Thứ sáu, 26/04/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh Học cực hay có lời giải có đáp án (Đề số 17)

  • 14234 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ví dụ nào dưới đây thuộc không phải là cơ quan tương đồng

Xem đáp án

Đáp án D

 Tuyến nước bọt và tuyến nọc độc của rắn là cơ quan tương đồng, người và rắn đều thuộc động vật có xương sống. Tuyến nước bọt ở người và tuyến nọc độc rắn đều có nguồn gốc từ tuyến dưới hàm.

Gai xương rồng và tua cuốn đậu hà lan là cơ quan tương đồng vì cùng là lá nhưng có sự biến đổi khác nhau với thoát hơi nước và để leo bám


Câu 2:

Ở một loài thực vật, hai gen không alen tác động cộng gộp quy định chiều cao của cây, cứ mỗi gen trội làm cho cây cao hơn 5 cm. Cây thấp nhất có chiều cao 80cm. Các kiểu gen biểu hiện chiều cao 90cm là

Xem đáp án

Đáp án B

Ở một loài thực vật, hai gen không alen tác động cộng gộp quy định chiều cao của cây. Mỗi gen trội làm cho cây cao thêm 5cm. Cây thấp nhất 80cm. Cây cao 90cm (tăng 10cm so với cây thấp nhất)

→ trong kiểu gen của cây có 2 alen trội.

→ AAbb, aaBB, AaBb.


Câu 3:

Tiền hóa tiền sinh học là

Xem đáp án

Đáp án B

Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai với các cơ chế nhân đôi, trao đổi chất → chọn đáp án B.

A sai. Giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ là giai đoạn tiến hóa hóa học chứ không phải tiến hóa tiền sinh học.

C sai. Giai đoạn tiến hóa từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các sinh vật ngày nay là giai đoạn tiến hóa sinh học chứ không phải tiến hóa tiền sinh học.

D sai. Giai đoạn tiến hóa hình thành các đại phân tử sinh học như prôtêin và axit nuclêic là giai đoạn tiến hóa hóa học chứ không phải tiến hóa tiền sinh học


Câu 4:

Đặc điểm nào dưới đây không phải là điểm tương đồng của quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen hoàn toàn

Xem đáp án

Đáp án C

Trong quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen hoàn toàn thì : Các gen đều nằm trên NST, các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp lại qua thụ tinh.

Trong đó quy luật phân li độc lập làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp, còn liên kết gen hoàn toàn thì không làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

Đặc điểm không phải điểm tương đồng của quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen hoàn toàn là sự tăng xuất hiện biến dị tổ hợp (vì lk gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp)


Câu 5:

Bộ ba GUU chỉ mã hóa cho axit amin valin, đây là ví dụ chứng minh

Xem đáp án

Đáp án B

Bộ ba GUU chỉ mã hóa cho acid amine valin, đây là ví dụ chứng minh mã di truyền có tính đặc hiệu: mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một acid amine


Câu 7:

Khi quần thể vượt quá “mức chịu đựng” thì thể thường xảy ra mối quan hệ

Xem đáp án

Đáp án D

Trong quần thể có thể có 2 mối quan hệ: hỗ trợ và cạnh tranh nhau

Khi quần thể vượt quá "mức chịu đựng" thì sẽ xảy ra mối quan hệ cạnh tranh với nhau: cạnh tranh tranh giành nơi ở; thức ăn; tranh giành đực, cái


Câu 8:

Hãy chỉ ra đưòng đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở

Xem đáp án

Đáp án A

Hệ tuần hoàn hở gặp ở thân mềm, chân khớp.

Đường đi của máu: Tim à động mạch à khoang cơ thể (máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào) à tĩnh mạch à tim

Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp và tốc độ máu chảy chậm.


Câu 9:

Thứ tự cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể từ đơn giản đến phức tạp là

Xem đáp án

Đáp án C

Thứ tự cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể là:

Nucleoxome (146 cặp nucleotide + 8 Protein histon) → Sợi cơ bản (11nm) → sợi chất nhiễm sắc (30 nm) → siêu xoắn (300nm) → Chromatide


Câu 10:

Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản di truyền phân li độc lập. Tỷ lệ kiểu gen F2 khi cho các cá thể F1 giao phối hoặc tự thụ phấn với nhau là

Xem đáp án

Đáp án A

Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản, di truyền độc lập. Tỷ lệ kiểu gen F2 khi cho cá thể F1 giao phối hoặc tự thụ phấn sẽ là: (1 : 2 : 1)n.


