sai, nội dung II đúng.
Quy ước: A_B_ hoa đỏ, aaB_, A_bb hoa hồng, aabb hoa trắng
D_E_ thân cao, còn lại thân thấp.
Nhìn vào tỉ lệ phân li kiểu hình có thể dễ dàng thấy có xảy ra hoán vị gen.
Tạo ra cây thân cao, hoa trắng (D_E_aabb) với tỉ lệ 0,5% => Tỉ lệ giao tử aD bE là 0,5%.
Tạo ra cây thân cao, hoa đỏ (D_E_A_B_) với tỉ lệ 18% => Tỉ lệ giao tử AD BE là 18%.
Gọi x, y lần lượt là tỉ lệ giao tử aD và bE thì tỉ lệ giao tử AD và BE lần lượt là 0,5-x và 0,5-y
Theo như trên ta có:
Tỉ lệ giao tử aD bE là xy=0,5%
Tỉ lệ giao tử AD BE là 18%
Giải hệ ta được x = 0,05 và y = 0,1 hoặc x = 0,1 và y = 0,05.
Tỉ lệ giao tử aD và bE đều nhỏ hơn 25% nên đây là các giao tử hoán vị, tần số hoán vị là 10% và 20%.
Nội dung III, IV đúng.
Có 3 nội dung đúng.
Câu 34:
Ở một loài thực vật giao phấn tự do có gen D quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen d quy định hạt dài, gen R quy định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen r quy định hạt trắng. Hai gặp gen Dd, Rr phân ly độc lập. Khi thu hoạch tại một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, người ta thu được 14,25% hạt tròn, đỏ; 4,75% hạt tròn, trắng; 60,75% hạt dài, đỏ; 20,25% hạt dài, trắng.
Cho các phát biểu sau:
I. Kiểu gen rr chiếm tỉ lệ 25% trong quần thể cân bằng di truyền.
II. Cho kiểu hình hạt dài, đỏ ra trồng thì vụ sau thu được tỉ lệ kiểu hình hạt dài, đỏ là 8/9.
III. Trong số hạt đỏ ở quần thể cân bằng di truyền, hạt đỏ dị hợp chiếm 2/3.
IV. Tần số của D, d trong quần thể trên lần lượt là 0,9 và 0,1.
Số phát biểu đúng là:
Chọn C
Tỉ lệ hạt trắng rr trong quần thể là: 4,75% + 20,25% = 25% => Nội dung I đúng.
Quần thể cân bằng di truyền nên tần số alen r = 0,5=> tần số alen R = 0,5
Cấu trúc di truyền của quần thể về tính trạng này là: 0,25RR : 0,5Rr : 0,25rr.
Tỉ lệ hạt dài dd trong quần thê là: 60,75% + 20,35% = 81%.
Quần thể cân bằng di truyền nên tần số alen d = 0,9 => tần số alen D = 0,1.
Trồng hạt dài đỏ R_dd thì đời sau sẽ thu được toàn hạt dài. Do đó tỉ lệ phân li kiểu hình phụ thuộc vào kiểu hình màu hạt.
Hạt đỏ có tỉ lệ kiểu gen là: 0,25AA : 0,5Aa = 1/3AA : 2/3Aa. => Nội dung III đúng.
Tỉ lệ hạt trắng khi đem các hạt đỏ giao phấn là: 2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9.
Tỉ lệ hạt đỏ là: 1 – 1/9 = 8/9. => Nội dung II đúng.
Nội dung IV sai. Như đã tính ở trên thì tần số alen D = 0,1, tần số alen d = 0,9.
Có 3 nội dung đúng.
Câu 35:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây về đột biến gen là đúng?
I. Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến ở trạng thái đồng hợp.
II. Đột biến gen lặn có hại thường không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.
III. Đột biến gen vẫn có thể phát sinh trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến.
IV. Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
Chọn C
Nội dung I sai. Thể đột biến là những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình, có thể ở trạng thái đồng hợp hoặc dị hợp.
