Thứ bảy, 21/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Tính chất ba đường trung trực của tam giác có đáp án (Thông hiểu)

Trắc nghiệm Tính chất ba đường trung trực của tam giác có đáp án (Thông hiểu)

Trắc nghiệm Tính chất ba đường trung trực của tam giác có đáp án (Thông hiểu)

  • 945 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 10 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nếu một tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực thì tam giác đó là tam giác gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Gỉa sử ΔABC có AM là trung tuyến đồng thời là đường trung trực. Ta sẽ chứng minh ΔABC là tam giác cân. Thật vậy, vì AM là trung tuyến của ΔABC(gt) BM=MC (tính chất trung tuyến)

Vì AM là trung trực của BC AMBC

Xét hai tam giác vuông ΔABM và ΔACM có:

BM=MC(cmt)AMchung

ΔABM=ΔACM (2 cạnh góc vuông)

AB=AC (2 cạnh tương ứng) ΔABC cân tại A


Câu 2:

Cho tam giác ABC có một đường phân giác đồng thời là đường trung trực ứng với cùng một cạnh thì tam giác đó là tam giác gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Gỉa sử ΔABC có AM là đường phân giác đồng thời là đường trung trực ứng với cạnh BC

Vì AM là đường phân giác của ΔABC (gt) BAM^=MAC^ (tính chất tia phân giác )

Vì AM là đường trung trực của BC nên

AMBCAMB^=AMC^=90o

Xét ΔABM và ΔACM có:

AMB^=AMC^=90o (cmt)

AM chung

BAM^=MAC^ (cmt)

ΔABM=ΔACM(g.c.g)

AB=AC (hai cạnh tương ứng) ΔABC cân tại A


Câu 3:

Cho ΔABC cân tại A. Đường trung trực của AC cắt AB ở D. Biết CD là tia phân giác của ACB^. Tính các góc của ΔABC

Xem đáp án

Đáp án C

Vì đường trung trực của AC cắt AB tại D nên suy ra DA = DC (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)

ΔADC là tam giác cân tại D (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)

A^=C2^ (1) (tính chất tam giác cân)

Vì CD là đường phân giác của ACB^C1^=C2^=C^2 (2) (tính chất tia phân giác )

Từ (1) và (2) ACB^=2A^

Lại có ΔABC cân tại A (gt) B^=ACB^ (tính chất tam giác cân) B^=2A^

Xét ΔABC có:

B^+A^+ACB^=180oA^+2A^+2A^=180o5A^=180oA^=36oB^=C^=2A^=2.36o=72o

Vậy A^=36o;B^=C^=72o


Câu 4:

Cho góc nhọn xOy^, trên tia Ox lấy điểm A; trên tia Oy lấy B sao cho OA = OB. Đường trung trực của OA và đường trung trực của OB cắt nhau tại I. Khi đó:

Xem đáp án

Đáp án C

Gỉa sử đường trung trực của OA cắt OA tại H; đường trung trực của OB cắt OB tại K

Vì HI là đường trung trực của OA nên IO = IA (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)

Vì KI là đường trung trực của OB nên IO = IB (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)

Do đó: IA=IB(=IO)

Xét ΔOIAΔOIB có:

IA=IB(cmt)IOchungOA=OB(gt)

ΔOIA=ΔOIB(c.c.c)O1^=O2^ (hai góc tương ứng)

Vậy OI là tia phân giác của xOy^. Đáp án A đúng

Theo giả thiết: OA=OB suy ra O thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB

Theo chứng minh trên ta có IA=IB suy ra I thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB

Do đó OI là đường trung trực của đoạn thẳng AB

Đáp án B đúng


Câu 5:

Cho ΔABC, hai đường cao BD và CE. Gọi M là trung điểm của BC. Em hãy chọn câu sai:

Xem đáp án

Đáp án D

Vì M là trung điểm của BC(gt) suy ra BM = MC (tính chất trung điểm), loại đáp án A

Xét ΔvBCD có M là trung điểm BC (gt) suy ra EM là trung tuyến

EM=BC2 (1) (trong tam giác vuông đường trung tuyến với cạnh huyền bằng nửa cạnh ấy)

Xét ΔvBCD có M là trung điểm BC(gt) suy ra DM trung tuyến

DM=MB=BC2 (2) (trong tam giác vuông đường trung tuyến với cạnh huyền bằng nửa cạnh ấy)

Từ (1) và (2) EM=DMM thuộc đường trung trực DE. Loại đáp án B, chọn đáp án D


Câu 6:

Cho tam giác ABC có AC > AB. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho CE = AB. Các đường trung  trực của BE và AC cắt nhau tại O

1: Chọn câu đúng

Xem đáp án

Đáp án C

Xét tam giác AOB và COE có

OA=OC (Vì O thuộc đường trung trực của AC)

OB=OE (Vì O thuộc đường trung trực của BE)

AB=CE(gt)

ΔAOB=ΔCOE(c.c.c)


Câu 7:

Cho tam giác ABC có AC > AB. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho CE = AB. Các đường trung  trực của BE và AC cắt nhau tại O

2: Chọn câu đúng

Xem đáp án

Đáp án D

Từ có ΔAOB=ΔCOEOAB^=OCE^ (1)

ΔAOC cân tại O OAC^=OCE^ (2)

Từ (1) và (2) suy ra OAB^=OAC^, do đó AO là tia phân giác của góc A


Bắt đầu thi ngay