Câu 11:

Dạng đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể thường gây nên hậu quả là

Xem đáp án

Đáp án A

Lặp đoạn là dạng đột biến làm cho 1 đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen, tăng lượng sản phẩm của gen đó.

Đột biến lặp đoạn thường làm thay đổi cường độ biểu hiện tính trạng


Câu 12:

Cây hấp thụ lưu huỳnh ở dạng

Xem đáp án

Đáp án C

Cây hấp thụ lưu huỳnh ở dạng SO42-


Câu 13:

Lai tế bào sinh dưỡng hay dung hợp tế bào trần có ưu điểm là có thể tạo ra

Xem đáp án

Đáp án B

Lai tế bào sinh dưỡng hay dung hợp tế bào trần là kĩ thuật góp phần tạo nên giống lai khác loài, áp dụng với thực vật.

Loại bỏ thành tế bào thực vật → cho các tế bào vào môi trường đặc biệt để dung hợp với nhau → nuôi cấy, phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài.

Giống mới sẽ mang đặc điểm của hai loài.


Câu 14:

 

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn.

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?

 

Xem đáp án

Đáp án A

A Số kiểu gen : 2 x 2 x 2 = 8. Số kiểu hình: 2 x 2 x 1 = 4.

→ Đáp án A.

B Số KG: 3 x 2 x 2 = 12. Số KH: 2 x 2 x 2 = 8.

C Số KG: 2 x 2 x 2 = 8. Số KH: 2 x 2 x 2 = 8.

D Số KG: 3 x 3 x 2 = 18. Số KH: 2 x 2 x 1 = 4


Câu 15:

Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền

Xem đáp án

Đáp án C

Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền: p(A), q(a)

p2AA + 2pqAa +q2aa =1

Thay vào biểu thức ta thấy quần thể C cân bằng di truyền: 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa

p(A) =0,9, q(a) = 0,1


Câu 16:

Một trong các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường là

Xem đáp án

Đáp án D

Một trong các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường là sử dụng các biện pháp hoá - sinh hiện đại nhằm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên


Câu 17:

Một gen có trình tự nucleotit mạch bổ sung : ....5’ ATT GXX XGT TTA 3’.... Phân tử ARN được tổng hợp từ gen trên có trình tự nucleotit là

Xem đáp án

Đáp án D

Theo nguyên tắc bổ sung ta có:

mạch bổ sung :             ….5’ ATT GXX XGT TTA 3’….

mạch mã gốc:               ...3' TAA XGG GXA AAT 5'...

mARN:                        ….5’ ATT GXX XGT TTA 3’….


Câu 18:

Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Cây cà chua tứ bội quả đỏ thuần chủng thụ phấn với cây tứ bội quả vàng được Fl. Cho cây F1 tự thụ phấn. F2 thu được các kiểu gen

Xem đáp án

Đáp án A

gen A quả đỏ, trội hoàn toàn so với a-quả vàng. Cây cà chua tứ bội quả đỏ (AAAA) lai với quả vàng (aaaa) cho đời con (AAaa)

→ đời con tự thụ phấn → AAaa × AAaa: AAaa → 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa

Tỷ lệ kiểu gen F2: 1AAAA: 8 AAAa: 18 AAaa: 8 Aaaa: 1 aaaa


Câu 19:

Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng

Xem đáp án

Đáp án A

A không đúng vì Đacuyn chưa biết đến khái niệm về kiểu gen, do đó ông chỉ khẳng định kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường


Câu 20:

Trong khi di chuyển, trâu rừng thường đánh động các loài côn trùng ở trong bụi cây làm chúng hoảng sợ bay ra và dễ bị chim ăn thịt. Dựa và các thông tin trên, hãy xác định mối quan hệ sinh thái giữa:

1. Trâu rừng và chim ăn côn trùng

2. Chim và côn trùng

3. Trâu rừng và côn trùng

Phương án trả lời đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 24:

Khi nói về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, có bao nhiêu phát biểu là đúng?

I. Enzim ADN polimeraza có khả năng tháo xoắn và xúc tác cho quá trình nhân đôi của ADN.

II. Enzim ARN polimeraza có khả năng tháo xoắn và và tách 2 mạch đơn của ADN.

III. Enzim ligaza có chức năng lắp ráp các nucleotit tự do của môi trường vào các đoạn okazaki.

IV. Enzim ligaza hoạt động trên cả hai mạch khuôn

Xem đáp án

Đáp án B

Nội dung I sai. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự tháo xoắn do enzim tháo xoắn thực hiện. ADN polimeraza chỉ có chức năng kéo dài mạch mới.

Nội dung II đúng. ARN polimeraza có khả năng tháo xoắn để thực hiện quá trình phiên mã mà không cần đến enzim tháo xoắn.

