Trắc nghiệm Bài 10. Tiên đề Euclid. Tính chất của hai đường thẳng song song có đáp án
Trắc nghiệm Bài 10. Tiên đề Euclid. Tính chất của hai đường thẳng song song có đáp án
-
394 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điền nội dung phù hợp vào chỗ trống: “Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng … với đường thẳng kia.”
Đáp án đúng là: A
Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
Câu 2:
Ta có a, b phân biệt; nếu a // c và b // c thì:
Đáp án đúng là: D
Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
Câu 3:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng … thì hai góc đồng vị bằng nhau.”
Đáp án đúng là: A
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau.
Câu 4:
Cho hình vẽ bên dưới. Tính \[\widehat {{I_1}}\], biết \[\widehat {{J_3}} = 26^\circ \]và x // y.
Đáp án đúng là: D
Ta có \[\widehat {{I_1}} = \widehat {{I_3}}\] (hai góc đối đỉnh) (1)
Vì x // y nên suy ra \[\widehat {{I_3}} = \widehat {{J_3}}\] (hai góc đồng vị) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \[\widehat {{I_1}} = \widehat {{J_3}} = 26^\circ \]
Vậy \[\widehat {{I_1}} = 26^\circ \].
Câu 5:
Cho hình vẽ như bên dưới. Tính \[\widehat {{M_3}}\], biết \[\widehat {{N_2}} = 137^\circ \].
Đáp án đúng là: B
Ta có \[\widehat {{M_3}}\] và \[\widehat {{N_1}}\] là hai góc so le trong suy ra \[\widehat {{M_3}} = \widehat {{N_1}}\](1)
Lại có \[\widehat {{N_1}}\] và \[\widehat {{N_2}}\] là hai góc kề bù suy ra \[\widehat {{N_1}} + \widehat {{N_2}} = 180^\circ \](2)
Từ (1) và (2) suy ra \[\widehat {{M_3}} + \widehat {{N_2}} = 180^\circ \Rightarrow \widehat {{M_3}} = 180^\circ - 137^\circ = 43^\circ \]
Vậy \[\widehat {{M_3}} = 43^\circ \].
Câu 6:
Nếu đường thẳng t cắt hai đường thẳng x, y và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì:
Đáp án đúng là: C
Nếu đường thẳng t cắt hai đường thẳng x, y và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì x, y song song với nhau.
Câu 7:
Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a, ta vẽ ba đường thẳng qua M và song song với a thì:
Đáp án đúng là: D
Theo tiên đề Euclid ta có: Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó
Do đó, qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a, ta vẽ ba đường thẳng qua M và song song với a thì ba đường thẳng đó phải trùng nhau.
Vậy chọn đáp án D.
Câu 8:
Qua một điểm ở ngoài đường thẳng, ta kẻ được bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng đó.
Đáp án đúng là: B
Theo tiên đề Euclid ta có: qua một điểm ở ngoài đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
Vậy chọn đáp án B.
Câu 9:
Cho hình vẽ. Nếu a // b thì:
Đáp án đúng là: C
Nếu a // b thì \[\widehat {{M_4}}\] và \[\widehat {{N_4}}\] là hai góc đồng vị nên \[\widehat {{M_4}} = \widehat {{N_4}}\].
Vậy chọn phương án C.
Câu 10:
Cho hình vẽ như bên dưới. Tính \[\widehat {{N_3}}\], biết a // b và \[\widehat {{M_1}} = 50^\circ \].
Đáp án đúng là: A
Do a // b nên \[\widehat {{M_1}} = \widehat {{N_1}}\] (hai góc đồng vị)
Lại có \[\widehat {{N_1}} = \widehat {{N_3}}\] (hai góc đối đỉnh)
Suy ra \[\widehat {{N_3}} = \widehat {{M_1}} = 50^\circ \].
Do đó \[\widehat {{N_3}} = 50^\circ \].
Vậy chọn đáp án A.
Câu 11:
Cho hai điểm phân biệt H, K. Ta vẽ một đường thẳng x đi qua điểm H và một đường thẳng y đi qua điểm K sao cho x // y. Có thể vẽ được bao nhiêu cặp đường thẳng x, y thỏa mãn điều kiện trên.
Đáp án đúng là: D
Qua một điểm H cho trước ta có thể vẽ được vô số đường thẳng (ví dụ đường thẳng x, đường thẳng n, đường thẳng i như trên hình vẽ).
Cứ tương ứng với mỗi một đường thẳng đi qua H thì ta vẽ được một đường thẳng đi qua K (theo Tiên đề Euclid) và song song với đường thẳng đi qua H. Trên hình vẽ ta có x // y, m // n, a // b.
Do đó ta vẽ được vô số cặp đường thẳng thoả mãn yêu cầu đề bài.
Vậy chọn đáp án D.
Câu 12:
Cho hình vẽ bên dưới. Tính số đo góc OHC, biết MN // BC và \[\widehat {AOM} = 59^\circ \]
Đáp án đúng là: B
Do MN // BC nên góc AOM và góc OHB là hai góc đồng vị do đó \[\widehat {AOM} = \widehat {OHB} = 59^\circ \](1).
Lại có, góc OHB và góc OHC là hai góc kề bù nên \[\widehat {OHB} + \widehat {OHC} = 180^\circ \](2).
Từ (1) và (2) suy ra \[\widehat {OHC} = 180^\circ - 59^\circ = 121^\circ \].
Vậy \[\widehat {OHC} = 121^\circ \].
Câu 13:
Cho hình bình hành ABCD như hình vẽ. Tính số đo góc AIJ.
Đáp án đúng là: D
Ta có: ABCD là hình bình hành suy ra AB // CD
Khi đó góc AIJ và góc IJC là hai góc so le trong nên \[\widehat {AIJ} = \widehat {{\rm{IJ}}C} = 130^\circ \].
Vậy \[\widehat {AIJ} = 130^\circ \].
Vậy chọn đáp án D.
Câu 14:
Cho hình thang ABCD như hình vẽ. Tính góc BAC, biết AC là tia phân giác góc BCD.
Đáp án đúng là: B
Ta có góc BCD là góc vuông và AC là tia phân giác nên \[ \Rightarrow \widehat {BCA} = \widehat {ACD} = \frac{{\widehat {BCD}}}{2} = \frac{{90^\circ }}{2} = 45^\circ \].
Lại có ABCD là hình thang suy ra AB // CD.
Do góc BAC và góc ACD là hai góc so le trong nên \[\widehat {BAC} = \widehat {ACD} = 45^\circ \].
Vậy số đo của góc BAC là 45°.
Vậy chọn đáp án B.
Câu 15:
Cho hình vẽ bên dưới. Tính góc \[{M_2}\], biết a // b và \[{N_1} = 40^\circ \].
Đáp án đúng là: A
Do a // b nên \[\widehat {{M_1}} = \widehat {{N_1}} = 40^\circ \] (hai góc đồng vị) (1)
Lại có \[\widehat {{M_1}}\] và \[\widehat {{M_2}}\] là hai góc kề bù suy ra \[\widehat {{M_1}} + \widehat {{M_2}} = 180^\circ \] (2)
Từ (1) và (2) suy ra \[\widehat {{M_2}} = 180^\circ - 40^\circ = 140^\circ \].
Vậy \[\widehat {{M_2}} = 140^\circ \].
Vậy chọn đáp án A.