Nội dung II đúng. Gen lặn thường không bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể do tồn tại ở trạng thái dị hợp không biểu hiện ra kiểu hình.
Nội dung III đúng. Đột biến gen có thể phát sinh ngẫu nhiên do sự bắt cặp nhầm, kể cả khi không có tác nhân gây đột biến.
Nội dung IV đúng. Đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc của gen, không làm thay đổi vị trí gen.
Vậy có 3 nội dung đúng.
Câu 36:
Cho các nhận định về trường hợp một gen quy định một tính trạng như sau:
I. Gen quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính không có mối quan hệ trội lặn.
II. Trong phép lai một thứ tính trạng, số loại kiểu hình ở đời con trong 1 phép lai tối đa là 4.
III. Trong phép lai một thứ tính trạng, số tổ hợp kiểu hình ở đời con trong 1 phép lai tối đa là 4.
IV. Một gen quy định một tính trạng không phép lai P: Hoa đỏ x Hoa trắng à 1 Hoa đỏ + 1 Hoa tím.
Số nhận định có nội dung đúng là:
Chọn C
Nội dung I sai. Gen quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính cũng có mối quan hệ trội lặn.
Nội dung II, III sai. Trong phép lai một thứ tính trạng, số loại kiểu hình ở đời con trong 1 phép lai tối đa là 3, trong trường hợp trội không hoàn toàn.
Nội dung IV sai. Một gen quy định một tính trạng thì sẽ không thể cho kiểu hình như trên.
Vậy không có nội dung nào đúng.
Câu 37:
Trong tế bào của một loài thực vật, xét 5 gen A, B, C, D, E. Trong đó gen A và B cùng nằm trên nhiễm sắc thể số 1, gen C nằm trên nhiễm sắc thể số 2, gen D nằm trong ti thể, gen E nằm trong lục lạp. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A nhân đôi 5 lần thì gen B cũng nhân đôi 5 lần.
II. Nếu gen B phiên mã 10 lần thì gen C cũng phiên mã 10 lần.
III. Nếu tế bào phân bào 2 lần thì gen D nhân đôi 2.
IV. Khi gen E nhân đôi một số lần, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
Chọn B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV.
Các gen trong nhân tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau; Nhưng gen trong tế bào chất thì có số lần nhân đôi khác nhau. Nội dung I đúng.
Các gen khác nhau thì thường có số lần phiên mã khác nhau. Nội dung II sai.
Tế bào phân bào k lần thì các phân tử ADN trong nhân tế bào sẽ nhân đôi k lần. Tuy nhiên, gen trong tế bào chất (ở ti thể hoặc lục lạp) thì thường sẽ nhân đôi nhiều lần. Nguyên nhân là vì, khi tế bào đang nghỉ (khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào) thì các bào quan ti thể, lục lạp vẫn tiến hành phân đôi. Do đó, gen trong tế bào chất thường nhân đôi nhiều lần hơn so với gen trong nhân. Nội dung III sai.
Trong quá trình nhân đôi, nếu có chất 5BU thì có thể sẽ phát sinh đột biến gen. Nội dung IV đúng.
Câu 39:
Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số người bị mắc một bệnh di truyền đơn gen là 9%. Phả hệ dưới đây cho thấy một số thành viên (màu đen) bị một bệnh này. Kiểu hình của người có đánh dấu ? là chưa biết.
Sơ đồ phả hệ.
Có 4 kết luận rút ra từ sơ đồ phả hệ trên:
I. Cá thể III.9 chắc chắn không mang alen gây bệnh.
II. Cá thể II. 5 có thể không mang alen bệnh.
III. Xác suất để cá thể II.3 có kiểu gen dị hợp tử là 50%.
IV. Xác suất cá thể con III.(?) bị bệnh là 23%.
Số kết luận có nội dung đúng là:
Chọn B
Nhận xét: Bố mẹ: I.1 (bình thường) x I.2 (bình thường) sinh ra con II.4, II.6, II.7 bị bệnh chứng tỏ bệnh do gen lặn quy định. Mặt khác tính trạng phân bố đồng đều ở 2 giới nên bệnh do gen lặn trên NST thường quy định.