Nội dung III sai. Enzim ligaza có chức năng nối các đoạn okazaki lại với nhau.

Nội dung IV đúng. Xét trên 1 chạc chữ Y thì một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn nhưng xét trên cả phân tử ADN thì cả hai mạch đều có những đoạn tổng hợp gián đoạn và có những đoạn tổng hợp liên tục.

Vậy có 2 nội dung đúng.


Câu 27:

Cho các thông tin:

I. Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

II. Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

III. Không làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể.

IV. Xảy ra ở cả thực vật và động vật.

Trong những thông tin nói trên thì có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể và đột biến lệch bội

Xem đáp án

Đáp án B

Nội dung I sai. Chỉ có đột biến lệch bội mới làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

Nội dung II đúng. Cả 2 dạng đột biến đều không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.

Nội dung III sai. Chỉ có đột biến lệch bội mới không làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể.

Nội dung IV đúng. Cả 2 dạng đột biến đều có thể xảy ra ở động vật và thực vật.

Vậy có 2 nội dung đúng


Câu 28:

Xét các mối quan hệ sinh thái:

I. Cộng sinh.

II. Vật kí sinh và vật chủ.      

III. Hội sinh

IV. Hợp tác.

Có bao nhiêu mối quan hệ mà có ít nhất một loài có lợi

Xem đáp án

Đáp án A

+ Cộng sinh là mối quan hệ mà cả 2 loài đều có lợi.

+ Vật kí sinh và vật chủ: vật kí sinh có lợi, vật chủ có hại.

+ Hội sinh: Một loài có lợi còn một loài không có lợi cũng không có hại gì.

+ Hợp tác: Cả 2 loài cùng có lợi.

Vậy có 4 nội dung đúng


Câu 37:

Ở vi khuẩn E.coli, xét một đoạn phân tử ADN có 5 gen A, B, D, E, G. Trong đó có 4 gen A, B, D, E thuộc cùng một operon. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen D cũng nhân đôi 3 lần.

II. Nếu gen B tạo ra được 20 phân tử mARN thì gen E cũng tạo ra được 20 phân tử mARN.

III. Nếu gen G tổng hợp ra 15 phân tử ARN thì gen D cũng tạo ra 15 phân tử ARN.

IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleotit ở gen A thì có thể sẽ làm thay đổi cấu trúc của mARN ở tất cả các gen

Xem đáp án

Đáp án C

Có 2 phát biểu đúng, đó là I, II. → Đáp án C.

I đúng. Vì các gen trên một phân tử ADN thì có số lần nhân đôi bằng nhau.

II đúng. Vì các gen trong một operon thì có số lần phiên mã bằng nhau.

III sai. Vì các gen không thuộc 1 operon thì thường có số lần phiên mã khác nhau. Số lần phiên mã khác nhau thì số phân tử ARN cũng khác nhau.

IV sai. Vì đột biến ở gen A thì không ảnh hưởng đến cấu trúc của phân tử mARN ở các gen khác


Câu 39:

Ở người, bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn b nằm trên NST X quy định. Một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng, bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không bị 2 bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này không bị cả 2 bệnh là

Xem đáp án

Đáp án B

Xét sự di truyền riêng rẽ của từng tính trạng:

* Bệnh bạch tạng:

- Phía vợ: Bà ngoại bị bạch tạng → người mẹ vợ bình thường chắc chắn có kiểu gen Aa

Ông nội bị bạch tạng → bố vợ bình thường chắc chắn có kiểu gen Aa.

→ Người vợ bình thường có kiểu gen: 1/3AA : 2/3Aa → giảm phân cho 2/3A : 1/3a.

- Phía chồng: Bố chồng bị bạch tạng nên người chồng bình thường chắc chắn có kiểu gen Aa → giảm phân cho 1/2A : 1/2a.

Ta có: (2/3A : 1/3a).(1/2A : 1/2a) → sinh con bình thường = 1 - bị bệnh = 1 - 1/6 = 5/6.

* Bệnh máu khó đông:

- Phía vợ: Bố vợ bị máu khó đông → Vợ bình thường có kiểu gen XBX→ giảm phân cho 1/2XB : 1/2Xb.

- Chồng bình thường có kiểu gen XBY → giảm phân cho 1/2XB : 1/2Y

Xác suất cặp vợ chồng này sinh con bình thường về máu khó đông là: 1 - bị bệnh = 1 - 1/4 = 3/4.

* Tính chung: Cặp vợ chồng này dự định sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này không bị cả 2 bệnh là:

5/6 x 3/4 = 5/8


Bắt đầu thi ngay