Quy ước: A: bình thường, a: bị bệnh.
Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số người bị mắc một bệnh di truyền đơn gen là 9% nên tần số alen Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng là: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.
Xét các kết luận rút ra từ sơ đồ phả hệ:
I. Sai Vì cơ thể II.7 chắc chắn có kiểu gen aa khi giảm phân tạo giao tử a nên III.9 sẽ có kiểu gen Aa và chắc chắn mang alen gây bệnh.
II đúng vì I.1, I.2 chắc chắn có kiểu gen Aa, sinh ra cá thể II.5 bình thường → II.5 có thể có kiểu gen AA hoặc Aa. Nếu II.5 có kiểu gen AA sẽ không mang alen gây bệnh.
III sai. Xác suất để cá thể II.3 có kiểu gen dị hợp tử là 50%. II.3 có kiểu gen bình thường từ quần thể người đang cân bằng có cấu trúc: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Do vậy xác suất kiểu gen dị hợp tử của cá thể II.3 là: 0,42/(0,42 + 0,49) khác 50%.
IV đúng. Cá thể III.3 (0,42AA : 0,41Aa) có tần số alen a = 0,42/0,91.2 = 23%. Cơ thể II.4 cho 100% giao tử a. Vậy xác suất cá thể con III.(?) bị bệnh là: 23%.1 = 23%.
Vậy có 2 kết luận đúng là các kết luận: II, IV
Câu 40:
Ở gà : A - chân thấp, a - chân cao; BB - lông đen, Bb - xám, bb - trắng. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp NST thường. Lai các gà trống và các gà mái đều có lông xám, chân thấp dị hợp được số con đủ lớn. Cho các nhận định:
I. Xác suất sinh ra gà trắng, chân cao và gà trắng, chân thấp là như nhau.
II. Xác suất sinh ra gà xám, chân thấp gấp 3 lần gà xám chân cao.
III. Xác suất sinh ra gà đen, chân cao và gà trắng, chân cao là như nhau.
IV. Về mặt thống kê thì gà xám, chân cao phải nhiều hơn các kiểu hình còn lại.
Trong những nhận định trên có bao nhiêu nhận định đúng?
Chọn A
Theo giả thiết: A - chân thấp, a - chân cao; BB - lông đen, Bb - xám, bb - trắng.
♂ lông xám, thấp dị hợp có kiểu gen AaBb
♀ lông xám, thấp dị hợp có kiểu gen AaBb
Phép lai: AaBb x AaBb = (Aa x Aa).(Bb x Bb) = (3/4 thấp : 1/4 cao).(1/4 đen : 1/2 xám : 1/4 trắng)
Xét các phát biểu của đề bài:
(I) sai vì:
+ Xác suất sinh gà trắng, chân cao = 1/4 . 1/4 = 1/16
+ Xác suất sinh gà trắng, chân thấp = 1/4 . 3/4 = 3/16
→ Xác suất sinh ra gà trắng, chân cao và gà trắng, chân thấp là khác nhau.
(II) đúng vì:
+ Xác suất sinh ra gà xám, chân thấp = 1/2 x 3/4 = 3/8.
+ Xác suất sinh ra gà xám, chân cao = 1/2 x 1/4 = 1/8.
→ Xác suất sinh ra gà xám, chân thấp gấp 3 lần gà xám chân cao.
(III) đúng vì:
+ Xác suất sinh ra gà đen, chân cao = 1/4 x 1/4 = 1/16
+ Xác suất sinh ra gà trắng, chân cao = 1/4 x 1/4 = 1/16.
→ Xác suất sinh ra gà đen, chân cao và gà trắng, chân cao là như nhau.
(IV) sai vì gà xám, chân cao = 1/8 < tỉ lệ gà xám, chân thấp = 3/8.
Vậy các kết luận II, III đúng.